Announcement

Collapse
No announcement yet.

Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa



    Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp từ trên cao ngày 17/04/2020 LOUISA GOULIAMAKI / AFP

    Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?

    Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.

    Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
    Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".

    Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».

    Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
    Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.

    Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
    Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
    Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.

    Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
    Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".

    Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".

    Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
    Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.

    Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".
    Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.

    Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?

    Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
    Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.

    Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.

    Một nhà nghiên cứu mất tích

    Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.

    Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.

    Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost

    Anh : Huấn luyện chó đánh hơi người nhiễm virus corona


    Các nhân viên y tế Anh tại bệnh viện Westminster, Luân Đôn ngày 16/04/2020 trong chiến dịch hỗ trợ ngành y tế chống dịch virus corona. Ảnh mang tính minh họa. © REUTERS/Kevin Coombs

    AFP hôm nay 22/04/2020 cho biết, một hiệp hội được các nhà nghiên cứu Anh ủng hộ đang cố gắng huấn luyện chó đánh hơi những người bị nhiễm virus corona chủng mới, nhằm phát hiện một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng những ca dương tính.

    Bà Claire Guest, người sáng lập và là chủ tịch hiệp hội Medical Detection Dogs nói với AFP : « Chúng tôi nghĩ rằng chó có thể phát hiện được Covid-19, và có thể cho chúng đánh hơi nhanh hàng trăm người để biết được ai cần phải cho xét nghiệm và cách ly ».
    Tại trung tâm huấn luyện ở Milton Keynes, miền trung nước Anh, những chú chó được tập luyện cách nhận ra mùi của con virus trong số nhiều mẫu thử. Chúng phải báo hiệu khi tìm được mẫu có virus, và được tưởng thưởng.
    Bà Guest nói thêm : « Chúng tôi có bằng chứng cho thấy chó có khả năng đánh hơi được vi khuẩn và các loại bệnh khác, nên nghĩ rằng dự án này có thể tạo sự khác biệt rất lớn về năng lực kiểm soát sự lan tràn của virus corona ». Được biết Medical Detection Dogs đã từng huấn luyện chó phát hiện ung thư hoặc bệnh Parkinson.
    Từ tháng trước, hiệp hội đã bắt đầu dự án, có quan hệ với các nhà nghiên cứu của London School of Hygiene and Tropical Medicine (LSHTM) và trường đại học Durham.

    Theo ông James Logan, trưởng ban kiểm soát dịch bệnh của LSHTM, loài chó có thể ngửi được mùi của con người « với độ chính xác vô cùng cao ». Như vậy có nhiều khả năng chó có thể phát hiện Covid-19 qua việc đánh hơi. Đây sẽ là « một cuộc cách mạng » về cách thức đối phó với đại dịch đã làm cho trên 17.000 người thiệt mạng tại các bệnh viện Anh quốc.

    Đăng ký Ê-kíp huấn luyện đặt mục tiêu đào tạo trong vòng sáu tuần, để có thể nhanh chóng cung ứng cho cơ quan y tế một « công cụ phát hiện nhanh chóng và không xâm lấn ». Một khi đã được huấn luyện xong, chó có thể được sử dụng để nhận ra các hành khách bị nhiễm virus nhập cảnh vào Anh, hoặc được triển khai tại các địa điểm công cộng.

    RFI
    Biển Đông: Chiến hạm Úc, Mỹ tập trận gần nơi Trung Quốc, Malaysia đối đầu



    Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG-52) của Hải quân Hoa Kỳ. © wikipedia

    Căng thẳng quân sự có thể gia tăng tại Biển Đông với việc một khu trục hạm của Úc thao dượt với các chiến hạm của Mỹ gần nơi mà Trung Quốc và Malaysia đang đối đầu.

