Tản Văn
Tháng tư lại về, với những người con đất Việt trở thành lưu dân trên xứ người luôn đau đáu bao nỗi niềm...
Lần đầu tiên tôi gặp anh, Nguyễn Đình Đoài.
Một giáo viên Anh văn dạy trường phổ thông An Biên, một nhân vật trong tự truyện Từ Dòng Thoại Giang của bạn tôi Lý Thành Phương. Được nghe anh kể lại một quãng ngắn cuộc đời, tôi liền viết lại ghi nhận theo lời kể của anh, xem như đây là lời tri ngộ tình bằng hữu của một người bạn xa xứ và một người ở lại giữa Sài gòn, của hai mái đầu đã bạc màu sương muối thời gian...
ĐÊM ĐỊNH MỆNH VÀ ĐIẾU THUỐC LÁ NGON NHẤT TRONG ĐỜI
Tôi và Lý Thành Phương là bạn dạy chung trường An Biên. Nhân duyên của Trời - Đất đã sắp đặt cho chúng tôi gặp nhau, ở chung phòng, chia chung gói xôi và ly cà phê xây chừng mỗi buổi sáng trong thời gian dạy học ở trường cấp ba An Biên.
Tôi vì không chịu đựng nổi tình cảnh ở trường nên bỏ dạy trở về nhà ở Kinh E rất gần với Núi Sập. Trái ngang lại đến với tôi thêm khi người yêu cũng là học trò cũ của tôi lọt vào tầm ngắm si tình của tên trưởng công an địa phương, và tôi trở thành đích ghen cuồng bị hắn bắt về đồn công an nện tôi bầm dập “tơi bời hoa lá”...
Buồn vì bao nỗi tình đời, tôi khăn gói trở xuống An Biên tìm đến nhà cậu học trò cũ tên Minh định nghỉ dưỡng cho khuây khỏa vài hôm. Đêm hôm đó cũng là đêm định mệnh, tôi đang nằm ngủ trên chiếc giường tre phía ngoài nhà thì bất ngờ Minh và thầy Phương vừa trở về gặp tôi đang ở trong nhà. Biết mọi chuyện đã sắp xếp cho “con tàu mơ ước” vượt biển xong, Phương hỏi tôi có muốn đi chung không và ba má của Minh nói thầy biết tiếng Anh thì nên đi để phụ giúp với Minh trên hải trình nếu có gặp hải tặc hoặc tàu nước ngoài cứu vớt thì biết nói chuyện. Thế là Má của Minh thắp nguyên một bó nhang đưa cho tôi đứng trước bàn thờ kêu tôi khấn vái cầu nguyện cho chuyến đi trót lọt. Tôi là người theo đạo Công giáo nhưng không hiểu sao lúc đó tôi làm theo như có một mệnh lệnh tâm linh thôi thúc, trời đêm đang im ắng thì tự nhiên có một cơn gió mạnh thổi qua và bó nhang tôi cầm trong tay đang liu riu đột bùng lên ngọn lửa khiến tôi giật mình, và Má của Minh mừng rỡ nói mọi người cùng nghe: được rồi, được rồi thầy ơi, trời đất chứng rồi thế nào chuyến đi cũng đến nơi đến chốn!
Rạng sáng hôm sau, sau khi kết nối các nhóm người xong, Phương dặn dò chân tình và kèm theo 20 đôla nhét vào túi của tôi, chiếc ghe nhỏ chở chừng hơn mươi người chúng tôi len lỏi qua được các chốt chặn ra tới hải phận quốc tế. Lênh đênh trên biển cả hai ngày trời, một cơn bão lớn ập tới nhưng nhờ có các phao bằng ruột xe hơi bơm căng quanh thân ghe nên chỉ chòng chành lên xuống theo từng cơn sóng cao bằng mái nhà. Chúng tôi, bảy tám thanh niên sợ ghe lật chìm nên quyết định mỗi người ôm một can đựng nước rỗng làm phao, nối dây thừng buộc các can nối chung lại với nhau để khỏi lạc bầy và nhảy xuống biển, trên ghe chỉ còn lại vài phụ nữ. Trong lúc đang lặn hụp theo từng cơn sóng bão, tôi giật mình thấy như có ba bốn vảy cá to như tấm bảng đen trên lớp học đang lù lù tiến lại gần chúng tôi, một lát sau lại lố nhố có thêm hơn chục cái vảy đen nữa kéo đến vây thành vòng tròn xung quanh, chúng tôi nghĩ thầm thôi rồi phen nầy chắc nằm trong bụng cá dữ. Nhưng không ngờ đó là bầy cá heo chúng kéo nhau đến vừa uốn lượn nhảy múa vừa để bảo vệ cho chúng tôi không bị làm mồi cho các loài cá hung dữ trên biển. Suốt bốn tiếng đồng hồ quần thảo cơn bão cũng qua đi, và bầy cá heo ân nhân cũng chào tạm biệt chúng tôi bằng một màn nhào lộn phun nước rồi kéo nhau ra xa lặn mất. Leo lên ghe trở lại sau khi bão yên, bầu trời quang đãng xanh trong như ngọc, tôi chưa từng thấy một màu xanh nào đẹp như vậy trong cuộc đời, hay có lẽ vì mới vừa thoát chết?
