Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phân tích, Tham khảo, Bình luận về Cuộc chiến Ukraine-Russa, Khối Nato, Thế giới và Hoa kỳ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân tích, Tham khảo, Bình luận về Cuộc chiến Ukraine-Russa, Khối Nato, Thế giới và Hoa kỳ

    GẤU ĐIÊN MÀ THẾ GIỚI BÓ TAY (Vũ Linh - Diễn đàn trái chiều)

    Cuộc chiến Ukraine đã kéo dài hai tuần. Cả thế giới đều thấy đây là cuộc chiến không cân tay khi con gấu Nga to lớn gấp mấy lần con cáo Ukraine, nhưng đúng là con cáo Ukraine vẫn chưa chết, vẫn lách qua cắn lại, khiến con gấu thấm mệt, thất vọng lớn khi thấy con mồi khó nuốt hơn mình tưởng. Đến độ con gấu đã phải đề nghị ngồi nói chuyện với con cáo. Cho dù là nói chuyện để câu giờ hay xoa dịu dư luận thế giới Ukraine coi vậy mà khó nuốt thật. Trước hết, sự chống trả của quân đội Ukraine đã gây bất ngờ lớn cho Nga. Kế hoạch hành quân của Nga dự trù sẽ chiếm thủ đô Kyiv trong vòng 2 ngày, nhưng sự thật đã không giống như kế hoạch. Theo tin của chính quyền Ukraine, trong 2 tuần lễ đầu, đã có tới xấp xỉ 5.000 quân Nga bị thiệt mạng, cả mấy trăm chiến xa Nga bị phá, và đặc biệt nhất, sau cả hai tuần, Nga vẫn chưa chiếm và kiểm soát được một thành phố lớn nào hết. Những tin về thiệt hại của Nga khó kiểm chứng được nên không biết chính xác hay không. Tuy nhiên, chỉ biết Nga đi hành quân, đặc biệt mang theo mấy cái máy hỏa thiêu xác chết tại chỗ, chứng minh lính Nga chết không ít và Putin đã chuẩn bị kế hoạch giấu nhẹm số tử vong. Ở đây, ta thấy khác biệt đối xử giữa Nga và Mỹ với người lính chết. Mỹ thì cả mấy chục năm sau cũng còn năn nỉ VC cho Mỹ đi tìm xác lính Mỹ chết trong rừng rậm, trong khi Nga mang theo máy đốt xác lính Nga cho tiện việc sổ sách. Quân và dân Ukraine đã hành xử một cách mà Nga hoàn toàn không tiên đoán được. Sự chống trả của dân và quân Ukraine đã mạnh hơn mọi dự đoán của Putin. Dân chúng Ukraine tự võ trang đánh Nga, một số không nhỏ nhờ cả chục ngàn cây súng mà TT Zelensky đã ra lệnh phân phát cho dân. Một số khác đánh Nga bằng bom xăng tự chế, gọi là cocktail Molotov, tức là đổ xăng đầy một chai nước, bịt chai bằng nùi dẻ, đốt nùi dẻ rồi liệng vào quân xa hay xe tăng Nga.


    Một số thanh niên và đàn ông sau khi mang vợ con vượt biên giới ra nước ngoài tị nạn, đã trở về Ukraine để tham gia cuộc chiến chống Nga.
    Dân quân tự nguyện Ukraine
    Trong khi đó, các lực lượng quân sự của Ukraine đã trả đòn Nga rất mạnh. Nhiều quân nhân đã tử thủ tại nhiều nút chặn, kể cả một quân nhân đã tự hy sinh để đặt bom phá một cây cầu lớn, cản một đoàn xe thiết giáp của Nga. Đây là những phản ứng hoàn toàn ngoài sự tiên liệu của Nga và cả thế giới luôn. TT Zelensky, một người xuất thân là tài tử đóng phim hài rẻ tiền trên TV, bất ngờ đã biến thành một đại lãnh tụ, can trường bất khuất, trở thành một ngọn hải đăng cả nước chạy theo ủng hộ. Đưa đến câu chuyện thời sự cộng đồng tị nạn ta đang sôi nổi tranh cãi là nên bầu một anh hề Zelensky làm tổng thống hay là bầu một tổng thống Biden lên làm trò hề.

    TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ Dưới đây là tóm lược vài tin về tình hình chiến sự đáng lưu ý nhất: - Nga gặp khó khăn khi cả hai tuần lễ nay vẫn chưa chiếm được bất cứ thành phố lớn nào, do đó đã gia tăng đánh bom Kyiv và Kharkiv. Quân Nga đã đánh một cách tàn bạo nhất, bắn hỏa tiễn và đại bác vào khu dân sự, bất cần biết dân chết bao nhiêu.
    Thủ đô Kyiv
    - Có tin Nga đã thiệt hại rất nặng: 5,300 quân, 816 xe cơ giới bọc thép, 291 xe các loại, 191 xe tăng, 60 xe bồn chứa xăng, 29 máy bay, 29 trực thăng, 74 khẩu pháo, 21 bệ phóng hỏa tiễn, 5 bệ phòng không, 2 tầu chiến, 3 máy bay không người lái, và một hệ thống hỏa tiễn đã bị phá hủy hay bắn hạ. Những tin này cần được đọc với sự dè dặt lớn vì khó kiểm tra được tổn thất của Nga. - Không ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một đoàn quân xa Nga dài tới 40 dặm đang tiến về thủ đô Kyiv hôm thứ ba đầu tuần. Kẻ này thắc mắc không hiểu không quân Ukraine đâu, sao không dội bom vào đoàn xe đi khơi khơi giữa ban ngày ban mặt này? Chẳng lẽ không quân Ukraine đã bị Nga tiêu hủy trọn vẹn ngay từ đầu?


    - Putin gửi 400 đặc công qua Ukraine đi lùng giết TT Zelensky. Đây là loại lính đánh thuê chuyên nghiệp tư nhân của một đại gia Nga thân Putin, do Putin trả tiền thuê chúng làm công tác đặc biệt này. Công tác thất bại, một số lính đánh thuê này bị giết hay bị bắt. - Nga tố mạnh, với Putin cuối tuần trước ra lệnh đặt lực lượng nguyên tử trong tình trạng báo động. Đưa đến câu hỏi khổng lồ: Putin có dám dùng vũ khí nguyên tử không? Nêu hỏi câu này với bất cứ ai khác thì câu trả lời hiển nhiên là không, nhưng với Putin là tên cuồng nặng, không có gì hắn không dám làm. Phản ứng của cụ Biden trước tin kinh hoàng này? Cụ đi về nhà ở Delaware lo dắt chó đi dạo mát bờ biển. - NATO tố ngược lại, huy động lực lượng ứng trả cấp tốc. Đây là lực lượng với khoảng 40.000 quân nhân thiện chiến nhất, là lực lượng phòng bị để đáp ứng nhu cầu cấp bách nhất của NATO. Tuy nhiên, chỉ mới là huy động, tức là ra lệnh họ chuẩn bị thôi, chưa có lệnh đi Ukraine hay đi đâu hết.-Putin trước đây đề nghị nói chuyện với Ukraine về việc giải giới quân sự cả nước Ukraine, nghĩa là đòi Ukraine đầu hàng hoàn toàn và vô điều kiện, sau đó đổi ý, đề nghị nói chuyện vô điều kiện, Zelensky đồng ý. Cuộc họp đầu tiên diễn ra trên vùng biên giới Ukraine và Belarus đã đi đến kết quả là… đồng ý gặp nhau nữa. Dĩ nhiên, không ai ngây thơ hy vọng cuộc họp mặt lần đâu tiên sẽ chấm dứt chiến tranh ngay. Tuy nhiên, cuộc họp thứ nhì đã đi tới thỏa hiệp hưu chiến tại một số khu vực để di tản dân bị thương và chết. - Ngày Thứ Năm vừa qua, nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Âu Châu bị Nga pháo kích cháy lớn. Cả thế giới hồi hộp chờ các chuyên gia đang theo dõi xem có phóng xạ nguyên tử thất thoát ra không? Phản ứng của cụ Biden trước tin kinh hoàng này? Cụ lại đi về Delaware cuối tuần này để lo dắt chó đi hóng gió biển. Hình như ưu tư lớn nhất của cụ luôn luôn là việc bảo đảm con chó được đi hóng gió biển mỗi cuối tuần, thế giới có chiến tranh nguyên tử cũng chỉ là ... chiệng nhỏ.

    PHẢN ỨNG Phần này chỉ ghi nhận phản ứng quan trọng nhất, các chi tiết thì đã có quá nhiều báo loan tin rồi. - Nga phủ quyết biểu quyết lên án xâm lăng Nga của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Sau đó, Đại Hội Đồng LHQ biểu quyết lên án Nga xâm lăng, Nga biểu quyết chống. Hết chuyện! Có gì lạ? - Các nước Âu Châu mở toang cửa đón nhận tất cả dân tị nạn Ukraine. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết chỉ trong hai tuần qua, đã có tới hơn một triệu dân Ukraine vượt biên giới chạy qua tị nạn tại các xứ láng giềng, đặc biệt là hơn một nửa đã xin tị nạn tại Ba Lan.



    - Mỹ và Âu Châu loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, là hệ thống chuyển tiền thế giới. Nga có hệ thống chuyển tiền riêng nhưng nhỏ hơn nhiều. Việc loại ra khỏi SWIFT sẽ khiến việc gửi tiền để trả nợ hay mua bán hàng hóa sẽ khó khăn và chậm trễ. Đây là biện pháp tài chánh có lẽ quan trọng nhất, tuy nhiên Mỹ và Âu Châu cũng chưa dám thẳng tay loại tất cả các ngân hàng Nga mà chỉ loại một vài ngân hàng nhỏ thôi. Loại toàn bộ hệ thống ngân hàng Nga sẽ gây khủng hoảng tài chánh và kinh tế lớn cho cả thế giới, nhất là Âu Châu khi Âu Châu không chuyển tiền mua dầu khí và dầu hỏa của Nga được, và sẽ không nhận được dầu khí Nga nữa. - Nhiều nước Âu Châu như Ba Lan, Đức, Tiệp, Hòa Lan, Pháp, Anh,... ào ào viện trợ súng đạn và vũ khí khẩn cấp cho Ukraine. Đức viện trợ hỏa tiễn Javelin chống chiến xa tối tân nhất. 5 nước Âu Châu trước đây trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga, nay đã thay đổi thái độ, tích cực viện trợ quân sự cho Ukraine, gồm có Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Lục Xâm Bảo và Áo Quốc. Lạ lùng hơn nữa, Thụy Sỹ là xứ trung lập trong tất cả các cuộc chiến từ thời Napoleon cho tới thời Hitler, bây giờ cũng tham gia cấm vận, cấm máy bay Nga không được bay qua không phận Thụy Sỹ, ra lệnh phong tỏa tài sản của Putin, thủ tướng và ngoại trưởng Nga luôn. - Một số biện pháp đáng kể khác: o Liên Âu cấm máy bay Nga bay qua không phận Liên Âu. o Thụy Điển và Phần Lan nghiên cứu việc gia nhập liên minh NATO. TT Zelensky cũng tát tai Putin bằng cách chính thức ký tên xin gia nhập tổ chức Liên Âu. o Mỹ cấm máy bay Nga vào không phận Mỹ, và chuẩn bị cấm tàu Nga vào các bến tàu Mỹ, tuy chắc không làm được khi Mỹ vẫn nhập cảng 500.000 thùng dầu mỗi ngày từ Nga. - TT Putin lên tiếng cho rằng những biện pháp trừng phạt Nga không chính đáng vì Nga chỉ đang tự bảo vệ nước Nga, tuyệt đối không có ý định chống đối hay xâm lăng Ukraine hay Âu Châu gì hết, và sẵn sàng nói chuyện với Âu Châu hay Mỹ về một giải pháp bảo vệ an toàn cho Nga. Ai muốn tin Putin thì tin.

    BIDEN - Cuộc chiến Ukraine sẽ đi vào lịch sử như thảm bại đối ngoại thứ nhì của cụ trong một năm nắm quyền.

    - Theo thăm dò mới nhất, hơn một nửa dân Mỹ cho rằng cụ Biden KHÔNG có khả năng đối phó với khủng hoảng Ukraine. Tin đáng lo nhất là hơn 60% cử tri khối độc lập không đảng nào không tin tưởng cụ Biden chút nào. - Cụ Biden sáng tạo hay… ngu? Tin báo chí tiết lộ ít ngày trước khi Putin đánh Ukraine, cụ Biden vẫn cố gắng thuyết phục Tập Xì Dầu đứng về phe Mỹ, chống Nga. Cụ đưa cho Tập một xấp tài liệu mật báo liên quan đến di chuyển quân Nga, các căn cứ quân sự và dàn hỏa tiễn, đại bác,… của Nga để thuyết phục Tập là Nga chuyển bị đánh thật. Tập Cận Bình nhận tài liệu, coi xong, điện thoại cho Putin xác nhận Trung Cộng ủng hộ Nga 100%, gửi tất cả tài liệu tối mật do cụ Biden cung cấp cho Putin và nhắc Putin cần bảo mật kỹ hơn. - Các chuyên gia đang tranh cãi việc cụ Biden ra lệnh đóng cửa tòa đại sứ Mỹ tại Kyiv. Cụ Biden đóng cửa Tòa Đại Sứ Mỹ ngày 14/2, 10 ngày trước khi Nga đánh, khiến nhiều người chỉ trích cụ Biden đã gửi thông điệp rất rõ cho Putin là Mỹ bỏ Ukraine cho Nga. Những người bênh cụ Biden cho rằng đây là việc làm cần thiết để bảo vệ sinh mạng nhân viên tòa đại sứ Mỹ, và đó là việc làm quan trọng hơn tất cả mọi tính toán chính trị. Đó chính là lý luận của kẻ yếu. Nếu bảo vệ sinh mạng là quan trọng hơn tất cả mọi chuyện khác, thì trong tương lai, sẽ không có một đồng minh nào có thể tin Mỹ sẽ dám mang sinh mạng lính Mỹ bảo vệ bất cứ ai trên thế giới này. - Cụ Biden đã khuyến cáo công dân Mỹ đang sống tại Nga nên rời Nga càng sớm càng tốt, trước khi các hãng máy bay quốc tế ngưng các chuyến bay tới và đi khỏi Nga. Đây là lần thứ ba trong một năm đầu mà cụ Biden đã ra lệnh dân Mỹ tháo chạy, lần thứ nhất tại Afghanistan, thứ nhì tại Ukraine, bây giờ tại Nga. Ra lệnh quân nhân, ngoại giao đoàn và dân Mỹ vắt chân lên cổ tháo chạy, quả đúng là ‘nghề của chàng’. - TT Zelensky từ chối đề nghị của Mỹ cho trực thăng bốc ông ra khỏi xứ. Trả lời Biden: “Tôi cần súng đạn, không cần bốc đi đâu hết”. Một cái tát tai vào mặt một người hèn nhát. - Bộ trưởng John Kerry, đặc biệt phụ trách vấn đề khí hậu, đã lớn tiếng cảnh cáo thế giới không nên vì chiến tranh nhất thời Ukraine mà quên lãng mối nguy hâm nóng địa cầu. Kẻ này thấy tay này hiển nhiên cần đi khám đầu óc gấp. Chuyện chiến tranh nóng bỏng chết cả ngàn người trước mắt không lo, đi lo chuyện trái đất bị hâm nóng ba triệu năm nữa.
    TRUMP Trong dịp nói chuyện với cử tri bảo thủ trong Đại Hội Bảo Thủ tại Orlando, ông Trump đã nhắc lại và xác nhận ‘Putin rất khôn ngoan’. Ông nói đại khái
    Vấn đề không phải là Putin khôn, dĩ nhiên hắn rất khôn. Vấn đề là lãnh đạo của chúng ta ngu, và cho đến nay, đã cho phép hắn thành công với cuộc tấn công chống nhân loại này… Putin đã gõ vào đầu lãnh đạo của chúng ta như gõ trống,… Putin đã chiếm nguyên một xứ và trả giá bằng vài biện pháp trừng phạt đáng giá hai đô, … Putin đã là một lãnh đạo hơn xa tổng thống của chúng ta”. Nguyên văn tiếng Mỹ: “The problem is not that Putin is smart, which, of course, he's smart… The problem is that our leaders are dumb... and so far, allowed him to get away with this travesty and assault on humanity… Putin is smart, very smart. He has been playing Biden like he plays a drum!... Putin is taking over a country for two dollars worth of sanctions,… he’s been a leader, far more than our president has been a leader”.

    CNN phát điên, viết ngay bài bình luận, tố cáo Trump khâm phục, ca tụng Putin và hiển nhiên đã đứng về phe Putin, ủng hộ và ca tụng Putin đánh chiếm Ukraine. Trump nói quá đúng, có gì sai? Nịnh Putin chỗ nào? Ủng hộ việc Putin đánh Ukraine chỗ nào? Khi CNN phải xuyên tạc thô bỉ và rẻ tiền như vậy, thì đó là dấu hiệu rõ rệt truyền thông phe ta vẫn bị ông Trump khiêu khích, chọc tới phát khùng luôn, và tìm đủ cách đánh ông ta, kể cả dùng những xuyên tạc bóp méo ngu xuẩn nhất mà chỉ có vài con vẹt tị nạn hồ hởi tin và nhai lại thôi.https://edition.cnn.com/2022/02/26/p...ine/index.html

    NHỮNG BÀI HỌC

    1. Thực lực của Nga
    Theo tạp chí Newsweek, sau hai tuần quan sát cuộc tấn công đánh Ukraine của Nga, tất cả các chuyên gia quân sự Âu-Mỹ ngã ngửa vì ngạc nhiên. Không phải ngạc nhiên vì Nga đánh, mà ngạc nhiên vì thực sự quân đội Nga đã yếu kém, tồi tệ hơn xa tất cả mọi dự tính chiến lược của Âu-Mỹ. Tất cả các chuyên gia quân sự đều nghĩ quân lực Nga mạnh gấp mấy chục lần quân lực Ukraine và nếu Nga tung hết lực lượng, cả nước Ukraine sẽ thất thủ trong vòng hai ba ngày. Thực tế là cả hai tuần lễ sau khi Nga đánh Ukraine từ ba phía, kết quả vẫn chỉ vào lãnh thổ Ukraine được có vài chục dặm, không chiếm được bất cứ một thành phố lớn nào. Thành phố Kharkiv cách biên giới Nga có 20 dặm, lãnh đạn pháo kích và đại bác từ Nga bắn qua ngày đêm cả hai tuần nay mà vẫn chưa thất thủ. Đã vậy, các chuyên gia cũng nhìn thấy đoàn quân viễn chinh của Nga chẳng những rất nặng nề, tiến rất chậm, mà lại còn gặp nhiều khó khăn lớn về tiếp vận: thiếu xăng, thiếu đạn, và thiếu cả lương thực cho lính, trong khi thiếu chuẩn bị cho mùa đông cực lạnh trong vùng này, cho dù đã chuẩn bị, tập trung lính cả mấy tháng trước khi tấn công. Đó là chưa kể việc quân Nga có thể đã chết rất nhiều nhưng giấu nhẹm, khi xác lính Nga bị thiêu hủy tại chỗ. Cuộc chiến này sẽ bắt các chiến lược gia xét lại toàn bộ tất cả các kế hoạch quân sự chống Nga.


    https://www.newsweek.com/shocking-le...vasion-1683625

    2. Thất bại của Putin Phải nói ngay, thất bại ở đây phải hiểu như Putin đã không chiến thắng nhanh chóng và dễ dàng như dự tính, chứ về lâu về dài, vài tuần nữa tối đa, nếu điều đình thất bại, Nga sẽ chiếm trọn Ukraine thôi. Hay tối thiểu, cũng thay thế chính quyền Ukraine bằng một chính quyền bù nhìn sau khi đã sát nhập Luhansk và Donetsk vào lãnh thổ Nga. Nghĩa là cuối cùng thì Nga cũng sẽ thắng, chỉ chưa biết thắng lớn hay thắng nhỏ thôi. Ngoại trừ trường hợp chính Putin bị đảo chánh hay ám sát. Tình hình Ukraine đã đưa ra ánh sáng vài vấn đề thật lớn, xin kể ra dưới đây theo tầm mức quan trọng: - Tinh thần ái quốc bất khuất của người dân Ukraine, đặc biệt là của TT Zelensky, đã gây ngạc nhiên và khâm phục trên khắp thế giới. - Putin đã tính toán hoàn toàn sai lầm, quá tự tin, khinh thường tinh thần bất khuất của dân Ukraine, cứ tưởng chính quyền Ukraine và tướng tá Ukraine sẽ cuống cuồng chen lấn nhau nhẩy lên trực thăng Mỹ do cụ Biden gửi tới như đã từng xẩy ra tại Sàigòn và Kabul. Putin cũng không ngờ gặp phản ứng mạnh bạo của Âu Châu bằng cách gửi vũ khí ào ào qua giúp Ukraine, đặc biệt là các quốc gia Đông Âu đã từng nếm mùi thống trị của đế quốc CS Nga. Phản ứng của Ba Lan, Tiệp, các quốc gia vùng Baltic,… đã ào ào viện trợ súng đạn, quân nhu, quân cụ,… - Putin cũng đã đặt quá nặng niềm tin vào sức mạnh quân sự của quân Nga, đã tưởng chiến dịch chiếm Ukraine dễ như trở bàn tay, sẽ tiến hành như chớp nhoáng khiến không ai trở tay kịp, nhưng sự thật, quân Nga đã bị chống cự mạnh và không có khả năng đánh mạnh đánh nhanh như kế hoạch dự trù. Nhiều tay lờ mờ đã cho rằng Nga dùng chiến lược cố tình đánh chậm. Tung gần hai trăm ngàn quân để đánh chầm chậm sao? Nhiều chuyên gia đã nhớ lại cuộc tiến quân của Napoleon năm xưa nhằm chiếm Moscow, cũng bị thời tiết, sức đề kháng của quân đội Nga, và các khó khăn tiếp vận khiến Napoleon thảm bại, mở màn cho sự xụp đổ của Đế Chế Napoleon sau đó. Hitler cũng bị khốn đốn tương tự trong cuộc tấn công Nga. Trận chiến Stalingrad, bây giờ là Volvograd, cách biên giới đông Ukraine chừng 200 dặm đã là mồ chôn Hitler. Thất bại của Putin chưa hẳn là tin mừng. Putin là tay cuồng điên nặng, sẽ không chịu thua dễ dàng, do đó nhiều người lo sợ Putin lên cơn khùng, sẽ sử dụng bom nguyên tử chiến thuật, tactical nuclear bombs, loại nhỏ để thanh toán những thành phố lớn cũng như thủ đô Kyiv. Các chuyên gia cũng lo sợ nếu Putin lên cơn điên nhưng nhẹ hơn, trả đòn các biện pháp trừng phạt bằng cách phong tỏa dầu hỏa và dầu khí, chỉ cần cắt một nửa số lượng bán cho Mỹ và Âu Châu, giá một thùng dầu thô có thể vọt lên tới 150 đô (hiện nay khoảng trên 100 đô), và giá xăng lẻ ở Mỹ có thể tăng thêm 50%, nghĩa là tại Cali, một ga-lông sẽ lên tới 8-9 đô dễ dàng trong khi ở Texas, sẽ lên tới 5-6 đô, trong khi cả Âu Châu sẽ khốn đốn trong cơn lạnh cóng. Nga cũng sẽ bị thiệt hại nặng khi mất nguồn lợi tức lớn này, nhưng Putin đã chuẩn bị cho cuộc tấn công Ukraine từ nhiều năm nay, bây giờ đã tích trữ tới 640 tỷ đô tiền mặt bằng ngoại tệ nặng như đô-la và Euros, để mua hàng Trung Cộng hay Ấn Độ, là những nước cho đến nay, vẫn không chống Nga.

