Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ngày đầu đến định cư ở quê hương thứ hai

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngày đầu đến định cư ở quê hương thứ hai

    Một vài hình ảnh của những phút giây ban đầu tại phi trường trong ngày đầu tiên của 40 năm trước 19/6/1980 khi bắt đầu cuộc đời tỵ nạn định cư trên đất Mỹ.
    Click image for larger version  Name:	pic0-Album-Welcome-IMG_4641.JPG Views:	0 Size:	269.0 KB ID:	21758

    Hình ảnh trong album của nhà thờ First Presbyterian church trao tặng

    Thời gian đi quá nhanh, nhìn lại mới đây mà đã tròn 40 năm .

    Ngày 19/6/1980, cuộc đời ty nạn bước sang một chương mới, gia đình chính thức bắt đầu cuộc đời định cư ở Hoa Kỳ sau hơn một năm ở các trại ty nạn thuyền nhân ở Mã Lai và Indonesia. Ngày đầu tiên đến thành phố định cư ở Mỹ

    Theo hành trình bay (itinerary) từ Singapore sang Hoa Kỳ thì chặng cuối là chuyến bay ngắn, mất khoảng 1 giờ từ Chicago đến thành phố nhỏ Bloomington nơi có khoảng 50,000 cư dân của tiểu bang Indiana. Ngồi trong máy bay không còn tinh thần tâm trạng yên bình để ngắm cảnh qua khung cửa sổ, mà đầu óc phải miên man suy nghĩ, đầy lo lắng, bâng khuâng. Tiền bạc, tài sản giá trị mang theo trên đường vượt biên thì đã bị cướp mất hết bởi 2 lần gặp cướp biển Thái lan. Ngôn ngữ Anh văn môn sinh ngữ 2 bập bẹ ở ba năm trung học đã trả lại hết cho thầy từ năm 1972. Gia đình con bà phước, không có bà con thân nhân trên đất nước Hoa Kỳ rộng lớn này, để được chia sẻ kinh nghiệm sống ra sao… Quá nhiều câu hỏi thắc mắc hòa lẫn với bao âu lo tràn ngập trong đầu khi biết sắp đến nơi định cư:
    Cuộc đời rồi sẽ ra sao? Bắt đầu lại như thế nào?
    Tương lai có như mong ước? Hay đời như giấc chiêm bao?...

    Và rồi bao suy nghĩ âu lo chợt tắt, tạm quên đi sau khi chiếc máy bay nhỏ chạm đất rung mình lắc lư khi hạ cánh an toàn ở phi trường nhỏ (Bloomington little airport) sau chuyến bay ngắn ngủi.

    Đến đón gia đình tại phi trường của Bloomington, Indiana là các thành viên trong tiểu ban bảo trợ cùng với vị mục sư pastor của nhà thờ First Presbyterian Church tại thành phố này. Sau khi nhận hành lý, những người thành viên từ nhà thờ đi đón nhìn nhau ngạc nhiên không ngờ khi khám phá rằng tất cả hành lý gia đình 6 người bay đến đây chỉ vỏn vẹn có 1 vali kích thước hạng trung, khoảng 25 inches, chứa một vài bộ quần áo của mỗi người được dồn lại trong đó.

    Đời tỵ nạn, ngày đầu tiên trên đất Mỹ 40 năm trước 19/6/1980, đã bắt đầu ...

    Một vài hình ảnh của những phút giây ban đầu tại phi trường trong ngày đầu tiên của 40 năm trước 19/6/1980 khi bắt đầu cuộc đời tỵ nạn định cư trên đất Mỹ.
    Click image for larger version  Name:	pic1-Arrival-bloomingtonIND.jpg Views:	0 Size:	260.8 KB ID:	21759

    Từ phải - Được hướng dẫn bước xuống cầu thang máy bay:
    Tư (áo trắng), Kim Thủy (áo nâu).

    Click image for larger version  Name:	pic2-Pastor-Tu-greeting.jpg Views:	0 Size:	214.5 KB ID:	21760


    Từ phải: Kim Thủy (áo nâu - ôm đóa hoa chào đón), x, x, Tư (áo trắng),
    cô thông dịch viên, Mục sư (pastor).