Tiếp theo đó, việc gì đến là phải đến, chúng tôi gặp hải tặc. Chiếc ghe lớn hải tặc Thái Lan nhìn thấy con mồi là ghe chúng tôi, chúng áp lại gần ra lệnh bằng tiếng Anh giọng lớ lớ hỏi ai là thuyền trường thì leo qua tàu chúng. Tôi đứng trên mũi ghe trả lời tôi là thuyền trường đây, và chúng kéo tôi qua tàu đẩy tôi lên phòng lái gặp thuyền trưởng hải tặc. Đó là một anh thanh niên khoảng chừng 28 tuổi người trông đen rạm rắn chắc, sau khi trao đổi qua lại thì biết ảnh đã từng bị VN bắt vì đánh bắt cá trái phép nên bây giờ gặp tàu VN là ảnh cướp lại, tôi nói ghe tôi vượt biên chỉ toàn là học sinh không có tiền bạc gì nhiều đâu ông cứ khám xét! Quả thật, sau khi cho đồng bọn xuống khám xét chúng tìm thấy một số khâu vàng ít ỏi vì ghe chúng tôi chỉ có hơn mười người. Sau khi cướp xong, nghe tôi nói bọn tôi mới gặp bão xong đói lắm, chúng liền chuyền xuống ghe một thau cơm trắng và vài con cá nục kho mặn. Ăn no xong dưới ghe nói vọng lên khát khát nước, chúng hiểu ý và cho chúng tôi thêm hai can nước ngọt. Lúc đó tôi còn đứng trên tàu của chúng, thì một anh dưới ghe ra dấu cho tôi xin thêm thuốc hút, tôi ngần ngừ nhưng cũng quay dịch lại cho tên thuyền trưởng nghe, hắn trở vào trong cabin lấy ra một cây thuốc Samit đưa cho tôi và kêu người thả tôi trở về ghe. Xuống ghe xong, tôi lấy thuốc ra hút, chưa bao giờ tôi cảm thấy được rít những hơi thuốc ngon đến như vậy, có lẽ đó là điếu thuốc ngon nhất trong đời tôi.
Tử tế, đó là cướp nhưng là cướp tử tế, anh chàng thuyền trưởng “dễ thương” kia đã kéo dùm ghe chúng tôi theo một hành trình ngắn, sau khi rút dây về tàu còn chỉ cho chúng tôi hướng bờ Mã Lai chỉ còn cách hơn sáu mươi cây số...
Nhớ lại đêm định mệnh đã khiến tôi trở lại An Biên ở nhà học trò Minh đêm hôm đó, nhớ bó nhang cầu nguyện cháy bừng, nhớ bầy cá heo ân nhân cứu mạng giữa biển, nhớ điếu thuốc Samit ngon nhất trong đời.
Suốt hơn bốn mươi năm làm người lưu dân trên đất khách quê người, tôi không bao giờ quên tứ ân: ân quê hương, ân cha mẹ, ân thầy, ân chúng sinh. Tôi luôn đau đáu nỗi lòng xa xứ của người con đất Việt, tôi phải và sẽ tìm về quê hương đích thực của mình, và tôi rất khâm phục Lý Thành Phương với dự án quay về “Đáp đền tiếp nối”. Tôi sẽ luôn đồng hành cùng với Lý Thành Phương trong dự án nầy, trong mắt tôi anh luôn là một người bạn “Phương nghĩa hiệp”.
LPQ
Sài Gòn, tháng giêng mậu tuất 2018.