    3. Nguyên nhân gần Nếu Putin hiển nhiên là thủ phạm đã ra tay đánh Ukraine, thì người có trách nhiệm lớn thứ nhì sau Putin chính là cụ Biden. Diễn Đàn Trái Chiều này đã từng viết, “Lịch sử đã cho thấy những chính quyền yếu đuối luôn luôn là thuốc kích thích các tay độc tài tham quyền lấn tới. Hiển nhiên nhất là trước cái yếu hèn nhu nhược của thủ tướng Anh Chamberlain, Hitler đã ra tay gây ra thế chiến thứ hai. Bây giờ, với sự yếu đuối nhu nhược của cụ Biden, dĩ nhiên những tay Putin hay Tập sẽ khó bỏ qua cơ hội ngàn vàng, không đánh công khai, cũng gặm nhấm”. Ngay trong một năm đầu, cụ Biden đã liên tục chứng minh cho cả thế giới cụ là tổng thống yếu đuối nhu nhược nhất từ TT Carter cách đây gần nửa thế kỷ. Cuộc tháo chạy thê thảm khỏi Afghanistan đã gửi một thông điệp thật quá rõ cho Putin hay bất ai theo dõi tin tức thời sự thế giới. Đã vậy, cả chục ngày trước khi Putin động quân, cụ Biden đã vắt chân lên cổ ra lệnh đóng cửa tòa đại sứ, kêu gọi dân Mỹ khẩn cấp chạy khỏi Ukraine. Nếu đó không phải là thông điệp ‘Mỹ bỏ Ukraine’ thì là gì? Việc dân Mỹ bầu cụ Biden cũng như việc dân Âu Châu có vẻ hoan nghênh cụ, cũng đã gửi một thông điệp hoàn toàn sai lạc cho Putin, khiến tay này tưởng cụ già lờ mờ, lẩm cẩm Biden chính là biểu tượng, là hình ảnh thật của dân Mỹ và dân Âu Châu hiện nay, chưa đánh đã lo chạy, còn tệ hơn Obama suốt ngày khom lưng xin lỗi bốn phương tám hướng, nhưng ít ra còn cố cầm cự tại Afghanistan và Iraq.

    4. Các biện pháp trừng phạtNgoài việc hấp tấp viện trợ quân sự lẻ tẻ, Mỹ và Âu Châu cũng đã áp đặt một số biện pháp khác có hậu quả tài chánh mà theo ý kẻ này chỉ là những chuyện ruồi bu, lấy cho có, đúng như TT Trump nhận định, “đáng giá hai đô” không hơn không kém. Đây nhé: - SWIFT: chỉ loại một vài ngân hàng Nga chứ không phải tất cả. - Cấm máy bay Nga tức là chỉ cấm hãng Aeroflot của Nga thôi, còn tất cả các hãng máy bay khác của Mỹ và Âu Châu vấn tiếp tục phục vụ khách hàng Nga và thế giới. - Truy lùng và tịch thu tài sản các đại tài phiệt Nga ở Mỹ và Âu Châu: chỉ có tính màu mè ngắn hạn để rồi sau đó cũng phải trả lại hết thôi, mà trả với tiền lãi đầy đủ nữa. Cứ nhìn TT Obama trả tài sản Iran với cả chục triệu tiền lãi thì biết. Có một câu chuyện khiến ta cần suy nghĩ lại. Năm 1990, Saddam Hussein vô cớ đánh chiếm Kuwait. TT Bush cha huy động toàn thể Liên Hiệp Quốc thành lập đoàn quân viễn chinh với gần một triệu lính từ hơn 40 quốc gia, đánh Iraq, dành lại độc lập cho Kuwait, cho dù Kuwait chẳng có liên minh quân sự gì với Mỹ, hay Liên Hiệp Quốc hay NATO. Bây giờ Nga công khai vô cớ mang quân chiếm Ukraine, Âu Châu và cả Mỹ viện cớ Ukraine không phải trong Liên Âu hay NATO, nên không can thiệp, Hội Đồng Bảo An họp, lấy quyết định ‘lên án Nga’, bị Nga phủ quyết, hết chuyện. Đại Hội Đồng LHQ biểu quyết lên án Nga, rồi cũng… hết chuyện. Thiên hạ chỉ thấy vài biện pháp trừng phạt kinh tế và gửi súng đạn có tính tượng trưng, chẳng mấy hữu hiệu một cách cụ thể, chưa thấy Nga nao núng. Dĩ nhiên, hai trường hợp khác nhau: - Nga lớn gấp vạn lần Iraq, mà lại có không biết bao nhiêu bom nguyên tử, mà Putin sẽ không e lệ nếu cần xài. Trong chính trị, cách đối xử với xứ nhỏ hay xứ lớn khác nhau rất nhiều. - Trong khi đánh Ukraine, Nga vẫn cung cấp dầu hỏa và dầu khí cho Mỹ và thế giới, trong khi Iraq chiếm Kuwait, dọa sẽ không bán dầu hỏa cho thế giới nữa. Cả thế giới văn minh tân tiến vẫn hoàn toàn lệ thuộc vào dầu hỏa, đánh hay không đánh tùy thuộc tính toán về dầu hỏa, đó là thực tế phũ phàng sau khi khấu trừ các tuyên bố bốc phét linh tinh của chính trị gia. Tất cả những viện trợ quân sự của Âu Châu là tin mừng thật lớn giúp Ukraine chống cự, tuy nhiên ít ai nghĩ những giúp đỡ đó sẽ giúp đánh bại quân Nga. Tất cả chỉ như là kéo dài sự chống cự có thể thêm một vài tuần nữa là nhiều, thêm chết chóc để rồi cuối cùng vẫn là chiến thắng của Putin. Nhưng tuyệt nhiên, không có một xứ nào nhẩy vào tham chiến. Làm như thể Mỹ và cả Âu Châu đã 'ủy nhiệm' và cổ võ cho Ukraine đánh Nga giùm, chứ không xứ nào muốn ra tay đánh thẳng Nga. Cái giả dối thô bạo của Mỹ và Âu Châu là trong khi họ xôn xao khua chiêng trống về các viện trợ quân sự và biện pháp trừng phạt Nga, cho đến nay chưa có một xứ nào cắt liên lạc ngoại giao với Nga và cũng chưa có một xứ nào ngưng các giao dịch mua bán dầu hỏa, dầu khí hay ngưng xuất nhập cảng gì với Nga. Mọi việc trên phương diện mậu dịch vẫn y như cũ, do đó, mọi người cần phải hiểu cho rõ những tính toán thật của các cường quốc Âu-Mỹ, ‘coi dzậy mà hổng chắc đã là dzậy’. Những trò tịch thu tài sản nghe ghê gớm, nhưng mai này trả lại mấy hồi, kể cả những biện pháp như trục xuất một số ngân hàng nhỏ ra khỏi SWIFT, trên thực tế chẳng có hậu quả quan trọng lâu dài gì. Trái lại, cả Mỹ lẫn tất cả Âu Châu vẫn tiếp tục tặng cho Putin cả trăm triệu đô mỗi ngày, là tiền mua dầu hỏa và dầu khí Nga. Trong khi cụ Biden hùng hổ lên án Nga, thì nước Mỹ cũng vẫn đang mua 500.000 thùng dầu thô của Nga MỖI NGÀY, mỗi thùng bây giờ giá xấp xỉ 100 đô, nghĩa là mỗi ngày cụ Biden vẫn tặng cho Putin 50 triệu đô, hay 1.500 triệu đô mỗi tháng. Chưa kể Âu Châu cũng đang tặng Putin cả trăm triệu đô mỗi ngày. Cả Mỹ lẫn Âu Châu ‘trừng phạt’ Nga với vài biện pháp vớ vẩn trong khi thực tế đang gián tiếp tài trợ cho cuộc chiến của Nga với cả trăm triệu đô mỗi ngày. Có giỏi thì Mỹ và Âu Châu ngưng mua dầu hỏa và dầu khí của Nga đi? Cái sai lầm của Mỹ và cả Âu Châu là đã không dám làm gì để cản Putin trước khi hắn có khả năng ra tay. Đừng nói chi đến các lãnh tụ thế giới, ngay cả thầy bói ‘mù sờ voi’ Vũ Linh cũng đã biết từ lâu là Putin ôm mộng tái tạo Đế Chế Liên Bang Nga. Cụ Biden và cả Âu Châu đều biết chuyện này, nhưng tất cả đều vẫn nhắm mắt chui vào thùng dầu lửa và dầu khí của Nga, trong khi không chịu khai thác dầu của mình, nhân danh nhu cầu bảo vệ trái đất khỏi bị hâm nóng ba triệu năm nữa, cũng như nhu cầu giữ không khí trong sạch cho các lãnh tụ và đại gia hít thở. Thực tế mà nói, việc thở không khí trong lành chỉ là loại nhu cầu thừa giấy vẽ voi của đám nhà giàu hay đám các nước giàu thôi. Muốn bằng chứng, chỉ cần đi vào những khu ổ chuột của Los Angeles, New York hay ngay cả Paris, London, hay đi qua những xứ Phi Châu, Ấn Độ, Ai Cập, Indonesia thì thấy dân ngu khu đen (không phải là đại gia) thở không khí nào. Trong vấn đề nhiên liệu, tức là dầu hỏa, xăng, dầu khí, Putin nắm dao đằng chuôi trong khi Biden và Âu Châu lo bảo vệ khí hậu, đã chui vào rọ Nga từ lâu, nắm dao đằng lưỡi. Putin phong tỏa xăng và dầu khí là Mỹ và cả Âu Châu chết tươi. Cho đến nay, Putin chưa đá động gì tới chuyện này, coi như là lá bài tẩy để cầm chân Mỹ và Âu Châu trước khi Putin lên cơn điên dùng vũ khí nguyên tử.-----------

    Trong ngắn hạn, có thể hậu thuẫn của cụ Biden sẽ tăng chút đỉnh đúng như Vũ Linh này đã tiên đoán. Thăm dò của NPR cho thấy hậu thuẫn của cụ Biden tăng 9 điểm trong một tháng vừa qua. Nhưng cuối năm nay, hoặc là cuộc chiến chưa chấm dứt, hoặc là Nga đã chiến thắng, đảng DC sẽ gặp khó khăn lớn trong cuộc bầu quốc hội, nhất là nếu khi đó lạm phát và nhất là giá xăng vẫn còn trên mây.
    TT Reagan giúp phá tan Liên Bang Xô Viết. Cụ Biden đang giúp phục hồi Liên Bang Nga. Lịch sử thế giới cả ngàn năm nữa sẽ vẫn ghi nhận như vậy.
    Have a nice day!!

  • #2
    Liệu Liên Âu có thể đứng về phe Ukraina để tham chiến ?


    Click image for larger version  Name:	2022-03-08-2_Ukrane.jpg Views:	0 Size:	178.5 KB ID:	26536
    Nghị Viện Châu Âu thảo luận về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina và triển vọng gia nhập EU của nước này. 01/03/2022. REUTERS - YVES HERMAN


    Liên Hiệp Châu Âu cũng như các nước thành viên của Liên Minh Bắc Đại Dương (NATO) đã mạnh mẽ lên án, trừng phạt hành động xâm lược của Nga. Một số nước tuyên bố chiến tranh kinh tế với Nga. Cho đến nay, dù đã gửi binh sĩ và tài khí đến các nước lân cận Ukraina, khối 27 nước Liên Âu vẫn chưa có bất cứ hành động can thiệp quân sự nào. Vậy đặt giả thuyết nếu khối này tham chiến, điều gì sẽ xảy ra với châu Âu ?

    RFI xin giới thiệu bài phân tích Sylvain Kahn, giáo sư, thạc sĩ lịch sử, tiến sỹ về địa lý tại trường khoa học chính trị Science Po, đăng trên báo The Conversation ngày 07/03/2022.

    Cuộc chiến mà Nga châm ngòi ở Ukraina là một sự kiện to lớn, hàm chứa động lực riêng của nó. Những gì xảy ra ở Ukraina là hệ quả của một chuỗi sự kiện hơn là do những nguyên nhân đã tồn tại từ trước. Tuy nhiên, cuộc chiến này khiến chúng ta suy tưởng đến một thực tế không thể dự liệu được và không được dự liệu. Đó là việc tất cả các quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu cùng nhau “tham chiến” chống lại một kẻ thù chung. Kịch bản này rất ít khả năng nhưng lại không hoàn toàn không thể xảy ra.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu khối 27 nước hiệp lực chống lại một kẻ thù chung ?


    Giả thuyết này dựa trên các tín hiệu khác nhau, phác thảo ra một cảnh quan đang hình thành ngay trước mắt chúng ta. Đó là việc châu Âu huy động sức lực phản đối Nga xâm lược Ukraina. Cuộc huy động này được thể hiện dưới nhiều cách thức khác nhau và đa dạng, theo nhiều khía cạnh của thực tế xã hội và chính sách châu Âu. Thứ nhất đó là tình đoàn kết về mặt vật chất và tài chính mà xã hội dân sự đang triển khai. Thứ hai đó là sự tiếp đón những người Ukraina lánh chạy khỏi cảnh bắn phá của quân đội Nga, trước tình cảnh quân xâm lược đang tiến sâu vào lãnh thổ Ukraina ; tiếp theo là sự lên án, thậm chí là sự ghê rợn quân đội Nga được công khai thể hiện tại nhiều nơi ; sự ngưỡng mộ và cả sự nhiệt tình mà cuộc vận động yêu nước của người dân Ukraina truyền cảm hứng, sự vận động tinh thần yêu nước này được xem như lòng dũng cảm hay thậm chí là anh hùng ; sự nổi tiếng và được lòng dân bất ngờ của tổng thống Ukraina Zelensky ở châu Âu ; sự tự nguyện dấn thân của cá nhân người dân châu Âu tham gia vào lực lượng Ukraina chống Nga.

    Cùng lúc đó, các nhà lãnh đạo châu Âu có lập trường và hành xử hòa đồng với sự vận động này của xã hội châu Âu. Họ mở rộng cánh cửa biên giới châu Âu và biên giới quốc gia, giúp người Ukraina có thể tự do di chuyển vào trong khối và định cư tạm thời mà không cần làm hồ sơ xin tị nạn. Các nhà lãnh đạo định hướng rất cụ thể một phần các chính sách trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo và trợ giúp phát triển khẩn cấp đối với Ukraina.

    Tất cả đồng loạt lên án, qua con đường ngoại giao, bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhưng không ngoại giao cho lắm, cuộc xâm lược của Nga, chế độ chính trị Nga và tổng thống Liên Bang Nga. Châu Âu quyết định đưa ra các trừng phạt mạnh, nhắm đến những người chịu trách nhiệm về chính trị, quân sự và kinh tế của Nga. Họ tạo cảm giác - dù chỉ là trong ngắn hạn - là sẵn sàng chấp nhận hy sinh một phần khả năng tiếp cận năng lượng của mình. Các lãnh đạo Liên Âu dự tính trao ngay cho Ukraina quy chế ứng viên để gia nhập Liên Hiệp Châu Âu ; họ trang bị cho Ukraina các vũ khí chiến đấu và sát thương.

    Một cuộc chiến tranh có thể dự liệu


    Trong cuộc chiến này, các nước châu Âu - xã hội dân sự cũng như chính phủ - chọn phe ngay lập tức. Theo như những gì mà chúng ta có thể đánh giá, việc chọn phe liên quan đến tất cả các vùng lãnh thổ thuộc Liên Hiệp Châu Âu, nhất là về việc huy động chính quyền đứng về phe người Ukraina khi phải đối mặt với yêu cầu về xã hội và vấn đề chỗ ở cho người tị nạn.

    Cuộc huy động này và tính chất châu Âu đã kết tinh lại nhanh chóng, đến mức mà không ai có thể dám chắc là biết được đường nét, nội dung chính xác và điểm đích của nó. Thông qua việc tất cả các nước châu Âu tự nhận diện mình như là người Ukraina, các xã hội châu Âu cũng chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh là hiển nhiên. Đặc biệt là việc các lãnh đạo Nga đưa ra những lời đe doạ rõ ràng thể hiện chống lại châu Âu.

    Trong giả thuyết này, chiến tranh được xem như là việc phải làm để tự trung thành với chính mình và các giá trị của mình. Thêm vào đó là để cùng bảo vệ những gì mà châu Âu quan tâm và chia sẻ cùng nhau. Đó là một xã hội thịnh vượng, của cải được phân phối lại, một xã hội dựa trên các cuộc đối thoại thảo luận, quyền tự do, quyền tự quyết, quyền tự chủ và lựa chọn. Một xã hội mà trong đó chính trị, không gian công cộng, quyền phê bình và văn hoá không chỉ là các vấn đề trung tâm mà là sống còn. Tóm lại, đó là một xã hội vẫn có tương quan lực lượng và thống trị, những phân cực bè phái và sự đối kháng, nhưng lại tổ chức cho phép tự do ngôn luận, biểu tình bác bỏ triệt để tình trạng bạo lực và sự áp bức quân sự.

    Về mặt lý thuyết, kể từ nay, khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga và châu Âu có thể được dự liệu với mức độ hợp lý, mà rất gần đây, người ta vẫn còn cho rằng khả năng chiến tranh mở rộng sang lãnh thổ Liên Âu gần như bằng không.

    Tất nhiên, các sự kiện hình thành từ đầu tháng Hai khiến giả thuyết này chỉ mang tính lý thuyết. Khi dấn thân tham chiến, châu Âu dường như phải đối mặt với quân đội Nga hùng mạnh hơn, nhưng trên hết, đó là nguy cơ phá huỷ các thành phố và các quốc gia của Liên Âu bởi kho vũ khí hạt nhân của Nga.

    Lực lượng vũ trang của các quốc gia châu Âu đúng là đã suy yếu từ 25 năm qua do sự sụt giảm tương đối về ngân sách và công cuộc hiện đại hoá nửa vời. Ví dụ như quân đội Đức - Bundeswehr, những khiếm khuyết về việc bảo trì có thể thấy rõ ràng đến mức mà một trong những quan chức cấp cao của quân đội nước này đã tố cáo trên mạng xã hội gần đây. Tuy nhiên, lịch sử nhắc nhở chúng ta rằng việc huy động của một xã hội có thể tạo ra một nỗ lực chiến tranh tập thể trong thời gian rất ngắn. Hơn nữa, 10 ngày đầu của cuộc xung đột không cho phép xác nhận chắc chắn rằng việc hiện đại hoá lực lượng vũ trang mà quân đội Nga thực hiện từ 2008 đã có thể đạt được những kết quả đặt ra.

    Nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

    Đối với mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, nguy cơ này được thể hiện rõ trong các bài phát biểu của tổng thống Nga Putin. Thế nhưng, nếu như nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân thực sự tồn tại, thì không có gì chắc chắn về sự kiện quân sự nào sẽ châm ngòi cho nó.

    Tuy nhiên, nếu như châu Âu không chịu đựng được việc Nga xâm lược Ukraina và coi đây là hành động đáng sợ, thì chúng ta có thể tính được thời điểm mà châu Âu thực hiện các chiến dịch quân sự, sát cánh cùng Ukraina, với việc đặt cược rằng sự can thiệp theo ước lệ này (conventionel) không khiêu khích Nga trả đũa lại bằng vũ khí nguyên tử.

    Một kịch bản như vậy có thể trở thành sự thật, bởi những biến chuyển dần dần và bởi các chuỗi sự kiện không theo kế hoạch. Ví dụ như việc thiết lập cầu không vận quân sự từ Ba Lan hoặc từ Pháp để tiếp tế thực phẩm và vũ khí cho Kiev. Chúng ta có thể dự liệu được khả năng gửi đoàn xe bọc thép hạng nhẹ hoặc xe tải quân sự từ Rumani hay từ Đức để sơ tán thường dân bị mắc kẹt tại vùng chiến sự bởi các hành động bạo lực quân sự mù quáng.

    Với đường biên giới dài 1257 km giữa châu Âu và Ukraina, và 2257 km giữa châu Âu và Nga, bất cứ hành động khiêu khích hoặc sai lầm nào của quân đội Nga có thể khiến công luận châu Âu phản ứng và được tiếp sức bởi nghị viện của quốc gia đó và của châu Âu, khiến chính phủ và các lãnh đạo của Liên Âu không thể để yên được.

    Trong khuôn khổ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Mỹ và châu Âu cùng chấp nhận rủi ro về việc chính quyền Nga không sử dụng sức mạnh hạt nhân nếu châu Âu can thiệp quân sự vào lãnh thổ Ukraina dưới bất cứ hình thức nào. Các lãnh đạo của Hoa Kỳ, về phần mình, tham gia vào công tác hậu cần và tài chính. Các kênh đối thoại hiện có sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. Những đối thoại cấp cao đã và đang diễn ra giữa các bộ tham mưu của các nước thành viên NATO, Liên Hiệp Châu Âu và Nga.

    Đối mặt với đại dịch Covid-19, châu Âu nhận ra rằng họ hình thành một xã hội, cùng chia sẻ một quần thể chung về chính trị và lục địa. Các quốc gia trong khối trải qua khó khăn cùng nhau, theo cách có thể so sánh được, bất kể những khác biệt về giàu nghèo hay những đặc thù của nền văn hoá quốc gia hay địa phương. Các nước cùng nhau xác định một chiến lược tiêm chủng và phát hành trái phiếu châu Âu trong khi phải gánh một khoản nợ đáng kể. Họ nhận ra rằng các nước có chung những điểm yếu nhưng cũng có chung một sức mạnh thực thụ.

    Tiến hành chiến tranh để tự vệ là một thẩm quyền chủ chốt của một Nhà nước, giống như quyền đúc tiền và phát hành nợ. “Nguy cơ Nga” trở nên hiển nhiên và thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Âu xích lại gần nhau.

    Trong giả thuyết này, cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraina – về mặt pháp lý là quốc gia hợp tác với Liên Âu và khao khát gia nhập khối này, dường như sẽ làm tăng cường cảm giác là châu Âu, trong 3 thế hệ qua, đã trở thành một xã hội đơn lẻ, mong manh và đáng được bảo vệ bằng bất cứ giá nào.

    Lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của người dân Ukraina có thể trở thành nguồn căn của sự kết tinh một hình thức nhà nước và lòng yêu nước đối với châu Âu.

    Nguồn: RFI
    Last edited by BinhDo; 03-08-2022, 12:34 PM.
    Have a nice day!!

    Comment


    • #3
      Đức Đang Chuyển Giao Những Vũ Khí Đầu Tiên Và Hiện Đang Gửi Thêm 2.700 Hỏa Tiển Phòng Không Cho Ukraine


      Đức Đang Chuyển Giao Những Vũ KĐầu Tiên Và Hiện Đang GửiThêm 2.700 Hỏa Tiển Phòng Không Cho Ukraine

      * Lê-Ngọc Châu chuyển ngữ

      Dẫn nhập: Mới đây thấy có sự tranh cãi của một số người ở EU liên quan đến tin chuyển đi từ một người sống ở Mỹ (?) cho rằng vũ khí của Đức gửi cho Ukraine là " NGHE ĐỒN ĐỨC ĐƯA " ĐẠN LÉP" CHO UKRAINE ??? (sic).

      Là một người Việt Nam tị nạn cộng sản định cư ở Đức khá lâu và từ hơn 20 năm qua thường dịch tin / viết bài qua mục "Lá Thư từ Đức Quốc" nên tuy khả năng và kiến thức hạn hẹp nhưng tự tin là cũng biết chút xíu về Xã hội, Luật pháp, Kinh tế cũng như Chính trị Đức.

      Có thể nói về chính trị khá phức tạp vì Đức trên căn bản "không thích chiến tranh và chỉ là cường quốc về kinh tế trên thế giới ". Tuy nhiên kể từ khi Nga xâm lăng Ukraine (từ hạ tuần tháng 02.2022) thì Đức thay đổi chính sách, hiện đang bỏ ra trăm triệu Euro để tăng cường vũ khí và lực lượng vũ trang. Ngạc nhiên khác là Đức lên tiếng chống Nga, kết án Nga mạnh mẽ hơn Nga, nói Nga / Putin gây ra chiến tranh. Cũng dễ hiểu vì Nga đã từng có mặt ở DDR (cộng sản Đông Đức) và có lẽ Đức lo sợ rằng biết đâu sau Ukraine sẽ để ý đến Ba Lan, … và từ đó dễ dàng tiến đến Bá Linh !!!.

      Vũ khí nói chung tuy cũ nhưng cũng có thể sử dụng được, điển hình AK47 từ xa xưa Nga vẫn dùng.

      Cá nhân người dịch đơn thuần chỉ là phó thường dân, kiến thức hạn hẹp nhưng mời quý vị đọc bản tin được phóng dịch phía dưới để rộng đường dư luận. Mong hoan hỷ cho mọi sơ sót. Cám ơn (LNC).

      ***

      03/03/2022 12:44 _ Bài viết của B.B
      Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức. Tại LHQ, Baerbock đã nói về "sự dối trá trơ trẽn" của Nga.
      * Bản tin:
      • Đức tiếp tục có quan điểm rõ ràng về cuộc xung đột Ukraine và các cuộc tấn công của Nga.
      • Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock (Xanh) đã cho thấy những lời lẽ rõ ràng cho các hành động của ông xếp Điện Kremlin Vladimir Putin trong một bài phát biểu gây bức xúc tại LHQ (xem báo cáo đầu tiên).
      • Thủ tướng Cộng hoà Liên bang Đức Olaf Scholz (SPD) nói về "tin xấu" từ Ukraine (cập nhật từ ngày 2 tháng 3, 11:04 sáng).
      • Bản tin này đã kết thúc. Các phản ứng khác từ Đức đối với cuộc chiến Ukraine hiện có thể được tìm thấy trong bài viết này (xem Link).
      - Ngày 03 tháng 3, 7:27 sáng: Đức muốn cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Bộ Kinh tế đã phê duyệt việc chuyển giao 2.700 hỏa tiển phòng không loại "Strela", như Cơ quan Báo chí Đức đã biết được từ các giới của Bộ hôm thứ Năm. Đây là những vũ khí do Liên Xô sản xuất từ ​​kho dự trữ trước đây của Quân đội Nhân dân Quốc gia (NVA) của DDR (CHDC) Đức. (ghi chú thêm: Dùng cũ khí Nga chống Nga là hình thức ít ai ngờ tới !).
      Đức trước đó đã thay đổi hướng đi (đường lối) trong cuộc khủng hoảng Ukraine và trang bị vũ khí hạng nặng cho các lực lượng vũ trang của quốc gia bị Nga tấn công. Theo tin từ dpa, Bộ Quốc phòng Đức đã kiểm tra trong nhiều ngày xem liệu vũ khí nào khác có thể được bàn giao cho Ukraine hay không. Việc chuyển giao đã được phê duyệt là những vũ khí có thiết kế khác.
      Hôm thứ Bảy, chính phủ Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức đã quyết định giao 1.000 vũ khí chống xe tăng và 500 hỏa tiển phòng không “Typ Stinger” từ kho dự trữ của lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr) cho Ukraine càng nhanh càng tốt (xem bản cập nhật trước). Ngoài ra, các đồng minh của NATO là Hà Lan và Estonia đã chấp thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine. Những thứ vũ khí này từ sản xuất của Đức hoặc từ các kho dự trữ của CHDC Đức (DDR cũ).
      * Đức bàn giao vũ khí cho Kyiv (Kiew)
      - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Buschmann nhìn nhận "kết thúc một thời kỳ lịch sử"
      (Cập nhật ngày 02 tháng 3.2022, 5:53 chiều):
      Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Marco Buschmann, cuộc xâm lăng Ukraine của Nga “đã thay đổi toàn bộ tình hình an ninh ở châu Âu”. Ông ấy đã nói với t-online vào hôm thứ Tư. Theo quan điểm của ông, mọi người trước đây đã quen với những lời đe dọa của Putin và không ngờ nhà cầm quyền Nga sẽ hành động. Bây giờ người ta đang trải qua “sự kết thúc của một giai đoạn lịch sử”, Buschmann sau đó quay qua cánh cung lớn. Bởi vì sau sự sụp đổ của Bức màn sắt, thế giới, và đặc biệt là châu Âu, ngày càng chú trọng hơn đến sự hợp tác. Trong khi đó, Nga và Trung Cộng (China) đã tự trang bị vũ khí cho mình, trong khi phương Tây vẫn tin rằng - ở mọi nơi - các nguyên tắc dân chủ và tự do sẽ chiếm ưu thế.
      - Cập nhật từ ngày 2 tháng 3, 4:15 chiều:
      Đức đã thông báo chuyển giao 1.000 hỏa tiển chống xe tăng và 500 hỏa tiển phòng không:
      Hôm thứ Bảy, chính phủ CHLB Đức đã thông báo giao 1.000 vũ khí chống xe tăng và 500 hỏa tiển phòng không “Typ Stinger” từ kho dự trữ của lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr) cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Các vũ khí được cung cấp hiện đã được chuyển giao, như dpa đã biết được từ các vòng "kết nối" chính phủ ở Berlin.
      * Cập nhật từ ngày 2 tháng 3, 3:30 chiều :
      Đức phản ứng trước hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, trong số những thứ khác, bằng cách chấm dứt Nord Stream 2. Bộ Ngoại giao Nga hiện đã chỉ trích mạnh mẽ chính phủ CHLB Đức về các hành động của họ trong trường hợp đường ống dẫn khí biển ở Baltic. Phát ngôn viên của Bộ tại Moscow, Maria Zakharova, cho biết: “Quyết định dừng dự án của Berlin sẽ gây tổn hại không thể cứu vãn được mối quan hệ Nga-Đức vốn đã suôn sẻ trong những năm gần đây mà không phải do lỗi của chúng tôi”. Người phát ngôn cho biết: “Trách nhiệm đối với hậu quả của những hành vi bất hợp pháp này, vốn khiến danh tiếng của Đức là một "đối tác thương mại nước ngoài (Außenwirtschaftspartner / foreign trade partner) đáng tin cậy, chỉ thuộc về phía Đức”.
      "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang đối phó với tiền lệ sử dụng một dự án kinh tế như một vũ khí chính trị chống lại chúng tôi, điều mà phương Tây nói chung và Berlin nói riêng thích buộc tội Moscow", Zakharova nhấn mạnh. Zakharova dẫn chứng: “Như bây giờ đã trở nên rõ ràng, các nhà chức trách Đức cho thấy qua đó sự bất lực của họ và dưới sức ép, không thể tách biệt chính trị và kinh tế.
      * © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, ngày 06.03.2022 + hình internet)
      url: https://www.merkur.de/politik/ukraine-konflikt-deutschland-krieg-russland-baerbock-scholz-folgen-putin-fluechtlinge-news-zr-91382606.html


      Nguồn: Việt Vùng Vịnh
      Have a nice day!!

      Comment


      • #4
        Niall Ferguson và Francis Fukuyama tranh luận ai có lỗi với Ukraine



        NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
        Biden và Putn

        Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Hoa Kỳ, vừa tham gia một cuộc thảo luận để cho biết phân tích của họ về khủng hoảng ở Ukraine.

        Huntington và Brzezinski nói về Nga, Ukraine: Tiên tri hay nhầm lẫn?

        Nga đánh Ukraine: Việt Nam mắc kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?

        Niall Ferguson, nhà sử học người Scotland đang sống ở Hoa Kỳ, rất nổi danh với các sách như Empire, Colossus. Năm 2015, ông ra tập đầu bộ sách về Henry Kissinger, Kissinger: 1923-1968: The Idealist.
        QUẢNG CÁO

        Francis Fukuyama, nhà khoa học chính trị người Mỹ, lần đầu vang danh với cuốn The End of History and the Last Man (1992) và sau này đã viết hàng loạt sách có ảnh hưởng lớn.

        Trong một thảo luận đăng hôm 3/3, Niall Ferguson nói:

        "Vào tháng 7 năm ngoái, Putin đã xuất bản một bài luận giả lịch sử kỳ lạ, "Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine", về cơ bản nói rằng nền độc lập của Ukraine là một dị thường lịch sử. Và khi tôi đọc bài luận khi tôi ở Kyiv vào tháng 9, tôi nhận ra rằng Ukraine tiêu tùng rồi. Ông ta sẽ phá bỏ nền độc lập của Ukraine hoặc, có thể khả dĩ hơn, giảm xuống thành một nhà nước bù nhìn tương tự như Belarus hoặc Kazakhstan — rõ ràng là trong phạm vi ảnh hưởng của Nga và không có nguy cơ trở thành một nền dân chủ thành công theo hướng phương Tây hoặc một thành viên của Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)."


        NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

        Ukraine bị lôi kéo vào cuộc chiến năm 2014 khi phe ly khai thân Nga chiếm giữ các khu vực ở phía đông

        Francis Fukuyama ca ngợi Tổng thống Joe Biden:

        "Tôi nghĩ rằng ông ấy đã tuyệt vời trong việc tập hợp toàn bộ liên minh NATO để chống lại Putin, chẳng hạn như chuyển nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang châu Âu để họ có thể chịu đựng việc Nga cắt khí đốt trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Ông có lẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất về sự thay đổi đáng kinh ngạc trong chính sách đối ngoại của Đức: người Đức đã từ bỏ 40 năm lấy lòng Nga, là dấu ấn qua nhiệm kỳ của Angela Merkel. Thủ tướng Olaf Scholz đã tuyên bố tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng của Đức và ông sẵn sàng chuyển vũ khí cho Ukraine. Những động thái đó là kết quả của nhiều hoạt động ngoại giao diễn ra trong thời gian kéo dài nhiều tuần dẫn đến chiến tranh. Biden hoàn toàn không phải là một tổng thống thành công về chính sách đối ngoại — việc rút quân khỏi Afghanistan thực sự là một thất bại — nhưng tôi nghĩ rằng, theo nhiều cách, về cơ bản, ông ấy đã tự sửa chữa khá nhiều."

        Nhưng Niall Ferguson không tán thành:

        "Trong nền văn học Nga, có một cuốn tiểu thuyết rất hay: Gã khờ của Dostoevsky. Biden là gã khờ. Lý do điều này xảy ra là vì chính quyền Biden đã làm chậm lại việc giao vũ khí cho Ukraine, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với đường ống Nord Stream 2 mà sẽ bỏ qua Ukraine, báo hiệu với Nga rằng Mỹ sẽ không hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự, và do đó đã nói rõ cho Putin rằng ông ta có cơ hội thực hiện hành động quân sự mà chỉ phải sợ các biện pháp trừng phạt mà thôi. Chiến lược của chính quyền Mỹ là đe dọa các lệnh trừng phạt tồi tệ nhất — cứ làm như lệnh trừng phạt sẽ ngăn cản Putin. Sau đó, họ đã thử một điều gì đó thậm chí còn điên rồ hơn, đó là nói, "Nga sẽ xâm lược và chúng tôi biết ngày rồi" — làm như sẽ ngăn Putin xâm lược. Và điều tồi tệ nhất mà họ làm là kêu gọi Trung Quốc can ngăn xâm lược, trong khi Trung Quốc đã bật đèn xanh cho Putin với điều kiện không được làm cho đến sau Thế vận hội Bắc Kinh."


        NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
        Nhà thờ Thánh Sophia ở Kyiv

        Được hỏi vì sao Tổng thống Vladimir Putin muốn xâm lược Ukraine, Francis Fukuyama nói:

        "Putin muốn thống nhất Belarus, Ukraine và Nga. Ông ấy không tin rằng họ nên tách biệt."

        "Ngoài ra, tôi nghĩ rằng nếu nhìn vào yêu cầu của họ trong các cuộc đàm phán dẫn đến cuộc xâm lược, họ cũng muốn NATO bé lại - không chỉ từ bỏ việc mở rộng sang Ukraine, mà còn quay lại những năm 1990."

        "Không giống như Niall, tôi nghĩ quyết định của Hoa Kỳ cung cấp tất cả thông tin tình báo này và dự đoán cuộc xâm lược thực sự là một chiến lược tuyệt vời. Chúng ta biết rằng người Nga sẽ tung ra những câu chuyện sai sự thật về những gì họ đang làm ở Ukraine. Và tôi nghĩ rằng chính quyền đã giải mật rất nhiều thông tin tình báo để mọi người sẵn sàng, để họ không tin một số thứ đến từ Nga. Và nó đã rất hiệu quả."


        Niall Ferguson nêu ý kiến:

        "Vấn đề là chúng ta đã tạo ra khả năng Ukraine gia nhập NATO và gia nhập Liên minh châu Âu. Nhưng thái độ thực tế của chúng ta giống như tranh biếm của tờ New Yorker về anh chàng trên điện thoại nói: "Không, tôi không thể làm trong thứ Năm. Không bao giờ luôn đi?" Chúng ta chưa bao giờ nghiêm túc muốn họ gia nhập NATO hoặc EU. Chúng ta đã không cung cấp gần như đủ vũ khí cho họ để ngăn chặn Nga tấn công. Và kết quả là một cuộc khủng hoảng địa chính trị lớn mà lẽ ra có thể tránh được."

        NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
        Quảng trường Độc lập ở Kyiv

        Được hỏi lẽ ra nên làm gì, Niall Ferguson nói:

        "Có hai sự lựa chọn, và chúng ta đã bỏ đi cả hai. Hoặc yêu cầu Ukraine chấp nhận trung lập, bởi vì nếu không, người Nga sẽ xâm lược và chúng ta sẽ không chiến đấu — đây là điều mà Henry Kissinger đã đề xuất hồi năm 2014 — hoặc bạn phải trang bị vũ khí đầy đủ cho người Ukraine để họ có thể ngăn chặn người Nga. Và chúng ta đã không làm."

        Nhưng Francis Fukuyama không tán thành ý kiến trên:

        "Một phần lý do giúp Ukraine đang làm Nga sa lầy là chúng ta đã nâng cấp rất nhiều vũ khí cho họ. Chúng ta đã đào tạo cho họ. Chúng ta đã cho họ hợp tác tình báo. Những gì bạn đề xuất rằng ta có thể đã làm, đều phi thực tế."

        Nhìn về tương lai, Niall Ferguson suy tư:

        "Những gì phương Tây nên làm là cố gắng, nếu có thể, để giữ cho sự kháng cự của người Ukraine không bị sụp đổ, mặc dù tôi nghĩ rằng gần như chắc chắn là quá muộn."

        "Và nếu không thể ngăn cản chiến thắng của Nga, thì nên tìm cách môi giới một lệnh ngừng bắn. Đây là vở kịch năm 1973 mà Kissinger đã sử dụng khi Israel, cũng không phải là thành viên NATO, bị Ai Cập, Syria và các quốc gia Ả Rập khác tấn công. Thủ đoạn của Kissinger là cung cấp cho người Israel đủ vũ khí để họ có thể tránh thất bại, nhưng cũng không quá nhiều để họ hoàn toàn áp đảo người Ả Rập. Sau đó, ông ta làm trung gian cho lệnh ngừng bắn và đảm bảo rằng Hoa Kỳ chủ động và người Nga về cơ bản đã bị gạt ra ngoài lề."