    Lời kết: Mỗi người Việt ty nạn định cư nước ngoài là một câu chuyện có thể viết thành sách, hồi ký. Không rõ những ngày đầu định cư của các bạn như thế nào, chứ những hình ảnh xưa khi xem lại đã đem lại nhiều bồi hồi gợi nhớ nhiều kỷ niệm nhớ mãi của cái thuở ban đầu đó !!!?
    Last edited by TuNguyen; 06-19-2020, 07:21 AM.
    Best wishes,

  • #2
    Bao nhiêu kg vậy anh Tư?

    Comment


    • #3

      Anh Tư và Kim Thủy , thật là may mắn, vì có những tấm hình VÔ GIÁ của ngày xưa. Lúc đó , không có Iphone như bây giờ, để có tiền mua phim và máy chụp ảnh , thật là rất khó khăn.

      Nhưng nhìn hình , thì vẫn có thể nhận ra anh Tư và Kim Thủy.

      Thời gian qua rất nhanh, bây giờ nhìn hình và nhớ lại chặng đường anh Tư va KT đã đi qua, tuy cực nhọc những kết quả thật rực rỡ....phải không ạ?


      Click image for larger version

Name:	IMG_4366.jpg
Views:	252
Size:	88.0 KB
ID:	21763

      Đây là tấm hình lúc đó ĐH qua Canada cũng được 2 năm.
      Đình Hương

      Comment


      • #4
        Có lẽ sau khi đọc xong những giòng chữ trên bài viết anh Tư , nhiều bạn chắc cũng sẽ bồi hồi nhớ lại cái thuở ban đầu không bao giờ quên đó , thỉnh thoảng P có dịp họp mặt với người thân bạn bè , nếu mình hỏi ngày qua đây , hầu như ai cũng nhớ như nhớ ngày birthday của mình , ngày đó tâm trạng mọi người gần như khá giống nhau , ngay cả những người được đi diện bảo lảnh như P , cũng rất hoang mang vì không biết tương lai như thế nào , trong đầu muôn vàn câu hỏi chẳng hạn như mình sẽ làm gì , bắt đầu như thế nào , khi nào mới ổn định đây ? trong khoảng thập niên từ 80 - 90 hầu như ai ra đi cũng bắt đầu từ con số 0 hoàn toàn theo nghĩa đen và nghĩa bóng , khi P lên máy bay lúc đó thực sự mình cũng chỉ có một túi xách đựng vài bộ quần áo mà thôi

        Mặc dù P được đi diện bảo lảnh nhưng vì thời gian đó không có máy bay trực tiếp từ VN sang Úc nên mình phải sang Thái lan chờ đợi khoảng mười ngày , cùng chuyến bay với P từ VN lúc đó chỉ có vài hành khách đa số là người lớn tuổi được con cái bảo lảnh nên gần như P luôn ở bên cạnh các bác ấy trong suốt hành trình
        Thời gian ở Thái lan cũng là một kỷ niệm khó quên khi nhóm P được ở chung với một số các anh chị từ đảo sang chờ máy bay như mình , nhờ đó P cũng được biết thế nào là cơm bà phước , hai nhóm gom lại chỉ có khoảng 20 người , trong thời gian ở đây cả nhóm chỉ được gặp người đại diện hai lần , ngày đầu và ngày cuối , còn lại những ngày giữa không thấy họ đâu , cho nên P lại có dịp một lần nữa vận hết trí nhớ để thông dịch cho cả hai nhóm mỗi khi họ cần nói chuyện với nhân viên ở Trung tâm hoặc theo họ đi gặp bác sĩ xin thuốc , bây giờ nhớ lại P thấy mình gan cóc tía vô vàn vì vốn liếng Anh ngữ của mình lúc đó nếu viết ra chắc cũng chỉ bằng lá mít mà thôi


        Ngày đầu của P khi qua đây khá vui vì mình sang đúng ngày lễ phục sinh , ai cũng được nghỉ holiday nên nhờ đó P được dắt đi thăm viếng nhiều nơi mà trước đó mình chỉ thấy hình ảnh trên các tấm card postal từ người thân gửi về , tháng 4 ở Mel rơi vào mùa thu thời tiết rất đẹp chỉ thiếu có nai vàng đạp trên lá vàng khô thôi các bạn ạ