    Theo hãng tin Reuters hôm nay, 22/04/2020, trích dẫn các nguồn tin an ninh khu vực, ba chiến hạm Mỹ trong tuần này đã đến Biển Đông, gần khu vực mà hồi tuần trước, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc bị phát hiện đang tiến hành khảo sát. Khu vực này cũng gần nơi mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas đang hoạt động.
    Hôm qua, Hải quân Mỹ xác nhận tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông. Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Úc hôm nay, tham gia tập trận chung với hai tàu này còn có tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta ( thuộc lớp ANZAC ) của Hải quân Hoàng gia Úc và một chiến hạm thứ ba của Mỹ, khu trục hạm USS Barry. Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Úc không nói rõ thời điểm tập trận.
    Năm ngoái, chiếc HMAS Paramatta đã từng bị quân đội Trung Quốc theo dõi sát sao khi chiến hạm này đi qua vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.
    Theo ABC News, các chuyên gia quốc phòng cho rằng sự tham gia của chiến hạm Úc vào cuộc tập trận với Mỹ có thể đã được dự trù từ nhiều tháng trước, nhưng cuộc tập trận này diễn ra vào lúc các nước trong khu vực đang ngày càng lo ngại trước các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù đang phải tập trung đối phó với dịch Covid-19, các quan chức Úc vẫn theo dõi các hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông.

    Theo các dữ liệu của trang mạng Marine Traffic, hôm nay, chiếc Hải Dương Địa Chất 8, được một tàu hải cảnh Trung Quốc tháp tùng, vẫn đang ở cách bờ biển Malaysia 325 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin cho rằng Hải Dương Địa Chất 8 đang đối đầu với tàu thăm dò dầu khí của Malaysia, khẳng định tàu này đang « tiến hành các hoạt động bình thường ».

    Last edited by BinhDo; 04-23-2020, 06:14 PM.
    Have a nice day!!

  • #2

    Bác sĩ gốc Việt tình nguyện tại New York kể những phút cuối của bệnh nhân Covid-19



    Bác sĩ Phạm Hữu Tâm (Anthony Pham) phục vụ tình nguyện tại bệnh viện Elmhurst ở Queens, New York. Photo: Facebook Tam Pham and Clara Studios and Vatican News via YouTube.




    Embed share VOA Tiếng Việt phỏng vấn Bác sĩ Phạm Hữu Tâm phục vụ tình nguyện tại bệnh viện Elmhurst, Queens, New York.

    by VOA
    Bác sĩ – Linh mục gốc Việt Phạm Hữu Tâm (Anthony Phạm) ở Houston, Texas, đang phục vụ tình nguyện tại tuyến đầu ở một bệnh viện có tỷ lệ tử vong cao nhất ở New York, vừa có cuộc phỏng vấn với VOA Tiếng Việt về công việc cao cả của vị lương y – mang lại sự êm dịu cho bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch, kết nối với gia đình trước lúc bệnh nhân lâm chung.

    Đáp lại lời kêu gọi của Thống đốc bang New York, bác sĩ Phạm Hữu Tâm quyết định đóng của văn phòng ba tuần lễ để đến thành phố tâm dịch Covid-19 của Hoa Kỳ đễ hỗ trợ cho các bệnh nhân. Là một linh mục, ông có dịp làm lễ Xức dầu và ban Bí tích giải tội cho một số bệnh nhân công giáo tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là “tâm dịch của tâm dịch” tại Hoa Kỳ.



    BS Phạm Hữu Tâm (phải) và các đồng nghiệp ở bệnh viện Elmhurst, Queens, New York.

    Sinh năm 1965 tại Sài Gòn, có bố là thợ sửa máy bay cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, ông Tâm trở thành thuyền nhân sang Mỹ tỵ nạn năm 1980. Ông theo học đại học tại California, học ngành y ở thủ đô Washington, và sau đó gia nhập vào dòng Tu hội Tận hiến Truyền giáo ICM, và theo học triết học và thần học tại Lousina. Sau khi thụ phong linh mục tại Tu hội ở Texas, ông tiếp tục theo học ngành y và sau đó trở thành bác sĩ hành nghề tại thành phố Houston.

    Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn với Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm:

    VOA: Thưa Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm, xin ông cho VOA biết hiện ông đang phục vụ tình nguyện ở bệnh viện nào và vì sao ông chọn bệnh viện này?

    Bác sĩ Tâm: “Tôi đến thành phố New York để tình nguyện trong vòng ba tuần. Họ hỏi tôi muốn đến nơi nào. Với tinh thần tình nguyện, tôi muốn đến chỗ nào mà bận nhất, cần sự giúp đỡ nhiều nhất. Họ nói đó là bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là nơi có số ca Covid-19 nhiều nhất, nặng nhất, số tử vong nhiều nhất, và là nơi quá tải nhất. Vì vậy mà tôi đã đến bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens để làm việc.”



    Bệnh viện Elmhurst ở vùng Queens, thành phố New York, bang New York, ngày 6/4/2020.


    VOA: Bác sĩ có thể chia sẻ vài điều về bệnh viện này? Công việc của ông tại đó là gì?

    Bác sĩ Tâm: “Hiện tại ở trong nhà thương mọi sự thay đổi hoàn toàn. Trước đó còn có những khoa khác nhau nhưng bây giờ chỉ còn một khoa duy nhất là chữa trị bệnh nhân Covid-19 mà thôi – với 95% bệnh nhân là bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tất cả các bác sĩ trong bệnh viện, cho dầu là bác sĩ giải phẫu, tổng quát, sản phụ, tim mạch... cũng đều dồn nỗ lực vào để giúp cho bệnh nhân Covid-19.”

    “Họ chia ra nhiều đội khác nhau. Đội của tôi gọi là Palliative Care [Chăm sóc xoa dịu cho bệnh nhân nguy kịch], chuyên giúp cho bệnh nhân có sự thoải mái, trong đó có bao gồm việc giảm đau, nối kết gia đình, và vấn đề tâm linh.”

    VOA: Bác sĩ có thể cho biết thêm một vài điều về việc kết nối với gia đình cho bệnh nhân nguy kịch?

    Bác sĩ Tâm: “Khi bệnh nhân vào nhà thương thì coi như cắt đứt với bên ngoài, không có thân nhân vào thăm được. Khi bệnh nhân còn tỉnh táo thì còn có thể gọi điện thoại để nói chuyện chút đỉnh với gia đình. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ nặng hơn, không thở được phải đặt ống thở, rồi hôn mê, gây mê cho họ...coi như gia đình không còn liên lạc với bệnh nhân được, cũng như không biết tin tức gì về bệnh nhân đó nữa.

    “Đối với những bệnh nhân nguy kịch, chúng tôi phải gọi cho gia đình. Cập nhật tình trạng bệnh nhân cho gia đình. Thật sự những cuộc điện thoại đó toàn là tin xấu. Tôi hỏi ý kiến gia đình rằng nếu tim bệnh nhân ngừng đập thì có nên làm thủ thuật hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân [Do-Not-Resuscitate order] hay không? Thật ra nếu làm thủ thuật đó thì cũng không có kết quả khả quan lắm, và chỉ kéo dài sự đau đớn của người bệnh mà thôi.”



    Bác sĩ - Linh mục Phạm Hữu Tâm cầu nguyện cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Elmhurst, Queens, New York.


    VOA: Tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 vào lúc cuối đời của họ, ông có cảm giác ra sao?

    Bác sĩ Tâm: “Trong những ngày qua tôi đã giúp kết nối gia đình cho một số trường hợp. Gia đình muốn nhìn mặt người thân của mình trong những giây phút cuối cùng trong khi họ không thể nào vào bệnh viện được, tôi gọi họ bằng điện thoại di động, dùng Facetime rồi đi vào phòng bệnh nhân để họ nhìn thấy người thân. Đương nhiên tôi phải mặc áo chống vi khuẩn các thứ, trùm kín hết...Người thân nhìn qua Facetime khóc, cầu nguyện, nói lời từ giã... trong những giây phút cuối cùng.

