Trước đây tôi có viết bài tựa đề “LÃNG MẠN SINH VIÊN NÔNG LÂM SÚC” để chia sẻ vì, với tôi, nó quá ư lãng mạn. Mới đây được 2 đồng môn Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp là Ông Hiển Nhiên và Minh Nguyễn cung cấp thêm thông tin thì những gì tôi đã chia sẻ chỉ là phần nổi của tảng băng. Hai anh cũng giúp tôi xác định lại thời gian câu chuyện. Lần này tôi giật tít: “LÃNG MẠN VÔ CÙNG”
Tháng 9 năm 1972 khóa mới 14 nhập học. Năm này số sinh viên mới vào đông hơn vì có thêm 2 lớp sư phạm nông nghiệp với khoảng 60 sinh viên nâng tổng số lên hơn 250, dĩ nhiên là trong đó có rất nhiều những bông hoa đẹp. Cũng vì quá đông nên SV mới được học thường xuyên tại giảng đường A15, giảng đường lớn nhất Trung Tâm. Vài tháng sau, một sáng Thứ hai tôi thấy các bạn nữ tụ lại gần cửa sổ nhìn và bàn tán về bồn bông mới được trồng ngay trong bãi giữ xe, cạnh cửa sổ của giảng đường A15, nơi các bạn nữ K14 hay ngồi. Nhờ đàn anh mới đây cho biết bồn bông ấy do anh Trần L. sinh viên khóa 12, khoa Kinh tế Nông nghiệp trồng, nhưng dành cho đối tượng nào trong khóa 14 thì không ai biết. Tiếc là bồn bông không duy trì được lâu.
Tháng 9 năm 1973 các trường đại học nhận vào lứa sinh viên mới. Trường Dược, cũng như các trường khác, nhận vào một lớp SV mới. Điều khác biệt là trong số những SV mới có một bông hoa tên Hà. Hà hay mặc áo màu đỏ và đi bộ ngang TTQGNN để đến trường Dược.
Đầu năm 1974 nam sinh viên Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp xôn xao vì một chuyện tình rất ư lãng mạn. Nhân vật chính của chuyện không ai xa lạ,chính là đàn anh Trần L. Anh L. “si” (phải dùng từ này mới chính xác) em Hà, sinh viên năm 1 trường Dược. Các bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi dám dùng chữ si quá mạnh bạo? Vì có thể nói anh “bao giàn” em Hà từ sáng sớm đến khuya. Anh sang phòng giáo vụ trường Dược chép giờ học của em, thậm chí biết giờ nhóm em đi TP (thực hành), và tìm cách biết nhà em Hà (chắc là đi theo) trong cư xá Trung Dũng, đường Hồng Thập Tự. Mỗi sáng sớm những buổi em Hà đi học, anh đứng chờ trước nhà với một giỏ to đựng thật nhiều hoa sứ. Khi em bước ra cửa anh đi trước em Hà một đoạn, cứ thế vừa đi vừa rải những cánh hoa sứ. Hoa sứ anh rải hôm màu trắng, hôm màu vàng, hôm màu hồng, nhưng chỉ được vài hôm là chương trình phải ngưng vì không còn nguồn cung. Bạn bè phục anh sát đất vì tài … chôm quá hay, chôm một lượng lớn trong nhiều ngày mà không bị bắt! Phải là do chôm vì gia đình anh ở tỉnh, ở Sài Gòn không quen biết ai, còn hoa sứ lại không bán, lấy đâu ra cả giỏ để rải nếu không phải đi chôm?
