Mới đây trên FACEBOOK tôi được kết với 1 bạn học lớp 73 KNN cũng tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật – Thủ Đức. Tôi rất ngạc nhiên vì nghĩ khoa Nông nghiệp gián đoạn tuyển sinh 1 năm, sau lớp tôi là lớp 74 KNN. Thật ra không phải thế. Chúng ta có cái chung là được đào tạo trở thành giáo viên dạy nghề, nhưng cái riêng của đặc thù ngành nghề, của xuất phát điểm mỗi người phải nói là cực kỳ đa dạng. Hy vọng với bài viết giới thiệu về một lớp của một khoa, dù ngày nay không còn tồn tại trong trường, nhưng mình hy vọng sẽ giúp các bạn biết nhiều hơn về những người bạn trong cùng lớp, cùng khoa và cùng trường. Và cũng vì tính đa dạng của trường chúng ta, nên hy vọng sau đó sẽ được đọc những bài viết như “Trường Xưa Lối Cũ” của bạn Kim Dung trên Diễn Đàn mới đây. Hy vọng.
Tất cả thành viên Diễn Đàn đều xuất thân từ trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật – Thủ Đức, nhưng có một số thành viên lại đến với trường ĐHSPKT-TĐ theo con đường vòng, như lớp 72 KNN chúng tôi..
Từ năm 1972 tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN, số 45 đường Cường Để, khu vực tập trung 3 trường đại học: Nông nghiệp, Văn khoa và Dược) trên lầu 3, khu A, xuất hiện văn phòng khoa Sư Phạm Nông Nghiệp, khoa trưởng là thầy bác sĩ Đặng Quang Điện, trong khoa còn có thầy Nguyễn Thanh Hùng (M.S) thầy Đinh Trường Huy (B.S). Sau này (năm 1974) còn có thầy Thích Thanh Nhân (Ph.D) và thầy Nguyễn Hữu Bính (M.S) dạy Tâm lý giáo dục.
Tháng 9/1972 sinh viên khóa 14 Nông nghiệp nhập trường. Số sinh viên vào học năm này đông hơn mọi năm trước là do có thêm 60 bạn là của 2 lớp Sư Phạm Canh Nông (30 bạn) và Sư Phạm Thú Y-Chăn Nuôi (30 bạn). Như vậy, SV sư phạm nông nghiệp chúng tôi là con ruột của TTQGNN khi thầy Đặng Quang Điện đã tốn rất nhiều công sức soạn chương trình đào tạo, thuyết phục thầy Giám đốc TTQGNN, rồi thầy Bộ trưởng bộ Nông nghiệp, cho mở khoa Sư phạm Nông Nghiệp ngay tại Trung tâm. Thầy mang chúng tôi vào trường sau 1 kỳ thi mini (thành phần thi giới hạn: Tú Tài 2 phải đậu bình thứ trở lên, và thời gian từ lúc thông báo tổ chức thi đến ngày thi chỉ trong 20 ngày. Phải làm gọn và nhanh như vậy mới kịp nhập học chung với Khóa 14 Kỹ sư Nông nghiệp đã thi trước đó gần 1 tháng), với tư cách khóa 1 Sư phạm.
Việc thành lập khoa Sư phạm Nông Nghiệp sẽ giải quyết một nghịch lý đã tồn tại khá lâu: Từ những năm thập niên 1960 các trường trung học Nông Lâm Súc (cũng như các trường trung học Kỹ thuật) đã giảng dạy ổn định và ngày càng phát triển. Người dân, nhất là các vùng nông thôn và cận nông thôn đã tin tưởng và cho con em đến học tại các trường học Nông Lâm Súc như trường Trung học NLS Cần Thơ, Trung học NLS Bình Dương… nhưng không có trường đào tạo thầy chính quy để giảng dạy các môn kỹ thuật, phải “lấy” kỹ sư về dạy. Chuyên môn của thầy “kỹ sư” không có gì phải nói, nhưng về nghiệp vụ sư phạm có thể có vấn đề, nên khi lớp chúng tôi, sau này khi ra trường, sẽ giải quyết nghịch lý nói trên và cũng chấm dứt tình trạng “chảy máu kỹ sư”.
