Announcement

Collapse
No announcement yet.

Marathon Boston : bom nổ, 3 người chết và hàng trăm người bị thương

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Marathon Boston : bom nổ, 3 người chết và hàng trăm người bị thương



    Kinh hoàng tại marathon Boston ngày 15/04/2013

    REUTERS EXCLUSIVE REUTERS/Dan Lampariello

    Thanh Hà

    Ngày 15/04/2013, vào lúc 26 000 người đang tham gia cuộc chạy đua marathon ở Boston, trong vài giây, hai quả bom đã phát nổ gần sát điểm đến của cuộc đua. Nhiều thành phố lớn ở Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp an ninh. Dư luận Mỹ còn bị loạt khủng bố 11/09/2001 ám ảnh. Phát biểu ngay sau sự kiện này, tổng thống Obama lên án hành vi gây tử vong, nhưng tránh sử dụng cụm từ « khủng bố ».

    Hai quả bom đã phát nổ vào chiều hôm qua 15/04/2013, hơn 4 giờ sau khi cuộc chạy đua marathon ở Boston mở màn. Theo các nguồn tin cảnh sát thành phố, hai quả bom được đặt gần vạch đến và cách nhau khoảng từ 50 đến 100 mét. Ba nạn nhân thiệt mạng, trong đó dường như có một trẻ em, hàng trăm người bị thương, và phần lớn là bị thương ở chân.

    Vụ nổ xảy ra vào lúc có khoảng 26 000 người vận động viên đang tham dự cuộc tranh tài. Marathon tổ chức tại Boston, thủ phủ của bang Massachusetts miền đông bắc Hoa Kỳ, là cuộc chạy đua lâu đời nhất trên thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày thứ Hai trong tuần lễ thứ ba của tháng Tư. Cuộc chạy đua này thu hút các vận động viên trên toàn thế giới.

    Hình ảnh được các phương tiện truyền thông đăng tải ngay sau đó cho thấy người dân Boston hoảng sợ bỏ chạy khỏi khu vực. Nhiều chiếc lều cứu hộ được dựng lên ngay bên vệ đường để cấp cứu cho các vận động viên. Những trường hợp bị nặng nhất đã được đưa về bệnh viện thành phố.

    Cảnh sát Boston kêu gọi dân cư tại đây thận trọng và nên ở yên trong nhà. Thống đốc bang Massachusetts khuyến khích các nhân chứng cung cấp cho nhân viên điều tra những đoạn băng video thu được hình ảnh nào đáng nghi ngờ.

    Tuy nhiên cho đến tối ngày hôm qua, cảnh sát vẫn chưa bắt giữ được một nghi can nào. Trong cuộc họp báo đầu tiên, cảnh sát trưởng của thành phố Boston, Ed Davis, cho hay chưa có thông tin nào đặc biệt thiên về giả thuyết 2 vụ nổ nói trên là một hành vi khủng bố.

    Phát biểu ngay sau vụ nổ bom ở Boston, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tránh đổ thêm dầu vào lửa khi không dùng cụm từ « khủng bố tấn công » nhưng ông cam kết thủ phạm sẽ bị trừng phạt đích đáng.

    Nhiều thành phố lớn tại Hoa Kỳ như New York, Washington hay San Francissco ngay từ ngày hôm qua 15/04/2013 đã nâng cao mức báo động an ninh.

    Cả thế giới lên án

    Các vụ nổ tại cuộc thi marathon ở Bosoton đã bị cả thế giới lên án, xem đây là một vụ khủng bố mà cộng đồng quốc tế cần phải có hành động đáp trả.

    Tổng thống Pháp François Hollande ngay tối qua đã bày tỏ mối « xúc động sâu sắc » của ông và “tình liên đới cao độ của nước Pháp với chính quyền và nhân dân Mỹ”. Thủ tướng Ý Mario Monti cũng bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nước Mỹ và lên án « một hành động bạo lực gây phẫn nộ ». Các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu cũng mạnh mẽ lên án các vụ nổ này.

    Tổng thống Vladimir Putin thì đề nghị sự giúp đở của Nga trong cuộc điều tra về cái mà ông gọi là « tội ác man rợ » và đã bày tỏ sự tin tưởng là cuộc chiến chống khủng bố cần phải có sự phối hợp tích cực các nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Riêng đối với bộ trưởng Thể thao Nga, Vitali Moutkose, các vụ nổ ở Boston là một lời « cảnh báo nghiêm trọng » đối với Nga, nước sẽ tổ chức Thế vận hội mùa Đông Sotchi 2014.

    Về phần các nhà tổ chức cuộc thi chạy marathon Luân Đôn thông báo là họ vẫn duy trì cuộc thi này vào chủ nhật tới như dư kiến, nhưng họ đang « xem xét lại » tình hình và hứa sẽ thi hành các biện pháp cần thiết để tăng cường bảo vệ an ninh.