Để tỏ rõ tình cảm với em Hà, đàn anh quyết định: Yêu em, yêu cả đường đi lối về của em! Biết được em hay đi bộ ngang TTQGNN để đến trường Dược, do không có thảm đỏ trải đường biểu lộ sự trân trọng dành cho em, đàn anh bèn quyết định biến lề đường Cường Để, đoạn trước TTQGNN và trường Dược thành con đường có hoa, có bướm (chắc anh hy vọng: hoa trên lề đường nở thì hoa tình của anh cũng nở theo!). Dạo ấy người ta mới trồng mấy cây còng trên lề đường. Thế là anh lui cui ôm gạch (không biết lấy đâu ra trong ký túc xá TTQGNN) ra tấn thành bồn bông quanh mấy gốc cây còng, mang hoa (cũng không biết lấy đâu ra, nhưng trong đó tôi thấy có bông phấn đỏ và bông mười giờ!) ra trồng mỗi bồn một loại, hàng ngày tưới nước, nhặt lá, rác. Cái khổ nhất của đàn anh là bảo vệ mấy bồn bông vì đám con nít đi đá banh, hay xem đá banh, ở sân Hoa Lư bên kia ngã tư thấy có người “làm chuyện lạ” bèn đứng lại nhìn. Chúng đợi cho anh chăm sóc bồn hoa ở xa liền dùng chân đạp ngả mấy viên gạch tấn bồn rồi cười to ôm banh chạy mất. Đàn anh cũng trổ hết hoa tay ra khắc những chữ “Hà” thật đẹp trên thân cây, rồi dùng sơn tô xanh đỏ lên những chữ ấy. Nhờ đó chúng tôi biết tên người trong mộng của anh. Đàn anh còn canh giờ để thay bộ quần áo nhàu nát thường mặc trong trường để vận quần áo đẹp, lên ban công lầu 1 đứng nhìn. Còn như nếu có đám SV "lóc chóc" đứng gần đó phá đám thì phải leo lên lầu 2! Trung tâm Quốc gia Nông Nghiệp có 2 khối nhà (đối diện nhau qua đường Cường Để. Thật ra đó là 1 dãy nhà thật dài được cắt bỏ khoảng giữa để làm đường Cường Để.), nên chỉ cần lên lầu đứng phía sát đường là có thể quan sát cả một đoạn đường dài, nhất là khi đứng ở khu B, nằm giữa đài Phát thanh-Truyền hình và trường Đại học Văn khoa. Ánh mắt nhìn của anh là “cả một trời tình bát ngát”, nên chỉ nhìn theo ánh mắt ấy là chúng tôi biết ngay ai là em Hà. Cánh nam sinh viên nông nghiệp nhìn cảnh đàn anh lui cui tấn gạch, chăm sóc bồn hoa, xua đuổi đám con nít phá phách và te tái leo lầu cho kịp giờ ngắm em Hà chỉ có nước nhìn nhau lắc đầu than: “Mất mặt KBC quá!” (KBC: viết tắt chữ Khu Bưu Chính, hộp thư quân đội). Những tối em Hà đi TP (thực hành) về muộn anh ra đầu hành lang lầu 1, phía sát đường, ngồi ôm cây guitar tay gảy, miệng hát để chờ và tiễn em về trong tiếng nhạc! Bạn bè phải công nhận anh L. đàn hay và có giọng hát khá hay.
Dạo ấy ở Sài Gòn mới chiếu phim tình cảm Anh Obssession (Ám Ảnh), ngoài rạp dịch là “Tình Trên Xác Bướm” cho thêm phần lãng mạn. Phim nói về anh nhân viên ngân hàng đi, về chung đường với cô sinh viên mỹ thuật rất đẹp. Nhìn cô mãi, anh đem lòng yêu cô rồi lập mưu bắt cóc. “Bắt cóc”, hai từ này nghe không lãng mạn tí nào, và cũng như nhiều cô gái đẹp khác em Hà có giác quan thứ sáu. Lúc đầu chắc là em cảm thấy sung sướng, vinh hạnh trước gia đình và bạn bè vì có người rất trân trọng, quan tâm đến em: Rải hoa trên lối em đi, tên em được khắc ghi, dù là lên mấy cây còng nhỏ xíu, nhưng rõ ràng là đã ghi trong tim của người ấy. Người ấy cũng chứng tỏ rất tháo vát khi tìm ra nhà em, biết giờ em đi học, giờ về, người ấy cũng rất nghệ sĩ, đàn hát hay. Nhìn từ xa người ấy áo quần cũng bảnh bao, tướng tá coi cũng… được, nghe đâu lại là SV năm 3 hay 4. Và em chờ đợi, chờ đợi, và chờ đợi! Tuyệt nhiên không thấy động tĩnh gì của đối phương. Chờ mãi không thấy gì em Hà đâm ra sợ. Em biết, bao giờ khi đi ngang qua TTQGNN cũng có đôi mắt người ấy dõi theo em, rồi sau đó em cảm nhận được là có rất nhiều đôi mắt dõi theo! Và vì em có xem phim Obssession, hay nghe nói về phim, nên em sợ, không dám đi bộ ngang TTQGNN nữa. (Thật ra từ nhà em có thể đi bộ theo đường Mạc Đỉnh Chi rồi quẹo Thống Nhất để đến trường, nhưng như thế phải đi ngang qua hông tòa đại sứ Mỹ, vốn đầy nhóc lính Mỹ trắng, Mỹ đen, Cảnh sát dã chiến, Cảnh sát áo trắng…, càng đáng sợ hơn.) Quá sợ, thế là em phải nhờ người nhà đưa đón. Chờ đợi đưa đón mất thời giờ, để hợp lý hóa tình trạng xăng dầu mắc mỏ (nam SV Dược cũng biết thưởng thức sắc đẹp lắm) em Hà tuyển luôn “tài xế riêng”. Chuyện tình lãng mạn mất nhân vật nữ chính đành phải chấm dứt.