Sau khi đậu vào (thi vào có cả phần khẩu vấn: xem tướng, nghe tiếng nói của thí sinh!) sinh viên muốn vào học ngành sư phạm nông nghiệp phải trở về nguyên quán đến tòa án xin trích lục tư pháp lý lịch (mẫu số 3, màu xanh lam), phải khám sức khỏe trước khi nhập học tại Ty Y tế Công Chức (cạnh bệnh viện Hồ Xuân Hương, Q3). SV chúng tôi được nhận học bổng 3.000đ/tháng, và phải học suốt 12 tháng/năm. Ba tháng hè dành học nghiệp vụ sư phạm. Sang năm thứ 3 lớp Canh Nông sẽ chọn 5 SV sang học ngành Công Thôn (các bạn Tỵ, Hảo, Phương…), lớp Thú y-Chăn nuôi cũng chọn 5 SV học ngành Thủy Sản ( các bạn Minh Anh, Chi, thị Minh…). Năm thứ 4 học kỳ 1 học chuyên môn tại TTQGNN (sau 1975 đổi thành trường Đại học Nông Lâm), học kỳ 2 phải thực hiện một tiểu luận và bảo vệ tiểu luận trước khoa. SV bảo vệ thành công mới được ra trường.
Kế hoạch ban đầu là thế nhưng khi chúng tôi học được vài tháng thì cuối năm 1972 bộ Giáo Dục ra quyết định thành lập Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức với 3 trường: Đại học Nông Nghiệp, Đại học Kỹ Thuật và Đại học Giáo Dục. Xét về mục tiêu đào tạo khoa Sư phạm Nông Nghiệp lại khớp với mục tiêu đào tạo của trường Đại học Giáo Dục. Thế là khóa chúng tôi (1972) trở thành khóa 2, trước chúng tôi có khóa 1 (1971) đàn anh của khoa Công nghiệp. Và cũng vì thế từ năm 1973, từ con ruột chúng tôi trở thành con nuôi, phải “ăn nhờ, ở đậu(!)” tại TTQGNN cho đến cuối tháng 4/1975.
Sau 30/04/1975 chúng tôi tập trung về trường ĐHSPKT-TĐ, tất cả SV các lớp Canh Nông, Công Thôn, Thú y-Chăn nuôi, Thủy Sản được trường gọp lại thành lớp 72 KNN.
Gần ba năm học, ngàn ngày “đi đường vòng” tại TTQGNN. Một ngàn ngày tuổi trẻ, biết bao thân thương, biết bao kỷ niệm.
Ảnh chụp 2 khối nhà A (bên trái) và B của Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp những năm sinh viên lớp 72 KNN đi đường vòng.
(Thật ra học kỳ 1 năm thứ 4 [tháng 9/1976 – tháng 1/1977] chúng tôi còn quay lại đại học Nông Lâm tp. HCM [tên gọi mới của TTQGNN] học chuyên môn.)
Tất cả thành viên Diễn Đàn đều xuất thân từ trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật – Thủ Đức, nhưng có một số thành viên lại đến với trường ĐHSPKT-TĐ theo con đường vòng, như lớp 72 KNN chúng tôi..
Từ năm 1972 tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN, số 45 đường Cường Để, khu vực tập trung 3 trường đại học: Nông nghiệp, Văn khoa và Dược) trên lầu 3, khu A, xuất hiện văn phòng khoa Sư Phạm Nông Nghiệp, khoa trưởng là thầy bác sĩ Đặng Quang Điện, trong khoa còn có thầy Nguyễn Thanh Hùng (M.S) thầy Đinh Trường Huy (B.S). Sau này (năm 1974) còn có thầy Thích Thanh Nhân (Ph.D) và thầy Nguyễn Hữu Bính (M.S) dạy Tâm lý giáo dục.
Tháng 9/1972 sinh viên khóa 14 Nông nghiệp nhập trường. Số sinh viên vào học năm này đông hơn mọi năm trước là do có thêm 60 bạn là của 2 lớp Sư Phạm Canh Nông (30 bạn) và Sư Phạm Thú Y-Chăn Nuôi (30 bạn). Như vậy, SV sư phạm nông nghiệp chúng tôi là con ruột của TTQGNN khi thầy Đặng Quang Điện đã tốn rất nhiều công sức soạn chương trình đào tạo, thuyết phục thầy Giám đốc TTQGNN, rồi thầy Bộ trưởng bộ Nông nghiệp, cho mở khoa Sư phạm Nông Nghiệp ngay tại Trung tâm. Thầy mang chúng tôi vào trường sau 1 kỳ thi mini (thành phần thi giới hạn: Tú Tài 2 phải đậu bình thứ trở lên, và thời gian từ lúc thông báo tổ chức thi đến ngày thi chỉ trong 20 ngày. Phải làm gọn và nhanh như vậy mới kịp nhập học chung với Khóa 14 Kỹ sư Nông nghiệp đã thi trước đó gần 1 tháng), với tư cách khóa 1 Sư phạm.