    Chủ tịch Liên đoàn điền kinh quốc Lamine Diack, thì xem đây là một vụ « tấn công hèn hạ mà không gì có thể biện minh ».

    Thị trường chứng khoán Wall Street đã sụt điểm mạnh vào cuối phiên giao dịch hôm qua, vì các nhà đầu tư lo ngại đây là một vụ khủng bố, với những hậu quả đối với nền kinh tế.
    Have a nice day!!

  • #2
    Người đàn ông khả nghi trong vụ đánh bom ở Boston


    Diễn biến vụ đánh bom cuộc đua Boston Marathon được dựng lại, trong đó một người đàn ông khả nghi bị phát hiện từ những bức ảnh được chụp tại hiện trường.



    Bản đồ mô tả đoạn cuối của tuyến đường chạy marathon, vạch đích và vị trí hai vụ nổ xảy ra chiều 15/4 theo giờ địa phương tại thủ phủ Boston của bang Massachusetts. Đồ họa: MCT



    Bức ảnh chụp bởi một người dân ngay trước khi các quả bom phát nổ trên phố Boylston. Trong ảnh, một chiếc túi được đặt cạnh thùng thư và phía ngoài hàng rào chắn trên vỉa hè. Ảnh: Whdh



    Bức ảnh được chụp ở cùng một khung hình cho thấy chiếc túi biến mất giữa cảnh hỗn loạn sau vụ nổ. Ảnh: Whdh



    Hai quả bom phát nổ cách nhau không lâu về thời gian và không xa về địa điểm đã khiến ít nhất ba người chết và hơn 170 người bị thương. Ảnh: DobsonAgency



    Một người đàn ông mặc đồ đen bị phát hiện có hành vi khả nghi. Trong khi mọi người co rúm lại vì bất ngờ trước vụ nổ, người đàn ông này lại chủ động chạy khỏi hiện trường. Ảnh:7News



    Hành vi của người đàn ông khả nghi tạo cảm giác người này không hề hoảng loạn hay bất ngờ vì vụ nổ. Ảnh: 7News



    Người đàn ông khả nghi nhanh chóng di chuyển khỏi hiện trường giữa cảnh hỗn loạn. Ảnh:7News



    Hai người đàn ông trong trang phục chống độc đang khám nghiệm hiện trường vụ nổ thứ nhất trên phố Boylston. Ảnh: AP



    Những điều tra ban đầu cho thấy vật liệu nổ, bi sắt hoặc kim loại có thể được đặt trong một chiếc nồi áp suất. Trong ảnh, các mảnh vỡ của chiếc nồi được thu lượm tại hiện trường. Ảnh:Fox 5 Atlanta



    Bức ảnh này cho thấy những mảnh còn lại của một bảng mạch điện tại hiện trường. Đây có thể là đầu mối để tìm hiểu cách các quả bom được kích nổ. Ảnh: Fox 5 Atlanta

    Hà Giang

    (Theo VNexpress)

    Comment


    • #3
      Kinh hoàng khi nghe, nhìn, đọc qua bản tin đánh bom tại Boston. Có lẽ không ai trong chúng ta không nhớ đến hình ảnh chiến tranh của VN, thời gian qua...

      Một điều trong bài viết này là vật làm nên quả bom đó là Nồi Áp Suất, khiến T nhớ đến bài viết của NTT (?!!) trong trang nhà cũ...



      Một trong những cách sử dụng ghê quá, phải không các bạn???

      Comment


      • #4
        Originally posted by 'YenThu'

        Kinh hoàng khi nghe, nhìn, đọc qua bản tin đánh bom tại Boston. Có lẽ không ai trong chúng ta không nhớ đến hình ảnh chiến tranh của VN, thời gian qua...

        Một điều trong bài viết này là vật làm nên quả bom đó là Nồi Áp Suất, khiến T nhớ đến bài viết của NTT (?!!) trong trang nhà cũ...

        Một trong những cách sử dụng ghê quá, phải không các bạn???
        Sao ai ác quá vậy,làm vậy để chi hổng biết nửa,mấy người bị thương tội nghiệp họ quá.

        Cái thằng ác độc này chắc vài bửa cũng bị bắt .

        Comment


        • #5
          Lý lịch hai kẻ khủng bố

          RFA

          2013-04-19



          Cảnh sát tìm kiếm nghi can khủng bố tại Watertown, Massachusetts hôm 19 tháng 4 năm 2013.

          AFP

          Thành phố Boston vào sáng thứ sáu được mô tả giống như một trận đia, với 9 ngàn cảnh sát, an ninh võ trang tận răng, cùng trực thăng, xe chống đạn, chó săn... lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm để tìm cho ra kẻ khủng bố Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, được coi là "cực kỳ nguy hiểm" vì có võ khí và mang đầy chất nổ trong người theo kiểu đánh bom tự sát.