        "Những gì chúng ta đang làm vào lúc này gần như hoàn toàn ngược lại. Chúng ta đang cung cấp những vũ khí là vỗ tay, bài xã luận và bài phát biểu mạnh mẽ thay vì phần cứng mà người Ukraine cần."

        "Điều thực sự khiến tôi khó chịu nhất, là hiệu ứng mà một thảm họa này dẫn đến một thảm họa khác: không nghi ngờ gì nữa, tại một thời điểm nào đó sẽ có một cuộc khủng hoảng về tham vọng trở thành cường quốc hạt nhân của Iran, và sẽ có một cuộc khủng hoảng Đài Loan. Và chúng ta đang tiến tới những cuộc khủng hoảng này với tư thế yếu đáng kể, và tôi thực sự không thể nhìn lại và nói rằng chính quyền Biden đã làm bất cứ điều gì khác ngoài việc vớ va vớ vẩn."


        Francis Fukuyama không đồng tình:

        "Bạn đang tỏ ra quá tiêu cực về tình hình ở Ukraine. Tình hình ở Ukraine gần như không tồi tệ như bạn đang miêu tả."

        "Ngay cả nếu Nga xóa bỏ được chế độ Zelensky, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy kéo dài, bởi vì người Ukraine đoàn kết hơn bao giờ hết."

        "Chúng ta đang làm rất nhiều, và ý tưởng rằng chúng ta biết Putin cuối cùng sẽ giành chiến thắng, thì thật là tiêu cực."

        Have a nice day!!

        Comment


        • #5
          Putin : Từ tổng thống “hoang tưởng” đến chỉ huy "chuyên quyền"

          Click image for larger version

Name:	2022-03-10_1_Ukraine.jpg
Views:	91
Size:	159.8 KB
ID:	26545
          Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu và tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga kiêm thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng Valery Gerasimov chuẩn bị vũ khí răn đe trong cuộc họp ngày 27/02/2022 tại Matxcơva, Nga. AP - Alexei Nikolsky

          Vì quyết định của một cá nhân, Ukraina trở thành bãi chiến trường tan hoang. Gần 2,2 triệu người Ukraina phải bỏ xứ, hơn 350 thường dân chết vì bom đạn Nga, tính đến ngày 10/03/2022. Khoảng từ 2.000 đến 4.000 quân nhân Nga bỏ mạng trên chiến trường, theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Mỹ. Tất cả chỉ do tham vọng quyền lực của chủ nhân điện Kremlin. Báo chí Pháp nói đến một tổng thống Putin ngày càng « hoang tưởng », « chuyên quyền » và « tự cô lập ».

          « Ngày 24/02 (ngày Nga mở màn cuộc xâm lược Ukraina), bộ áo giáp của nhà kĩ trị sáng suốt đã bị vỡ. Thế giới đã phát hiện một con quỷ, điên cuồng trong những đam mê và tàn nhẫn trong những quyết định của mình ». Nhà văn Nga Vladimir Sorokine, vẫn được biết đến với giọng văn châm biếm, đã phải bất lực thốt lên như vậy trong một bài viết trên nhật báo Anh The Guardian.
          Theo báo Le Monde ngày 02/03, lời bình luận này làm dấy lên nghi vấn về « sự điên rồ » của tổng thống Vladimir Putin, thường giam mình trong điện Kremlin lộng lẫy trong thời gian gần đây. Ngay từ năm 2014, thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tỏ ra bất lực về nguyên thủ Nga : « Ông ấy không còn tiếp xúc với thực tế », vào lúc ông Putin liên tục bác có quân Nga ở vùng Donbass, miền đông Ukraina.

          Ám ảnh lịch sử tác động đến những quyết định hiện nay

          Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, tổng thống Putin của năm 2014 và của năm 2022 khác nhau hoàn toàn. Trong những ngày trước khi ra lệnh tấn công Ukraina, người dân Nga thấy tổng thống của họ thường phát biểu vào sáng sớm. Chủ đề không mới, nhưng với giọng điệu cứng rắn hơn, thêm tiếng thở dài, tay đập bàn, cáo buộc vô cớ Ukraina là « nhà nước phát xít, một băng nghiện ngập và tân phát xít đang cầm quyền ở Ukraina ».

          Tại sao vấn đề Ukraina lại ám ảnh tổng thống Nga đến như vậy ? Trả lời báo Libération ngày 24/02, nhà nghiên cứu Bruno Tertrais, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Pháp (FRS), phân tích :
          « Putin vẫn bị quá khứ ám ảnh. Bản thân ông ấy đã trải qua chấn thương do việc Đông Âu sụp đổ lúc ông còn là điệp viên của KGB ở Dresde (Đức). Khi lên nắm quyền, nhất là khi trở lại năm 2012, ông đã có cách nhìn xét lại về lịch sử Nga, về lịch sử Liên Bang Xô Viết. Cách nhìn hoang tưởng này đã lật lại vấn đề gọi là « trách nhiệm lịch sử của phương Tây về việc Nga suy yếu » và vào năm 2021, cách nhìn nhận này được tái hiện trong bài diễn văn dài vào dịp kỷ niệm Liên Xô tan rã và Ukraina độc lập. Khó biết được là Putin có tin vào điều ông ấy nói không, nhưng bài diễn văn này đã khắc sâu trong tâm trí của giới lãnh đạo Nga. Ngay từ cuối những năm 2000, Putin đã nói rằng Ukraina không phải là một Nhà nước ».
          Đặc biệt, ông Putin không chấp nhận những gì xảy ra tại thượng đỉnh NATO năm 2008, khi đơn xin gia nhập NATO của Ukraina được chấp nhận về mặt nguyên tắc. Tổng thống Nga liên tục cáo buộc phương Tây nuốt lời khi kết nạp nhiều thành viên mới là những nước thuộc Liên Xô cũ mà Nga nghiễm nhiên xem là nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của họ.
          Xã hội Ukraina, người dân Ukraina muốn chuyển hướng theo châu Âu, được thể hiện qua Cách Mạng Maidan năm 2014, trong khi đảng thân Nga ở Ukraina bị mất ảnh hưởng. Đây là điều không thể chấp nhận được đối với ông Putin. Kết quả là Nga sáp nhập bán đảo Crimée, ủng hộ hai vùng ly khai đòi độc lập. Việc hơn 77% cử tri Ukraina chọn một tổng thống mới không xuất thân từ giới chính trị, ủng hộ phương Tây và nhiệt tình vận động để Ukraina gia nhập NATO, đã trở thành « giọt nước làm tràn ly » đối với nguyên thủ Nga.
          Putin tự cô lập

          Trong rất nhiều bài diễn văn gần đây, ông Putin coi Ukraina chỉ là một « Nhà nước giả hiệu » phải xóa sổ để đưa Ukraina về với nước đại Nga. Liệu phương Tây có xem nhẹ ý đồ của chủ nhân điện Kremlin không ? Theo chuyên gia Bruno Tertrais thì hoàn toàn không :
          « Phương Tây xem phát biểu của ông Putin là đáng quan tâm. Nhưng họ nghĩ rằng ông ấy sẽ dừng ở đó và nhất là cho đến gần đây, họ vẫn cho là ông Putin chắc không điên đến mức tấn công toàn lãnh thổ Ukraina. Vấn đề ở chỗ Putin đã thay đổi. Hiện giờ, ông ấy cho thấy mọi dấu hiệu của một nhà độc tài thu mình trong bong bóng chính trị và dịch tễ. Việc ông cách ly từ đầu mùa dịch hẳn cũng góp phần vào quá trình cực đoan hóa này. Từ nhiều tháng nay, ông tham vấn rất ít và dường như bong bóng dịch tễ ngừa Covid cũng làm trầm trọng xu hướng hoang tưởng của ông. Việc những cố vấn chính trị bị ông Putin công khai xúc phạm tối thứ Hai 21/02 trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia là điều không ai ngờ đến và cho thấy sự thật đó ».
          Nhìn rộng hơn, nhà chính trị học Tatiana Stanovaya, thuộc Viện Carnegie Matxcơva, một người biết rõ cách vận hành của giới lãnh đạo Nga, miêu tả một Vladimir Putin hạn chế mọi giao tiếp với những người mang quân hàm, xuất thân từ quân đội hoặc lực lượng an ninh. Thế nhưng, « chính những người này lại trách nhiệm cung cấp thông tin cho ông Putin. Họ quá sợ để thao túng ông ấy, nhưng lại củng cố lập trường của chủ nhân điện Kremlin, chỉ nói những điều ông ấy muốn nghe. Mỗi ghi chép được soạn ra để làm hài lòng lãnh đạo ». Ông Putin từng nói là ông không sử dụng internet.
          Vẫn theo bà Stanovaya, được Le Monde trích dẫn, « những người trước đây vẫn được vào điện Kremlin, kể cả bên cánh tự do, thì đã bị loại ngay từ năm 2015 ». Ông Putin sợ các bệnh truyền nhiễm, theo tiết lộ của nhà báo Mikhail Zygar trong cuốn sách mang tựa đề Les Hommes du Kremlin (tạm dịch : Những người ở điện Kremlin, NXB Le Cherche Midi, 2018). Và dịch Covid-19 càng khiến ông Putin xa cách thực tế. Các buổi gặp gỡ với người dân, dù được dàn dựng, thậm chí dùng đến cả nghệ sĩ nếu cần thiết, cũng không còn nữa. Những hình ảnh gần đây cho thấy ông Putin ngồi cách xa các vị khách mời vài chục mét, dù là tổng thống các nước hay quan chức cấp cao và các nhà tài phiệt Nga. Một hình ảnh cho thấy ông đơn độc, nhưng cũng thể hiện khoảng cách quyền lực mà ông muốn tạo ra.
          Lãnh đạo chuyên chế tự quyết

          Chính sự tự cô lập, nghi kị mọi thứ đang tạo thành « một bong bóng thông tin, không thâm nhập được », theo nhà nghiên cứu chính trị Nga Ekaterina Schulmann. Rất nhiều quan chức cấp cao không được biết về những kế hoạch chiến tranh của nhà lãnh đạo. Còn nhà văn Vladimir Sorokine cho rằng « cơ cấu quyền lực không thay đổi từ 5 năm thế kỷ qua, kim tự tháp quyền lực, đã đầu độc nhà lãnh đạo, gieo vào ông chất độc quyền lực tuyệt đối ».
          Những biến động gần đây, đặc biệt là Ukraina, chỉ là một trong những yếu tố được tích tụ từ lâu khiến nguyên thủ Nga quyết định ra tay hành động. Năm 2015 khi bắt đầu tham chiến ở Syria, ông Putin nói : « Đường phố Leningrad (Saint-Peterburg hiện nay) dạy cho tôi một điều : Nếu không tránh được ẩu đả thì hãy là người đánh trước ». Triết lý sống này đã không rời khỏi ông một bước trong suốt hơn 20 năm cầm quyền : Từ Tchetchenia đến những vụ tấn công không được làm sáng tỏ ở Nga, và giờ là Ukraina với tham vọng gây dựng lại đại quốc Nga, kết hợp giữa quá khứ thời Sa hoàng và thời Xô Viết. Ông Putin đã thành công một phần kế hoạch này với việc sáp nhập bán đảo Crimée và mở rộng ảnh hưởng ở hai vùng Donetsk và Lugansk thân Nga.
          Một sự kiện khác, cũng được coi là củng cố cho tham vọng của ông Putin, đó là ông tham khảo tài liệu lưu trữ để viết các bài báo lịch sử. Một công việc được ông rất chú trọng, nghiêm túc thực hiện với hai chủ đề nổi trội : Cuộc chiến chống « chủ nghĩa xét lại lịch sử » của phương Tây, chủ yếu về Thế Chiến II, và Ukraina.
          Một nguồn tin ngoại giao phương Tây nhận xét với báo Le Monde : « Sự ám ảnh này khiến ông ấy (Putin) như cảm thấy tham gia vào một nhiệm vụ lịch sử, hơn cả một kiểu chính trị đơn thuần. Cột mốc 2024 rất quan trọng : trước khi có thể phải rời đi, ông ấy phải hoàn thành di sản của mình ».
          Theo bà Stanovaya, sự đơn độc của tổng thống Nga trở thành một mối đe dọa chưa từng có trong bối cảnh chiến tranh : « Mọi thông tin đều được gửi lên ông Putin vào một ngày thuận lợi. Nếu một đám đông bày tỏ phẫn nộ với các nhóm quân Nga ở một thành phố bị chiếm đóng thì đó là vì họ được trả tiền, bị phương Tây hay những kẻ phát xít giật dây… Và nếu quân đội gặp khó khăn, các tướng Nga có thể sẽ giải thích cho ông Putin là do phương Tây can thiệp ».
          Còn trong xã hội Nga, không còn đối lập, người dân bị thông tin một chiều, không tin là có chiến tranh ở nước láng giềng và nếu có, thì đó là « chiến dịch quân sự đặc biệt » lật đổ chế độ phát xít ở Kiev.

          Source:RFI
          Have a nice day!!

          Comment


          • #6
            Chiến tranh Ukraina : Liên Hiệp Châu Âu « vướng bẫy » khí đốt Nga

            Click image for larger version

Name:	2022-03-10_3_Ukraine.jpg
Views:	102
Size:	86.0 KB
ID:	26549
            Ảnh minh họa: Liên Hiệp Châu Âu phụ thuộc đến 40% nguồn cung khí đốt từ Nga. REUTERS/Radovan Stoklasa

            Ngày 08/03/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo cấm nhập khẩu dầu khí của Nga. Chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố quyết định này sẽ « giáng một đòn đau cho Vladimir Putin » và nguồn tài chính cho cuộc chiến chống Ukraina của Nga. Ngay lập tức, nước Anh cũng theo chân Mỹ, nhưng các đồng minh châu Âu lại tỏ ra dè dặt. Giới phân tích khẳng định, do bị lệ thuộc vào khí đốt Nga đến 40%, Liên Hiệp Châu Âu khó thể « một sớm một chiều » từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga.

            Đương nhiên, thông báo này của tổng thống Mỹ ngay lập tức đã có những tác động tiêu cực. Giá thùng dầu thô trên thị trường thế giới, vốn đã vượt ngưỡng kỷ lục hơn 130 đô la/thùng, sáng ngày 09/3 đã tăng thêm 2 đô la, theo như ghi nhận của ông Dominique Schelcher, tổng giám đốc tập đoàn siêu thị Système U của Pháp, trên đài France Inter.
            Nhưng giới quan sát cho rằng quyết định trên của Washington chỉ mang tính biểu tượng. Hoa Kỳ nhập khẩu rất ít dầu hỏa và khí đốt từ Nga. Do vậy, lệnh cấm vận này không mấy gì tác động đến nền kinh tế Mỹ, theo như giải thích của chuyên gia về năng lượng Pierre Terzian1, chủ biên tuần báo Petrostratégies.: « Mỹ có lẽ chỉ sẽ bị tác động rất ít, bởi vì họ là một nước sản xuất dầu hỏa lớn, và cũng là quốc xuất khẩu khí đốt lớn trên thế giới. Hơn nữa giá khí đốt tại Mỹ là chưa tới 5 đô la cho một foot khối khí, trong khi tại châu Âu, giá khí đốt hiện nay là 73 đô la/foot khối. Do vậy nền kinh tế Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng gì, còn châu Âu có nguy cơ sẽ bị đánh gục ».

            Khí đốt, dầu hỏa, than đá : Những chiếc xiềng trói chân EU ?

            Từ khi quân đội Nga bắt đầu tấn công Ukraina ngày 24/02/2022, các nước phương Tây đều biết rằng biện pháp trừng phạt hiệu quả nhất chống lại Nga có lẽ chính là ngưng hoàn toàn nhập khẩu dầu khí, nguồn thu ngoại tệ chính của tổng thống Vladimir Putin. Đây là biện pháp cho đến giờ các nước thành viên khối Liên Hiệp Châu Âu từ chối nhắm đến, bởi một lẽ đơn giản : Châu Âu bị lệ thuộc vào Nga đến 40% nguồn cung khí đốt.

            Tỷ lệ phụ thuộc này dao động tùy theo từng nước. Nhập khẩu khí đốt từ Nga vào Pháp chỉ chiếm có 17%, nhưng tại Đức là hơn 65%, Ba Lan 55% hay các nước Đông – Bắc Âu như Latvia hay Phần Lan là gần như 100%, nhưng có những nước như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hầu như không nhập khí đốt Nga, theo như số liệu từ Eurostat.
            Vẫn theo nhận định của ông Pierre Terzian, « nhìn chung, có một sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn khí đốt Nga, khó thể mà thay thế được. Với 8 triệu thùng dầu bán ra mỗi ngày, Nga là quốc gia xuất khẩu dầu hỏa thứ hai, sau Ả Rập Xê Út. Về khí đốt, Nga đứng hàng đầu thế giới với 260 triệu m3 xuất khẩu mỗi ngày, trong đó 160 triệu m3 là sang châu Âu. »
            Và nguồn khí đốt này của Nga đi vào châu Âu thông qua ba đường ống dẫn chính : Yamal – Europe, đi qua ngả Belarus rồi đến Đức ; Brotherhood – nối với Đức qua điểm trung chuyển Ukraina và Nord Stream cũng đi từ Nga sang Đức thông qua biển Baltic. « Những đường ống dẫn khí đốt này là điều cốt lõi trong chiến lược gây ảnh hưởng của Vladimir Putin ở phương Tây. Trong cuộc xung đột với Ukraina, tổng thống Nga bị tố cáo giao khí đốt với một lượng tối thiểu cho châu Âu bằng đường ống dẫn đi qua Kiev, cũng có được một nguồn thu nhập khi cho phép trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ của mình », theo như phân tích của bà Anna Creti2, giáo sư Trung tâm địa chính trị về năng lượng, đại học Paris Dauphine.
            Ngay từ khi lên cầm quyền từ năm 2000, khí đốt đã được chủ nhân điện Kremlin sử dụng như là một công cụ địa chiến lược, vừa để phục hồi nền kinh tế đất nước, vừa là một vũ khí cho chính sách đối ngoại. Mỗi một lần xung đột xảy ra, Matxcơva không ngần ngại sử dụng khí đốt như là một công cụ dọa dẫm, đôi khi đi đến cả hành động triệt để « khóa vòi » cung cấp năng lượng như trong các lần xung khắc với Ukraina (2005), Estonia (2007), phong trào Maidan ở Ukraina (2015)… Và mỗi lần như thế giá khí đốt lại tăng vọt.

            Tháo xiềng không dễ

            Cuộc chiến với Ukraina lần này không là một ngoại lệ. Ngay khi tiếng gót giày binh vang lên ở biên giới Ukraina, giá năng lượng ở châu Âu đã tăng lên gấp 3 lần so với năm 2021. Điện Kremlin bị quy trách nhiệm có hành động thao túng này để bảo vệ các lợi ích địa chính trị của mình. Xung đột bùng nổ, áp lực buộc châu Âu phải từ bỏ nguồn năng lượng « nhuốm máu người Ukraina » theo như tố cáo từ chính quyền Kiev, để gây sức ép với Nga, đặt Liên Hiệp Châu Âu trước một bài toán hóc búa.
            Liệu khối 27 nước thành viên có thể từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga? Bà Catherine MacGregor3, tổng giám đốc tập đoàn khai thác và cung cấp năng lượng Engie, trên đài France Inter ngày 07/03 cảnh báo, sự phụ thuộc này khó thể ngưng trong một sớm một chiều mà không có sự chuẩn bị, không có một giải pháp thay thế.
            Bà giải thích : « Vấn đề thật sự nằm ở điều chúng tôi cho là ở trung hạn, nghĩa là, cho mùa đông sắp tới. Bởi vì, vào cuối mùa đông này, kho dự trữ đã bị cạn, và do vậy người ta phải đợi đến mùa hè để lấp đầy kho dự trữ. Nếu như một quyết định ngưng mua khí đốt Nga được đưa ra, thì việc tích trữ khí đốt sẽ gặp khó khăn, nguồn dự trữ sẽ bị thiếu và đầu mùa đông tới, chúng ta sẽ không có đủ khí đốt so với những năm trước đây. »
            Mặt khác, cấm vận hoàn toàn khí đốt Nga gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ một số nước thành viên, đặc biệt là Đức, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt (55%), dầu hỏa (42%) và than đá từ Nga để chạy các nhà máy điện. « Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong vòng 3 tuần tới Đức chỉ còn có vài ngày có điện do ban hành cấm vận ? », ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock chất vấn. Cũng theo bà, « dù ngày mai, tại Đức và châu Âu, ánh đèn bị tắt, vậy điều đó có ngăn chặn được các xe tăng Nga hay không ? » Còn theo lời bộ trưởng Kinh Tế Đức, Robert Habeck, lệnh cấm vận dầu khí Nga « có nguy cơ đe dọa an bình xã hội » Đức.

            Những nguồn thay thế năng lượng khả dĩ nào cho EU ?