Việc thành lập khoa Sư phạm Nông Nghiệp sẽ giải quyết một nghịch lý đã tồn tại khá lâu: Từ những năm thập niên 1960 các trường trung học Nông Lâm Súc (cũng như các trường trung học Kỹ thuật) đã giảng dạy ổn định và ngày càng phát triển. Người dân, nhất là các vùng nông thôn và cận nông thôn đã tin tưởng và cho con em đến học tại các trường học Nông Lâm Súc như trường Trung học NLS Cần Thơ, Trung học NLS Bình Dương… nhưng không có trường đào tạo thầy chính quy để giảng dạy các môn kỹ thuật, phải “lấy” kỹ sư về dạy. Chuyên môn của thầy “kỹ sư” không có gì phải nói, nhưng về nghiệp vụ sư phạm có thể có vấn đề, nên khi lớp chúng tôi, sau này khi ra trường, sẽ giải quyết nghịch lý nói trên và cũng chấm dứt tình trạng “chảy máu kỹ sư”.
Sau khi đậu vào (thi vào có cả phần khẩu vấn: xem tướng, nghe tiếng nói của thí sinh!) sinh viên muốn vào học ngành sư phạm nông nghiệp phải trở về nguyên quán đến tòa án xin trích lục tư pháp lý lịch (mẫu số 3, màu xanh lam), phải khám sức khỏe trước khi nhập học tại Ty Y tế Công Chức (cạnh bệnh viện Hồ Xuân Hương, Q3). SV chúng tôi được nhận học bổng 3.000đ/tháng, và phải học suốt 12 tháng/năm. Ba tháng hè dành học nghiệp vụ sư phạm. Sang năm thứ 3 lớp Canh Nông sẽ chọn 5 SV sang học ngành Công Thôn (các bạn Tỵ, Hảo, Phương…), lớp Thú y-Chăn nuôi cũng chọn 5 SV học ngành Thủy Sản ( các bạn Minh Anh, Chi, thị Minh…). Năm thứ 4 học kỳ 1 học chuyên môn tại TTQGNN (sau 1975 đổi thành trường Đại học Nông Lâm), học kỳ 2 phải thực hiện một tiểu luận và bảo vệ tiểu luận trước khoa. SV bảo vệ thành công mới được ra trường.
Kế hoạch ban đầu là thế nhưng khi chúng tôi học được vài tháng thì cuối năm 1972 bộ Giáo Dục ra quyết định thành lập Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức với 3 trường: Đại học Nông Nghiệp, Đại học Kỹ Thuật và Đại học Giáo Dục. Xét về mục tiêu đào tạo khoa Sư phạm Nông Nghiệp lại khớp với mục tiêu đào tạo của trường Đại học Giáo Dục. Thế là khóa chúng tôi (1972) trở thành khóa 2, trước chúng tôi có khóa 1 (1971) đàn anh của khoa Công nghiệp. Và cũng vì thế từ năm 1973, từ con ruột chúng tôi trở thành con nuôi, phải “ăn nhờ, ở đậu(!)” tại TTQGNN cho đến cuối tháng 4/1975.
Sau 30/04/1975 chúng tôi tập trung về trường ĐHSPKT-TĐ, tất cả SV các lớp Canh Nông, Công Thôn, Thú y-Chăn nuôi, Thủy Sản được trường gọp lại thành lớp 72 KNN.
Gần ba năm học, ngàn ngày “đi đường vòng” tại TTQGNN. Một ngàn ngày tuổi trẻ, biết bao thân thương, biết bao kỷ niệm.
Ảnh chụp 2 khối nhà A (bên trái) và B của Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp những năm sinh viên lớp 72 KNN đi đường vòng.
(Thật ra học kỳ 1 năm thứ 4 [tháng 9/1976 – tháng 1/1977] chúng tôi còn quay lại đại học Nông Lâm tp. HCM [tên gọi mới của TTQGNN] học chuyên môn.)
Comment