        Nói chung là thời gian đó P nghĩ ai được đi nước ngoài là có phước lắm , dù bằng cách này hay cách nọ , mỗi khi nghe tin ai đi được P khóc vì mừng cho bạn đi thoát đồng thời cũng tội nghiệp cho mình , lúc đó P đâu ngờ có ngày em ơi trái đất vẫn tròn chúng mình may mắn vẫn còn gặp nhau như thế này

        Thời gian trôi nhanh quá , nhìn lại có lẽ các bạn cũng thấy mình đã đi qua một quãng đường khá dài mà ngày bắt đầu không ai mà không nhớ như một ngày DOB thứ hai , P chúc mừng gia đình anh Tư KThủy đã gặt hái được nhiều hoa thơm trái ngọt trên quãng đường vừa qua , và P cũng cầu chúc anh Tư KThủy cùng các bạn cũng sẽ tiếp tục gặt hái được thêm nhiều niềm vui mới trong thời gian sắp đến nha

        Thân mến

        Click image for larger version

Name:	unnamed (11).jpg
Views:	300
Size:	99.4 KB
ID:	21850
        Hình P mới sang năm đầu tiên. Lúc này nhớ VN lắm
        Last edited by XuanLan; 06-24-2020, 10:53 PM.

        Comment


        • #5
          Ngày xưa 58 kg (128 lbs), ngày nay 78 kg (172 lbs).
          Hồng Nhung hỏi thì bản thân phải xem hinh lại và trả lời. Khi nhìn lại hình xưa, rồi xem lại hình ngày nay của bản thân thì thấy sao mà quá... đau lòng!! ? Riêng cái bụng bia cũng đã tròm trèm 10 kg rồi. ?
          Click image for larger version  Name:	Tu-Then1980&Now2020.jpg Views:	0 Size:	56.3 KB ID:	21768

          Then 1980 - Now 2020


          Hình cũ ngày xưa của Lê Phương và Đinh Hương nhìn trẻ trung và rất xinh. Những vẻ đẹp đó vẫn còn nhiều không đổi đến ngày nay như khi gặp lại trong dịp họp mặt vừa qua ở Sydney. Không biết sao chứ phụ nữ giữ vóc dáng, nét xinh xắn hay hơn nhiều so với cánh đàn ông, nhất là vòng số hai (ngoại trừ anh Mạnh Hùng nhà ta rất hay, vẫn giữ được vóc dáng xưa).

          Ngày xưa thời mới sang tỵ nạn phải để dành tiền cả năm sau mua được một cái máy chụp hình. Sau khi chụp xong thì phải chờ "good luck" khi rửa hinh để có được hình không hư và coi được. Cho nên hình xưa đa số là hình ảnh kỷ niệm, đẹp và quí giá. Cảm ơn Đinh Hương và Lê Phương đã chia sẻ những tấm ảnh đẹp quí hiếm ngày xưa.!!
          Last edited by TuNguyen; 06-20-2020, 09:05 AM.
          Best wishes,

          Comment


          • #6
            Ca'c anh chi, các ban thân mê'n

            Đọc những câu chuyện kể về ngày đầu tiên đến định cư ở quốc gia thứ hai cua anh Tu-Thuy, chi Dinh Huong và chi Phuong, MH cũng nhớ chuyện của mình xin duoc chia se.
            MH được anh Khánh (đi Bỉ năm 1981) bảo lãnh sang Bỉ vào tháng 7 năm 1983. Đây là lần đầu tiên MH đi ngoại quốc và đi một mình. Máy bay quá cảnh ở Thái Lan và Hòa Lan trước khi đến Bỉ. Ở phi trường Amsterdam, trong lúc chờ đợi lấy chuyển bay đi Bruxelles, MH nhìn quang cảnh chung quanh thây' cai' gi cũng lạ mắt . MH thây' ngô nghĩnh, lạ mắt nhât là mái tóc thắt bính của những phụ nữ Phi Châu, vì chưa bao giờ MH thây' kìêu tóc đó ở VN. Tóc được thắt bính và chẻ ngang, chẻ dọc lên tới tận đỉnh đầu như hình vẽ vậy !!! MH đã kín đáo đến gần họ xem coi có phải là tóc thắt bính không hay là họ vẽ rằn ri trên đầu? Đến gần xem thấy đúng là tóc mà MH vẫn chưa tin vào mắt của mình vì nghĩ là làm sao họ có thể thắt những cái bính như vậy được ?