            Trong bối cảnh này, việc thay thế khí đốt Nga và nhiều nguồn nhiên liệu khác trong ngắn và trung hạn là khó thực hiện. Nhưng Liên Hiệp Châu Âu (EU) cũng ý thức được rằng cần phải giảm bớt sự lệ thuộc vào khí đốt Nga, ít nhất là 2/3 từ đây đến cuối năm. Nhưng bằng cách nào ? Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng ?
            Theo giới quan sát, nguồn cung thì nhiều, nhưng khó bù đắp vào khoản thiếu hụt to lớn, và chưa tính đến yếu tố cơ sở hạ tầng. EU có thể quay sang các nhà cung cấp nội bộ như Hà Lan, Na Uy, hay ngoài châu Âu như Algeri hay Azerbaidjan… Nhưng những nguồn cung này chỉ có thể cung cấp cho EU một khối lượng nhỏ, khoảng gần 10 tỷ m3 trong tổng số cầu là hơn 155 tỷ m3.
            EU cũng có thể trông cậy vào Mỹ và Qatar với nguồn khí hóa lỏng GNL (tiếng Anh LNG) để thay thế khoảng 20 tỷ m3 khối khí ga. Tuy nhiên, ngày 22/02/2022, bộ trưởng Năng lượng Qatar, Saad Sherida al-Kaabi cảnh báo, Liên Hiệp Châu Âu chớ có quá kỳ vọng vào nước này để thay thế hoàn toàn nguồn cung ứng Nga.
            Ông phát biểu : « Nhiều nước cho rằng Qatar có thể cung cấp và thay khí đốt Nga, nhưng tôi đã từng tuyên bố chính thức rằng nước Nga bảo đảm từ 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu, tôi nghĩ không một nước nào có thể thay thế được ngần ấy khối lượng. Chúng tôi chỉ có thể cung cấp những gì sẵn có cho châu Âu. Chúng tôi sẽ làm mọi khả năng để giúp cho châu Âu. »
            Ngoài ra, việc Liên Hiệp Châu Âu dồn sang mua GNL có nguy cơ làm tăng thêm giá nguồn nhiên liệu này trên thị trường thế giới do có sự cạnh tranh mạnh mẽ về nhu cầu với các nước châu Á, theo như phân tích của bà Anne Sophie Corbeau4, nhà nghiên cứu Centre on Global Energy Policy, trường đại học Columbia, trên đài RFI.
            « Người ta sẽ phải nói với những nước khác rằng "chúng tôi cần khí hóa lỏng (GNL) để thay thế khí đốt tự nhiên của Nga. Quý vị vui lòng cung cấp chúng cho chúng tôi". Đây cũng là những gì đang diễn ra. Giá bán GNL cho châu Âu cao hơn ở châu Á đến mức đã có hiện tượng đổ xô GNL sang châu Âu hồi tháng Giêng và Hai vừa qua. Có điều châu Âu còn muốn nhiều hơn nữa và một cách lâu dài. Điều này đang đặt ra một câu hỏi lớn, nghĩa là "châu Âu sẽ phải hành xử ra sao đối với GNL ? Liệu chúng ta có thể mua GNL từ những nước khác một cách ổn định ? Liệu châu Âu có ký kết hợp đồng dài hạn cho khí hóa lỏng được không ? »
            Một khó khăn khác không kém phần quan trọng : Cơ sở hạ tầng để tiếp nhận, cất trữ và tái xử lý GNL. Nếu như Pháp có đến 4 kho cảng biển cho GNL, thì nước Đức lại không có đến một cơ sở nào. Trong tình cảnh này, ngày 05/03, Berlin vội vã thông báo cấp tốc xây dựng kho cảng đầu tiên ở miền bắc nước Đức. Giới chuyên gian lưu ý, việc xây dựng một kho cảng biển tái xử lý GNL đòi hỏi nhiều năm thi công.
            Ông Thierry Bros4, giáo sư trường Khoa học Chính trị Sciences Po, chuyên gia về năng lượng, khi trả lời RFI, cho rằng đây là một thất bại của người tiền nhiệm : « Khi xem xét các cơ sở tái khí hóa, chúng ta chỉ thấy chúng tại một vài nước có đường biên giới trên biển. Đức đúng là đã trì hoãn và đã quyết định hoãn xây dựng các cơ sở này. Đây chính là một thất bại về chính sách của bà Merkel trong vòng 15 năm qua ».
            Dầu hỏa nơi khác và các nguồn năng lượng tái tạo

            Vậy còn nguồn dầu hỏa thì sao ? Liên Hiệp Châu Âu có thể tìm kiếm các nguồn thay thế ở đâu, nếu cấm vận dầu hỏa Nga ? Về điểm này, ông Thierry Bros nhận định:
            « Khí là một loại nhiên liệu mà người ta đánh giá là không thể "sờ mó" được, nghĩa là khí đi từ Nga đến châu Âu, nó không thể đi đâu khác được. Nếu chúng ta ngưng cuộc trao đổi mậu dịch này, thì khí đốt cũng sẽ không rẽ hướng sang châu Á hay các thị trường khác được. Ngược lại, dầu hỏa thì rất khác. Chúng ta có thể hình dung nếu cấm vận dầu hỏa Nga, một phần lớn dầu hỏa Nga có thể chuyển hướng sang châu Á, và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi rất nhiều do giá bán rất rẻ. Đó là những gì chúng ta đang thấy trên các thị trường giao dịch, mà giá dầu thô của Nga rẻ hơn rất nhiều so với dầu đến từ vùng Biển Bắc. Đổi lại, chúng ta sẽ phải mua lượng dầu bị thiếu hụt từ Ả Rập Xê Út hay các nước sản xuất khác với giá cao hơn. »
            Triển khai nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo cũng là một hướng đi được giới chuyên gia cổ vũ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế, thông qua lời giám đốc điều hành, Fatih Birol5, ước tính rằng với kế hoạch trung hòa khí cac-bon từ đây đến năm 2050 của Liên Âu được thông qua hồi đầu năm, nếu châu Âu có thể triển khai ồ ạt các nguồn năng lượng như mặt trời, điện gió, sinh khối cùng với thủy điện và có thể đạt thêm sản lượng 35TWh hơn dự kiến, thì khối này có khả năng bỏ qua được khoảng 6 tỷ m3 khí của Nga. Và nhất là, nếu có thể, AIE khuyến nghị các nước thành viên xem xét hoãn các kế hoạch đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân, một nguồn năng lượng giờ được cho là ít thải khí các-bon nhất.
            Cuối cùng, một trong số các giải pháp được cho là triệt để và khó thể bỏ qua cũng được giới báo chí và chuyên gia Pháp những ngày qua nhắc nhiều đến : Tiết kiệm năng lượng. Hạ nhiệt 1°C hệ thống sưởi ấm các tòa nhà và khu dân cư cho phép tiết kiệm được khoảng 10 tỷ m3. Để cho biện pháp này có hiệu quả năng lượng cao, việc xử lý cách nhiệt tốt giúp giảm bớt một lượng tiêu thụ khí đốt thêm 2 tỷ m3.
            Liệu dân Pháp có sẵn lòng vì người dân Ukraina, giảm bớt tiêu thụ khí đốt và nguyên nhiên liệu, chịu lạnh thêm 1°C cho mùa đông tới ? Thăm dò trên mạng của báo Le Figaro tối ngày 09/03 lúc 21 giờ cho thấy hơn 61% số người được hỏi trả lời « CÓ » !
            **********
            Ghi chú:
            1. « Pétrole et gaz russes: "Une très forte dépendance qui n’est pas remplaçable" ». Invité International, RFI, ngày 08/03/2022.
            2. « Crise en Ukraine : comment le gaz est devenu une arme diplomatique entre Moscou et les Occidentaux ». Franceinfo, ngày 28/01/2022.
            3. « Catherine MacGregor : "La dépendance vis-à-vis du gaz russe est très difficile à cesser du jour au lendemain" ». France Inter ngày 07/03/2022.
            4. « Est-il possible de s'affranchir des hydrocarbures russes? » Décryptage, RFI, ngày 09/03/2022.
            5. « Comment l’Europe pourrait se passer du gaz russe ? ». Le Monde, ngày 09/03/2022.

            Have a nice day!!

            Comment


            • #7

              LÝ DO PUTIN CŨNG PHẢI BẤT NGỜ TRƯỚC CHIẾN KINH TẾ CỦA CHÂU ÂU
              Click image for larger version

Name:	Putin.jpg
Views:	90
Size:	82.9 KB
ID:	26551
              (Tomas Sedlacek (45 tuổi), giáo sư kinh tế học người Séc)
              Thế giới phương Tây đang dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tomas Sedlacek (45 tuổi) là một nhà kinh tế học người Séc, nổi tiếng với cuốn sách “Kinh tế học của cái thiện và ác”. Ông từng là cố vấn cho cựu tổng thống Séc Vaclav Havel. Sau đó, ông có giúp cải tổ hệ thống thuế của Cộng hòa Séc.

              Sedlacek từng theo học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Ông hiện giảng dạy tại Đại học Charles ở Praha. Trong cuộc trò chuyện với báo WELT (Thế giới), ông đã tính toán cuộc chiến này tốn kém như thế nào, và vì sao đã đến lúc phải giải phóng người Nga khỏi Putin.

              WELT: Giáo sư là một trong những nhà kinh tế lớn đã yêu cầu dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế vào cuộc chiến tranh này. Ông đã thấy hài lòng chưa?

              Tomas Sedlacek: Rồi, tôi không chỉ hài lòng, mà thậm chí còn tự hào và ngạc nhiên, với tư cách là một nhà kinh tế và một người châu Âu. Tôi rất ngạc nhiên nhận thấy mọi người thực sự đã nỗ lực hết mình, và hầu như tất cả mọi người sau đó đều đã thực hiện những điều cần làm. Đây là những thời điểm cay đắng, nhưng có vẻ như chúng tôi, các nhà kinh tế, có thể sử dụng kinh tế trong cuộc chiến chống lại cái ác, tức là trong những lúc cam go, bức thiết. Cho dù nó khiến cho chúng ta phải trả giá ít nhiều.

              WELT: Các biện pháp trừng phạt sẽ gây hại như thế nào ở Nga?

              Sedlacek: Một trong những hậu quả đầu tiên của việc đóng băng tiền ở nước ngoài là khiến người Nga nháo nhào đến các ngân hàng rút tiền. Chúng ta đã chứng kiến điều này tại các máy ATM ở Moscow. Và nếu sự hoảng loạn bùng phát trong nền kinh tế Nga, hậu quả sẽ rất lớn và tức thì. Hơn hết, điều này dẫn đến nhận thức là chế độ của Putin không những không thành công lắm, mà còn đang khiến người dân Nga ngày càng nghèo đi. Việc trừng phạt nhắm vào các ngân hàng đã có hiệu ứng tức thì và đem lại các hậu quả đầu tiên.

              WELT: Nhưng đó không chỉ là điều duy nhất.

              Sedlacek: Đúng thế. Hệ quả thứ hai là Ngân hàng Trung ương Nga không còn khả năng hấp thụ sự mất giá của đồng rúp, ít nhất là không theo cách mà họ mong đợi. Và điểm thứ ba, tôi nghĩ, đây là bằng chứng tuyệt vời nhất cho thấy chúng ta đã thực sự làm được điều mà Putin không thể ngờ tới: nếu bạn nhìn kỹ vào số liệu thống kê của Nga, bạn có thể thấy nền kinh tế đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến này. Rất tiếc là chúng tôi đã không phát hiện ra điều đó trong các dữ liệu từ trước. Nhưng nếu bạn nhìn vào dự trữ ngoại hối ở nước ngoài, có một vài điều nổi bật: Nga đã tích trữ rất ít đô la Mỹ, dự trữ của họ được đổi lấy vàng hoặc Nhân dân tệ Trung Quốc. Nhưng điều ngạc nhiên lớn nhất là 32% dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga lại nằm ở châu Âu.

              WELT: Tức là Putin chỉ tính đến các lệnh trừng phạt từ người Mỹ, chứ không phải từ châu Âu?

              Sedlacek: Ông ta thực sự không nghĩ rằng người châu Âu sẽ tấn công mình như vậy, vì vậy ông ta không hề ngần ngại để một phần ba số tiền tiết kiệm của mình trong tay các tổ chức do nước ngoài kiểm soát, chủ yếu ở châu Âu. Bây giờ Putin biết rằng mình không chỉ chiến đấu chống lại Ukraine, mà chống lại toàn bộ thế giới phương Tây. Tuy nhiên, điều hoàn toàn vượt quá mong đợi của tôi là việc Chủ tịch EU, Ursula von der Leyen, tuyên bố Ukraine sẽ được phép gia nhập EU. Điều đó thực sự tuyệt vời và cuối cùng sẽ đưa Ukraine thoát khỏi “vùng đất không người” này, điều mà nước này đã phải gánh chịu trong ba mươi năm qua.

              WELT: Chiến tranh sẽ tiêu tốn của Putin một khoản tiền khổng lồ chỉ tính riêng về trang thiết bị quân sự, và không ai muốn gánh những chi phí đó. Liệu một quốc gia như Nga có gánh vác được không?
              Sedlacek: Theo quan điểm sinh thái và kinh tế, chiến tranh là cách hủy hoại hàng hóa tàn khốc nhất. Tất cả các công cụ chiến tranh được thiết lập để bị phá hủy. Như tôi đã nói, tôi nghĩ nền kinh tế Nga đã chuẩn bị trước cho điều này, và đây lại là một nhận thức đau đớn khác: chúng ta đã làm việc với một quốc gia được cho là thân thiện với mình, trong khi quốc gia này đã chuẩn bị cho chiến tranh từ năm 2014. Tôi tin rằng họ đã sẵn sàng chấp nhận những tổn thất quân sự, đáng tiếc là cả về sinh mạng lẫn vật chất.

              WELT: Thông qua các lệnh trừng phạt mạnh mẽ, thế giới phương Tây cũng đang tham gia vào cuộc chiến tranh này?

              Sedlacek: Đúng thế, nhưng chúng ta không phản ứng theo kiểu thời kỳ đồ đá, ném đá hoặc thuốc nổ vào đối phương. Chúng ta tiến hành chiến tranh theo kiểu các nền văn minh tiên tiến, chiến tranh thông qua kinh tế. Chúng ta đã có bài học rằng kinh tế có thể gây những điều khá tồi tệ, ở châu Âu hay ở châu Mỹ, điều đó từng xảy ra vào năm 2008, hoặc trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp, và còn có những ví dụ khác nữa. Bây giờ chúng ta đang bị tấn công và cần một vũ khí để đánh trả. Đó là cách thức của một nền văn minh tiên tiến sử dụng nền kinh tế như một vũ khí chiến tranh chống lại một nhà nước khủng bố. Nước Nga hiện nay thực sự đã trở thành một quốc gia khủng bố phải bị buộc quỳ gối. Chúng ta có nghĩa vụ về đạo đức trong việc sử dụng vũ khí kinh tế. Nếu không chúng ta cũng sẽ phải sử dụng vũ khí thông thường, thứ mà tất cả chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ phải sử dụng nữa.

              WELT: Thế còn Trung Quốc thì sao? Ông có tin Trung Quốc sẽ nhập cuộc?

              Sedlacek: Tôi nghĩ Trung Quốc rất thực dụng và họ có quyền lựa chọn: họ có thể đứng về phía các quốc gia tiến bộ, có học thức và yêu chuộng hòa bình, hoặc họ có thể đứng về phía một quốc gia đã tách rời khỏi cộng đồng, và về thương mại và chính trị, trong ba mươi năm qua đã không học thêm được điều gì mới, dù là nhỏ nhất. Nga có những vũ công tuyệt vời và những nghệ sĩ xuất chúng, và chúng ta có thể học hỏi rất nhiều điều từ Nga trong lĩnh vực này. Nhưng khi nói đến chính trị hoặc kinh tế, Nga không có gì để trưng ra. Vì vậy, nếu Trung Quốc muốn ở bên cạnh một chế độ cực kỳ bất an, bán toàn trị và cực kỳ kém cỏi, chỉ có thể chứng tỏ sức mạnh quân sự, thì họ sẽ chọn Nga. Ngay từ bây giờ chúng ta nên mở rộng cửa cho Trung Quốc và cho nước này cơ hội bình tĩnh nhìn nhận lại vị thế của mình. Và hy vọng rằng, ở một thế giới phân đôi, Trung Quốc sẽ tham gia vào phần tự do, giàu có và bao dung của thế giới.

              WELT: Cuộc chiến này cũng sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt. Các hộ gia đình của chúng ta, các chính phủ của chúng ta, giá năng lượng của chúng ta, sự thịnh vượng của chúng ta, đều có nguy cơ gặp rủi ro.
              Sedlacek: Vâng, điều đó là chính xác. Chúng ta có sự xa xỉ khi được phép tiến hành một cuộc chiến mà chỉ bị giảm sút về thịnh vượng. Nếu không, bạn và tôi, có thể cả con cái hoặc bạn bè của chúng ta, sẽ phải đi lính. Nhưng điều đó không nhất thiết phải như vậy. Bởi vì chúng ta đang sử dụng vũ khí kinh tế của mình, điều đó tất nhiên cũng sẽ gây tổn hại đáng kể cho chúng ta. Nhiều công ty châu Âu sẽ phá sản, đặc biệt là những công ty kinh doanh với Nga. Sẽ có những nút thắt ở một số sản phẩm có dây chuyền sản xuất phức tạp. Chúng ta có thể tiếp tục tiến lên mà không cần có Nga, ngoại trừ khí đốt. Và trong vấn đề đó, có thể chúng ta sẽ phải chịu đựng cái lạnh khó chịu, không lạnh đến chết người hoặc đe dọa tính mạng, nhưng chúng ta có thể phải sử dụng tiết kiệm, dành khí đốt cho các bệnh viện, để sản xuất những vật dụng thiết yếu, và để phục vụ người cao tuổi. Cái giá đó cũng đắt nhưng không là gì so với việc con cái của chúng ta phải ra trận.

              WELT: Các doanh nghiệp nào của Đức bị đe dọa nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh này?

              Sedlacek: Nga trong nhiều thập niên đã là một thị trường đáng ngờ, nhưng đặc biệt là từ năm 2014. Mọi nhà phân tích đều cảnh báo không nên đặt tiền của bạn vào đó. Nga là một quốc gia độc tài, có xu hướng tấn công nước ngoài, và những người thực sự muốn làm ăn ở đó đã được cảnh báo. Các công ty sẽ phá sản, kể cả các công ty của Đức, và đó là cái giá phải trả cho cuộc chiến kinh tế này. Putin sẽ không muốn điều đó, nhưng nếu chúng ta cố gắng giữ cuộc chiến chỉ nằm trong lĩnh vực kinh tế, thì chúng ta sẽ dễ dàng giành chiến thắng. Chúng ta sẽ phải chuẩn bị chấp nhận giảm sự thịnh vượng của mình xuống khoảng một nửa. Tôi biết, đây là điều khó chịu nhất và đắt giá nhất đối với châu Âu, nhưng đồng thời nó sẽ gây nguy hiểm chết người cho Nga. Thế giới vẫn phát triển tốt cho dù không có nước Nga, nhưng nước Nga không thể sống mà không có thế giới.

              WELT: Vậy ông có khuyên không nên giao thương với Nga nữa không? Theo phương châm: không nhận một đồng rúp của Nga, và không trả dù chỉ một rúp cho hàng hóa của Nga?

              Sedlacek: Thương mại giữa phương Tây và phương Đông chỉ nên được nối lại khi chúng ta đã buộc được Putin và các nhà tài phiệt của ông ta ngồi vào bàn đàm phán. Sau đó phải đặt ra câu hỏi về việc rút quân đội Nga ra khỏi biên giới ban đầu. Lý tưởng nhất là chế độ của Putin sẽ bị lật đổ từ bên trong. Chỉ khi đó, chúng ta mới nên giúp xây dựng lại mọi thứ. Chúng ta không chống lại người Nga, chúng ta chống lại chế độ độc tài này, một chế độ vốn chống lại chính người Nga. Tôi vẫn còn nhớ: Khi Vaclav Havel được hỏi tại Quốc hội Mỹ hồi năm 1990 rằng Hoa Kỳ có thể giúp đỡ Tiệp Khắc như thế nào, ông đã đưa ra câu trả lời nổi tiếng: Nếu các vị muốn giúp Tiệp Khắc, thì hãy giúp Nga. Không ai muốn có một siêu cường hạt nhân nhưng bất ổn và yếu ớt. Tất cả chúng ta sẽ ổn hơn nhiều nếu có một nước Nga tự do, thịnh vượng và dân chủ. Và đó là một thông điệp mà chúng ta cũng nên thẳng thắn gửi tới người dân Nga: cuộc chiến này chỉ chống lại Putin, không chống lại bản thân người Nga.

