Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thêm các cuộc biểu tình ở Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hạn chế trong đại dịch COVID-19

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thêm các cuộc biểu tình ở Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hạn chế trong đại dịch COVID-19




    Một người biểu tình đeo mặt nạ chống khí gas cầm biểu ngữ "Anh không thể hạn chế các quyền của chúng tôi" tại một buổi tụ tập ở Olympia, thủ phủ bang Washington, hôm 19/4.


    Các cuộc biểu tình bùng lên ở các tiểu bang của Mỹ hôm 19/4 phản đối lệnh ở nhà trong khi các thống đốc bang bất đồng với Tổng thống Donald Trump khi tuyên bố rằng họ có đủ xét nghiệm thử virus corona chủng mới và nên nhanh chóng mở lại nền kinh tế của tiểu bang họ.
    Ước tính khoảng 2.500 người đã tập hợp tại thủ phủ của tiểu bang Washington ở Olympia để phản đối lệnh ở trong nhà của Thống đốc Dân chủ Jay Inslee, bất chấp lệnh cấm tụ tập từ 50 người trở lên.
    Nhiều người tại đám đông tụ tập đã không đeo khẩu trang hay khăn che mặt dù được những người tổ chức biểu tình nhắc nhở cũng như đã được các cơ quan y tế cộng đồng khuyến nghị.
    Người tổ chức cuộc biểu tình Tyler Miller, 39 tuổi, một kỹ sư từ Bremerton của Washington, nói với Reuters rằng việc đóng cửa các doanh nghiệp bằng cách cho phép người này và không cho phép người khác mở, mà ông gọi là “chọn kẻ thắng và người thua,” theo những điều thiết yếu và không thiết yếu là “vi phạm hiến pháp liên bang và tiểu bang.”
    Tại Denver, hàng trăm người đã tập trung tại thủ đô của tiểu bang để yêu cầu chấm dứt việc đóng cửa Colorado. Trong khi những người biểu tình làm tắc nghẽn đường phố vốn đầy ô tô thì các nhân viên y tế trong các bộ đồ bảo hộ và đeo khẩu trang đứng ở ngã tư đường để phản đối lại.
    Các lệnh ở trong nhà, mà các chuyên gia cho là rất cần thiết để làm chậm sự lây lan của virus, đã làm nền kinh tế Mỹ suy sụp khi có hơn 22 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng qua. Các cuộc biểu tình để yêu cầu chấm dứt các lệnh này trước đó đã nổ ra ở một vài điểm ở Texas, Wisconsin và thủ phủ của tác tiểu bang Ohio, Minnesota, Michigan và Virginia...

    “Những người này yêu đất nước của chúng ta,” ông Trump, người đã quảng bá về một nền kinh tế thịnh vượng để đạt cơ hội tốt nhất cho chiến dịch tái tranh cử của ông vào tháng 11 tới, nói tại một cuộc họp báo tại thủ đô Washington hôm 19/4. “Họ muốn quay trở lại làm việc.”

    Tại New York, tâm chấn của đại dịch ở Mỹ, số ca nhập viện tiếp tục giảm từ 18.000 xuống 16.000 và số bệnh nhân phải dùng máy trợ thở cũng giảm. Có 507 trường hợp tử vong mới do COVID-19, bệnh hô hấp do virus corona gây ra, giảm từ mức hơn 700 người chết mỗi ngày.

    Theo thống kê của Reuters, Mỹ có số lượng người mắc virus corona nhiều nhất thế giới, với hơn 750.000 ca nhiễm và hơn 40.500 ca tử vong.

    Các hướng dẫn của ông Trump để mở lại nền kinh tế khuyến nghị mỗi tiểu bang phải có 14 ngày giảm số lượng người nhiễm trước khi từ từ dỡ bỏ các hạn chế. Tuy nhiên, vị tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa dường như đang khuyến khích những người biểu tình muốn các biện pháp này được sớm dỡ bỏ bằng một loạt các đăng tải trên Twitter hôm 16/4 kêu gọi họ “GIẢI PHÓNG” Michigan, Minnesota và Virginia, đều là những tiểu bang do các thống đốc thuộc Đảng Dân chủ điều hành.


    Mỹ: Ca nhiễm Corona tăng lên 750 nghìn; hơn 40 nghìn người tử vong

    Các thi thể vô thừa nhận được chôn tập thể ở New York.

    Tính tới chiều ngày 19/4, số ca nhiễm virus Corona ở Mỹ tăng lên hơn 750 nghìn người và hơn 40 nghìn người thiệt mạng, gần gấp đôi so với con số tử vong ở nước có nhiều người chết thứ hai là Italy.
    Kể từ khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 29/2, con số người chết tăng lên 10 nghìn người trong vòng 38 ngày, nhưng chỉ thêm 5 ngày để con số đó tăng lên 20 nghìn người.

    Con số người chết vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, tăng lên hơn 40 nghìn người từ mức 30 nghìn người trong vòng 4 ngày sau khi New York ghi nhận cả các ca tử vong có thể do virus Corona gây ra, dù người chết chưa được xét nghiệm.
    Với hơn 750 nghìn ca, Hoa Kỳ là quốc gia có con số nhiễm COVID-19 cao nhất trên thế giới và con số này tăng gấp đôi chỉ trong vòng 13 ngày.