            Nhớ lại lúc đó mình thật là nhà quê mà tức cười.


            ??!
            Click image for larger version  Name:	30923024299f55787b005849733167e1.jpg Views:	0 Size:	88.0 KB ID:	21775




            (hinh lây tu internet)

            Đã 37 năm xa xứ rồi, thời gian MH sống ở Bỉ nhiều hơn thời gian sống ở VN. MH coi xứ Bỉ này là quê hương của mình.
            Xứ Bỉ êm đềm, khí hậu dễ chịu. Thời gian đầu anh K và MH gặp rất nhiều gian nan, chật vật vì đi bảo lãnh thì không nhân được bât cu giúp do, trợ cấp nào cua nhà nuoc cả, nhưng tụi Hương cũng đã vượt qua được và hoà nhâp nhanh voi cuôc sô'ng moi. Nói chung người Vìêt Nam ở Bỉ có cuộc sống tốt và không ai gây tai tiếng gì cho cộng đồng. An sinh xã hôi ở Bỉ cũng rất tố
            t.

            Và duoi đây là tấm hình đầu tiên MH khi vừa đến Bỉ, ở phi truờng Zaventem, Bruxelles. MH chụp voi anh Khánh khi gia dinh anh Khánh ra dón MH. Click image for larger version

Name:	1983-Zaventem 1st day in Belgium.jpg
Views:	148
Size:	71.4 KB
ID:	24295

            Thân ái
            MH
            Last edited by MaiHuong; 04-21-2021, 11:36 PM.

            Comment


            • HongNhung
              HongNhung commented
              Editing a comment
              Anh Khánh có học trường minhg không, sao thấy quen quen?!

          • #7
            Khi giã từ quê hương Việt Nam và đến định cư ở quê hương thứ hai tuy qua nhiều hình thức khác nhau, như có người thì di tản, hay vượt biên ty nạn, và có bạn thì ra đi đoàn tụ với gia đình, nhưng lúc đó hình như trong chúng ta đều có chung những cảm nghĩ, buồn, vui lẫn lộn và nhất là lo lắng cho tương lại sắp đến không biết sẽ như thế nào, ra sao trên đất nước xa lạ. Những kỷ niệm cũng như những hình ảnh quí báu của những ngày đầu ngày xưa đó trên quê hương thứ hai vẫn luôn hiện ra trong ký ức và đó cũng là những tài sản quí giá mãi mãi khó phai mờ.

            Nhìn ảnh ngày xưa của các bạn Đinh Hương, Lê Phương, Mai Hương và anh Khánh được chia sẽ trên diễn đàn và khi KT có dịp gặp lại các bạn khi đi du lich Europe hay khi tham dự trong những lần Họp Mặt vừa qua, KT thấy các bạn vẫn còn giữ được rất nhiều những nét đẹp trẻ trung của năm nào. Ngày xưa lúc ra đi KT đâu có nghĩ là bạn bè sẽ còn dip gặp gỡ lại nhau, mà bây giờ không những được gặp lại mà còn được xem những hình ảnh quí hiếm kỷ niệm của bạn mình ngày xưa. Vui quá phải không các bạn!! ?
            Cheers!

            Comment


            • #8
              Mùa hè , tháng năm,1981, ĐH được rời Galang , qua Singapore rồi qua Canada. Ngày đó, để được phái đoàn Mỹ nhận , thật là khó. Phải có vợ / chồng/cha mẹ /anh em ruột, hoặc là trẻ em dưới 18 tuổi. Lúc đó ĐH 22 tuổi và chỉ có chị em họ, nên không đủ điều kiện được Mỹ nhận. Nhìn bản đồ , thì thấy Mỹ ngay bên cạnh Canada, thế là ĐH xin đi Canada, vì nghĩ rất đơn giản là mình có thể lái xe qua lại thăm viếng....