              WELT: Nhưng nhân dân Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến này. Chẳng phải họ đang phải trả cái giá lớn nhất trong số tất cả những bên liên quan sao?
              Sedlacek: Mọi người dân có nhiệm vụ bầu ra các chính khách của mình. Nếu họ làm điều gì đó xấu xa, như trường hợp của Putin, thì nhiệm vụ của người dân là lật đổ tên bạo chúa này. Không ai muốn người Nga chết vì các lệnh trừng phạt, nhưng chúng sẽ khiến cuộc sống của họ ngày càng khó chịu, bức xúc, đặc biệt là ở những người trong nhóm thu nhập cao nhất.
              Cùng với các sinh viên của mình, tôi đã nghiên cứu xem bộ phận nào của dân chúng đã trở nên giàu có trong ba mươi năm qua. Kết quả: Trên khắp thế giới, người giàu ngày càng giàu hơn, nhưng bản thân người nghèo cũng khá giả hơn chút đỉnh. Ở đâu cũng đều như vậy. Cho dù ở Châu Âu, Châu Mỹ, Ấn Độ hay Trung Quốc. Chỉ có ở Nga, người nghèo lại càng nghèo hơn. 50% dân số nghèo nhất của Nga ngày nay nghèo hơn 23% so với năm 1980. Đồng thời, 0,01 phần trăm dân số trở nên giàu hơn 320 lần. Ở Nga, những người giàu đã trở nên giàu có vì họ sống trên lưng những đồng bào khốn khó của mình. Hiện tại, chúng ta chỉ đang đóng băng dự trữ tài chính của những người Nga giàu có. Chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa, đó là có thể tịch thu các khoản dự trữ này, cũng như tài sản của các công ty Nga ở phương Tây, và sau đó trả lại toàn bộ số tiền đó cho dân chúng Nga. Những người điều hành chế độ Putin đã đánh cắp tất cả những tài sản đó trong ba mươi năm qua.

              Fb Peter Trần Văn Thành


              Have a nice day!!

              Comment


              • #8
                Chiến tranh ở Ukraine: Cách Nga tuyển dụng lính đánh thuê

                NGUỒN HÌNH ẢNH,@RSOTM TELEGRAM GROUP

                Chụp lại hình ảnh,Thành viên Wagner ở vùng Donbas năm 2014/15

                Các mạng xã hội và các nhóm chát kín đang được sử dụng ở Nga để tuyển mộ một lữ đoàn lính đánh thuê mới để chiến đấu ở Ukraine cùng với quân đội chính quy.

                BBC đã nói chuyện với một lính đánh thuê đang phục vụ và một cựu chiến binh có quan hệ chặt chẽ với một trong những tổ chức lính đánh thuê hàng đầu của Nga, những người đã chia sẻ chi tiết về chiến dịch tuyển mộ.

                Putin công khai kêu gọi tuyển lính ngoại quốc giúp Nga ở Ukraine

                Ukraine có cơ hội để thắng quân Nga xâm lăng hay không?

                Một vài tuần trước khi bắt đầu cuộc chiến, người lính đánh thuê đang phục vụ nói với BBC rằng nhiều cựu chiến binh của tổ chức bí mật Wagner đã được liên lạc trên một nhóm Telegram kín. Họ được mời tham gia một "bữa ăn ngoài trời ở Ukraine", có đề cập đến việc nếm "Salo", một loại mỡ lợn theo truyền thống ở Ukraine.

                Thông điệp kêu gọi "những người có tiền án, nợ nần, bị cấm tham gia các nhóm lính đánh thuê hoặc không có hộ chiếu bên ngoài" nộp đơn. Thông điệp cũng bao gồm "những người từ các khu vực do Nga chiếm đóng ở các nước cộng hòa Luhansk và Donetsk và Crimea - được mời nộp đơn".




                NGUỒN HÌNH ẢNH,@RSOTM TELEGRAM GROUP

                Chụp lại hình ảnh,Wagner ở đông Ukraine, 2014/15

                Nhóm Wagner là một trong những tổ chức bí mật nhất ở Nga. Về mặt chính thức, nó không tồn tại - phục vụ như một lính đánh thuê là vi phạm luật pháp quốc tế và Nga. Nhưng có tới 10.000 nhân viên được cho là đã ký ít nhất một hợp đồng với Wagner trong bảy năm qua.

                Người lính đánh thuê đang phục vụ nói với BBC rằng các tân binh đang được đưa vào các đơn vị dưới sự chỉ huy của các sĩ quan từ GRU, đơn vị tình báo quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.

                Người này nhấn mạnh rằng chính sách tuyển dụng đã thay đổi với ít hạn chế hơn. "Họ đang tuyển dụng bất cứ ai và tất cả mọi người," ông nói, không hài lòng với những gì ông mô tả là tính chuyên nghiệp thấp hơn của các lính mới.

                Ông cho biết các đơn vị mới được tuyển dụng không còn được gọi là Wagner nữa, mà những cái tên mới - chẳng hạn như The Hawks.

                Candace Rondeaux, giáo sư nghiên cứu về Nga, Á-Âu và Đông Âu tại Đại học Bang Arizona, cho biết, điều này dường như là một phần của xu hướng tránh xa danh tiếng của tập đoàn Wagner, vì "thương hiệu đã bị vấy bẩn".

                Wagner đã nhiều lần đối mặt với những cáo buộc vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh trong các hoạt động của mình ở Syria và Libya.

                Các nguồn tin lính đánh thuê nói với BBC, rằng tân binh được huấn luyện tại căn cứ Wagner ở Mol'kino, miền nam nước Nga, bên cạnh một căn cứ quân sự của Nga.

                Bên cạnh nhóm nhắn tin kín, ở Nga cũng đã có một chiến dịch công khai để chiêu mộ lính đánh thuê.

                Trên nền tảng truyền thông xã hội VK của Nga, một trang tự mô tả là một chuyên gia trong các hoạt động an ninh, đã đăng một quảng cáo trong tuần đầu tiên của cuộc xâm lược, kêu gọi "nhân viên an ninh" từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ nộp đơn xin "ra nước ngoài". Các chuyên gia quân sự nhận định đây là động thái ám chỉ Ukraine.

                Trước đây, một hồ sơ tội phạm là một cản trở cho những người muốn tham gia lính đánh thuê. Ngoài ra, các hạn chế cũng được đặt ra đối với bất kỳ ai sinh ra bên ngoài nước Nga vì những nghi ngờ xung quanh lòng trung thành.

                Jason Blazakis, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Soufan, một tổ chức tư vấn an ninh có trụ sở tại Mỹ, cho biết "nhu cầu cao về máy bay chiến đấu" và để tạo ra sự khác biệt, trên thực tế "họ sẽ cần hàng nghìn lính đánh thuê".


                NGUỒN HÌNH ẢNH,@RSOTM TELEGRAM GROUP
                Chụp lại hình ảnh,Thàn viên Wagner ở Syria

                Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết 16.000 máy bay chiến đấu từ Trung Đông đã tình nguyện chiến đấu cùng quân đội Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho phép các máy bay chiến đấu từ Trung Đông được triển khai trong cuộc chiến.

                Có thông tin cho rằng có tới 400 máy bay chiến đấu của nhóm Wagner đã ở Ukraine.

                Nhóm Wagner lần đầu tiên được xác định vào năm 2014, khi nhóm này đang hậu thuẫn cho phe ly khai thân Nga trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.

                Chiến binh Wagner đang phục vụ nói chuyện với BBC, giải thích rằng trong những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược Ukraine, anh ta được cử đến thành phố thứ hai của đất nước, Kharkiv, nơi anh này nói rằng đơn vị của anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà không tiết lộ đó là gì.

                "Sau đó chúng tôi được trả 2.100 USD cho một tháng làm việc và trở về nước Nga", anh nói với BBC.

                Blazakis mô tả việc sử dụng lính đánh thuê là "dấu hiệu của sự tuyệt vọng" để duy trì sự ủng hộ của công chúng Nga. Cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khuấy động nhiều cuộc biểu tình ở Nga. Hàng ngàn người đã bị bắt. Blazakis nói thêm rằng việc sử dụng lính đánh thuê cho phép Điện Kremlin "giảm thiểu số người chết vì lính đánh thuê được sử dụng giống như thức ăn gia súc".

                Moscow luôn phủ nhận mọi liên kết với các nhóm lính đánh thuê.

                BBC đã hỏi Bộ Quốc phòng Nga liệu căn cứ ở Mol'kino có được sử dụng để tuyển mộ lực lượng bổ sung cho cái mà chính quyền Nga gọi là "một hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine '' hay không.

                Source: BBC
                Have a nice day!!

                Comment


                • #9
                  UKRAINE - CƯỠI LƯNG CỌP


                  Cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine đã gần tròn ba tuần mà hiển nhiên chưa ai thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’, bất kể đó là ánh sáng của chính nghĩa với Ukraine thành công đuổi được lính Nga về nước, hay ánh sáng của tân Đế Chế Nga trên đường khôi phục lại Liên Bang Xô Viết.

                  Đây là chuyện khá lạ khiến hầu hết các chuyên gia chiến lược gãi đầu, vì trước khi cuộc chiến xẩy ra, họ đều cho Ukraine có hy vọng cầm cự được hai ba ngày hay một hai tuần tối đa.

                  Thực tế cho đến nay cho thấy Nga bất ngờ gặp những khó khăn tầy trời, và đã đi vào thế… cưỡi lưng cọp. Mà cái quái dị là cả khối Âu-Mỹ cũng không khá hơn, cũng đang … cưỡi lưng cọp luôn.

                  Ba tuần dĩ nhiên quá sớm để có bất cứ kết luận nào.

                  Dù vậy, ta vẫn nên thử xét lại tình hình. Trước hết, ta nhìn qua bên thủ phạm xâm lăng là Nga.

                  Nếu phải dùng một hình ảnh cụ thể để bàn chuyện Ukraine đánh nhau với Nga thì phải nói không khác mấy chuyện ‘châu chấu đá voi’. Đây là cuộc chiến không cân tay chút nào về phương diện lực lượng quân sự, quân số và vũ khí, cũng như về sức mạnh kinh tế và dân số. Chỉ nguyên lực lượng quân sự Nga dùng để đánh Ukraine, chưa kể toàn bộ lực lượng trên khắp nước Nga, thì Nga cũng đã trên cơ Ukraine rồi.

                  Trước khi Liên bang Xô Viết tan rã thì Ukraine là kho vũ khí nguyên tử của CS Nga. Nhưng Ukraine khi tách ra để được độc lập, đã phải trả cái giá là trao lại cho Nga tất cả các kho bom nguyên tử và phá hủy các căn cứ, bây giờ Ukraine không có được một cây bút nguyên tử chứ đừng nói tới mấy ngàn trái bom nguyên tử lớn nhỏ như Nga.

                  Việc Ukraine mau chóng thất bại là nhận định chung của tất cả các cụ gọi là ‘siêu chuyên gia chiến lược toàn cầu’. Thực tế chứng minh các cụ này đều sai bét hết, chỉ vì các cụ quên mất hai yếu tố cực kỳ quan trọng: ý chí của dân Ukraine và cái sợ của cả Âu Châu.

                  Ý chí bất khuất của dân Ukraine quả là yếu tố thật đặc biệt không ai ngờ trước khi cuộc chiến xẩy ra. Không ai ngờ dân Ukraine lại có thể chống Nga mạnh như vậy.

                  Xét dưới khiá cạnh lịch sử và văn hoá, Ukraine với Nga quả là ‘anh em’ gần như ruột thịt đúng như Putin nhận định, với thủ đô Kyiv là một trong những trung tâm kinh tế, kỹ nghệ, văn hóa và tôn giáo quan trọng nhất của Đế Chế Nga từ thời các Nga Hoàng -tsars- cho tới thời Liên Bang Xô Viết. Nhìn dưới khiá cạnh này, cũng dễ hiểu khi Putin cũng như các chiến lược gia, không ai nghĩ dân Ukraine sẽ chống lại cuộc xâm lăng một cách đáng kể.

                  Trong khi đó thì cụ Biden nghĩ Ukraine sẽ xụp đổ mau chóng giống như trường hợp Việt Nam và Afghanistan, khi các tướng tá lo bỏ quân phục, vứt lon lá để đánh nhau dành giựt chỗ trên trực thăng Mỹ.

                  Các sử gia sau này sẽ nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề này, nhưng ngay bây giờ, việc dân Ukraine chống quân Nga mạnh như ta đang thấy, có thể đã có hai nguyên nhân: thứ nhất kinh nghiệm sống 70 năm dưới tay cộng sản Xô Viết khiến dân Ukraine ớn xương sống đến chết, và thứ nhì, sự lãnh đạo can đảm vô song của TT Zelensky, xuất thân là một anh tài tử phim hài rẻ tiền.

                  Quyết định ngang ngược, phách lối, mục hạ vô nhân của Putin đã khích động tự ái dân tộc của dân Ukraine và ông Zelensky đã khai thác đúng cách đúng mức, khiến cả nước vùng dậy, không thể chối cãi được. Triết lý sơ đẳng: không phải là anh cả thì có quyền bạt tai em út tùy hỷ, cho dù là anh em trong nhà.

                  Lý do thứ nhì chính là phản ứng của các nước Âu Châu, đặc biệt là của Ba Lan, Tiệp, và các tiểu quốc vùng Baltic, như một trùng hợp dễ hiểu, cũng là những quốc gia như Ukraine, đã chịu đựng gông cùm CS Xô Viết trong suốt 70 năm. Kinh nghiệm máu đó đã khiến các xứ này hiểu rõ tham vọng của Putin và cái nguy hại kinh hoàng nếu Putin thực hiện được tham vọng của ông ta. Và họ đã quyết tâm tìm cách cản, hay ít nhất cũng cứu giúp Ukraine thoát khỏi tai họa này. Giúp người tức là tự giúp ta.

                  Trước những chống đối bất ngờ và mạnh mẽ này, Putin cũng đã gặp phải một bất ngờ khác. Đó là quân Nga không mạnh như ông nghĩ hay tất cả các chiến lược gia quốc tế nghĩ.

                  Từ sau đệ nhị thế chiến, Mỹ đã có kinh nghiệm chiến trường liên miên bất tận tại Việt Nam, Afghanistan, Iraq. Tuy không thành công nhưng ít ra cũng đánh nhau ngang ngửa trong những chiến trường khó khăn cả mấy chục năm, vừa học được kinh nghiệm xương máu, vừa có cơ hội sáng chế ra vũ khí tân kỳ. Khác với Nga, có thể nói tương đối an bình hơn tuy cũng đã có kinh nghiệm mấy năm thất bại nặng tại Afghanistan. Việc bức màn sắt xụp đổ cũng khiến Nga suy yếu toàn diện và mạnh, luống cuống xây dựng lại một nước Nga tan hoang, đổ vỡ thành cả chục mảnh trong một nền kinh tế nát bét như tương tầu.

                  Sau những mánh mung gian trá để nắm quyền hơn hai chục năm, kiên trì xây dựng, củng cố lại, Putin đã tưởng mình đủ mạnh để bắt đầu con đường phục hồi lại đại Đế Chế Liên Bang Nga. Ý nghĩ của Putin lại được củng cố mạnh sau hai chiến thắng lớn mà Putin dùng để ‘thử lửa’ sức mạnh của Nga cũng như sức chống cự của đối thủ. Kết quả Putin đã thấy hai chiến thắng quá dễ dàng: một tại Georgia, hai tháng trước khi TT Bush con hết nhiệm kỳ, đã không còn tư thế chính trị để ra bất cứ quyết định nào chống lại hành động của Nga, trong khi tất cả thăm dò dư luận cho thấy hai tháng nữa ông Obama sẽ đắc cử tổng thống, và một tại Crimea dưới thời ông tổng thống Nobel Hòa Bình Obama.

                  Tới thời Trump, Putin e dè trước ông thần ‘vô chiêu’ này nên nằm im chờ thời. Và cái thời đó đã tới khi cụ lẩm cẩm, phó của Obama đắc cử lên nắm quyền ở Mỹ. Cơ hội ngàn vàng.

                  Trong khi đó, Putin cũng nhìn thấy một Liên Âu và NATO tạp nhạp, phân hóa như chưa từng thấy. NATO, từ một liên minh quân sự chặt chẽ chống CS Nga, sau khi Liên Bang Xô Viết xụp đổ, đã bành trướng mạnh, nhận thêm cả tá các quốc gia Đông Âu, chẳng ai hiểu rõ để làm gì khi CS Xô Viết đã thành xác ma. Thành viên đông đảo, mục tiêu không còn, NATO từ ngày thành lập vốn chỉ là bình phong của Mỹ trong chiến tranh lạnh chống CS Xô Viết, bây giờ mất phương hướng nên mất đoàn kết luôn. Đã vậy lại còn bị ông Trump tố cáo là quá ỷ lại, chỉ giỏi lè phè ăn chơi và phát trợ cấp tứ tung, phó mặc chuyện quốc phòng vào cái dù Mỹ. Trong cả Âu Châu, chẳng có xứ nào có ngân sách quốc phòng lên tới 2%-3% ngân sách tổng quát như quy định trong NATO, trong khi chi tiêu quốc phòng của Mỹ lên tới hơn 10% tổng ngân sách quốc gia.

                  Quan trọng hơn cả, Putin tìm ra cái ‘vòng Kim Cô’ chụp lên đầu NATO: đó là cái vòng kết bằng dầu khí và dầu hỏa. Cả khối Âu Châu trong tư tưởng văn minh cấp tiến, muốn trong sạch hóa không khí và chống hâm nóng địa cầu, hầu như đóng cửa trọn vẹn mọi cố gắng tự chủ trong vấn đề nhiên liệu, để hùng hổ chui vào cái rọ của Nga. Bất thình lình cả Âu Châu hoàn toàn lệ thuộc vào Nga, sống nhờ hơn nửa tá ống dẫn dầu hỏa, dầu khí từ Nga qua, chưa kể ống Nord Stream II chưa hoạt động, đặc biệt là cường quốc mạnh nhất Tây Âu là Đức. Bà thủ tướng Merkel xuất thân từ Đông Đức nên đương nhiên có thiện cảm và tin tưởng Putin hơn ai hết nên đã tố xả láng vào dầu hỏa và dầu khí Nga.

                  Putin tự tin vào chính mình và tin tưởng vào quân lực Nga, nhìn vào cụ lẩm cẩm lãnh đạo Mỹ trong khi nắm chặt cái vòng Kim Cô trên đầu cả Âu Châu, không còn lý do gì để e lệ nữa, ra tay đánh Ukraine. Trong đầu, nghĩ sẽ dễ dàng như đi chợ mua bó rau. Tự tin tới mức cho thế giới biết đây chỉ là một ‘chiến dịch quân sự’, military operation!

                  Bây giờ ngã ngửa ra thấy Ukraine giống như cái gân gà của Tào Tháo, nuốt không trôi mà nhả cũng chẳng được.

                  Putin đã đi quá xa, không còn đường rút lui nữa, mà trái lại, rút là chính Putin chẳng những mất mặt mà sẽ mất mạng luôn. Cái đó gọi là thế…cưỡi lưng cọp. Một kế hoạch dựa trên chiến thắng trong vòng một hai tuần tối đa, bất ngờ trở thành một vũng sình lầy đi tới không được và đi lui cũng không thể sau cả ba tuần lễ.

                  Kinh nghiệm Nga thất bại tại Afghanistan trước đây đã đưa đến xụp đổ toàn diện của cả chế độ CS. Bây giờ Nga thất bại, Putin mất ghế nếu chưa mất mạng chỉ là chuyện nhỏ nhưng tất nhiên.

                  Putin còn đường binh không? Dĩ nhiên là còn, kể cả những đường binh trong tuyệt vọng, kinh hoàng nhất mà tay cựu KGB gian hùng Putin sẽ không ngần ngại. Putin đã bắt đầu thay đổi chiến lược, quay qua đánh kiểu thế chiến thứ hai, tức là đánh vào dân trong các thành phố lớn, tức là tung ra những đòn khủng bố tinh thần dân. Theo kiểu Hitler bắn hỏa tiễn V-2 ào ạt vào London, hay Mỹ thả bom phá nát các thành phố Đức.

                  Tuần rồi, Nga cô lập 300.000 dân thành phố Mariupol khi bao vây và cắt đứt điện nước và đặt mìn chặn mọi đường tiếp viện, kể cả tiếp viện thực phẩm và thuốc men, nhưng lại mở đường cho dân di tản qua… Nga! Ngoài ra Nga cũng đã cho máy bay thả bom thẳng xuống một bệnh viện nhi đồng và một viện bảo sanh luôn.




                  Putin cũng có thể mở rộng cuộc chiến vào khối NATO khi mở mặt trận đánh 3 tiểu quốc vùng Baltic, hay ngay cả đánh Ba Lan luôn, tất nhiên đưa đến đại thế chiến thứ ba. Tuy nhiên, kịch bản này không thực tế vì Nga thật sự không đủ thực lực để tung ra đại chiến thứ ba, không chống cự được Mỹ hơn nửa ngày, nếu cụ Biden chịu đánh.