Gần đây tôi có dịp đi ngang đường Cường Để. Tôi chạy xe chầm chậm quan sát. Khu Cường Để vẫn tấp nập nam thanh, nữ tú. Trạm xe buýt trước TTQGNN vẫn còn, vẫn đông khách chờ xe. Có tiếng còi xe buýt vào trạm. Tôi tấp xe vào lề, dừng lại chờ. Khách lục tục lên, xe chạy. Tôi tiếp tục hành trình. Năm tôi vào học TTQGNN, hai hàng cây còng hai bên lề đường Cường Để mới được trồng, giờ chỉ còn sót lại một cây gần trường Dược và đã thành cổ thụ. Không biết mấy chữ “Hà” đàn anh tôi khắc có còn dấu vết gì?
Nguyễn Hoàng Long.
Tái bút:
Mới đây, nhờ được các đàn anh cung cấp thêm thông tin tôi biết đầy đủ hơn tính đa tình và cách biểu lộ tình yêu, có thể nói là không thể lãng mạn hơn, của đàn anh tôi, anh Trần L. Bạn học của anh, nhất là bạn cùng ngụ ký túc xá, nói những ngón tay anh bị chai sần có thể là do đánh đàn (khi chạy show), đêm ít ngủ trong phòng mà ngủ chốt gác cổng (do chạy show về khuya nên ngủ bụi, hay do chờ em Hà?), và anh là SV ít làm tốn hao nước nhất ký túc xá (quá bận để tắm giặt hay ở dơ?)
Cũng thời gian ấy trên đường Đinh Tiên Hoàng có quán cà phê Duyên Anh là nơi lui tới của SV các trường. Anh L. cũng là người thường xuyên lui tới quán, đã cảm một nàng và có màn tỏ tình tại quán cực kỳ lãng mạn, làm xôn xao cả một lúc!
Sinh viên những khóa sau, những người không biết về anh Trần L. thì cưới, chê anh nhát gái. Những người tương đối biết anh L. thì cho anh thuộc type lãng mạn, lấy làm tức thay cho anh vì “nai chịu đèn mà thợ săn không (thèm) bóp cò”, còn nói nôm na anh là người “thích nhìn bánh hơn là ăn bánh!”
Ảnh lấy từ nguồn NET.
Tháng 9 năm 1972 khóa mới 14 nhập học. Năm này số sinh viên mới vào đông hơn vì có thêm 2 lớp sư phạm nông nghiệp với khoảng 60 sinh viên nâng tổng số lên hơn 250, dĩ nhiên là trong đó có rất nhiều những bông hoa đẹp. Cũng vì quá đông nên SV mới được học thường xuyên tại giảng đường A15, giảng đường lớn nhất Trung Tâm. Vài tháng sau, một sáng Thứ hai tôi thấy các bạn nữ tụ lại gần cửa sổ nhìn và bàn tán về bồn bông mới được trồng ngay trong bãi giữ xe, cạnh cửa sổ của giảng đường A15, nơi các bạn nữ K14 hay ngồi. Nhờ đàn anh mới đây cho biết bồn bông ấy do anh Trần L. sinh viên khóa 12, khoa Kinh tế Nông nghiệp trồng, nhưng dành cho đối tượng nào trong khóa 14 thì không ai biết. Tiếc là bồn bông không duy trì được lâu.
Tháng 9 năm 1973 các trường đại học nhận vào lứa sinh viên mới. Trường Dược, cũng như các trường khác, nhận vào một lớp SV mới. Điều khác biệt là trong số những SV mới có một bông hoa tên Hà. Hà hay mặc áo màu đỏ và đi bộ ngang TTQGNN để đến trường Dược.