Tháng tư lại về, với những người con đất Việt trở thành lưu dân trên xứ người luôn đau đáu bao nỗi niềm...
Lần đầu tiên tôi gặp anh, Nguyễn Đình Đoài.
Một giáo viên Anh văn dạy trường phổ thông An Biên, một nhân vật trong tự truyện Từ Dòng Thoại Giang của bạn tôi Lý Thành Phương. Được nghe anh kể lại một quãng ngắn cuộc đời, tôi liền viết lại ghi nhận theo lời kể của anh, xem như đây là lời tri ngộ tình bằng hữu của một người bạn xa xứ và một người ở lại giữa Sài gòn, của hai mái đầu đã bạc màu sương muối thời gian...
ĐÊM ĐỊNH MỆNH VÀ ĐIẾU THUỐC LÁ NGON NHẤT TRONG ĐỜI
Tôi và Lý Thành Phương là bạn dạy chung trường An Biên. Nhân duyên của Trời - Đất đã sắp đặt cho chúng tôi gặp nhau, ở chung phòng, chia chung gói xôi và ly cà phê xây chừng mỗi buổi sáng trong thời gian dạy học ở trường cấp ba An Biên.
Tôi vì không chịu đựng nổi tình cảnh ở trường nên bỏ dạy trở về nhà ở Kinh E rất gần với Núi Sập. Trái ngang lại đến với tôi thêm khi người yêu cũng là học trò cũ của tôi lọt vào tầm ngắm si tình của tên trưởng công an địa phương, và tôi trở thành đích ghen cuồng bị hắn bắt về đồn công an nện tôi bầm dập “tơi bời hoa lá”...
Buồn vì bao nỗi tình đời, tôi khăn gói trở xuống An Biên tìm đến nhà cậu học trò cũ tên Minh định nghỉ dưỡng cho khuây khỏa vài hôm. Đêm hôm đó cũng là đêm định mệnh, tôi đang nằm ngủ trên chiếc giường tre phía ngoài nhà thì bất ngờ Minh và thầy Phương vừa trở về gặp tôi đang ở trong nhà. Biết mọi chuyện đã sắp xếp cho “con tàu mơ ước” vượt biển xong, Phương hỏi tôi có muốn đi chung không và ba má của Minh nói thầy biết tiếng Anh thì nên đi để phụ giúp với Minh trên hải trình nếu có gặp hải tặc hoặc tàu nước ngoài cứu vớt thì biết nói chuyện. Thế là Má của Minh thắp nguyên một bó nhang đưa cho tôi đứng trước bàn thờ kêu tôi khấn vái cầu nguyện cho chuyến đi trót lọt. Tôi là người theo đạo Công giáo nhưng không hiểu sao lúc đó tôi làm theo như có một mệnh lệnh tâm linh thôi thúc, trời đêm đang im ắng thì tự nhiên có một cơn gió mạnh thổi qua và bó nhang tôi cầm trong tay đang liu riu đột bùng lên ngọn lửa khiến tôi giật mình, và Má của Minh mừng rỡ nói mọi người cùng nghe: được rồi, được rồi thầy ơi, trời đất chứng rồi thế nào chuyến đi cũng đến nơi đến chốn!
Rạng sáng hôm sau, sau khi kết nối các nhóm người xong, Phương dặn dò chân tình và kèm theo 20 đôla nhét vào túi của tôi, chiếc ghe nhỏ chở chừng hơn mươi người chúng tôi len lỏi qua được các chốt chặn ra tới hải phận quốc tế. Lênh đênh trên biển cả hai ngày trời, một cơn bão lớn ập tới nhưng nhờ có các phao bằng ruột xe hơi bơm căng quanh thân ghe nên chỉ chòng chành lên xuống theo từng cơn sóng cao bằng mái nhà. Chúng tôi, bảy tám thanh niên sợ ghe lật chìm nên quyết định mỗi người ôm một can đựng nước rỗng làm phao, nối dây thừng buộc các can nối chung lại với nhau để khỏi lạc bầy và nhảy xuống biển, trên ghe chỉ còn lại vài phụ nữ. Trong lúc đang lặn hụp theo từng cơn sóng bão, tôi giật mình thấy như có ba bốn vảy cá to như tấm bảng đen trên lớp học đang lù lù tiến lại gần chúng tôi, một lát sau lại lố nhố có thêm hơn chục cái vảy đen nữa kéo đến vây thành vòng tròn xung quanh, chúng tôi nghĩ thầm thôi rồi phen nầy chắc nằm trong bụng cá dữ. Nhưng không ngờ đó là bầy cá heo chúng kéo nhau đến vừa uốn lượn nhảy múa vừa để bảo vệ cho chúng tôi không bị làm mồi cho các loài cá hung dữ trên biển. Suốt bốn tiếng đồng hồ quần thảo cơn bão cũng qua đi, và bầy cá heo ân nhân cũng chào tạm biệt chúng tôi bằng một màn nhào lộn phun nước rồi kéo nhau ra xa lặn mất. Leo lên ghe trở lại sau khi bão yên, bầu trời quang đãng xanh trong như ngọc, tôi chưa từng thấy một màu xanh nào đẹp như vậy trong cuộc đời, hay có lẽ vì mới vừa thoát chết?
