Trong khi ở miền Bắc, chính quyền chỉ cho phép các nhạc sĩ sáng tác một loại “ Nhạc đỏ” mang tính chiến đấu và không được sáng tác các nhạc phẩm “ủy mị”, hoặc bi quan chán nản,thậm chí là các sáng tác mang nỗi nhớ quê hương,gia đình và tình cảm đôi lứa riêng tư.nếu không mang tính “cách mạng” thì cũng bị cấm đoán và phê bình nghiêm khắc.
Ở miền Nam, song song với những nhạc phẩm dành cho quân đội hoặc động viên người lính cầm súng chiến đấu, các nhạc sĩ dù chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp,dù đang khoác áo lính hay đang là thường dân… vẫn có thể tự sáng tác những nhạc khúc dù hay dù dở để nói lên nỗi nhọc nhằn, đọa đày của đời lính, những suy nghĩ, ước mơ và khát vọng thầm kín của mình…đưa vào âm nhạc.
Sau tất cả, những bản nhạc này vẫn trường tồn theo năm tháng và thanh âm của nó vẫn khắc sâu trong lòng những thế hệ người nghe của những năm tháng lịch sử đó và hơn thế nữa nó vẫn tiếp tục sống mãi ở các thế hệ nghe nhạc sau này bởi cảm xúc, giai điệu và ca từ… tuyệt diệu của nó đang thấm dần vào lòng người nghe như những mạch nước ngầm đang len lỏi dưới lòng đất để trở về đại dương bao la vô tận,nơi khởi nguồn của nó…