                  Cuối cùng, Putin cũng có thể lên cơn điên nặng, sử dụng vũ khí nguyên tử luôn. Dĩ nhiên đây là giải pháp … Nga tự sát vì sẽ bị bom nguyên tử Mỹ diệt không kịp ngáp. Chưa nói đến kịch bản tệ hại nhất là các đại cường tự sát tập thể, sẽ đưa đến cái chết của cả nửa nhân loại, ai biết được?

                  Nhìn vào cá tính của Putin, xác xuất Putin leo thang bất kể sống chết, cao hơn xa xác xuất Putin xuống thang chiến cuộc, chấp nhận rút về trong thất bại, để tính chuyện khác về sau.

                  Tất nhiên cũng còn hai kịch bản khác: một là Putin đại thắng trong những ngày tới, Ukraine thất thủ toàn diện và thế giới chỉ còn biết tổ chức các buổi lễ, đại khái im lặng hai phút để cùng nhau khóc ròng; hai là Putin bị đảo chánh, là chuyện Âu Mỹ hy vọng khi ban hành các biện pháp chế tài gây thiệt hại vĩ đại cho các đại tài phiệt Nga nắm quyền trong hậu trường chính trị Nga. Ta đừng quên đã có một đại tài phiệt ra giá thưởng một triệu đô cho ai giết được Putin. Kịch bản đại thắng là giấc mộng của Putin, trong khi kịch bản đảo chánh là giấc mộng của Zelensky. Vì là những giấc mộng nên đều khó thành sự thật, tuy vẫn có thể xẩy ra.

                  Nhiều người cũng đã hy vọng ở một giải pháp giúp cả Nga lẫn Ukraine khỏi mất mặt trong khi mang lại hòa bình. Nga chính thức cho biết sẽ rút quân ngay lập tức nếu Ukraine thực hiện ba chuyện: 1) sửa Hiến Pháp để trở thành trung lập, không tham gia bất cứ liên minh kinh tế hay quân sự nào, 2) Ukraine công nhận Crimea là đất Nga, và 3) Ukraine nhìn nhận Luhansk và Donetsk là hai quốc gia độc lập. Trong ba điều kiện đó, Ukraine trước áp lực của cả khối Âu-Mỹ, có thể phải chấp nhận ‘trung lập’, không tham gia vào NATO, và nhìn nhận thực tế là Crimea đã là đất Nga từ năm 2014 rồi. Bây giờ Ukraine có thể chấp nhận cho tổ chức trưng cầu dân ý tại Donetsk và Luhansk để có thể viện cớ chấp nhận dân chủ, tôn trọng ý dân. Trong khi đó, Âu-Mỹ cũng nới lỏng bớt các biện pháp trừng phạt Nga, kiếm cớ trì hoãn việc gia nhập Liên Âu hay NATO của Ukraine, hay bất cứ xứ nào khác để xoa dịu Putin.

                  Vấn đề lớn là ai cũng hiểu như vậy Putin đã toàn thắng, do đó khó cho TT Zelensky chấp nhận, cho dù đó là kịch bản duy nhất để chấm dứt chiến tranh chết chóc, Ukraine còn bảo toàn được độc lập, và TT Zelensky còn giữ được ghế tổng thống.

                  Có tin Pháp, Đức đang hợp tác với Trung Cộng để tìm một giải pháp ổn thỏa cho tất cả. Một tia hy vọng cho nhân loại là trong cái thế cưỡi lưng cọp của Nga, đã có vài nước nhìn thấy và đang tìm cách cứu Nga cũng như cứu Ukraine và cứu cả thế giới. Không dễ nhưng còn nước còn tát.

                  Trong khi đó, phải nói ngay, khối Âu-Mỹ cũng không khá hơn, cũng đang cưỡi trên lưng cọp.

                  Khi Putin đánh chiếm Ukraine, khối Âu-Mỹ tất nhiên không thể ngó lơ được, vì hậu quả chắc chắn sẽ đi xa hơn biên giới Ukraine.

                  Ở đây, không có chuyện thương hay ghét Ukraine, phục hay chê TT Zelensky, do đó những tính toán kiểu này không có trong đầu các chiến lược gia hay lãnh đạo Âu-Mỹ. Mà vấn đề hết sức thực tế là nhìn vào kinh nghiệm Georgia và Crimea, và tham vọng cá nhân lộ liễu của Putin, khối Âu-Mỹ hiểu rõ nếu khoanh tay ngồi nhìn Putin múa võ Sơn Đông, thì sau khi quy phục được Ukraine, tất nhiên Putin sẽ chỉa mũi súng qua vài mục tiêu khác, bắt đầu bằng các xứ trong Liên Bang Xô Viết cũ, sau đó ai biết được, cả Liên Âu không chừng? Cứ thế tiếp tục, từng bước từng bước Đế Chế Putin sẽ thống trị cả Âu Châu. Trừ phi khối Âu-Mỹ nhất trí diệt giấc mộng của Putin từ trong trứng nước.

                  Đưa đến vấn nạn là… biết là phải làm một cái gì, nhưng lại không biết phải làm gì và có thể làm gì.

                  Thực tế mà nói, dưới khiá cạnh quân sự, Liên Âu và NATO không phải là đối thủ của Nga. Nếu có đại chiến thứ ba xẩy ra, vẫn chỉ là nước Mỹ gánh trọn cuộc chiến như trong thế chiến thứ nhất và thứ nhì thôi. Mà Mỹ trong tình trạng hiện hữu, dưới thời cụ lẩm cẩm Biden mà trọng tâm là bắt lính Mỹ học tập không phải về cách bắn súng, mà là về ‘văn hóa thức tỉnh’, không được kỳ thị màu da, kỳ thị phụ nữ, kỳ thị đồng tính, kỳ thị chuyển giới,… đã biến quân lực Mỹ thành một nồi cháo lính kiểng quái lạ nhất quân sử thế giới.

                  Ngồi yên không được, mà mang lính đánh cũng không xong, tiến thoái lưỡng nan. Phải làm gì? Mỹ và Âu Châu đưa ra chiêu mới: tung ra hai mặt trận: 1) một mặt trận kinh tế qua hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, dĩ nhiên là không thể tiêu diệt được cả nước Nga, nhưng chỉ cốt gây khó khăn cực kỳ lớn cho cuộc sống thường ngày của dân Nga, cũng như mang lại những thiệt hại tài chánh vĩ đại cho các tài phiệt hậu thuẫn Putin, đưa đến chống đối, áp lực chấm dứt chiến tranh, hay thậm chí đảo chánh lật đổ Putin ngay trong nội bộ xứ Nga; và 2) một mặt trận quân sự nhưng hoàn toàn mang tính ‘chiến tranh ủy nhiệm’, tới tấp viện trợ súng đạn và vũ khí có tính tự vệ để giúp Ukraine không phải đánh thắng Nga (tuyệt nhiên tránh né mọi đụng chạm thẳng vào quân lực Nga) mà chỉ giúp Ukraine kéo dài thời gian tự vệ, cầm cự, chờ cho các biện pháp trên mặt trận trừng phạt kinh tế có hiệu ứng để thương thảo.

                  Thời buổi này, kinh tế chưa bao giờ chi phối các quốc gia mạnh như bây giờ, do đó, chưa bao giờ có hậu quả quan trọng như bây giờ. Đó là tin tưởng và kỳ vọng của khối Âu-Mỹ.

                  Sách lược này, nói dễ làm khó, và các quốc gia Âu-Mỹ bắt buộc phải đu giây, cân nhắc tới đâu thì hữu hiệu trong việc cản đà tiến của quân Nga, tới đâu thì đã đi quá xa, có nghĩa là đã ép Putin vào chân tường để tay này lên cơn điên làm càn.

                  Chưa hết. Khi nói tới khối Âu-Mỹ thì ta phải hiểu đó là gần ba chục quốc gia hoàn toàn độc lập, toàn là những ‘ông trời con’, với những quyền lợi kinh tế và an ninh chung thì ít mà riêng biệt thì nhiều. Nôm na ra cho dễ hiểu, nghĩa là ta cũng đang thấy khối Âu-Mỹ đu giây, cưỡi lưng cọp. Mà không phải chỉ có một người trên lưng một con cọp, mà là gần ba chục ông tây trên hơn ba chục con cọp.

                  Một thí dụ cụ thể nhất cho tình ‘đoàn kết’ của NATO. Hung là thành viên của NATO nhưng công khai tuyên bố trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Hung ra luật cấm viện trợ vũ khí cho Ukraine, và cũng cấm vũ khí của NATO được chuyển cho Ukraine qua đất hay không phận Hung. Hung cũng từ chối không chịu giảm lượng dầu mua của Nga.

                  Thêm một thí dụ biểu tượng nữa. CNN loan tin Biden đồng ý cho NATO gửi máy bay chiến đấu qua giúp Ukraine. Nhưng ngay sau đó, tổng thư ký NATO cho biết NATO sẽ không gửi máy bay tác chiến nào cho Ukraine hết, và sẽ không có chuyện NATO ra lệnh đóng cửa không phận Ukraine vì như vậy có nghĩa là sẽ phải bắn hạ máy bay Nga, tức là đánh thẳng với Nga. NATO cũng cho biết quyết tâm giới hạn chiến sự trong vòng Ukraine, không để lan ra NATO, và vũ khí gửi cho Ukraine toàn là vũ khí tự vệ, kể cả hỏa tiễn chống chiến xa hay súng cao xạ chống máy bay. NATO không cho phép viện trợ máy bay cho Ukraine vì máy bay là vũ khí tấn công, có thể bay qua không phận Nga, đánh bom các căn cứ hay thành phố Nga.

                  Hiển nhiên, NATO là con cọp già, mỗi ngày mỗi rụng vài cái răng.

                  Rõ nét nhất về phân hóa trong khối Âu-Mỹ là việc Mỹ và Anh ngưng mua dầu của Nga, nhưng cả Liên Âu vẫn tiếp tục mua. Cả Âu Châu vẫn phải chịu cái vòng Kim Cô dầu hỏa và dầu khí trên đầu, chịu sự sai khiến của Nga, làm mạnh chính mình sẽ bị Nga siết vòng, vỡ đầu, chết trước. Đặc biệt là Đức chống lại rất mạnh việc ngưng mua dầu Nga. Nga hiện nay cung cấp hơn một nửa nhu cầu dầu hỏa và dầu khí của cả Âu Châu, làm sao Âu Châu có thể ngưng mua dầu Nga được?

                  Còn Mỹ thì sao? Cụ Biden và đảng DC đang tính toán gì?

                  Tin thời sự cho thấy nhiều chuyện ý nghĩa trong nội bộ chính quyền Biden.

                  CBS là cơ quan truyền thông đầu tiên loan tin ngoại trưởng Mỹ, ông Blinken cho biết Mỹ đang nói chuyện với Ba Lan để viện trợ máy bay phản lực chiến đấu cho Ukraine: Ba Lan sẽ tặng phản lực MIG và SU cũ của Ba Lan cho Ukraine, rồi Mỹ sẽ tặng/bán phản lực F-16 mới của Mỹ cho Ba Lan. Sau đó, có tin Ba Lan đề nghị và sẵn sàng chuyển ngay tất cả 28 máy bay phản lực cũ của không lực Ba Lan qua căn cứ Rammstein của Mỹ bên Đức, đặt tất cả máy bay này dưới sự điều động của Mỹ trong khi chờ Mỹ thay thế bằng F-16 của Mỹ. Ukraine chỉ có thể nhận máy bay MIG vì phi công Ukraine chỉ được huấn luyện lái MIG thôi, viện trợ máy bay Mỹ thì vô ích. Nôm na ra, Ba Lan không gửi máy bay thẳng cho Ukraine mà bán cái qua cho Mỹ. Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Mỹ lại cho biết đây chỉ là ý kiến của Ba Lan mà Mỹ không đồng ý.

                  Giữa bộ trưởng Ngoại Giao Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd đã có chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược, và cuối cùng cụ Biden đã quyết định chống việc cấp MIG cho Ukraine vì sợ Putin coi như hành động đánh thẳng vào Nga. Cụ Biden đã tuyên bố bằng mọi giá, sẽ tránh không để xẩy ra thế chiến thứ ba. Nhiều chuyên gia lo ngại việc khẳng định này sẽ khiến Putin trở nên bạo gan hơn và hung hãn hơn. đánh nhau với một tên ăn cướp thô bạo nhất mà cứ khăng khăng tuyên bố "tôi chỉ muốn hòa bình, không muốn đánh ai hết" thì kết quả sẽ ra sao?

                  Dù sao thì như diễn đàn này đã viết, cuộc chiến Ukraine chính là món quà vĩ đại nhất mà Putin có thể tặng cho cụ Biden và đảng DC. Dân Mỹ luôn luôn đoàn kết lại sau lưng tổng thống mỗi khi có chiến tranh với một nước ngoài, trong khi cuộc chiến chiếm hết trang nhất của tất cả các báo khiến thiên hạ quên bẵng đi những thất bại khổng lồ của cụ Biden trong năm đầu của cụ, mà cũng giúp lý cớ cho cụ vua đổ thừa Biden có dịp đổ thừa việc xăng và nhu yếu phẩm tăng giá đồng loạt lên đầu Putin.





                  Dĩ nhiên, dân Mỹ với cái kiên nhẫn của những đứa trẻ 3 tuổi, sẽ quay qua chống tổng thống nếu chiến tranh kéo dài. Nhìn vào TT Johnson trong chiến tranh VN, hay TT Bush con trong chiến tranh Iraq thì biết. Tuy nhiên trong ngắn hạn, chiến tranh Ukraine là cách duy nhất có thể cứu sống đảng DC trong mùa bầu quốc hội cuối năm nay, và có thể cứu cụ Biden trong năm 2024.

                  Do đó, bất thình lình ta thấy cụ Biden mọc xương sống, cùng với bà Pelosi và ông Schumer, trở nên diều hâu lớn, hùng hổ chống Nga kịch liệt, sẵn sàng đơn phương không mua dầu Nga, bất cần hậu thuẫn của đồng minh Liên Âu.

                  Thái độ hung hãn bất ngờ của cụ Biden khá nguy hiểm vì đây là hành động leo thang chiến tranh, chẳng ai biết sẽ leo bao cao, nhưng cụ Biden và đảng DC đã tự cài mình vào thế phải nhẩy lên lưng cọp để khỏi chết vì những thất bại của chính họ trước đây. Và rồi ta sẽ nghe khua chiêng trống rầm rộ về cái ‘can đảm vô song’ của cụ Biden đã dám nhẩy lên lưng cọp, dám lấy quyết định sẽ đưa giá xăng lên cao rất hại cho dân Mỹ, nhưng chấp nhận đó là ‘cái giá phải trả để bảo vệ tự do cho nhân loại’.

                  Chiến tranh Ukraine đúng là một quyết định cực kỳ phiêu lưu của Putin, đưa cả thế giới vào thế kẹt không ai thấy lối thoát. Ngay cả báo phe ta Washington Post cũng đã có bài nhận định, nhìn nhận không ai biết cuối cùng chiến tranh Ukraine sẽ đi về đâu, chấm dứt như thế nào.

                  Trong khi đó, đối đầu với tay khùng Putin lại là một cụ già nhất và lẩm cẩm nhất trong lịch sử 46 đời tổng thống Mỹ! TT Obama nói không sai: “Bầu cử tất có hậu quả”. Bên Nga, bầu cử cuội đưa một tân Hitler lên nắm quyền; bên Mỹ, bầu cử gian lận đưa một tân Chamberlain lên nắm quyền. Lịch sử tái diễn với thế chiến ?

                  Nguồn: Diễn đàn Trái chiều - Vũ Linh
                  Have a nice day!!

                  Comment


                  • #10
                    Ngày 16 tháng 3 vừa qua, tổng thống Ukraine Zelenslyy đã có một bài phát biểu vô cùng ý nghĩa và thật cảm động trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vị Tổng thống rất kiên cường này xin xem phần Video có thông dịch qua tiếng Việt để chúng ta tiện theo dõi từ Phố bolsa TV Youtube channel.


                    Chính quyền và Quốc hội Hoa kỳ sau đó đã quyết định biểu quyết một viện trợ 800 triêu USD đến Ukraine để hỗ trợ quốc gia này về quân sự lẫn kinh tế để có khả năng chiến đấu nhưng Hoa kỳ vẫn không ủng hộ việc thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Unranie.
                    Last edited by BinhDo; 03-17-2022, 01:54 PM.
                    Have a nice day!!

                    Comment


                    • #11
                      Cám ơn aBình đã chọn đăng những bản tin quan trọng , KD được theo dõi.

                      Thày cô và các bạn mến, KD từ khi có trí khôn đến bây giờ KD rất kính nể 2 vị TT yêu đất nước, yêu đồng bào một cách triệt để ,đã hy sinh cả mạng sống mình cho đất nước, đó là TT Ngô Đình Diệm của VN CH non trẻ và TT Zelensky cua Ukraine

                      Hôm nay TT Ukraina đã được vinh dự đọc diễn văn tại lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ KD lại nhớ TT Ngô Đình Diệm đã đọc bài diễn văn tại lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong thời TT Eisenhower vào ngày 9/5/1957.

                      TT Diệm VNCH là người đầu tiên và TT Zelensky Ukraine là người thứ nhi được vinh dự đọc diễn văn về tình cảnh đất nước mình tại Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ và được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt .

                      Thân ái
                      kimDung.

                      Comment


                      • #12
                        18/3/2022
                        UAV “sát thủ” Switchblade: Vũ khí mới Mỹ cấp cho Ukraina để chống Nga


                        Click image for larger version

Name:	2022-03-19_Ukraine2.jpg
Views:	54
Size:	166.0 KB
ID:	26650

                        Máy bay không người lái Switchbalde được bắn đi từ "ống" phóng giống như một khẩu súng cối. © AP

                        Để giúp Ukraina chống lại cuộc xâm lược của Nga, ngày 16/03/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden đã đích thân loan báo quyết định chi viện thêm vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraina với tổng trị giá lên đến 800 triệu đô la, bổ sung vào 200 triệu đô la thông báo trước đó một tuần. Trong gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraina, lần đầu tiên có loại máy bay không người lái tấn công Switchblade, cho đến nay chỉ có hai quân đội sử dụng là Mỹ và Anh.

                        Bản liệt kê các khoản “trợ giúp an ninh” mới do Nhà Trắng công bố ngày 16/03 cho thấy là ngoài các loại súng và đạn dược, Hoa Kỳ còn cung cấp thêm cho 800 hệ thống phòng không Stinger và 2.000 tên lửa chống tăng Javelin nổi tiếng, cùng với 7.000 vũ khí chống giáp khác.
                        Trước Ukraina, chỉ có quân đội Mỹ và Anh sở hữu Switchblade
                        Chỉ có Anh và Trong bảng danh mục này, lần đầu tiên xuất hiện 100 đơn vị của loại vũ khí gọi một cách bí hiểm là “hệ thống máy bay không người lái (UAV) chiến thuật”.

                        Trả lời báo Mỹ Politico, dân biểu Mike McCaul, thành viên cao cấp thuộc đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ tiết lộ rằng đó là loại máy bay tự hành nhẹ mang tên Switchblade (nghĩa là “dao bấm”), một loại vũ khí hiện đại mà Hoa Kỳ cho đến nay chỉ mới đồng ý bán cho Quân Đội Anh mà thôi. Một quan chức chính quyền Biden sau đó đã xác nhận thông tin của dân biểu McCaul.
                        Theo Politico, việc cung cấp loại máy bay không người lái “chiến thuật” hiện đại này cho Ukraina thể hiện một bước mới của Washington trong nỗ lực giúp Kiev chống lại cuộc tấn công xâm lược của Nga, vì cho đến nay, các phương tiện Mỹ giao cho Ukraina hầu hết là vũ khí chống tăng và phòng không “cổ điển”.

                        "Sát thủ cảm tử" gọn nhẹ, có thể được điều khiển từ xa
                        Theo báo chí Mỹ, Switchblade là vũ khí đáng gờm, được mệnh danh là “sát thủ cảm tử” vì chỉ được sử dụng một lần duy nhất nhưng có khả năng sát thương lớn đối với bộ binh hay phá hủy xe tăng hoặc các ổ pháo.
                        Được công ty Mỹ AeroVironment sản xuất, Switchblade là loại máy bay không người lái hạng nhẹ, kích thước rất nhỏ, có thể bay lơ lửng trên không trong khoảng nửa tiếng đồng hồ trước khi được người điều khiển trên mặt đất hướng đến mục tiêu, cách đó hàng chục cây số.
                        Đây là kiểu drone rất gọn nhẹ, được phóng đi từ một chiếc ống tương tự như một khẩu súng cối, với thời gian chuẩn bị chỉ vài phút. Vì chỉ nặng khoảng 2,5 kg, vũ khí tự hành này có thể được chuyển vận dễ dàng trong ba lô của một người lính.
                        Được trang bị hệ thống hướng dẫn GPS và camera riêng, Switchblade có thể được lập trình để tự động đánh trúng mục tiêu cách xa hàng cây số, và di chuyển xung quanh mục tiêu cho đến khi đúng thời điểm để tấn công.
                        Switchblade còn có tính năng quan trọng khác là bay rất nhanh - với vận tốc khoảng 100 cây số/giờ, tức là nhanh hơn rất nhiều so với máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Ukraina đang sử dụng để gây sát thương đáng kể cho quân đội Nga.