              Buổi chiều ngồi trên máy bay nhìn xuống phi trường của thành phố Windsor, Ontario. quê hương thứ hai của ĐH. Cảnh tình buồn thiu, toàn là cây cối , trước khi rời đảo Galang, ĐH nghe nói là Canada , rất lạnh, và có rất nhiều nông trại.... buồn và lo, chắc rồi ĐH cũng sẽ là công nhân trong một nông trại tại Canada....

              Thời gian 1981..., cũng bị khủng hoảng kinh tế ở Canada và Mỹ, công việc rất ít....Chính phủ Canada thật là tốt, mướn nhà và cho ĐH ở chung với mấy chị người Việt Nam cho bớt cô đơn, cho tiền mỗi tháng để trả tiền nhà và mua thức ăn, lại còn cho đi học tiếng Anh để tạo cơ hội cho ĐH có thể tìm việc làm....
              Windsor là thành phố nhỏ có khoảng 200 ngàn dân, nhưng là ngày biên giới Mỹ , có những hàng xe lớn của Mỹ là Ford, GM và Chrysler . Buổi tối , nhìn qua bên Detroit thì rất đẹp.


              Click image for larger version

Name:	IMG_4398.JPG
Views:	223
Size:	333.3 KB
ID:	21819

              Tuy nhiên, khoảng 30 phút lại xe từ Windsor là đến thành phố Leamington, nơi đó có rất nhiều nông trại...là nơi sản xuất cà chua Heinz nổi tiếng trên thế giới. Ngày thường DH đi học, cuối tuần ĐH đi theo mấy chị ở chung nhà đi hái cà chua/hoặc hái nho.

              Lúc đó lương công nhân 2.5$ một giờ, mà các chị hái cà giỏi có thể làm 50$ một ngày. Nhưng ĐH thì chỉ hái được khoảng, 5-10$ một ngày .
              ..các bạn thử tưởng tượng, hái một giở cà 40 lbs = 0.50 cents, trời nắng, và sau khi hái đầy giỏ , bạn phải khiêng từ trong vườn ra ngoài lề đường để xe đến chở


              Click image for larger version

Name:	IMG_4397 (2).JPG
Views:	218
Size:	256.7 KB
ID:	21818

              Click image for larger version

Name:	IMG_4374.JPG
Views:	232
Size:	450.0 KB
ID:	21817

              Rồi buổi tối các chị còn theo người ta đi bắt trùng, Canadian night -crawlers, trùng ở Canada rất lớn vì vậy loại trùng này rất được ưa thích và rất có giá , từ Canada mang qua Mỹ bán để dân Mỹ mua đi câu. Bạn tin không , buổi tối chúng tôi được chủ thầu chở tới những sân đánh Golf, 18 holes, để bắt trùng, vì ở đây người ta tưới nước , và cỏ mọc rất đều, nên trùng lên rất nhiều , và rất dễ bắt.....và đây là một trong những nguồn lợi tức rất lớn cho người ty nạn...
              Bây giờ nhìn lại , thời gian qua thật nhanh, cảm ơn Canada, Mỹ ...và các nước đã mở vòng tay đón chúng ta phải không ạ?

              Đình Hương

              Comment


              • #9
                • 1 comment

                  • #6.1
                    HongNhung commented
                    5 hours ago
                    Anh Khánh có học trường minhg không, sao thấy quen quen?!

                Anh Khánh (Nguyêñ Ngoc Khánh) hoc lop 74 KCN dó chi Nhung !

                Thân ái
                MH

                Comment


                • #10
                  "Anh Khánh có học trường minh không, sao thấy quen quen?! " .

                  Những ai có tham gia văn nghệ trường trong khoản thời gian 1974 -75 có lẽ đều thấy Nguyễn Ngọc Khánh ( NNK) quen quen cho dù sau mấy chục năm rời trường !

