Announcement

Collapse
No announcement yet.

Covid-19 đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc trong Sáng kiến Một vành đai một con đường

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Covid-19 đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc trong Sáng kiến Một vành đai một con đường



    Toàn cảnh công trường xây cầu Peljesac nối liền Dubrovnik với phần còn lại của Croatia, do công ty Trung Quốc China Road and Bridge Corporation xây dựng. REUTERS/Stringer

    Chỉ mới cách đây một năm, tại một cuộc họp vào tháng 5/2019 ở Bắc Kinh, tập hợp lãnh đạo các nước trên thế giới đã tham gia vào Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường (BRI), chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn phô trương đề án hạ tầng cơ sở to lớn của Bắc Kinh.

    Thế nhưng một con virus nhỏ xuất hiện tại Vũ Hán mà Bắc Kinh thoạt đầu muốn che giấu, đã bắt đầu gây hại tại Trung Quốc trước khi lan rộng ra toàn thế giới, gây nên những thiệt hại không kể xiết.

    Hậu quả, theo một phân tích của tuần báo Anh The Economist ngày 04/06/2020 vừa qua, là nhiều đề án của cái được gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc đã bị dừng lại, nhiều nước tham gia đề án đang phải vật lộn để trả các khoản vay của Bắc Kinh, bản thân kinh tế Trung Quốc cũng đang suy yếu. Trong bài viết: “Đại dịch gây hại lớn cho Sáng kiến Một vành đai một con đường của Trung Quốc”, tuần báo Anh nhận định, Con Đường Tơ Lụa lẽ ra phải mượt mà đã trở nên gập ghềnh hơn.

    Theo The Economist, Sáng kiến Một vành đai một con đường là yếu tố trung tâm trong chính sách ngoại giao của ông Tập Cận Bình, được đưa vào cương lĩnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2017, được guồng máy tuyên truyền đồng loạt tán dương. Hoàn Cầu Thời Báo chẳng hạn cho rằng “Hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến đã đạt đến cấp độ phát triển thượng thặng”, còn Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh thì khẳng định: “Nhất Đới Nhất Lộ sẽ trở thành chất xúc tác cho việc vực dậy kinh tế toàn cầu”.

    Từ năm 2013, khi sáng kiến này bắt đầu khởi động, Trung Quốc đã cấp phát hay cam kết hàng trăm tỷ đô la tín dụng hay viện trợ để xây dựng hàng loạt nhà máy điện, cảng biển, đường sắt, đường bộ và các cơ sở hạ tầng khác ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Trung Á và châu Âu.

    Tuy nhiên, theo The Economist, với dịch Covid-19, bão tố đã nổi lên dọc theo 2 trục trên bộ và trên biển của Con Đường Tơ Lụa Mới.

    Sau khi bị đại dịch Covid-19 quét qua, công trình xây dựng nhiều đề án đã bị đình chỉ, một số đã bị bỏ hẳn, một số khác mà lợi ích thực thụ đã bị nghi ngờ ngay từ trước khi có dịch, giờ đây đã bị coi là cồng kềnh, tốn kém mà lại vô ích. Nhiều khoản vay đáo hạn sắp lâm vào tình trạng không khả năng thanh toán, và các nước con nợ, bị Covid-19 đánh quỵ, đang tìm cách khất nợ đến hạn.
    Vào tháng Hai vừa qua, Ai Cập đã dời lại vô thời hạn công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở Hamrawein do Trung Quốc tài trợ. Qua tháng 3, đến lượt Bangladesh hủy bỏ kế hoạch xây một nhà máy điện than ở Gazaria. Đến tháng Tư, Pakistan yêu cầu Trung Quốc nới lỏng thời hạn trả 30 tỷ đô la cho các đề án về năng lượng.

    Nhiều quyết định hủy bỏ cũng kèm theo những lời đả kích cách Trung Quốc cho vay.

    Tháng Tư vừa qua, tổng thống Tanzania John Magufuli tuyên bố sẽ hủy bỏ một đề án xây hải cảng trị giá 10 tỷ đô la ở Bagamoy, với lý do là người tiền nhiệm của ông đã ký kết đề án với những điều kiện mà chỉ có “người say rượu” mới chấp nhận – chủ yếu là việc Trung Quốc sẽ hoàn toàn kiểm soát, sử dụng cảng, với hợp đồng thuê nhượng trong 99 năm.