          Trường học và cơ sở kinh doanh ở Boston và vùng phụ cận đóng cửa. Xe điện ngưng chạy. Dân chúng được yêu cầu ở hẳn trong nhà, khoá chặt cửa, và chỉ mở cho cảnh sát mặc sắc phục nếu được yêu cầu.

          Hai kẻ khủng bố đặt bom ở Boston là hai anh em ruột người gốc Chechnya: Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, bị bắn hạ, và Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, đang tại đào.

          Sáng thư sáu cảnh sát đã đến nhà của người chú của hai kẻ này ở thành phố Montgomery, tiểu bang Maryland. Người chú, tên là Rusland Tsarni, kịch liệt lên án hai anh em, cháu của ông, nói đó là những kẻ không đáng có mặt trên đời, và đã làm người Chechnya trên thế giới bị mang tiếng xấu khó tẩy rửa.

          Trước khi xảy ra cuộc chiến thứ nhì giữa Nga với Chechnya, lúc người Nga đàn áp phong trào đòi độc lập ở nơi này, hai anh em đã rời khỏi Chechnya, di cư sang sống tại thủ đô của Dagestan, một tỉnh thuộc Nga có đông người Hồi giáo và có phong trào đòi độc lập, giáp giới Chechnya.

          Họ được nhận di cư sang Hoa Kỳ trong thập niên 2000. Dzokhar, người em, là học sinh giỏi, tốt nghiệp trường trung học Cambridge Ringe and Latin School năm 2011 và đoạt được một học bổng, dường như để học y khoa. Dzokhar tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ vào đúng ngày 11 tháng 9 năm ngoái, ngày của vụ khủng bố 911!

          Người anh, Tamerlan, 26 tuổi, được mô tả trên internet là một đấu thủ boxing có mộng tranh chức vô địch thế giới cho Hoa Kỳ tại Olympic, thay vì tranh vô địch cho nước Nga. Một website trên internet cho biết Tamerland thường nói “sẽ đánh box để lấy passport đi Mỹ”.

          Hai nghi can khủng bố trong đám đông trước khi xảy ra vụ nổ tại giải Marathon Boston vào ngày 15 tháng 4 năm 2013. AFP PHOTO.

          Trong thời gian học môn kỹ thuật tại trường đại học cộng đồng Bunker Hill ở Boston, Tamerland còn đấu boxing tại trung tâm võ thuật tổng hợp Wai Kru. Tamerland cũng đã xin nghỉ đại học 1 năm để đi Utah thụ huấn boxing cho giải Đôi găng vàng toàn quốc Hoa Kỳ, National Golden Gloves. Website này nói Tamerland rời Chechnya trong thập niên 1990 để sang Kazakhstan trước khi di cư sang Mỹ. Tuy nhiên người chú của hai anh em này ở Maryland nói hai người này lớn lên ở Kyrgystan.

          Chechnya là xứ Hồi giáo chống Nga để đòi độc lập, không phải là nơi “xuất khẩu" khủng bố sang Mỹ. Tuy nhiên những nhà nghiên cứu và phân tích chính sách nước ngoài của Quốc hội Hoa Kỳ từ lâu nay đã theo dõi mối liên lạc giữa vùng Chechnya với những mạng lưới Hồi giáo cực đoan Al Qaeda và Taliban. Lực lượng Hồi giáo Chechnya tự nhận theo đuổi hai lý tưởng, là giành độc lập và Hồi giáo cực đoan.



          Nếu hai kẻ khủng bố này nằm trong mạng lưới gọi là "thánh chiến toàn cầu" của phe Hồi giáo cực đoan, thì thật là điều không may cho nước Mỹ.

          Diễn tiến cuộc truy lùng khủng bố đêm qua được ghi nhận như sau:

          - 10:20 tối thứ năm: Cảnh sát nhận tin có tiếng súng nổ tại trường đại học MIT ở Cambridge, đối diện Boston ở bên kia con sông Charles.

          - 10:30 tối: Tìm thấy một cảnh sát bị bắn nhiều phát vào đầu, chết trong chiếc xe tuần tiễu đậu trong khuôn viên trường đại học.

          - Ngay sau đó cảnh sát được tin có hai người cướp một chiếc xe SUV hiệu Mercedes. Người lái bị giữ làm con tin trong 30 phút và thả xuống ở một trạm xăng, an toàn vô sự.

          - Cảnh sát truy lùng chiếc xe Mercedes, thấy ở Watertown. Xe không dừng, bỏ chạy. Cảnh sát khởi sự săn đuổi và bắn nhau với hai kẻ khủng bố.

          - Xe của hai tên dừng lại trong địa phận Watertown không biết vì sao, nhưng chúng núp sau xe và bắn lại khoảng 50 cảnh sát dàn quân cách mục tiêu chừng 60 mét. Hai tên ném chất nổ, rơi giữa khoảng cách hai bên.

