Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thành Ngữ, Tục Ngữ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thành Ngữ, Tục Ngữ

    Ướt như chuột lột


    Click image for larger version  Name:	mail?url=https%3A%2F%2Fst.quantrimang.com%2Fphotos%2Fimage%2F2017%2F08%2F01%2Fthanh-ngu-dung-sai-1.jpg&t=1603849381&ymreqid=cab0c296-6373-7e62-2f97-61000c019e00&sig=CN_Wj8zSdaJ4VjsjcVNtuQ--~D.jpg Views:	0 Size:	102.6 KB ID:	23023




    “Ướt như chuột lột” là một câu thành ngữ mà được nhiều người chúng ta đang sử dụng. Thiết nghĩ chuột thì làm sao mà “lột” được? Chỉ có “rắn lột” được thôi chứ? Điều này chứng tỏ, hầu hết mọi người đang đọc sai câu thành ngữ này.

    Nguyên bản của câu thành ngữ này phải là “ướt như chuột lội” câu này có nghĩa chỉ một người bị ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người giống hình ảnh của một con chuột lội từ dưới nước lên.



    Dùi đục chấm mắm cáy



    Click image for larger version  Name:	mail?url=https%3A%2F%2Fst.quantrimang.com%2Fphotos%2Fimage%2F2017%2F08%2F01%2Fthanh-ngu-dung-sai-4.jpg&t=1603849381&ymreqid=cab0c296-6373-7e62-2f97-61000c019e00&sig=Tg6edvFde0FQNP_sYkhR1g--~D.jpg Views:	0 Size:	116.1 KB ID:	23024




    Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, con người ta thường nói “dùi đục chấm mắm cáy”, thế nhưng đây là một câu nói sai. Từ đúng và nguyên dạng của nó phải là “Bầu dục chấm mắm cáy”. Trong câu “dùi đục chấm mắm cay” thì “dùi đục” là chỉ một dụng cụ trong nghề mộc, làm sao có thể ăn được.

    Còn Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ăn hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất; có thể nói là mạt hạng, trong các loại mắm ở vùng biển! Bầu dục, nếu ăn đúng cách là phải chấm với chanh, hay nước gừng. Còn mắm cáy thì chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà...



    Chân nam đá chân chiêu


    Click image for larger version  Name:	mail?url=https%3A%2F%2Fst.quantrimang.com%2Fphotos%2Fimage%2F2017%2F08%2F01%2Fthanh-ngu-dung-sai-5.jpg&t=1603849381&ymreqid=cab0c296-6373-7e62-2f97-61000c019e00&sig=qUDkw8956RYUq5dkpcI2KA--~D.jpg Views:	0 Size:	139.5 KB ID:	23025




    Trong câu thành ngữ này, tác giả đã sử dụng thủ pháp “đối”, trong câu này “chiêu” có nghĩa là bên trái, "đăm" sẽ được hiểu là bên phải. Còn “nam” lại không có nghĩa là bên phải.

    Vậy xem ra, nguyên gốc của thành ngữ trên phải là “chân đăm đá chân chiêu” mới đúng. Mấu chốt ở đây là ở từ “xiêu”, vốn gắn liền với nghiêng ngả, xiêu vẹo. Nó hoàn toàn phù hợp dùng để chỉ dáng điệu của ai đó hoặc say xỉn, hoặc vội vàng tất tưởi, vụng về... mà đi đứng không ngay ngắn, vững vàng. Anh chàng say “tít cung thang” đó đã “góp phần” làm cho dân gian nói lệch câu thành ngữ độc đáo này.



    Râu ông nọ cắm cằm bà kia


    Click image for larger version  Name:	mail?url=https%3A%2F%2Fst.quantrimang.com%2Fphotos%2Fimage%2F2017%2F08%2F01%2Fthanh-ngu-dung-sai-6.jpg&t=1603849381&ymreqid=cab0c296-6373-7e62-2f97-61000c019e00&sig=Zu1xbynEtPHm1by391nTww--~D.jpg Views:	0 Size:	83.9 KB ID:	23026





    Với câu này, chúng ta thường được sử dụng để ám chỉ sự nhầm lẫn, lắp ghép, lộn xộn, không chấp nhận được. Trên thực tế, nghĩa câu này không sai những lại khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa gốc.

    Nghĩa gốc sẽ là “Dâu ông nọ chăn tằm bà kia”, ý của câu này để ám chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho riêng bản thân mình.



