Announcement

Collapse
No announcement yet.

Trung Quốc tăng cường kiểm soát các nghiên cứu về nguồn gốc Covid-19?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Trung Quốc tăng cường kiểm soát các nghiên cứu về nguồn gốc Covid-19?



    Ảnh minh họa: Canh gác một khu phố ở Vũ Hán sau dỡ bỏ phong tỏa, ngày 10/04/2020. REUTERS - ALY SONG

    Trang mạng CNN ngày 16/04/2020 cho rằng chính quyền Bắc Kinh dường như đang áp dụng một biện pháp kiểm duyệt mới liên quan đến việc đăng các bài viết khoa học nghiên cứu về nguồn gốc dịch virus corona chủng mới.

    Theo hãng tin Mỹ này, một chỉ thị của chính quyền trung ương và nhiều thông báo trực tuyến đã được hai trường đại học đăng tải nhưng sau đó đã bị xóa khỏi trang mạng. Chỉ thị của ban Khoa học và Công nghệ, thuộc bộ Giáo dục ghi rằng “các bài viết khoa học nghiên cứu về nguồn gốc virus phải được quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ”.

    Cũng theo CNN, chỉ thị quy định từng lớp phê duyệt bài viết bắt đầu từ ủy ban khoa học ở trường đại học, từ đó mới được gởi đến ban Khoa học và Công nghệ bộ Giáo dục, để rồi sau đó được chuyển tiếp đến một nhóm đặc trách thuộc Hội Đồng Nhà Nước để phê duyệt. Chỉ khi nào các trường đại học nhận được ý kiến phản hồi từ nhóm làm việc này thì khi đó các bài viết mới được gởi đến các tạp chí để đăng.
    Những bài viết nghiên cứu khác về Covid-19 sẽ do các Ủy ban khoa học các trường đại học đánh giá, dựa trên cơ sở các tiêu chí chẳng hạn như “giá trị khoa học” và “thời điểm đăng” thích hợp.
    Chỉ thị này được ban hành ngày thứ Tư 25/03 sau cuộc họp của nhóm làm việc thuộc Hội Đồng Quốc Gia về Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh. Tài liệu hướng dẫn này được công bố lần đầu tiên trên trang mạng trường đại học Phục Đán ở Thương Hải, một trong số các trường đại học lớn của Trung Quốc, hôm thứ Sáu 27/3.


    Khi được CNN hỏi, một người thuộc ban Khoa học và Công nghệ, bộ Giáo dục, xin ẩn danh, xác nhận chỉ thị này “không công bố công khai – đó là tài liệu nội bộ”. Vài giờ sau, thông tin này đã bị xóa khỏi trang mạng của đại học Phục Đán. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán.

    Hành động tăng cường kiểm soát này dường như là một nỗ lực mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát các bài viết về nguồn gốc dịch virus corona, làm hơn 140 ngàn người chết và gần hai triệu người nhiễm bệnh trên toàn cầu kể từ khi dịch bùng phát lần đầu tiên từ Vũ Hán, Trung Quốc.
    Một nhà khoa học Trung Quốc ẩn danh, bày tỏ một số quan ngại của ông với CNN rằng nỗ lực này của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát và làm như là “dịch bệnh không bắt nguồn từ Trung Quốc”. Ông lo lắng rằng “chính quyền sẽ không thật sự dung thứ một nghiên cứu khách quan để điều tra nguồn gốc dịch bệnh”.

    Nguồn gốc virus: Chủ đề nhậy cảm đối với Bắc Kinh

    CNN nhắc lại, cuối tháng 12/2019, thành phố Vũ Hán báo động những ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên, có liên hệ đến một khu chợ hải sản của thành phố. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc và phương Tây cho rằng chủng virus mới này dường như bắt nguồn từ loài dơi và lây truyền sang người thông qua một vật chủ trung gian – giống như là chủng virus dịch SARS năm 2002-2003.

    Thế nhưng, chính quyền Bắc Kinh và truyền thông nhà nước nhiều lần khẳng định là chưa có kết luận chính thức về nguồn gốc thật sự của virus. Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên trong tháng Ba còn cho là virus có thể do lính Mỹ đem vào Trung Quốc.
    Ông Yanzhong Huang, một nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng thế giới, thuộc Hội Đồng Đối Ngoại, đóng trụ sở ở Washington, nhận định nguồn gốc virus corona đã trở thành một chủ đề chính trị nhậy cảm đối với Trung Quốc: “Chẳng có gì là ngạc nhiên khi chính phủ tìm cách kiểm soát nghiên cứu khoa học sao cho các nghiên cứu này không gây ra những phiền phức cho chính những tuyên bố của Bắc Kinh về nguồn gốc dịch bệnh cũng như là cách đối phó cuộc khủng hoảng của chính phủ”.

    RFI
    Last edited by BinhDo; 04-19-2020, 09:07 AM.
    Have a nice day!!

  • #2
    Covid-19: Washington nghi ngờ đại dịch xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán


    (Ảnh minh họa) – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp báo về Covid-19 tại Nhà Trắng, Washington, ngày 08/04/2020. AFP - MANDEL NGAN

    Các nước Tây phương nghi ngờ Trung Quốc che giấu nhiều sự thật về đại dịch Covid-19. Hoa Kỳ dường như không loại trừ khả năng siêu vi corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Anh, Pháp đòi Bắc Kinh phải làm sáng tỏ một số vấn đề.