          - Một xe SUV của cảnh sát chạy lao về phía mục tiêu, có lẽ để tránh bị ném chất nổ. Hai tên khủng bố là Dzokhar và Tamerlan bắn lại dữ dội, chiếc xe SUV bị lạc tay lái đâm vào lề đường. Lát sau Tamerlan đột nhiên xông ra xung phong về phía cảnh sát, bị bắn gục. Dzokhar phóng xe lao thẳng vào đội hình của cảnh sát, chạy thoát.

          - Tamerland chết tại bệnh viện. Một cảnh sát bị thương nặng.

          - 2 giờ sáng: Cảnh sát tweet yêu cầu cư dân Watertown ở trong nhà, chỉ mở cửa cho cảnh sát có mặc sắc phục.



          - 4 giờ sáng, thứ sáu: Cảnh sát Boston xác nhận kẻ bị hạ sát là một trong hai nghi phạm liên can đến vụ khủng bố ỡ Boston.
          Have a nice day!!

          Comment


          • #6
            Vây bắt nghi can Dzokhar Tsarnaev



            Các thành viên lực lượng cảnh sát đặc biệt tại khu vực Franklin Street sau khi nghi can 19 tuổi Dzhokhar A. Tsarnaev bị bắt vào tối ngày 19 tháng 4 năm 2013 tại Watertown, Massachusetts.

            AFP

            18:45: Phóng viên CNN và Fox 5 News báo cáo nghe tiếng súng, chừng 24, 25 phát súng, có tiếng bắn liên thanh.

            19:00: Một cư dân gọi cảnh sát nói một căn nhà đã khám xét nay có dấu hiệu lạ, cửa kho dụng cụ mở ra và thấy có một người dính máu. Cảnh sát huy động nhiều xe chạy về hướng đó, có cả xe cứu thưong. Cảnh sát võ trang đang tiến tới một cụm nhà.Trực thăng của cảnh sát bay quanh bên trên vị trí đó. 

            19:20: Robot được chở tới, từ xa điều khiển lục soát sân sau căn nhà tìm chất nổ

            19:25: Số nhà 67 Franklin St. là địa chỉ bị cảnh sát bao vây. TV nói có nghi can Dzokhar trong nhà, di chuyển bên trong nhà.

            19:37: Nghe thêm nhiều tiếng súng. Có người trúng đạn, không biết bên nào. Sau biết không phải, mọi người đều vô sự.

            000_Hkg8496559-250.jpg

            Hai nghi can khủng bố trong đám đông trước khi xảy ra vụ nổ tại giải Marathon Boston vào ngày 15 tháng 4 năm 2013. AFP PHOTO.

            19:39: Nghi can Dzokhar trốn trong một chiếc ca-nô để ở sân sau căn nhà số 67 Franklin St, Watertown, Massachusetts. Cảnh sát kêu gọi, nghi can không ra. Cuộc thưong thảo tiếp tục. Robot vẫn lục soát sau vườn nhà.

            19:50: Nghe nhiều tiếng nổ, từ 8 đến 10 tiếng, có thể do cảnh sát ném vào sân để doạ nghi can.

            20:05: Thêm nhiều tiếng súng liên thanh.

            20:45: Dzokhar ra hàng cảnh sát, khoẻ mạnh, tuy có vẻ đã bị thương từ trước.

            21:07: Đoàn xe chở nghi can và cảnh sát hộ tống chạy ra giữa tiếng hoan hô của dân chúng đứng hai bên đường theo dõi suốt cuộc bao vây. Nghi can được đưa tới bệnh viện Mt. Auburn. Dân bắt tay và "high five" với cảnh sát. Khung cảnh này chấm dứt phóng sự về cuộc vây bắt Dzokhar Tsarnaev, một trong hai thủ phạm vụ đặt bom trong nồi áp suất ở mức đến giải marathon Boston khiến 3 người chết, 183 người bị thương, trong đó có trên 10 người bị cụt chân vì chất nổ. Anh ruột của Dzokhar bị bắn hạ trong đêm thứ năm rạng sáng thứ sáu trong một cuộc chạm súng với cảnh sát.
            Have a nice day!!

            Comment


            • #7
              Originally posted by 'BinhDo'

              Vây bắt nghi can Dzokhar Tsarnaev



              Các thành viên lực lượng cảnh sát đặc biệt tại khu vực Franklin Street sau khi nghi can 19 tuổi Dzhokhar A. Tsarnaev bị bắt vào tối ngày 19 tháng 4 năm 2013 tại Watertown, Massachusetts.

              AFP

              18:45: Phóng viên CNN và Fox 5 News báo cáo nghe tiếng súng, chừng 24, 25 phát súng, có tiếng bắn liên thanh.