Đầu năm 1974 nam sinh viên Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp xôn xao vì một chuyện tình rất ư lãng mạn. Nhân vật chính của chuyện không ai xa lạ,chính là đàn anh Trần L. Anh L. “si” (phải dùng từ này mới chính xác) em Hà, sinh viên năm 1 trường Dược. Các bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi dám dùng chữ si quá mạnh bạo? Vì có thể nói anh “bao giàn” em Hà từ sáng sớm đến khuya. Anh sang phòng giáo vụ trường Dược chép giờ học của em, thậm chí biết giờ nhóm em đi TP (thực hành), và tìm cách biết nhà em Hà (chắc là đi theo) trong cư xá Trung Dũng, đường Hồng Thập Tự. Mỗi sáng sớm những buổi em Hà đi học, anh đứng chờ trước nhà với một giỏ to đựng thật nhiều hoa sứ. Khi em bước ra cửa anh đi trước em Hà một đoạn, cứ thế vừa đi vừa rải những cánh hoa sứ. Hoa sứ anh rải hôm màu trắng, hôm màu vàng, hôm màu hồng, nhưng chỉ được vài hôm là chương trình phải ngưng vì không còn nguồn cung. Bạn bè phục anh sát đất vì tài … chôm quá hay, chôm một lượng lớn trong nhiều ngày mà không bị bắt! Phải là do chôm vì gia đình anh ở tỉnh, ở Sài Gòn không quen biết ai, còn hoa sứ lại không bán, lấy đâu ra cả giỏ để rải nếu không phải đi chôm?
Để tỏ rõ tình cảm với em Hà, đàn anh quyết định: Yêu em, yêu cả đường đi lối về của em! Biết được em hay đi bộ ngang TTQGNN để đến trường Dược, do không có thảm đỏ trải đường biểu lộ sự trân trọng dành cho em, đàn anh bèn quyết định biến lề đường Cường Để, đoạn trước TTQGNN và trường Dược thành con đường có hoa, có bướm (chắc anh hy vọng: hoa trên lề đường nở thì hoa tình của anh cũng nở theo!). Dạo ấy người ta mới trồng mấy cây còng trên lề đường. Thế là anh lui cui ôm gạch (không biết lấy đâu ra trong ký túc xá TTQGNN) ra tấn thành bồn bông quanh mấy gốc cây còng, mang hoa (cũng không biết lấy đâu ra, nhưng trong đó tôi thấy có bông phấn đỏ và bông mười giờ!) ra trồng mỗi bồn một loại, hàng ngày tưới nước, nhặt lá, rác. Cái khổ nhất của đàn anh là bảo vệ mấy bồn bông vì đám con nít đi đá banh, hay xem đá banh, ở sân Hoa Lư bên kia ngã tư thấy có người “làm chuyện lạ” bèn đứng lại nhìn. Chúng đợi cho anh chăm sóc bồn hoa ở xa liền dùng chân đạp ngả mấy viên gạch tấn bồn rồi cười to ôm banh chạy mất. Đàn anh cũng trổ hết hoa tay ra khắc những chữ “Hà” thật đẹp trên thân cây, rồi dùng sơn tô xanh đỏ lên những chữ ấy. Nhờ đó chúng tôi biết tên người trong mộng của anh. Đàn anh còn canh giờ để thay bộ quần áo nhàu nát thường mặc trong trường để vận quần áo đẹp, lên ban công lầu 1 đứng nhìn. Còn như nếu có đám SV "lóc chóc" đứng gần đó phá đám thì phải leo lên lầu 2! Trung tâm Quốc gia Nông Nghiệp có 2 khối nhà (đối diện nhau qua đường Cường Để. Thật ra đó là 1 dãy nhà thật dài được cắt bỏ khoảng giữa để làm đường Cường Để.), nên chỉ cần lên lầu đứng phía sát đường là có thể quan sát cả một đoạn đường dài, nhất là khi đứng ở khu B, nằm giữa đài Phát thanh-Truyền hình và trường Đại học Văn khoa. Ánh mắt nhìn của anh là “cả một trời tình bát ngát”, nên chỉ nhìn theo ánh mắt ấy là chúng tôi biết ngay ai là em Hà. Cánh nam sinh viên nông nghiệp nhìn cảnh đàn anh lui cui tấn gạch, chăm sóc bồn hoa, xua đuổi đám con nít phá phách và te tái leo lầu cho kịp giờ ngắm em Hà chỉ có nước nhìn nhau lắc đầu than: “Mất mặt KBC quá!” (KBC: viết tắt chữ Khu Bưu Chính, hộp thư quân đội). Những tối em Hà đi TP (thực hành) về muộn anh ra đầu hành lang lầu 1, phía sát đường, ngồi ôm cây guitar tay gảy, miệng hát để chờ và tiễn em về trong tiếng nhạc! Bạn bè phải công nhận anh L. đàn hay và có giọng hát khá hay.