Tiếp theo đó, việc gì đến là phải đến, chúng tôi gặp hải tặc. Chiếc ghe lớn hải tặc Thái Lan nhìn thấy con mồi là ghe chúng tôi, chúng áp lại gần ra lệnh bằng tiếng Anh giọng lớ lớ hỏi ai là thuyền trường thì leo qua tàu chúng. Tôi đứng trên mũi ghe trả lời tôi là thuyền trường đây, và chúng kéo tôi qua tàu đẩy tôi lên phòng lái gặp thuyền trưởng hải tặc. Đó là một anh thanh niên khoảng chừng 28 tuổi người trông đen rạm rắn chắc, sau khi trao đổi qua lại thì biết ảnh đã từng bị VN bắt vì đánh bắt cá trái phép nên bây giờ gặp tàu VN là ảnh cướp lại, tôi nói ghe tôi vượt biên chỉ toàn là học sinh không có tiền bạc gì nhiều đâu ông cứ khám xét! Quả thật, sau khi cho đồng bọn xuống khám xét chúng tìm thấy một số khâu vàng ít ỏi vì ghe chúng tôi chỉ có hơn mười người. Sau khi cướp xong, nghe tôi nói bọn tôi mới gặp bão xong đói lắm, chúng liền chuyền xuống ghe một thau cơm trắng và vài con cá nục kho mặn. Ăn no xong dưới ghe nói vọng lên khát khát nước, chúng hiểu ý và cho chúng tôi thêm hai can nước ngọt. Lúc đó tôi còn đứng trên tàu của chúng, thì một anh dưới ghe ra dấu cho tôi xin thêm thuốc hút, tôi ngần ngừ nhưng cũng quay dịch lại cho tên thuyền trưởng nghe, hắn trở vào trong cabin lấy ra một cây thuốc Samit đưa cho tôi và kêu người thả tôi trở về ghe. Xuống ghe xong, tôi lấy thuốc ra hút, chưa bao giờ tôi cảm thấy được rít những hơi thuốc ngon đến như vậy, có lẽ đó là điếu thuốc ngon nhất trong đời tôi.
Tử tế, đó là cướp nhưng là cướp tử tế, anh chàng thuyền trưởng “dễ thương” kia đã kéo dùm ghe chúng tôi theo một hành trình ngắn, sau khi rút dây về tàu còn chỉ cho chúng tôi hướng bờ Mã Lai chỉ còn cách hơn sáu mươi cây số...
Nhớ lại đêm định mệnh đã khiến tôi trở lại An Biên ở nhà học trò Minh đêm hôm đó, nhớ bó nhang cầu nguyện cháy bừng, nhớ bầy cá heo ân nhân cứu mạng giữa biển, nhớ điếu thuốc Samit ngon nhất trong đời.
Suốt hơn bốn mươi năm làm người lưu dân trên đất khách quê người, tôi không bao giờ quên tứ ân: ân quê hương, ân cha mẹ, ân thầy, ân chúng sinh. Tôi luôn đau đáu nỗi lòng xa xứ của người con đất Việt, tôi phải và sẽ tìm về quê hương đích thực của mình, và tôi rất khâm phục Lý Thành Phương với dự án quay về “Đáp đền tiếp nối”. Tôi sẽ luôn đồng hành cùng với Lý Thành Phương trong dự án nầy, trong mắt tôi anh luôn là một người bạn “Phương nghĩa hiệp”.
LPQ
Sài Gòn, tháng giêng mậu tuất 2018.
Comment