    Hoa Kỳ mở điều tra tìm hiểu nguồn cội siêu vi corona, virus đã giết chết 140 ngàn người trên thế giới tính đến ngày 16/04/2020. Trả lời đài FoxNews tối thứ Năm, ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết đang điều tra sâu rộng, không loại trừ một giả thuyết nào về việc siêu vi lây lan khắp địa cầu và gây ra thảm họa khủng khiếp như vậy.
    Một ngày trước, nhật báo Washington Post khẳng định là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cách nay hai năm, sau khi thăm một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đã báo động bộ Ngoại Giao về tình trạng thiếu an toàn của viện nghiên cứu này. Theo tin riêng của FoxNew, siêu vi corona gây đại dịch lần này có nguồn gốc tự nhiên chứ không phải nhân tạo. Thứ hai là siêu vi lọt ra bên ngoài từ viện nghiên cứu thiếu an toàn này là do sơ suất của con người chứ không phải do cố tình. Ngoại trưởng Mỹ không phủ nhận hai tin này.

    Cùng thời điểm, từ Luân Đôn, thủ tướng Anh Boris Johnson, đang trong giai đoạn hồi sức, cáo buộc Bắc Kinh che giấu sự thật : Trung Quốc sẽ phải trả lời "một số câu hỏi hóc búa" về sự xuất phát của siêu vi và lý do vì sao virus corona không bị ngăn chặn sớm.
    Theo AFP, Paris dường như đồng tình với quan điểm của Washington và Luân Đôn. Trong một bài phỏng vấn dài trên nhật báo kinh tế Anh Financial Times cũng vào ngày hôm thứ Năm 16/04, tổng thống Pháp cho rằng có nhiều "mảng tối" trong cách Trung Quốc đối phó với dịch, "có nhiều chuyện xảy ra mà chúng ta không biết". Kêu gọi công luận đừng "ngây thơ" tin vào thông tin tuyên truyền về hiệu năng chống dịch của chế độ độc tài, tổng thống Emmanuel Macron giải thích là "trong chế độ dân chủ với các quyền tự do thông tin và ngôn luận, việc quản lý khủng hoảng diễn ra trong minh bạch và có tranh luận".

    Trước những lời công kích của Tây phương, Bắc Kinh kêu gọi quốc tế "đoàn kết" chống dịch. Tối hôm qua, trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng bảo vệ Bắc Kinh, chỉ trích những lời cáo buộc Trung Quốc là "thiếu xây dựng".

    RFI
    Have a nice day!!

    Comment


    • #3
      Ngoại trưởng Anh: ‘Mọi sự sẽ “không còn như cũ” với Trung Quốc sau Đại dịch



      Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab tại cuộc họp báo về đại dịch Covid tại số 10 phố Downing, London, ngày 16/4/2020. Ông Raab thay thế Thủ tướng Boris Johnson đang hồi phục sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19

      Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói “không thể nào trở lại như trước kia” với Trung Quốc sau đại dịch Covid-19, dấu hiệu mới nhất về thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh giữa lúc cuộc khủng hoảng tiếp tục kéo dài ở Anh.

      Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Dominic Raab tại một cuộc họp báo ở London hôm thứ Năm phát biểu:
      “Điều cần, tối cần là phải tìm hiểu sâu xa, rất sâu sau những vụ việc đã xảy ra để rút ra những bài học cần thiết, kể cả sự bùng phát của virus. Tôi tin rằng chúng ta không thể nào chùn bước.

      Là người thay thế Thủ tướng Boris Johnson trong thời gian ông Johnson hồi phục từ Covid-19, ông Raab nói nước Anh đã thấy Trung Quốc hợp tác tốt cả trong việc hồi hương các công dân Anh từ Vũ Hán, và về mặt cung cấp vật tư y tế trong đại dịch.

      Tuy nhiên ông nói chắc chắn sẽ có những câu hỏi khó cần được trả lời về dịch đã bắt đầu theo cách nào.

      “Không nghi ngờ gì nữa là chúng ta không thể tiếp tục như thường lệ sau cuộc khủng hoảng này. Chúng ta sẽ phải đặt ra những câu hỏi khó về cách dịch xảy ra như thế nào, và có cách nào để có thể ngăn dịch sớm hơn hay không.”

      Cũng giống như Đảng Cộng hòa ở Hoa Kỳ, ngày càng nhiều nhân vật cấp cao của đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh, kêu gọi phải khởi động lại mối quan hệ với Trung Quốc vì cách nước này xử lý với đại dịch.”
      Trước đó, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Anh nói rằng một chiến dịch có phối hợp của Trung Quốc nhằm tung tin thất thiệt đã cuớp đi mạng sống của nhiều công dân Anh trong cuộc chiến chống virus corona.

      Các nhà lập pháp Anh tố Trung Quốc là cố bưng bít thông tin về những gì thực sự xảy ra khi dịch corona bắt đầu, trong khi lẽ ra họ phải đóng một vai trò quan trọng là thu thập các dữ liệu về sự lây lan của dịch.

      Trung Quốc nói “không có bằng chứng cho thấy dịch corona đã bắt đầu từ nước này. Đại sứ quán Trung Quốc tại London khẳng định rằng cho tới nay chưa có kết luận khoa học hay y tế nào về nguồn gốc của Covid-19, và công việc truy tìm gốc gác của virus này vẫn đang tiếp diễn.
      Phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày ở phố Downing để bàn về phản ứng của chính phủ trước đại dịch, Ngoại trường Raab nói rằng một điều mà virus corona đã dạy chúng ta, thì đó là giá trị và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế.







      Have a nice day!!

      Comment

      Working...
      X