Dạo ấy ở Sài Gòn mới chiếu phim tình cảm Anh Obssession (Ám Ảnh), ngoài rạp dịch là “Tình Trên Xác Bướm” cho thêm phần lãng mạn. Phim nói về anh nhân viên ngân hàng đi, về chung đường với cô sinh viên mỹ thuật rất đẹp. Nhìn cô mãi, anh đem lòng yêu cô rồi lập mưu bắt cóc. “Bắt cóc”, hai từ này nghe không lãng mạn tí nào, và cũng như nhiều cô gái đẹp khác em Hà có giác quan thứ sáu. Lúc đầu chắc là em cảm thấy sung sướng, vinh hạnh trước gia đình và bạn bè vì có người rất trân trọng, quan tâm đến em: Rải hoa trên lối em đi, tên em được khắc ghi, dù là lên mấy cây còng nhỏ xíu, nhưng rõ ràng là đã ghi trong tim của người ấy. Người ấy cũng chứng tỏ rất tháo vát khi tìm ra nhà em, biết giờ em đi học, giờ về, người ấy cũng rất nghệ sĩ, đàn hát hay. Nhìn từ xa người ấy áo quần cũng bảnh bao, tướng tá coi cũng… được, nghe đâu lại là SV năm 3 hay 4. Và em chờ đợi, chờ đợi, và chờ đợi! Tuyệt nhiên không thấy động tĩnh gì của đối phương. Chờ mãi không thấy gì em Hà đâm ra sợ. Em biết, bao giờ khi đi ngang qua TTQGNN cũng có đôi mắt người ấy dõi theo em, rồi sau đó em cảm nhận được là có rất nhiều đôi mắt dõi theo! Và vì em có xem phim Obssession, hay nghe nói về phim, nên em sợ, không dám đi bộ ngang TTQGNN nữa. (Thật ra từ nhà em có thể đi bộ theo đường Mạc Đỉnh Chi rồi quẹo Thống Nhất để đến trường, nhưng như thế phải đi ngang qua hông tòa đại sứ Mỹ, vốn đầy nhóc lính Mỹ trắng, Mỹ đen, Cảnh sát dã chiến, Cảnh sát áo trắng…, càng đáng sợ hơn.) Quá sợ, thế là em phải nhờ người nhà đưa đón. Chờ đợi đưa đón mất thời giờ, để hợp lý hóa tình trạng xăng dầu mắc mỏ (nam SV Dược cũng biết thưởng thức sắc đẹp lắm) em Hà tuyển luôn “tài xế riêng”. Chuyện tình lãng mạn mất nhân vật nữ chính đành phải chấm dứt.
Gần đây tôi có dịp đi ngang đường Cường Để. Tôi chạy xe chầm chậm quan sát. Khu Cường Để vẫn tấp nập nam thanh, nữ tú. Trạm xe buýt trước TTQGNN vẫn còn, vẫn đông khách chờ xe. Có tiếng còi xe buýt vào trạm. Tôi tấp xe vào lề, dừng lại chờ. Khách lục tục lên, xe chạy. Tôi tiếp tục hành trình. Năm tôi vào học TTQGNN, hai hàng cây còng hai bên lề đường Cường Để mới được trồng, giờ chỉ còn sót lại một cây gần trường Dược và đã thành cổ thụ. Không biết mấy chữ “Hà” đàn anh tôi khắc có còn dấu vết gì?
Nguyễn Hoàng Long.
Tái bút:
Mới đây, nhờ được các đàn anh cung cấp thêm thông tin tôi biết đầy đủ hơn tính đa tình và cách biểu lộ tình yêu, có thể nói là không thể lãng mạn hơn, của đàn anh tôi, anh Trần L. Bạn học của anh, nhất là bạn cùng ngụ ký túc xá, nói những ngón tay anh bị chai sần có thể là do đánh đàn (khi chạy show), đêm ít ngủ trong phòng mà ngủ chốt gác cổng (do chạy show về khuya nên ngủ bụi, hay do chờ em Hà?), và anh là SV ít làm tốn hao nước nhất ký túc xá (quá bận để tắm giặt hay ở dơ?)
Cũng thời gian ấy trên đường Đinh Tiên Hoàng có quán cà phê Duyên Anh là nơi lui tới của SV các trường. Anh L. cũng là người thường xuyên lui tới quán, đã cảm một nàng và có màn tỏ tình tại quán cực kỳ lãng mạn, làm xôn xao cả một lúc!
Sinh viên những khóa sau, những người không biết về anh Trần L. thì cưới, chê anh nhát gái. Những người tương đối biết anh L. thì cho anh thuộc type lãng mạn, lấy làm tức thay cho anh vì “nai chịu đèn mà thợ săn không (thèm) bóp cò”, còn nói nôm na anh là người “thích nhìn bánh hơn là ăn bánh!”
Ảnh lấy từ nguồn NET.
Comment