              19:00: Một cư dân gọi cảnh sát nói một căn nhà đã khám xét nay có dấu hiệu lạ, cửa kho dụng cụ mở ra và thấy có một người dính máu. Cảnh sát huy động nhiều xe chạy về hướng đó, có cả xe cứu thưong. Cảnh sát võ trang đang tiến tới một cụm nhà.Trực thăng của cảnh sát bay quanh bên trên vị trí đó. 

              19:20: Robot được chở tới, từ xa điều khiển lục soát sân sau căn nhà tìm chất nổ

              19:25: Số nhà 67 Franklin St. là địa chỉ bị cảnh sát bao vây. TV nói có nghi can Dzokhar trong nhà, di chuyển bên trong nhà.

              19:37: Nghe thêm nhiều tiếng súng. Có người trúng đạn, không biết bên nào. Sau biết không phải, mọi người đều vô sự.

              000_Hkg8496559-250.jpg

              Hai nghi can khủng bố trong đám đông trước khi xảy ra vụ nổ tại giải Marathon Boston vào ngày 15 tháng 4 năm 2013. AFP PHOTO.

              19:39: Nghi can Dzokhar trốn trong một chiếc ca-nô để ở sân sau căn nhà số 67 Franklin St, Watertown, Massachusetts. Cảnh sát kêu gọi, nghi can không ra. Cuộc thưong thảo tiếp tục. Robot vẫn lục soát sau vườn nhà.

              19:50: Nghe nhiều tiếng nổ, từ 8 đến 10 tiếng, có thể do cảnh sát ném vào sân để doạ nghi can.

              20:05: Thêm nhiều tiếng súng liên thanh.

              20:45: Dzokhar ra hàng cảnh sát, khoẻ mạnh, tuy có vẻ đã bị thương từ trước.

              21:07: Đoàn xe chở nghi can và cảnh sát hộ tống chạy ra giữa tiếng hoan hô của dân chúng đứng hai bên đường theo dõi suốt cuộc bao vây. Nghi can được đưa tới bệnh viện Mt. Auburn. Dân bắt tay và "high five" với cảnh sát. Khung cảnh này chấm dứt phóng sự về cuộc vây bắt Dzokhar Tsarnaev, một trong hai thủ phạm vụ đặt bom trong nồi áp suất ở mức đến giải marathon Boston khiến 3 người chết, 183 người bị thương, trong đó có trên 10 người bị cụt chân vì chất nổ. Anh ruột của Dzokhar bị bắn hạ trong đêm thứ năm rạng sáng thứ sáu trong một cuộc chạm súng với cảnh sát.
              Hallo anh Bình.Phóng viên của Web nhà.

              KVcũng interresan cái vụ này lắm, Ở đây nghe tin tức trên tivi thì 2 người nghi ngờ là phạm can đã chết hết rồi, nhưng theo tin của anh từ

              tin tức ở Mỹ,thì chết 1 ,còn 1 thì đầu hàng và bị bắt , phải không ?

              Comment


              • #8
                Dạ đúng rồi chị Kim Vân. Thằng anh 26 tuổi thì chết hôm qua còn thằng em 19 tuổi Dzokhar Tsarnaev thì bị bắt hôm nay trong lúc tìm cách xuống xuồng nhỏ tẩu thoát ra sông. Nhưng có người thấy và báo FBI thì họ vây căn nhà và cuối cùng thì bắt được tên này.

                Mình coi xi nê thì thấy thấy nhiều pha kịch liệt nhưng lần này với 9000 cảnh sát được huy động để tìm kiếm trong từng nhà một và cả thành phố hơn 1 triệu người phải đóng cửa trong nhà thì quả là chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.

                Một vài điểm đáng ghi nhận nhưng cũng nên suy nghĩ thêm:

                Sự quyết định tung ảnh của nghi can trong ngày thứ Năm của FBI đã đổi lấy mạng sống của một cảnh sát viên, một vụ cướp xe và hoạt động ở thành phố Boston phải chìm trong im lặng trong hai ngày. Tuy nhiên theo quyết định này vì họ sợ trong khi im lặng theo dõi thì nghi can có thể tẩu thoát và làm thêm bom nổ nữa. Với tốc độ 300 ngàn người vào xem ảnh của nghi can tại FBI web site trong một phút đồng hồ cho thấy sự quan tâm của dân Mỹ và cả thế giới. Thực ra nếu kỹ thuật scan hình của cảnh sát Boston tốt hơn thì có thể biết can phạm nơi đây ngay và bắt ngay không cần phải làm lớn như vậy. Tuy nhiên có lẽ ông Obama quá tức giận và cả thế giới đang theo dõi nên họ làm show cho thế giới xem tin giựt gân cho biết về Mỹ.:shocked2:

                Vả lại khi ra lệnh giới nghiêm như vậy thì cả con mèo cũng không thoát được thì chuyện bắt tên nghi can này chỉ là sớm hay muộn thôi ...:thumbs:

                Một việc khó tin là cha của 2 tên này đang còn ở Nga và là cảnh sát nơi đó thì 2 tên này là thuộc khủng bố nào ....Đó là câu hỏi của mình đang theo dõi tin từ FBI ...