                  Hồi đó anh ta khá nổi với những bài nhạc trẻ ngoại quốc trong các chương trình văn nghệ lớn được tổ chức theo hợp đồng tại giảng đường .( ban nhạc được mướn từ ở ngoài ) .NNK còn đảm trách công việc của người trưởng khối 74KCN . Đầu năm 74 anh ta tình nguyện đánh máy , quây rodéo in tài liệu cho toàn khối môn Tâm lý giáo dục . Không may ,công việc nầy đã hạ uy tín của NNK vì thời gian thực hiện gần bằng với thời gian học môn đó . Cuối 1975 NNK không ca hát gì nữa vì phong cách phóng khoáng nhạc trẻ miền Nam đã bị giới hạn và kiểm duyệt dữ dội .

                  Đối với nhiều bạn NNK là người có tài pha chế câu chuyện, luôn đóng góp niềm vui "bên lề " của lớp cho đến ngày ra trường .

                  Thân ái
                  NTT
                  Last edited by ThienToan; 06-23-2020, 04:54 AM.

                  Comment


                  • #11
                    Thank you bài viết của anh Tư tình thân , mọi người theo đó cũng biết thêm hoàn cảnh, suy tư về định cư thuở ban đầu của bạn hữu SPKTTD ở khắp nơi .

                    Tại Australia, may mắn thay vấn đề định cư và di dân là một trong những chính sách duy trì và phát triển xã hội Úc ! Sau 1975 những người Việt tị nạn CS được chính phủ Úc nhận định cư cũng thuộc chính sách nầy . Họ được vào ở trong các hotel cỡ 3 sao ( Hostel) Mỗi người 1 bedroom độc lập . Ngày ăn 3 bửa "all you can eat " ( tiếng Việt là ăn bao bụng ) . Tuy nhiên lúc đó bụng nhiều người đã quen ăn độn nên thỉnh thoảng về phòng độn thêm mỳ gói cho đỡ ớn bơ sữa của Úc . Áo quần tự đem xuống phòng giặt để giặt , áo gối ,ra giường dơ chỉ cần đem ra đổi ở phòng tập trung . Ăn rồi đi chơi, chờ khóa 10 tuần học Anh ngữ và làm quen đời sống mới ở Úc . Lúc mới đến được hướng dẩn ra nhà băng mở 1 saving account . Cứ 2 tuần chính phủ phát cho 1 cái chè que (chữ trong kịch Kim Cương trước 75 ) để tập deposit - withdrawal . Nói chung con số trên cái cheque không còn nguyên vẹn vì đã bị hostel khấu trừ một mớ . Đây cũng là động lực để đồng bào có khuynh hướng rời Hostel , ra mướn nhà sớm hơn thời gian chính phủ dự định . ( 6 tháng đến 1 năm ).

                    dưới đây là vài tấm hình từ internet của Hostel Endeavour , 1 trong những địa điểm tiếp nhận di dân tại Sydney thập kỷ 80 .

                    Click image for larger version  Name:	Endearvour2.jpg Views:	0 Size:	45.5 KB ID:	21885Click image for larger version  Name:	Endeavour1.jpg Views:	0 Size:	59.5 KB ID:	21886Click image for larger version  Name:	Endeavour3.jpg Views:	0 Size:	50.0 KB ID:	21887
                    Hình 1 : Khu giải trí , Hình 2 : Một lớp học 10 tuần AV cho người mới đến . Hình 3 : Phạn xá .






                    Cũng như các nước khác, người Việt ở các trại tị nạn được Úc nhận định cư sẽ không phải trả tiền nợ vé máy bay như USA. Lẽ ra họ không còn lo lắng, căng thẳng gì nhiều cho cuộc sống mới . Tất cả nổ lực là hòa mình vào cuộc sống xã hội càng nhanh càng tốt . Ấy thế mà quá trình định cư cộng đồng người Việt ở Úc trong thập kỷ 80-90 cũng không tránh khỏi nhiều chuyện ê chề ! Nguyên nhân được cho là chính phủ Úc chưa kinh nghiệm với hoàn cảnh định cư của người Việt Nam, tỉ dụ như sự phân hóa , đổ bể trong một số gia đình giữa cha me và con cái do khoản cách về khả năng anh văn, tỉ dụ tình cảm như " độc thân tại chổ ", nam nữ bất cân xứng ...