    Nghị sĩ Mỹ ra dự luật qui trách nhiệm Trung Quốc về COVID-19

    Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Cộng hòa-bang Tennessee)

    Hai Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Cộng hòa-bang Tennessee) và Martha McSally (Cộng hoa –bang Arizona) sẽ đưa ra Luật Ngăn chặn Bệnh truyền nhiễm virus xuất phát từ Trung Quốc (COVID) để đảm bảo là Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu những hậu quả trong vai trò làm cho virus corona lây lan.
    Luật Ngăn chặn COVID sẽ cho phép người Mỹ kiện Trung Quốc và đòi bồi thường tại các Tòa án Mỹ vì những tác hại do virus chết người này gây ra cho nền kinh tế và sinh mạng con người, các giới chức nói.

    Dân biểu Texas Lance Gooden cũng đang đưa ra Hạ Viện dự luật tương tự.
    Luật Ngăn chặn COVID sẽ buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về pháp lý và tài chánh vì đã làm cho COVID-19 lây lan tại nước Mỹ.

    Người Mỹ sẽ có dụng cụ pháp lý để kiện Trung Quốc tại hệ thống tòa án liên bang Mỹ vì tạo ra và làm tệ hại thêm đại dịch trên toàn thế giới.
    Luật căn cứ trên các quy định hiện có trong Luật Các Miễn Trừ vì Chủ Quyền Nước Ngoài và bãi bỏ việc không bị truy tố vì chủ quyền nước ngoài đối với những nước phát tán các vũ khí sinh học. Giữa lúc con số tử vong và thiệt hại tài chánh vì virus corona tăng cao, Trung Quốc phải bị buộc trả giá cho những thiệt hại của người dân Mỹ, các giới chức nói.


    Nghiên cứu mới: Nhiều người nhiễm virus corona mà không có triệu chứng


    Người dân Mỹ trên chuyến tàu điện ngầm qua ga Times Square ở New York. Nhiều nghiên cứu mới cho thấy những người dương tính với virus corona không hề có triệu chứng nào của căn bệnh này.

    Một loạt các nghiên cứu mới cho thấy rằng nhiều người đã nhiễm virus corona mà không có bất kỳ triệu chứng nào, làm dấy lên hy vọng rằng hoá ra căn bệnh này gây chết người ít hơn những gì người ta lo sợ ban đầu.

    Mặc dù rõ ràng đó là tin tốt lành, nhưng nó cũng có nghĩa là không thể biết ai xung quanh bạn có thể đã nhiễm virus. Điều đó làm cho việc ra các quyết định về việc trở lại làm việc, trường học và cuộc sống bình thường, khó khăn hơn.

    Đã có các ghi nhận vào tuần trước về những ca nhiễm bệnh thầm lặng từ một khu trú ngụ cho người vô gia cư ở Boston, một hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, những phụ nữ mang thai tại một bệnh viện ở New York, một vài nước châu Âu và tiểu bang California.

    Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết 25% người nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng. Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Tướng John Hyten, cho rằng con số này có thể lên tới 60% đến 70% trong số các quân nhân.
    Không một số liệu nào trong số đó có thể đáng tin cậy hoàn toàn bởi vì chúng được dựa trên các xét nghiệm thiếu sót và không đầy đủ, theo Tiến sĩ Michael Mina của Trường Y tế Công cộng Harvard cho biết.

    Tuy nhiên, ông Mina nói rằng, về tổng thể thì những con số này cũng gợi ý rằng “chúng ta đã có những con số sai lệnh lớn” khi ước tính tổng số ca nhiễm bệnh.
    Trên toàn thế giới, hơn 2,3 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 160.000 ca tử vong đã được xác nhận. Virus này đã gây tác hại kinh tế và xã hội gần như chưa từng có kể từ khi sự tồn tại của nó được báo cáo vào đầu tháng 1 vừa qua.

    Các triệu chứng có thể không xuất hiện lúc ai đó được xét nghiệm nhưng sau đó mới xảy ra. Một nghiên cứu của Nhật Bản đã cho thấy hơn một nửa số người xét nghiệm dương tính không có triệu chứng và sau đó phát bệnh.
    Câu trả lời tốt hơn có thể đến từ các xét nghiệm mới hơn trong đó kiểm tra kháng thể trong máu, các chất mà hệ thống miễn dịch tạo ra để chống lại virus. Nhưng độ chính xác của những điều này, vẫn còn phải được xem xét.

    Các nhà nghiên cứu hôm 16/4 đã báo cáo kết quả từ các xét nghiệm kháng thể trên 3.300 người ở quận Santa Clara của tiểu bang California và cho biết từ 1,5% đến 2,8% số người được xét nghiệm đã bị nhiễm bệnh. Điều đó có nghĩa là có thể có từ 48.000 đến 81.000 trường hợp dương tính trong toàn quận – gấp hơn 50 lần con số đã được xác nhận.

    Nếu việc lây nhiễm lan rộng hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây, thì có khả năng là nhiều người đã phát triển một số mức độ miễn dịch đối với virus. Điều đó có thể kìm hãm sự lây lan thông qua cái được gọi là miễn dịch bầy đàn, hay miễn dịch cộng đồng, nhưng các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng vẫn còn nhiều điều phải được tìm hiểu về việc các chứng bệnh nhẹ có mang lại khả năng miễn dịch hay không và nó có thể tồn tại bao lâu.
    Có lẽ sẽ mất nhiều tháng nữa trước khi có thể thực hiện được xét nghiệm đủ tin cậy để trả lời những câu hỏi đó và những câu hỏi khác, bao gồm cả việc lây nhiễm lan rộng như thế nào và tỷ lệ tử vong thực sự của virus corona mà cho tới lúc này chỉ là ước tính.

    Last edited by BinhDo; 04-20-2020, 09:58 PM.
    Have a nice day!!
Working...
X