Theo phong tục cổ truyền của người Việt hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình chuẩn bị làm lễ cúng tiễn Táo quân lên trời để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian. Để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa trọng thể. Người Việt xưa tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại về sự tích Táo quân. Trong đó phổ biến nhất là “Sự tích vua Bếp” được lưu truyền rộng rãi, tuy nhiên câu chuyện này cũng có khá nhiều dị bản.
Một trong những tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ vợ quay quắt, Trọng Cao lên đường tìm kiếm.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Trọng Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn.
Chẳng may, Phạm Lang về nhà lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn nổi lửa đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao mình vào cứu Trọng Cao ra. Thấy Thị Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Ngọc Hoàng thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
(Ảnh: Internet)
Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà; các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Ngoài ra theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.
Người dân thành kính phụng thờ, tin tưởng thần lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn sẻ.
(Ảnh: Internet)
Táo quân được cho là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là cầu nối của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà. Hằng ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.
Mâm cúng Táo quân (Ảnh: Internet)
Một năm mới bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc vào 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về trời. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
Lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời thường được cúng khá sớm và thời gian muộn nhất là 12 giờ trưa 23 tháng Chạp Âm lịch bởi người ta quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.
(Ảnh: Internet)
Đối với người Miền Bắc, mâm cỗ với các món truyền thống đặc trưng như gà luộc, bánh chưng, xôi vò, xôi gấc, canh măng, canh bóng, đĩa xào thập cẩm, giò, mâm ngũ quả, nem (chả giò), cá kho, hành muối… và không thể thiếu các món đặc trưng miền Bắc như xôi chè, chè bà cốt, chè kho, chè xôi nén hoặc chè con ong. Đây đều là những loại chè thường chỉ có ở miền Bắc. Tuy tên gọi là chè nhưng phần lớn được nấu như xôi.
Mâm cúng của người Miền Nam cũng tương đồng với những món ăn cổ truyền và món chè trôi nước, bên cạnh đó còn có thêm một đĩa kẹo “thèo lèo”. Đây cũng là một nét đặc trưng của người Miền Nam, một số người cao tuổi cho rằng, món thèo lèo này bắt nguồn từ văn hóa của người Hoa.
Thèo lèo và trôi nước trong mâm cỗ miền Nam. (Ảnh: Internet)
Người Trung Hoa ưa chuộng lạc và vừng trong các món ăn, không chỉ đơn giản là vì mùi vị thơm ngon mà còn do quan niệm sẽ mang lại may mắn và sung túc cho năm mới. Nhâm nhi tách trà nóng với đĩa kẹo “thèo lèo” thập cẩm để thấy Tết đã về đến ngõ. Cái ngọt của đường, vị béo của vừng hòa quyện lại và kết hợp với vị đắng chát của trà mang đến một sự hòa hợp, tràn đầy phong vị Tết.
Cá chép cúng ông Táo. (Ảnh: Internet)
Bên cạnh mâm cỗ thì việc thả cá chép cũng là một phần lễ quan trọng không thể thiếu. Cá chép được coi là linh vật đưa Táo Quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ người dân thường đặt một đôi hoặc ba con cá chép sống, thả trong chậu nước, ở gần mâm cỗ thờ cúng. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, để cá chép “hóa rồng” đưa ông Táo về trời.
(Ảnh: Internet)
“Cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Minh Nguyệt
Nguồn: trithucvn
Và North Carolina đưa Ông Táo theo tục lệ văn hóa cổ truyền ngày 23 tháng chạp âm lịch năm nay:
Hình ảnh Táo quân trong tranh dân gian Đông Hồ.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại về sự tích Táo quân. Trong đó phổ biến nhất là “Sự tích vua Bếp” được lưu truyền rộng rãi, tuy nhiên câu chuyện này cũng có khá nhiều dị bản.
Một trong những tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ vợ quay quắt, Trọng Cao lên đường tìm kiếm.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Trọng Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn.
Chẳng may, Phạm Lang về nhà lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn nổi lửa đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao mình vào cứu Trọng Cao ra. Thấy Thị Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Ngọc Hoàng thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
(Ảnh: Internet)
Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà; các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Ngoài ra theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.
Người dân thành kính phụng thờ, tin tưởng thần lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn sẻ.
(Ảnh: Internet)
Táo quân được cho là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là cầu nối của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà. Hằng ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.
Mâm cúng Táo quân (Ảnh: Internet)
Một năm mới bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc vào 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về trời. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
Lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời thường được cúng khá sớm và thời gian muộn nhất là 12 giờ trưa 23 tháng Chạp Âm lịch bởi người ta quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.
(Ảnh: Internet)
Đối với người Miền Bắc, mâm cỗ với các món truyền thống đặc trưng như gà luộc, bánh chưng, xôi vò, xôi gấc, canh măng, canh bóng, đĩa xào thập cẩm, giò, mâm ngũ quả, nem (chả giò), cá kho, hành muối… và không thể thiếu các món đặc trưng miền Bắc như xôi chè, chè bà cốt, chè kho, chè xôi nén hoặc chè con ong. Đây đều là những loại chè thường chỉ có ở miền Bắc. Tuy tên gọi là chè nhưng phần lớn được nấu như xôi.
Mâm cúng của người Miền Nam cũng tương đồng với những món ăn cổ truyền và món chè trôi nước, bên cạnh đó còn có thêm một đĩa kẹo “thèo lèo”. Đây cũng là một nét đặc trưng của người Miền Nam, một số người cao tuổi cho rằng, món thèo lèo này bắt nguồn từ văn hóa của người Hoa.
Thèo lèo và trôi nước trong mâm cỗ miền Nam. (Ảnh: Internet)
Người Trung Hoa ưa chuộng lạc và vừng trong các món ăn, không chỉ đơn giản là vì mùi vị thơm ngon mà còn do quan niệm sẽ mang lại may mắn và sung túc cho năm mới. Nhâm nhi tách trà nóng với đĩa kẹo “thèo lèo” thập cẩm để thấy Tết đã về đến ngõ. Cái ngọt của đường, vị béo của vừng hòa quyện lại và kết hợp với vị đắng chát của trà mang đến một sự hòa hợp, tràn đầy phong vị Tết.
Cá chép cúng ông Táo. (Ảnh: Internet)
Bên cạnh mâm cỗ thì việc thả cá chép cũng là một phần lễ quan trọng không thể thiếu. Cá chép được coi là linh vật đưa Táo Quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ người dân thường đặt một đôi hoặc ba con cá chép sống, thả trong chậu nước, ở gần mâm cỗ thờ cúng. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, để cá chép “hóa rồng” đưa ông Táo về trời.
(Ảnh: Internet)
“Cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Minh Nguyệt
Nguồn: trithucvn
~~~ o0o ~~~
Và North Carolina đưa Ông Táo theo tục lệ văn hóa cổ truyền ngày 23 tháng chạp âm lịch năm nay:
Comment