                Sẽ báo thêm cho chị KV và các bạn khác thích xem phim hành động :cuoilan:
                Have a nice day!!

                Comment


                • #9
                  Internet, lò đào tạo thế hệ khủng bố mới



                  Ảnh của hai nghi phạm vụ đặt bom Boston : Dzhorkhar và Tamerlan Tsarnaev (Reuters /FBI)

                  Thanh Phương

                  Hai nghi phạm vụ khủng bố ở Boston, hai thanh niên Tchechnia lớn lên ở Hoa Kỳ, có thể là tiêu biểu cho một thế hệ mới những người tham gia thánh chiến qua Internet và tiến hành tấn công ngay tại nơi mình sinh sống. Đó là nhận định của các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay.

                  Hiện giờ chưa ai biết rõ động cơ đã thúc đẩy Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, bị bắn chết tối thứ năm và người em Dzhokhar, 19 tuổi, bị thương và bị bắt hôm qua, hành động như vậy. Ngay chính tổng thống Obama hôm qua thừa nhận rằng, « còn có rất nhiều câu hỏi chưa cho lời giải đáp ».

                  Tổng thống Mỹ đặt một loạt câu hỏi : « Tại sao những thanh niên đã lớn lên và học tập ở đây cùng với chúng ta, tại đất nước chúng ta, lại sử dụng bạo lực như thế ? Họ đã hoạch định và tiến hành những vụ khủng bố này như thế nào ? Họ có được ai trợ giúp không ? »

                  Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI cho hãng tin AFP biết là họ đã từng thẩm vấn Tamerlan Tsarnaev, theo yêu cầu của một chính phủ ngoại quốc, nhưng lúc ấy họ không thấy có điều gì khả nghi.

                  Đối với ông Frank Cilluffo, giám đốc viện an ninh nội địa thuộc Đại học George Washington, những hành động và phương pháp của hai anh em Tsarnaev cho thấy rõ ràng có một sự cực đoan hóa mang âm hưởng quốc tế.

                  Là người Tchechnia theo Hồi giáo, hai anh em Tsarnaev đã cùng với gia đình đến Cambridge như là những người tỵ nạn vào khoảng năm 2003. Chính tình trạng bị mất gốc rễ như vậy khiến những người trẻ dễ bị những lời lẽ cực đoan lôi kéo. Điều quan trọng không phải là họ có đã được huấn luyện ở các trại ở Tchechnia hay không, mà chính là tiến trình cực đoan hóa của những thanh niên này trên các mạng xã hội.

                  Bản thân người anh Tamerlan đã mở một trang Youtube vào tháng 08/2012, trên đó liệt kê nhiều clip video Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là trong hạng mục « khủng bố ». Người em Dzhokhar cũng có một tài khoản trên mạng xã hội Twitter và cũng thường lên mạng xã hội Vkontakte, một loại Youtube của Nga.

                  Theo lời bà Fiona Hill, chuyên gia về vùng Kavkaz của Viện Brookings, Al Qaida đã sử dụng cuộc xung đột tại Tchechnia như là một công cụ để tuyển mộ các thành phần khủng bố mới. Còn theo bà Mary Habeck, chuyên gia về Hồi giáo cực đoan ở Đại học John Hopkins, các yếu tố đầu tiên dường như cho thấy là người anh Tarnaev quan tâm đến một hệ phái Hồi giáo rất cực đoan, có liên hệ chặt chẽ với Al Qaida và các tổ chức ngoại vi của mạng lưới khủng bố này.

                  Vụ khủng bố ở Boston có thể được xem là một hành động mang tính chất nội địa, nhưng cũng có thể là một hành động mang tính quốc tế, tùy theo là anh em Tarnaev có liên hệ hay không với các lãnh đạo thánh chiến Hồi giáo.

                  Như vụ tấn công ở căn cứ quân sự Fort Hood vào năm 2009, Nidal Malek Hasan, một bác sĩ tâm thần của quân đội Mỹ, đã bắn chết 13 người. Người ta được biết là trước đó, viên bác sĩ này đã trao đổi thư từ với một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan.

                  Chuyên gia Frank Cilluffo, giám đốc Viện An ninh Nội địa thuộc Đại học George Washington, nhắc lại rằng có rất nhiều người muốn ra nước ngoài chiến đấu, nhưng Al Qaida khuyến khích họ tiến hành khủng bố ngay ở nước sở tại. Đây cũng chính là điều mà Inspire, tạp chí trên mạng của chi nhánh Al Qaida ở Yemen, vẫn rao giảng. Những quả bom làm từ nồi áp suất được sử dụng trong vụ khủng bố Boston cũng chính là làm theo chỉ dẫn của tạp chí Inspire.