    Ra ngô ra khoai


    Click image for larger version  Name:	mail?url=https%3A%2F%2Fst.quantrimang.com%2Fphotos%2Fimage%2F2017%2F08%2F01%2Fthanh-ngu-dung-sai-9.jpg&t=1603849381&ymreqid=cab0c296-6373-7e62-2f97-61000c019e00&sig=C78vYVAwSC0lshPYu1jjHA--~D.jpg Views:	0 Size:	86.4 KB ID:	23027





    Câu này dùng để phân biệt những thứ gần giống nhau. Nhưng trên thực tế, ngô và khoai khác nhau hoàn toàn, không khó để chúng ta có thể phân biệt. Chính vì thế, lâu nay chúng ta đã dùng sai, trên thực tế câu thành ngữ đúng phải là "Làm cho ra môn ra khoai" có nghĩa là làm cho rành mạch, rõ ràng, không thể để nhầm lẫn, lẫn lộn được.

    Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn; Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ; còn cây ngô và cây khoai khác nhau rõ ràng, chỉ nhìn bằng mắt là đã có thể phân biệt không thể lầm được.



    Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm (hay mọc đuôi tôm)


    Click image for larger version  Name:	mail?url=https%3A%2F%2Fst.quantrimang.com%2Fphotos%2Fimage%2F2017%2F08%2F01%2Fthanh-ngu-dung-sai-11.jpg&t=1603849381&ymreqid=cab0c296-6373-7e62-2f97-61000c019e00&sig=F3_w_CbDND1JNqroxkCGMg--~D.jpg Views:	0 Size:	111.5 KB ID:	23028




    Để hiểu về câu thành ngữ này, chúng ta cần phải hiểu rằng câu trên được chia thành hai về đối nhau.

    Vắng chủ nhà như bố mẹ hay người lớn tuổi trong nhà, trẻ con hay người làm thường nghịch ngợm bày trò phá phách trong nhà.

    Gà mọc đuôi tôm: gà trong thời kỳ "mọc đuôi tôm" là thời kỳ vừa mới lớn, đuôi mới mọc một nhúm lông, thường phá phách, ăn ít phá nhiều, ỉa lung tung.

    Câu đúng phải là: “Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm” ý ám chỉ rằng không có chủ nhà cai quản sẽ sinh mấy trò phá phách, hư hỏng.



    Cao chạy xa bay



    Click image for larger version  Name:	mail?url=https%3A%2F%2Fst.quantrimang.com%2Fphotos%2Fimage%2F2017%2F08%2F01%2Fthanh-ngu-dung-sai-13.jpg&t=1603849381&ymreqid=cab0c296-6373-7e62-2f97-61000c019e00&sig=2ee6iSGx7HnR.2ryWIUQtg--~D.jpg Views:	0 Size:	89.5 KB ID:	23029




    “Cao chạy xa bay" và "xa chạy cao bay”, hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kĩ khó tìm thấy ngai lập tức, đây là hai câu thành ngữ được sử dụng song song nhau trong cuộc sống. Tùy vào từng trường hợp hội thoại mà chúng ta có cách sử dụng cho phù hợp. Thế nhưng có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại quen sử dụng thành ngữ “cao chạy xa bay” hơn là “xa chạy cao bay”, sự kết hợp của câu này vô cùng ấn tượng và bất bình thường.

    Sưu tầm
    Last edited by Hung Nguyen; 10-27-2020, 09:15 PM.

  • #2
    Ngay cái tựa đề của bài sưu tầm này là đã thấy sai từ đầu. Trong này hoàn toàn không có câu nào gọi là tục ngữ cả vì tục ngữ thuộc thể loại văn học dân gian, có tính xây dựng, có nhịp điệu, có gieo vần hẵn hòi.

    Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ thường là những câu ngắn gọn, có tính tượng hình tượng hình. Nó được xử dụng một cách rộng rãi trong lời ăn tiếng nói, cũng như trong việc sáng tác thơ ca, văn học nghệ thuật...