    Trong tháng Năm, các nghị sĩ Nigeria cũng bỏ phiếu thông qua việc rà soát lại toàn bộ các khoản vay từ Trung Quốc cho những đề án mà Trung Quốc tài trợ, trong bối cảnh quan ngại nổi lên chung quanh việc các phần tài trợ này kèm theo những điều khoản không thuận lợi.
    Công trình cũng bị đình hoãn do các biện pháp cách ly, an toàn y tế liên quan đến dịch Covid-19, trong đó có việc một số quốc gia hạn chế không cho nhân công Trung Quốc về nước nhân dịp Tết Nguyên Đán được trở lại làm việc.

    Ví dụ được The Economist nêu bất là trường hợp Việt Nam. Các biện pháp an toàn cấm người từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến việc chạy thử tuyến đường metro mới ở Hà Nội. Hơn 100 chuyên gia Trung Quốc tham gia công trình đã không trở lại Việt Nam được. Bản thân dự án này cũng đã bị chậm trễ đến 4 năm so với dự kiến và với cái giá bị đội lên thành 800 triệu đô la cho 8 dặm đường ray, vượt xa ngân sách dự kiến.

    Đối với The Economist, các tình huống này tạo ra nhiều vấn đề cho lãnh đạo Trung Quốc về mặt kinh tế, ngoại giao và chính trị, vì BRI gắn chặt với uy tín của chủ tịch Tập Cận Bình.
    Trước tiên, sẽ có thua lỗ về tài chính. Nhiều quốc gia dùng tiền thu được nhờ xuất khẩu hàng hóa để chi cho các đề án Con Đường Tơ Lụa. Thế nhưng dịch Covid-19 đã làm giảm đáng kể nhu cầu về các hàng hóa này. Vấn đề đối với Trung Quốc là có nên giảm nợ, như một số quốc gia chủ nợ đôi khi làm, hay là vẫn giữ nguyên số nợ và duy trì các dự án trong khuôn khổ BRI càng nhiều càng tốt, bằng cách hoãn lại việc chi trả và kéo dài thời hạn, điều mà Trung Quốc vẫn làm?

    Đối với các chuyên gia, dẫu sao thì việc không trả được nợ cho Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Và vấn đề đặt ra ở đây là trái với các thành viên Câu Lạc Bộ Paris, tập hợp các quốc gia chủ nợ lớn, không đòi thế chấp khi cho vay để phát triển, thì theo bà Carmen Reinhart, kinh tế trưởng sắp tới đây của Ngân Hàng Thế Giới, các ngân hàng Trung Quốc lại đòi thế chấp trên khoảng 60% tín dụng mà họ cấp cho các quốc gia đang phát triển.
    Trên nguyên tắc một quốc gia chỉ có thể được hoãn nợ khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát một khu mỏ, một cái cảng hay khoản tiền đã thế chấp. Đấy chính là lý do vì sao các ngân hàng Trung Quốc chỉ muốn đàm phán lại các khoản nợ một cách song phương và kín đáo vì như vậy họ có phương tiện gây áp lực để chọn cách xử lý có lợi cho mình.

    The Economist nhận định: Đó chính là yếu tố gây nên không ít rủi ro ngoại giao cho Trung Quốc vì đòi lấy tài sản từ những quốc gia vỡ nợ sẽ dẫn đến phẫn nộ.
    Điều đó sẽ làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc tại những nước mà sáng kiến BRI muốn giúp đỡ, và càng làm tăng mối nghi kỵ trong giới diều hâu phương Tây là Trung Quốc sử dụng chiêu bài Con Đường Tơ Lụa để bắt chẹt các nước con nợ và qua đó giành quyền kiểm soát hạ tầng cơ sở phục vụ Trung Quốc trên mặt chiến lược.

    Theo chuyên gia Scott Morris, thuộc Trung Tâm Phát Triển Toàn Cầu (Centre for Global Development), một cơ quan tham vấn tại Washington, thì nếu Trung Quốc tịch thu các tài sản mà các quốc gia con nợ đã thế chấp, phản ứng ngược lại sẽ rất nghiêm trọng.

    Đối với ông Morris, rất có thể là Bắc Kinh sẽ xử lý một cách thận trọng, và trước khi kinh tế toàn cầu phục hồi lại, chắc chắn số dự án mới trong Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường sẽ ít đi: “Rất khó mà tưởng tượng được là BRI có thể giữ được mức độ tham vọng trước đây”.

    RFI
    Have a nice day!!
Working...
X