    “Ngay cả khi qua đời, bệnh nhân nằm trong nhà xác cũng thật lâu, vì trong mùa dịch bệnh cũng không thể an táng chôn chất gì. Rất là bi thương.”

    VOA: Nhiều người gọi là đây hành động can đảm, rất anh hùng. Bác sĩ nghĩ như thế nào về lời khen như thế?

    Bác sĩ Tâm: “Khi đi vào bệnh viện thấy có biết bao nhiêu con người trong đó đang phải đối diện với nguy hiểm. Không phải chỉ có y tá, bác sĩ, mà những người lao công làm nhiệm vụ dọn dẹp, lấy rác từ phòng bệnh nhân bị nhiễm bệnh, những người mang thức ăn...có rất nhiều đang âm thầm hy sinh làm việc.

    “Chúng tôi như những người xông pha ra chiến trường đứng trước đầu tên mũi đạn. Chúng tôi nguyện làm hết sức mình vì trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân, với đồng đội.”



    Bác sĩ - Linh mục Phạm Hữu Tâm. Photo Vatican News via YouTube.


    VOA: Vừa là một bác sĩ, vừa là một linh mục, ông có lời khuyên nào dành cho khán thính giả VOA trong lúc này?

    Bác sĩ Tâm: “Đây là một căn bệnh hiểm nghèo. Nếu quý vị còn đang nghe tôi nói thì chúng ta vẫn còn là người khỏe mạnh. Qúy vị ở ngoài thì cố gắng tối đa hỗ trợ cho chính phủ ngăn ngừa để bệnh không lây lan nhiều bằng cách ở nhà và giữ vệ sinh cá nhân một cách tối đa.

    “Hệ thống miễn dịch của chúng ta rất quan trọng, nó không chỉ phụ thuộc vào thể chất mà còn theo tinh thần nữa. Nếu tinh thần chúng ta mạnh mẽ, vui vẻ... thì chắc chắn hệ thống miễn dịch của chúng ta chiến đấu mạnh hơn nhiều.

    “Trong lúc này tôi biết chắc có nhiều người buồn phiền vì mất việc, phải ở nhà tù túng, cuộc sống gia đình khó khăn... vì vậy sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Chúng ta hãy nâng đỡ nhau, thương yêu nhau trong thời gian này.

    “Mỗi người chúng ta đều có một tôn giáo và đức tin, chính niềm tin trong tôn giáo giúp chúng ta có thêm sức chiến đấu, và sự phấn khởi, hy vọng và lạc quan. Chúng ta cùng cầu nguyện với ơn trên, người theo Phật giáo cầu nguyện với Phật, người theo công giáo cầu nguyện với Thiên Chúa... để ơn trên ban phúc lành, bảo vệ chúng ta, cầu mong sớm chấm dứt dịch bệnh này.”

    VOA: Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm và cầu chúc ông an lành, thành công trong sứ mệnh của mình.
    Have a nice day!!

    Comment


    • #3

      Mấy năm trước KD có dịp sống tại Queens và Brooklyn mấy ngày, ở đây phần lớn là dân nghèo họ sống chung trong toà nhà "hộp" Phương tiện di chuyển của họ bằng xe lửa là nhiều nên khó tránh được dịch Virus Wuhan trong lúc này. KD chỉ là người nội trợ bây giờ ở trong nhà chỉ biết cầu nguyện. Cám ơn những nhân viên y tế, những người giữ nhiệm vụ làm sạch sẽ nhà thương đã toàn tâm lo cho các bệnh nhân.

      Trạng Trình Nguyển Bỉnh Khiêm dạy rằng:

      " Lượng đức Thánh rộng như biển cả,
      Truyền dạy cho thiên-Hạ điều hay.
      Làm điều thiện hưởng phúc đầy,
      Bất nhân thất đức có ngày tiêu vong".

      Thân ái
      KimDung

      Comment

      Working...
      X