                    Nhìn lại quá trình định cư của NTT , tôi may mắn vì Anh văn là sinh ngữ 1, trước 75 cũng đã học vài khóa hội Việt Mỹ . Tú tài 1 không có giá trị nhưng tú tài 2 VNCH được Úc công nhận tương đương với HSC ( Higher School Certificate) của họ . Giấy tốt nghiệp DHSPKT không có giá trị nhưng bằng cán sự BKTC được coi như thợ rành nghề . Vì vậy trong lúc thiên hạ chưa hết 10 tuần học AV thì tôi đã thành người thợ tiện cho 1 nhà máy nhỏ (khoản 50 người ) . Đi làm cu li vừa cực vừa dơ mà lòng rất sung sướng với ý nghĩ "nhất nghệ tinh nhất thân vinh " . Buổi tối đi học part time, tiền bạc rủng rỉnh so với bạn bè học full time . Thế nhưng trong cái hên nào cũng có chứa cái xui . Điều kém may của tôi có lẽ xuất phát từ cái tính "chung thủy" của người Việt . Lúc kinh tế khó khăn không bị mất việc thì lúc có cơ hội cũng không bỏ nhà máy để tiến thân . Tôi đã trung thành với họ cho đến ngày học xong và đổi nghề ! Nghề mới của tôi là Electronic và computing . Nghề nầy sạch sẻ, mát mẻ và thích thú cho nên tôi lại trung thành với công ty cho đến ngày gát kiếm về vườn .

                    Nếu được hỏi về nhận định chuyện định cư thành công ỏ Úc , có lẽ tôi sẽ tóm tắc chọn lựa hướng đi ưu tiên như sau : 1 Tự kinh doanh , 2 Đi làm cho nhà nước , 3 Làm việc cho các cơ sở tư nhân , trong trường hợp nầy hãy chọn công ty càng lớn càng tốt vì Boss trực tiếp, trả lương "hắc ám " hơn boss lảnh lương ( như mình ) ! Khả năng, bằng cấp luôn là phần quyết định sự thành công tuy nhiên cơ hội thành công, phần lớn lại đến từ quá trình tham gia trong các hội đoàn ,xã hội . ( tỉ dụ như hội đá banh, hội đua xe ... ) Cộng thêm yếu tố "hay không bằng hên " của mỗi người

                    Thân ái chúc anhh Tư Tình Thân và các bạn vui khỏe !

                    NTT
                    Last edited by ThienToan; 06-28-2020, 11:56 PM.

                    Comment


                    • #12
                      Mấy tấm hình của anh Toản chia sẻ đã đúng như sự đồn đại mà lúc ở đảo trại ty nạn mọi người thường nghe vào những năm 1980s: Đi định cư ở Úc sướng lắm, được chính phủ cung cấp trợ giup rất nhiều so với các quốc gia khác nhận người ty nạn. Nhìn dân ty nạn đến Úc những tháng ngày đầu được ở Hostel, ăn uống buffet thoải mái mà còn được chơi sinh hoạt chung, học tập, thể thao ... Sướng thiệt !!.?

                      Click image for larger version  Name:	01-Post-pic1.png Views:	7 Size:	538.5 KB ID:	21908
                      Phiếu nợ tiền vé máy bay với ICEM và cơ quan thu hồi CWS.
                      (ICEM: Intergovernmental Committee for European Migration.
                      CWS: Church World Service).


                      Bây giờ mới biết chỉ có dân ty nạn đi Mỹ phải ký giấy nợ tiền chi phí vé máy bay để sau này phải hoàn trả lại sau khi ổn định việc định cư ở đất nước Hoa Kỳ. Nhớ lại, mặc dù biết đó là nợ nần phải trả tiền lại sau này, tuy nhiên vào những ngày đó, khi được gọi tên lên ký giấy nợ vé máy bay, người nào cũng vui mừng sung sướng, nhất là sau khi cầm được một bản sao tấm giấy nợ vừa ký xong cùng với vé máy bay... Cuộc đời tỵ nạn đang bước sang trang mới !!?