                  Các chuyên gia đã thống kê được là kể từ các vụ tấn công khủng bố 11/09/2001 đến nay, ở Hoa Kỳ đã xảy ra 104 vụ tấn công khủng bố hoặc mưu toan khủng bố, trong đó 3/4 những người có liên quan là công dân Mỹ, gồm phân nửa là sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ và 29% mới được nhập quốc tịch Mỹ, giống như anh em Tsarnaev.

                  Nhiều người trong số họ đã khởi đầu thánh chiến từ Internet và trải qua một quá trình cực đoan hóa trên mạng. Đối với những người này, thánh chiến không hẳn là biểu hiện của niềm tin tôn giáo, mà đúng hơn là nhằm bày tỏ những bức xúc của cá nhân.
                  Have a nice day!!

                  Comment


                  • #10
                    Cơ hội thoát án tử của nghi phạm đánh bom Boston

                    Dzhokhar Tsarnaev, Nghi phạm Hai trong vụ đánh bom Boston, có thể sẽ thoát chết nhờ sự bào chữa của nữ luật sư đại tài Judy Clarke.


                    Nữ luật sư nổi tiếng Judy Clarke vừa chính thức nhận lời mời tham gia đoàn bào chữa cho Dzhokhar. Điều này gần như đồng nghĩa với việc nghi phạm 19 tuổi này sẽ thoát khỏi án tử hình, giống như những gì các thân chủ mang trọng tội của Clarke từng trải qua.

                    Trong suốt 30 năm hành nghề, Clarke từng nhiều lần cứu các thân chủ của bà, bao gồm bà mẹ mất nhân tính Susan Smith, người đã dìm chết hai đứa con năm 1994; Eric Rudolph, kẻ thú nhận đã đặt bom ở Thế vận hội Atlanta 1996; Ted Kaczynsky, hay còn gọi là Sát thủ bom thư; và Zacarias Moussaoui, trùm khủng bố trong vụ 11/9, thoát khỏi bản án tử hình. Vì vậy, sự hiện diện của bà trong đoàn biện hộ cho Dzhokhar, kẻ đã cùng anh trai thực hiện vụ đánh bom ở giải chạy Boston Marathon, nhiều khả năng sẽ khiến tên này thoát chết.

                    "Không phải ngẫu nhiên mà Judy lại có mặt trong những phiên tòa kiểu này", Gerald H. Goldstein, một luật sư hình sự đến từ San Antonia, đồng thời là cựu chủ tịch của Hiệp hội Luật sư Hình sự Quốc gia, người đã quen biết Clarke suốt 30 năm nay, nói. "Bà ấy hướng người ta tới những công việc đúng đắn, vì một lý do đúng đắn. Không phải ai cũng làm được như thế."

                    Thường thì, "điều đúng đắn" nghĩa là khiến các thân chủ của bà thừa nhận tội ác, nhằm ngăn chặn phiên xét xử của bồi thẩm đoàn, và quan trọng nhất, đó là giúp họ bảo toàn mạng sống.

                    "Họ nhìn đời qua lăng kính nhà tù", Clarke nói tại một hội thảo pháp lý tại Los Angeles hôm thứ 6 tuần trước.

                    "Và nhiệm vụ của tôi là đưa cho họ một lẽ sống", hãng tin AP dẫn lời bà.

                    Clarke cũng mang tới một cái nhìn chân thực hơn về những vụ án tử hình, vốn thường được bà gọi là "lỗ đen".

                    "Tôi hiểu về hành vi của con người, và tôi biết án tử hình có thể ảnh hưởng tới tâm lý chúng ta tới đâu", bà cho biết và nói thêm rằng, "tôi không định giấu giếm một bí mật nào cả: tôi phản đối tử hình".

                    Clarke không quan tâm tới thời trang, danh tiếng hay những bài diễn thuyết. Thực tế, bà xa rời truyền thông. Ngay cả khi đã nhận lời bào chữa cho Dzhokhar, tiếng chuông điện thoại ở văn phòng của bà ở San Diego vẫn tiếp tục rung mà không được chủ nhân nhấc máy.

                    Là một luật sư bào chữa công, bà không cần đánh bóng bản thân để thu hút khách hàng. Các hợp đồng bào chữa tự tìm đến với bà. Clarke sống bằng lương của nhà nước, và không mở cửa văn phòng cho những khách hàng ít tiền.

                    Sự góp mặt của Clarke trong đội biện hộ có thể phần nào cho thấy chiến lược bào chữa ở thời điểm này. Với cáo buộc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để tấn công cuộc chạy marthon Boston, nghi phạm sống sót Dzhokhar có thể bị đề nghị án tử nếu ra xét xử ở tòa liên bang.