                        Khả năng được sản xuất nhiều và nhanh
                        Theo công ty AeroVironment, Switchblade có hai phiên bản 300 và 600. Loại thứ hai này có thể bay trong 40 phút và tầm hoạt động lên đến 80 km Theo một số ước tính, kiểu Switchblade 300 mà Quân Đội Mỹ có sẵn trong kho, chỉ có giá 6000 đô la, một chi phí khá khiêm tốn đối với một thiết bị như vậy, do đó sẽ có thể được sản xuất nhanh hơn với khối lượng lớn.

                        Loại vũ khí này lần đầu tiên được lực lượng đặc biệt của Mỹ triển khai tại Afghanistan sử dụng, nhưng sau đó đã nhanh chóng được trang bị cho Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ để dùng tại Irak và Syria.

                        Ngoài quyết định bật đèn xanh cho việc cung cấp máy bay không người lái Switchblade cho Ukraina, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu trên bộ, Hoa Kỳ còn nghĩ đến việc nhanh chóng trang bị cho đồng minh của mình các hệ thống phòng không có tầm bắn xa hơn các loại tên lửa Stinger.
                        Trong bản liệt kê các phương tiện vũ khí chi viện cho Ukraina, Nhà Trắng còn cho biết thêm: “Ngoài các hệ thống phòng không tầm ngắn do Mỹ sản xuất mà người Ukraina đang sử dụng với hiệu quả lớn, Mỹ cũng đã xác định và đang giúp Ukraina có được các hệ thống bổ sung, có tầm hoạt động xa hơn, các hệ thống mà lực lượng Ukraina đã được huấn luyện để sử dụng…”

                        Chi viện cho Ukraina hệ thống phòng không S-300 lấy từ Đông Âu
                        Theo báo Politico, dân biểu Paul McCaul đã tiết lộ rằng Mỹ đang “làm việc với các đồng minh” để gửi qua Ukraina hệ thống tên lửa địa đối không S-300 do Nga chế tạo.
                        S-300 là loại tên lửa phòng không có từ thời Liên Xô, được triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970, chuyên dùng để đánh chặn máy bay, tên lửa, được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả hiện nay.
                        Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, trong thời gian gần đây, Mỹ đang thăm dò các quốc gia Đông Âu có sẵn hệ thống tên lửa phòng không S-300 để tìm cách chuyển qua Ukraina. Trong số các nước này có Slovakia, Bulgari và Hy Lạp.
                        Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm qua, 17/03, bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết là nước ông sẵn sàng chuyển giao hệ thống S-300 của mình cho Ukraina.

                        Phát biểu trong một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Mỹ Lloyd Austin tại Bratislava, ông Jaroslav Nad xác nhận: “Chúng đã thảo luận với Mỹ, Ukraina và các đồng minh khác về khả năng triển khai hoặc tặng hệ thống S-300 cho Ukraine và chúng tôi sẵn sàng làm vậy”.
                        Tuy nhiên bộ trưởng Quốc phòng Slovakia nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng làm điều đó ngay lập tức nhưng chỉ khi có phương án bù đắp phù hợp”.
                        Theo Reuters, Slovakia hiện có duy nhất một giàn phóng tên lửa S-300, và đang muốn thay thế bằng hệ thống tên lửa Patriot của Hoa Kỳ.
                        Còn theo Politico, ngoài hệ thống S-300, Mỹ cũng có thể khuyến khích các đồng minh Đông Âu chuyển giao cho Ukraina hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SA-8, cũng do Nga sản xuất, và hiện đang nằm trong kho của Rumani, Bulgari và Ba Lan.
                        Vũ khí mà Mỹ nói riêng, và phương Tây nói chung được cho là đã giúp Ukraina thành công trong việc bảo vệ thủ đô Kiev và làm chậm bước tiến của Nga ba tuần sau khi cuộc xâm lược bắt đầu.

                        Rouce:RFI
                        Have a nice day!!

                        Comment


                        • #13
                          Cô bé gái 9 tuổi Ukraine đã hát bài hát kêu gọi hòa bình đã tạo cảm xúc cho hàng triệu khán giả rơi nước mắt với hàng triệu views qua Youtube.

                          Have a nice day!!

                          Comment


                          • #14
                            Vũ khí Hoa Kỳ viện trợ đủ giúp Ukraine chống Nga xâm lược?


                            Binh lính có thể sử dụng chúng để mở rộng phạm vi chiến trường, hoặc trong một số trường hợp, để tấn công, về cơ bản là tạo ra những quả bom bay có thể bay tới các mục tiêu từ khoảng cách xa.




                            Nguồn hình ảnh, Getty Images

                            Chụp lại hình ảnh, Vũ khí viện trợ của Hoa Kỳ gửi cho Ukraine

                            Tuyên bố của ông Joe Biden hôm thứ Tư nâng tổng số viện trợ quân sự Hoa Kỳ cam kết dành cho Ukraine lên một tỷ đôla Mỹ chỉ riêng trong tuần qua - một sự gia tăng rất lớn khi so với mức 2,7 tỷ USD được cung cấp từ năm 2014 đến đầu năm 2022.

                            Đây là một "sự phát triển đáng kể" và giải quyết những thiếu hụt trước đó, theo John Herbst, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Kyiv.

                            "Không có gì phải bàn cãi rằng [Biden] và nhóm của ông ấy đã quá rụt rè trong việc cung cấp hỗ trợ cho Ukraine," ông Herbst nói. "Và họ đã đáp trả áp lực đó."

                            Điều này sẽ có ý nghĩa gì đối với các cuộc tấn công trên bộ và trên không của Nga?

                            Giới chuyên gia quân sự cho rằng vũ khí chống tăng do Mỹ cung cấp có khả năng có tác động lớn nhất tới Ukraine.

                            Các lực lượng xâm lược của Nga "chủ yếu là lực lượng cơ giới" - nghĩa là các đoàn xe bọc thép - vì vậy "điều tốt nhất bạn có thể làm là loại bỏ chúng [các phương tiện cơ giới]", cựu Đại tá Lục quân Hoa Kỳ Christopher Mayer cho biết.

                            Ukraine đã nhận được nhiều loại hệ thống chống tăng từ một số quốc gia, giúp tăng khả năng phá hủy của lực lượng Ukraine đối với các phương tiện cơ giới của Nga, ông Mayer nói.

                            "Nếu bạn cung cấp cho họ nhiều hệ thống chống tăng khác nhau, nó sẽ cho họ nhiều cơ hội để xuyên thủng bất kỳ hệ thống bảo vệ phòng thủ bọc thép nào mà xe tăng được trang bị," ông nói.

                            Và tuy các tuyên bố của họ không thể được xác minh một cách độc lập, giới chức Ukraine cho biết họ đang sử dụng các vũ khí có hiệu quả. Tính đến ngày 16/03, họ tuyên bố đã phá hủy hơn 400 xe tăng và hơn 2.000 phương tiện cơ giới của Nga.

                            Tuy nhiên, vũ khí chống tăng không thể giúp Ukraine chống lại lực lượng không quân của Nga, lực lượng này đã tấn công các mục tiêu trên khắp đất nước trong ba tuần.

                            Hệ thống Stinger vác vai cơ động là vũ khí phòng không duy nhất nằm trong gói viện trợ của Mỹ.

                            Hệ thống này đã được nhìn thấy trong các cuộc xung đột trên khắp thế giới từ năm 1981. Nó được sử dụng nổi tiếng nhất ở Afghanistan, nơi những chiếc Stinger do Mỹ cung cấp đã giúp hạ gục hàng trăm máy bay và trực thăng Nga trong thời kỳ Liên Xô chiếm đóng.


                            Nguồn hình ảnh, Getty Images

                            Chụp lại hình ảnh, Hình ảnh của Bộ Quốc phòng Ukraine về một máy bay trực thăng của Nga bị lực lượng của nước này bắn hạ hồi đầu tháng Ba.

                            Nó có hiệu quả chống lại máy bay trực thăng hoặc máy bay tầm thấp ở độ cao khoảng 3,8km, nhưng lại khiến nó tương đối vô dụng trước các máy bay ném bom bay tầm cao của Nga.

                            Ông Herbst nói rằng việc chính quyền đề cập đến Stinger như một phần của gói viện trợ cho Ukraine là một "dấu hiệu của sự yếu kém".

                            "Họ cần nhiều Stinger hơn, không có nghi ngờ gì về điều đó," ông nói. "Nhưng họ cũng cần vũ khí phòng không ở độ cao lớn hơn... đó là một thiếu sót nghiêm trọng."

                            Những gì Mỹ không gửi cho Ukraine?

                            Trong khi Nhà Trắng ám chỉ rằng vũ khí tầm cao hơn - chẳng hạn như tên lửa phòng không S-300 từ thời Liên Xô - có thể được đưa tới Ukraine thông qua các nước thứ ba, nhưng không có thông báo chính thức nào được đưa ra.

                            Các quan chức ở Slovakia đã bày tỏ sẵn sàng gửi các hệ thống này cho Ukraine, miễn là họ nhận được thiết bị thay thế. Hai đồng minh khác của Nato - Hy Lạp và Bulgaria - cũng được cho là có hệ thống này.

                            Mỹ cũng đã bác bỏ đề xuất yêu cầu Ba Lan chuyển giao máy bay chiến đấu Mig-29 cho Ukraine để cho phép họ làm được nhiều hơn trong các cuộc chiến trên bầu trời.

                            Các quan chức Mỹ mô tả kế hoạch này là không "khả thi" do nguy cơ gia tăng xung đột mở giữa Nato và Nga.

                            Tuy nhiên, ông Mayer nói rằng việc các đồng minh của Mỹ chuyển giao Mig-29 hoặc các máy bay phản lực tương tự - với sự ủng hộ của chính quyền - sẽ là một cách hiệu quả giúp Ukraine chiến đấu giành quyền kiểm soát bầu trời của mình.

                            Ông lưu ý rằng Liên Xô đã cung cấp cả máy bay và phi công cho Bắc Việt để chống lại máy bay Mỹ mà không châm ngòi một cuộc đối đầu lớn hơn.

                            Các quốc gia khác đã làm gì?

                            Mỹ không đơn độc trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Ít nhất 30 quốc gia khác đã cung cấp sự giúp đỡ, bao gồm 500 triệu euro (551 triệu USD) từ Liên minh Châu Âu, sự kiện đầu tiên mang tính lịch sử.

                            Tuy nhiên, sau khi Mỹ công bố gói hỗ trợ mới, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng "sự hỗ trợ hơn nữa" là rất khẩn cấp.

                            "Thậm chí nhiều hơn những gì chúng tôi có được hiện giờ," ông nói, đồng thời kêu gọi "hệ thống phòng không, máy bay [và] đủ vũ khí sát thương và đạn dược để ngăn chặn sự chiếm đóng của quân Nga".

                            Ông Mayer cho biết ông tin rằng nguồn cung cấp vũ khí Mỹ cam kết cho đến nay có lẽ chỉ đủ để người Ukraine "chết một cách anh dũng".

                            "Chúng ta phải quyết liệt hơn trong việc trao cho họ những gì chúng ta có," ông nói. "Ít nhất chúng ta nên cung cấp cho họ cùng số lượng và chất lượng, thiết bị giống như Xô Viết cung cấp cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến của chúng ta với họ."


                            Nguồn hình ảnh, Getty Images

                            Chụp lại hình ảnh, Binh lính Ukraine dỡ vũ khí chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất chỉ vài tuần trước cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2

                            Ông Herbst nói rằng các gói hỗ trợ bổ sung "có thể" sẽ cần thiết trong tương lai - và rằng chúng sẽ chỉ có hiệu quả nếu giúp Ukraine thách thức lực lượng không quân của Nga.

                            "Điều quan trọng với tôi là liệu chúng ta có đang gửi những thứ mà đánh trúng không quân của Nga ở độ cao 30.000 feet hoặc hơn hay không," ông nói.

                            Tổng thống Biden cam kết sẽ có nhiều sự trợ giúp hơn nữa - và Mỹ đang nỗ lực để giúp Ukraine có được các hệ thống phòng không tầm xa hơn mà nước này cần, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

                            Source: BBC News
                            Last edited by BinhDo; 03-19-2022, 08:36 PM.
                            Have a nice day!!

                            Comment


                            • #15
                              Tổn thất bất ngờ của Nga trong cuộc chiến Ukraina: Năm tướng chỉ huy tử trận

                              Click image for larger version

Name:	2022-03-22_Ukraine.jpg
Views:	46
Size:	210.3 KB
ID:	26682

                              Xe tăng Nga bị bắn cháy ở Bucha, gần thủ đô Kiev, Ukraina, ngày 01/03/2022. AP - Serhii Nuzhnenko


                              Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công xâm lược Ukraina ngày 24/02/2022, được chính thức gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, lực lượng Nga đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, cả về vật chất lẫn nhân mạng, trong số này có đến 5 viên tướng chỉ huy mặt trận và một phó tư lệnh hạm đội.


                              Nếu phía Ukraina nói đến 15.000 lính Nga thiệt mạng tính đến ngày 19/03, thì phía Nga chỉ mới chính thức công nhận tổn thất gần 500 người tính đến hôm 02/03, hay 9.861 người theo tiết lộ của tờ báo Nga thân chính quyền Komsomolskaya Pravda ngày 21/03, trích dẫn bộ Quốc Phòng Nga, một thông tin đã bị xóa sau gần 10 tiếng đồng hồ được đăng tải.

                              Trong bối cảnh cả Ukraina lẫn Nga đều tung tin với mục đích tuyên truyền, số lượng thương vong thực sự của Nga trước mắt chưa thể biết rõ, nhưng theo báo chí phương Tây, điều đáng lo ngại nhất đối với quân đội Nga vào lúc này không phải là những tổn thất về binh lính, mà là về cấp sĩ quan chỉ huy cao cấp.

                              Cho đến nay, phía Điện Kremlin chỉ công nhận hai trường hợp tử trận, liên quan đến thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, phó tư lệnh Tập Đoàn quân số 41, và đại tá Hải Quân Andrei Paliy, phó tư lệnh Hạm Đội Hắc Hải, một người sắp được phong chức đô đốc. Tuy nhiên, Ukraina và các phương tiện truyền thông phương Tây đã nói đến cái chết của không dưới 5 viên tướng Nga, mà người cao cấp nhất mang quân hàm trung tướng, không kể đến một viên tướng người Tchetchenya.

                              Một phần tư số tướng trên chiến trường tử trận

                              Theo nhật báo Pháp Le Figaro ngày 21/03, các nhà phân tích khác nhau đã ước tính rằng Nga đã huy động khoảng 20 tướng lĩnh vào chiến dịch tấn công Ukraina, vì vậy nếu quả thực là đã có năm viên tướng tử trận, thì Quân Đội Nga đã mất đi một phần tư tướng chỉ huy trong không đầy một tháng, một tổn thất cực cao và hết sức bất ngờ.

                              Câu hỏi đặt ra là vì sao mà tỷ lệ tử trận trong giới tướng lĩnh Nga lại cao như vây. Theo đài truyền hình Mỹ CNN ngày 20/03, tướng hồi hưu David Petraeus, nguyên tư lệnh lực lượng Mỹ tại Irak và Afghanistan đã nêu bật là trong 20 năm can thiệp tại Afghanistan, chỉ có một tướng Mỹ bị thiệt mạng.
                              Yếu kém trong hệ thống chỉ huy Nga và chiến thuật tìm diệt của Ukraina

                              Theo giới phân tích, sự kiện nhiều tướng Nga bị tử trận có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có hai yếu tố chính.

                              1/ Các viên tướng này bị buộc phải xông lên tuyến đầu trong những cuộc tấn công để có thể trực tiếp chỉ huy vì hệ thống thông tin liên lạc tồi tệ, trong lúc binh sĩ, đa số là lính nghĩa vụ nên thiếu tinh thần chiến đấu và kỷ luật. Sự hiện diện của các cấp chỉ huy này ở tuyến đầu khiến họ dễ bị trúng đạn.

                              2/ Quân Đội Ukraina đã có một chiến thuật cụ thể là tìm diệt các chỉ huy cao cấp của Nga trên chiến trường. Theo ghi nhận của báo Le Figaro, một nhân vật thân cận với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky từng tiết lộ với nhật báo Mỹ Wall Street Journal rằng Ukraina có một đội tình báo quân sự chuyên “truy lùng và tiêu diệt” các sĩ quan Nga trên chiến trường.

                              Chuyên san Mỹ Foreign Policy ngày 21/03 đã trích dẫn một nhà ngoại giao châu Âu thông thạo các đánh giá tình báo phương Tây theo đó thì vụ 5 tướng Nga thiệt mạng chủ yếu xuất phát từ việc thiết bị liên lạc điện tử của họ kém bảo mật khiến cho họ vị trí của họ dễ bị lộ, trong lúc họ lại phải lên tuyến đầu để trực tiếp chỉ đạo một lực lượng lớn với gần 200.000 quân trong đó rất nhiều là lính nghĩa vụ trẻ.

                              Ngoài ra, theo trang mạng quân sự Mỹ Military.com ngày 17/03, ông Jeffrey Edmonds, cựu giám đốc chuyên về Nga trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ thời Barack Obama cho rằng “sức ép chính trị Matxcơva dường như đã buộc nhiều sĩ quan cao cấp của Nga phải xông lên tiền tuyến” để thực hiện bằng được mục tiêu chính trị là đánh chiếm các đô thị Ukraina.

                              Và trên tuyến đầu họ đã trở thành con mồi cho các lực lượng đặc biệt Ukraina được trang bị máy bay không người lái điều khiển từ xa và vũ khí đặc biệt như súng bắn tỉa công suất lớn do các đồng minh NATO cung cấp.
                              Năm tướng Nga tử trận

                              Căn cứ vào các thông tin từ phía Nga, Ukraina và báo chí, nhật báo Pháp Le Figaro đã liệt kê các tường đưa tin về những vị tướng được tuyên bố đã chết kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

                              Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky

                              Đây là viên tướng duy nhất mà Điện Kremlin công nhận là đã tử trân. Là tư lệnh Sư Đoàn Dù số 7 và phó tư lệnh Quân Đoàn 41, sĩ quan này được cho là đã bị trúng đạn của lính bắn tỉa Ukraina tại khu vực gần Kiev ngay trong những ngày đầu của chiến dịch tấn công. Tướng Sukhovetsky đã từng đóng một vai trò quan trọng trong vụ sáp nhập Crimée năm 2014, cũng như tham gia vào các chiến dịch của Nga ở Gruzia và Syria.

                              Thiếu tướng Vitaly Gerasimov

                              Là một sĩ quan từng thâm gia cuộc Chiến Tranh Tchetchenya lần thứ hai, chiến dịch Syria và sáp nhập Crimée, thiếu tướng Vitaly Gerasimov là tham mưu trưởng Quân Đoàn 41. Theo tình báo Ukraina, viên tướng này đã bị hạ sát ngày 07/03 bên ngoài thành phố Kharkov ở miền đông Ukraina, cùng với nhiều sĩ quan cấp cao khác. Hiện chưa rõ hoàn cảnh về cái chết của anh ta và Nga cũng không thông báo về cái chết này.

                              Thiếu tướng Andrei Kolesnikov

                              Tư lệnh Quân Đoàn 29, thiếu tướng Andrei Kolesnikov được cho là đã thiệt mạng vào ngày 11/03 trong những hoàn cảnh chưa được xác định và tại một địa điểm không xác định. Cái chết của ông đã được các quan chức NATO và Anton Gerashchenko, cố vấn bộ Nội vụ Ukraina, xác nhận trên kênh Telegram, nhưng không hề được Điện Kremlin thông báo.

                              Thiếu tướng Oleg Mityaev

                              Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh Cơ Giới số 150 của Nga, một đơn vị được thành lập vào năm 2016, thiếu tướng lục quân Oleg Yuryevich Mityaev được cho là đã bị bắn chết vào khoảng ngày 15/03 khi tham gia cuộc bao vây Mariupol. Trên mạng Telegram, Anton Gerashchenko đã đăng một bức ảnh mà theo ông là thi thể của sĩ quan đã qua đời. Thông tin này vẫn chưa được Điện Kremlin xác nhận.

                              Trung tướng Andrei Mordvichev

                              Tư lệnh Quân Đoàn 8, trung tướng Andrei Mordvichev hiện là sĩ quan cấp cao nhất tử trận ở Ukraina. Theo chính quyền Kiev, viên tướng này bị bắn chết ở vùng Chernobyvka, gần Kherson, một thành phố mà lực lượng Nga đã chiếm đóng. Một lần nữa, Điện Kremlin chưa xác nhận thông tin này.

                              Have a nice day!!

                              Comment

                              Working...
                              X