                      Click image for larger version  Name:	02-Post-pic2.png Views:	6 Size:	287.6 KB ID:	21909
                      CWS xác nhận khi đã hoàn trả hết nợ mua vé máy bay đi định cư.


                      Thuở đó, thời gian đầu dân ty nạn mới sang định cư ở Hoa Kỳ đa số đều được hưởng trợ cấp phụ giúp từ những chương trình xã hội của chính quyền dành cho những người nghèo có lợi tức thấp. Cơ bản như được cấp cho những phiếu mua thực phẩm (food stamps) ở các siêu thị, được cho một ít tiền mặt phúc lợi (welfare) để sinh sống. Về sức khỏe thì nhận được thẻ bảo hiểm trợ cấp y tế Medicaid để miễn phí không phải trả tiền khi đi khám bệnh với bác sĩ, khi mua thuốc theo toa, ngay cả tiền chi phí bệnh viện mặc dù rất đắc đỏ. Để được hưởng những trợ cấp nầy, người thu hưởng như dân ty nạn mới sang thường phải xin và chứng mình lợi tức thấp nghèo cho mỗi 2 hay 3 tháng. Đa số những nhà bảo trợ hay các hội đoàn nhà thờ thường hướng dẫn và khuyến khích những người ty nạn cố gắng nhanh chóng hòa nhập vào xã hội.
                      Last edited by TuNguyen; 07-01-2020, 10:17 PM.
                      Best wishes,

                      Comment


                      • #13

                        Click image for larger version  Name:	RefugeesCanada-GettyImages-500885748.jpg?resize=850%2C478.jpg Views:	7 Size:	141.0 KB ID:	21920





                        Anh Tư ơi, dân tị nạn Canada cũng phải trả lại tiền vé máy bay cho chính phủ sau khi ổn định cuộc sống (có lương hàng tháng), niềm tự hào (có khả năng trả nợ) này không chỉ riêng dân tị nạn ở Mỹ mới có.
                        Last edited by Hung Nguyen; 07-02-2020, 04:35 PM.

                        Comment


                        • #14
                          Ohh!!.. cảm ơn anh Hùng. Như vậy dân ty nạn Việt đến định cư ở Canada và Mỹ đều có kỹ niệm vui mừng ở trại tỵ nạn khi được gọi tên để ký giấy nợ phải trả tiền vé máy bay đưa mình đến quê hương thứ hai ở Bắc Mỹ châu.
                          Click image for larger version  Name:	NW-Orient-newOne.jpg Views:	0 Size:	14.5 KB ID:	21922

                          Vé chuyến bay đi định cư năm 1980 với Northwest Airlines
                          (merged with Delta airlines in 2009).

                          Thuở 1980s, tiền lương tối thiểu của lao động Mỹ khoảng US $3.00 / giờ. Làm lao động toàn thời gian (full time) tuần 40 giờ được khoảng US $120 trước khi trừ thuế. Cho nên mấy năm sau mới có thể trả lại mấy trăm đô tiền nợ về máy bay với chính quyền.
                          Last edited by TuNguyen; 07-02-2020, 06:47 PM.
                          Best wishes,

                          Comment


                          • #15
                            Click image for larger version  Name:	July04-pic2.jpg Views:	0 Size:	49.1 KB ID:	21932


                            July 04 là ngày đại lễ của quốc gia đã cưu mang gia đình và cho cơ hội trên đất nước tự do phát triển này Đến nay đã hơn nửa đời người gắn bó, lập nghiệp và là công dân USA. Tạ ơn Hoa Kỳ và cầu nguyện đất nước này, trận đại dịch sẽ mau qua, nền kinh tế nhanh phục hồi, xã hội chóng bình an, và đất nước luôn phát triển.

                            Chúc các bạn và gia đình một cuối tuần holiday vui vẻ, hạnh phúc bên bạn bè và gia đình. Happy 4th of July - Independence Day!

                            Click image for larger version  Name:	1st-July04-1980.jpg Views:	0 Size:	34.3 KB ID:	21933
                            Buổi diễn hành ngày lễ Độc Lập July 4th, 1980 tại Indiana.
                            Last edited by TuNguyen; 07-03-2020, 07:16 PM.
                            Best wishes,

                            Comment

                            Working...
                            X