                    "Họ sẽ không tranh cãi về thánh chiến", Alan Dershowitz, giáo sư trường Luật Harvard cho biết, nói thêm rằng sự xuất hiện của Clarke cho thấy "họ sẽ kịch liệt phản đối án tử hình".

                    "Họ sẽ chứng minh rằng bị cáo muốn được sống và thoát khỏi án tử hình, thay vì nói: 'Tao muốn được chết, tao muốn đi theo anh trai'", Dershowitz nói thêm.

                    Sinh ra và lớn lên ở Asheville, Bắc Carolina, trong một gia đình Cộng hòa bảo thủ, bà Clarke có một tuổi thơ tương đối êm ấm. Bà từng theo học bậc cử nhân tại Đại học Furman, Nam Carolina năm 1974, trước khi nhận bằng luật ở Đại học Nam Carolina năm 1977. Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại nhiều bang trên khắp đất nước, nhưng chủ yếu là tại vùng Tây Bắc duyên hải Thái Bình Dương.

                    Các đồng nghiệp coi trọng Clarke vì khả năng đánh thức nhân tính trong bị cáo, ngay cả khi họ từng phạm phải trọng tội.

                    "Bà ấy là một thiên tài. Bà ấy nằm trong số những người thông minh và sáng suốt nhất mà tôi từng biết", Todd Maybrown, một luật sư hình sự ở Seattle, đã quen biết Clarke từ đầu thập niên 90, nói. "Bà ấy luôn quan tâm tới luật pháp và các thân chủ".

                    "Bà ấy luôn cố gắng tìm kiếm sự nhân từ bên trong mỗi thẩm phán và các vị luật sư, cũng như nhân bản hóa thân chủ của mình. Đó là lý do khiến người ta có thể đồng cảm với bà ấy", luật sư Goldstein nói thêm.

                    Tên tuổi của Clarke bắt đầu được nhiều người biết tới sau khi bà bào chữa thành công cho Susan Smith, kẻ đã cố ý để chiếc xe chứa hai đứa con ruột của thị lăn xuống một hố nước. Một người bạn đồng môn của Clarke, David Bruck, đã mời bà tham gia biện hộ đoàn.

                    "Đây không phải câu chuyện về một con ác quỷ", bà nói trước bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử Smith mùa hè năm 1995. "Đây là câu chuyện về sự tuyệt vọng và nỗi đau."

                    Thay vì tranh cãi với các công tố viên, Clarke hướng bồi thẩm đoàn đến với tuổi thơ bị lạm dụng và cuộc sống trầm cảm của bị cáo. Bà miêu tả Smith như một phụ nữ luôn bị dày vò bởi những thất bại trong cuộc sống, khi mà cô ta thậm chí không thể tự kết liễu đời mình bằng một vụ tự sát.

                    Clarke và Bruck, hiện là giáo sư chuyên ngành luật tại Đại học Washington và Lee, đã suýt có cơ hội được hợp tác một lần nữa, khi luật sư của Dzhokhar, Miriam Conrad, đề nghị tòa liên bang Boston chỉ định hai người tham gia biện bộ cho nghi can.

                    Tuy nhiên, chánh án liên bang Marianne Bowler lại không chấp thuận Bruck, mà chỉ cho phép bổ nhiệm Clarke, người sẽ cùng ba luật sư khác tham gia biện hộ đoàn cho Dzhokhar trong phiên tòa sắp tới.

                    "Nếu công chúng nhìn được cái mà bà ấy thấy, thì họ cũng sẽ nhìn bị can và vụ án bằng con mắt khác", giáo sư Bruck nói về người bạn đồng môn.

                    Trong một bài phỏng vấn với tờ The New York Times hồi năm 2011, Bruck cho biết, kinh nghiệm của Clarke đã khiến bà trở thành khắc tinh của các án tử hình.

                    "Judy là một thiên tài", ông nói. "Ở bà ấy hội tụ đủ mọi phẩm chất của một luật sư".

                    Ngoài Bruck và Conrad, Clarke còn từng được Quin Denvir, một cựu luật sư đến từ Sacramento, California, mời tham gia trong nhóm bào chữa tại phiên tòa xét xử Ted Kaczynski, hay còn được biết đến với cái tên "Sát thủ bom thư".

                    "Tôi mừng vì có bà ấy trong phiên tòa. Bà ấy là một luật sư tuyệt vời", Denvir nói.

                    "Clarke giống như một cuốn bách khoa toàn thư biết đi. Bà ấy thông thuộc luật pháp, và có một sự đồng cảm tuyệt vời với các thân chủ", ông cho biết.

                    Khi được hỏi về Clarke, Laurie Levenson, một giáo sư tại Trường Luật Loyola, đồng thời là cựu công tố viên liên bang, cho biết: "Bà ấy đã quá quen với những án tử hình, những tên tội phạm loạn trí và những vụ án nghiêm trọng".

                    Theo VNE

                    Comment

                    Working...
                    X