    - Ướt như chuột lột: Ướt từ đầu đến chân.
    - Ăn nói như dùi đục chấm nước mắm: Nói chuyện một cách vụng về, không sáo ngữ (thường là người miền Nam).
    - Chân nam đá chân xiêu: Được dùng để ám chỉ người say.
    - Râu ông nọ cắm cằm bà kia: Nói chuyện không đầu, không đuôi.
    - Ngô ra ngô, khoai ra khoai: Làm cho rõ việc vì 2 thứ hoàn toàn khác nhau, không thể lẫn lộn được.
    - Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm: Chỉ có 1 từ ngắn gọn là quậy.
    - Cao chạy xa bay: Gone with the wind

    Comment


    • #3
      Cám ơn Hồng Nhung đã vào thăm diễn đàn, đã xem bài mới post và chỉ rõ những khác biệt khá hiển nhiên của 2 chữ thành ngữ và tục ngữ. Bài sưu tầm này do bạn hiền gởi đến qua email, thấy hay nên muốn chia sẻ với các bạn. Giữ nguyên tựa đề kể cả chữ sưu tầm ở cuối bài vì tôn trọng người gởi, số hình ảnh phải cắt bớt vì chỉ được quyền post một lúc 10 tấm. Sau khi đọc comment của Hồng Nhung mình đã phải bỏ công "search" lại để xem bài đó từ đâu ra. Sau đây là vài kết quả tìm được để các bạn tham khảo thêm. Thanks again !!!


      https://afamily.vn/7-cau-thanh-ngu-t...0085814197.chn


      http://xem.vn/nhung-cau-thanh-ngu-tu...i-1276720.html
      Last edited by Hung Nguyen; 10-30-2020, 10:11 AM.

      Comment


      • #4
        Cho MH xin được góp ý. Trong comment của chị Hồng Nhung, câu giải nghĩa cuối cùng của "Cao chạy xa bay" hình như không đúng là Gone with the wind. Theo MH hiêu "Gone with the wind" gìông như tựa của tỉêu thuyết "Cuốn Theo Chiều Gió" có nghĩa là "Gió chiều nào xoay chiều ấy tức là kẻ theo chủ nghĩa cơ hội, khi ngã theo phe này, khi ngã theo phe kia, cốt có lợi cho mình.
        Còn "Cao chạy xa bay" hay còn nói là " Cao bay xa chạy" thì như bàí post của anh Hùng có nghĩa là chạy trốn thì có lý hơn.

        Thân ái
        Last edited by MaiHuong; 10-30-2020, 12:14 PM.

        Comment


        • HongNhung
          HongNhung commented
          Editing a comment
          Nó có nghĩa là biến đi đó MH!

      • #5
        Thành ngữ, tục ngữ, ca dao... là một trong những bài của môn Kim Văn và Cổ Văn lớp đệ lục, trước 75. HN rất thích học 2 môn này, đặc biệt là chỉ thích nghe giảng chớ không thích làm bài!

        Comment


        • #6
          Trong các post ở trên, thấy có chỗ viết là " từ đầu", có chỗ là "từ cố định", " từ cấu tạo" làm người đọc này từ không hiểu từ đó là từ gì đến chỗ từ từ lầm lẫn từ từ với từ từ...

          Xin giải thích từ đó là từ gì đề tôi có thề từ từ hiểu từ đó...


          Theo thiển ý được dạy từ thời trung học, chữ "từ" là giới tự thời gian, chữ Việt có nghĩa khởi đầu " Từ em xõa tóc bên thềm, từ độ xa người, Từ phen đá biết tuổi vàng (Kiều)", còn chữ " từ" Hán Việt không bao giờ đứng một mình mà có nghĩa, các nghĩa là " lời " : "từ ngữ,ngôn từ,văn từ, từ chương, từ điển ( khác với tự điển).." từ "cũng có nghĩa " chối, không nhận" : từ chối, từ quan", cũng có nghĩa chia lìa " từ biệt, từ ly, từ trần", có nghĩa là hiền lành " từ ái, từ bi, từ tâm, từ thiện", có nghĩa nơi thờ " từ đường, linh từ", có nghĩa sức hút " từ lực, từ khí, từ trường, từ thạch"

          Ngôn là tiếng nói, ngữ là chữ viết, từ là lời văn hay lời nói, tự là một chữ mà không hiểu vì sao các " đỉnh cao trí tuệ" trong nước cứ từ náy từ nọ làm kẻ ít học lẩm cẩm này cứ từ từ loạn cả lên vì không hiểu từ nào với từ nào .

          Comment


          • #7
            Phải đọc hết nguyên câu mới hiểu NgoPhan ơi...! Đó là ngay từ đầu, ngay từ lúc bắt đầu câu chuyện (from the beginning).

            Comment

            Working...
            X