Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đôi mắt người Sơn-Tây

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đôi mắt người Sơn-Tây

    Nghe bài hát “ Đôi mắt người Sơn Tây”, Phạm Đình Chương phổ nhạc từ hai bài thơ “Đôi bờ”
    và “ Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang-Dũng, nhìn những người chạy loạn chiến tranh ở Ukraina,
    những đứa trẻ đói khát, lạnh lẽo giữa mùa đông mà lòng xót xa vì thấy lại chính mình và dân tộc mình thời Mậu Thân,
    mùa hè đỏ lửa 1972 với đại lộ kinh hoàng Quãng Trị, những ngày khốn khổ tháng tư đen 1975.

    Có thật sự trải qua hoàn cảnh đó mới thật cảm thông cho họ.
    Đứa trẻ 13 tuổi dắt em 9 tuổi chân trần chạy theo người mẹ đang gánh trên vai đôi thúng với một ít quần áo
    và mấy đòn bánh tét chưa kịp nấu để ăn tết MậuThân, không biết người mẹ nghĩ gì trong hoàn cảnh đó
    khi người cha đang ở xa không về được, ba đứa con lớn đang ở trong quân đội ngoài chiến trường,
    không biết sức mạnh nào giúp cho người mẹ vượt qua những gian truân khổ đau đó.


    Mời các bạn vào đây nghe bài hát “ “ Đôi mắt người Sơn Tây” do Duy Trác hát


    Provided to YouTube by The Orchard EnterprisesĐôi Mắt Người Sơn Tay · Duy Trác · Phạm Đình ChươngCòn Tiếng Hát Gửi Người℗ 1993 THUY NGAReleased on: 1993-01-0...



    Sau đây là phần đầu của hai bài thơ đó.

    Đôi Bờ - Quang Dũng


    Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
    Sông xa từng lớp lớp mưa dài
    Mắt kia em có sầu cô quạnh
    Khi chớm thu về một sớm mai?


    Đôi Mắt Người Sơn Tây - Quang Dũng

    Em ở thành Sơn chạy giặc về
    Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
    Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
    Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
    Vừng trán em vương trời quê hương
    Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
    Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ em nhớ thương



    Các bạn yêu thơ có biết tại sao Quang Dũng viết về cô gái Sơn Tây

    mà mắt lại “Mắt em dìu dịu buồn Tây phương” không?

    Last edited by Hung Nguyen; 04-17-2022, 02:21 PM.

  • #2
    Theo nhà thơ Trần Lê Văn, trong bài thơ có câu thơ gắn liền với cảm xúc của nhà thơ Quang Dũng về một đôi mắt thăm thẳm xanh có thật với gương mặt có pha chút hình dáng Tây Phương của người con gái ở phía non Đoài đã giúp cho thi sĩ có câu để đời là: Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương.

    Sưu tầm

    Comment


    • #3
      Theo KD nghĩ thì “Tây phương “ trong đây là Phương Tây vì thị xã Sơn Tây nằm hướng Tây Bắc.
      Thân ái
      KimDung

      Comment


      • #4
        Có rất nhiều " huyền thoại" với các bài thơ của Quang Dũng. Trước 1975, giới yêu thơ ở miền Nam còn cho rằng ông là con của nhà thơ Tản Đà, mãi sau 1975 khi ông vào thăm giới nghệ sĩ miền Nam mới biết tên thật ông là Bùi Đình Diệm.
        Hai bài được yêu mến nhất chính là "Đôi bờ" và "Đôi Mắt Người Sơn Tây", và vì hai bài được Phạm Đình Chương phổ nhạc quá hay thành một và lấy tựa là "Đôi Mắt Người Sơn Tây" thành nhiều người lầm lẫn tiếp khi nói bài "Đôi Mắt Người Sơn Tây" là ông làm cho người tình của ông là một " kỹ nữ" tên là Nhật hay Akimi.
        Bài thơ ông viết cho cô này là bài "Đôi bờ", còn bài "Đôi Mắt Người Sơn Tây" ông viết cho một người con gái cùng quê Sơn Tây chạy loạn mà ông gặp trên đường hành quân sang Lào ( bài thơ "Tây tiến"). Nếu đọc trọn hai bài thơ này sẽ thấy rõ là hai người con gái khác nhau. Ngay cả người viết về cô gái tên Nhật-Akimi cũng kém cỏi về tiếng Việt hoặc quá thô bỉ khi gọi người đó là "kỹ nữ". Chữ này mà gọi người con gái là quá nặng, vì kỹ nữ là gái điếm. Khi gọi người con gái có tài về nghệ thuật như cầm, kỳ, thi, họa, ca mà đứng đắn ( bán nghệ chứ không bán thân) thì người có học gọi họ là kỳ nữ, tài nữ chứ không bao giờ gọi là kỹ nữ hay ca kỹ.

        Về câu thơ " Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương" thì quí vị có thấy chữ " Tây Phương" viết hoa không?. Tây Phương là tên ngọn núi, người Sơn Tây còn gọi là núi Đoài, tiếng Bắc "đoài" là hướng Tây, như thôn Đoài, do đó thơ Quang Dũng mới viết " Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm" . Quang Dũng đưa nhiều địa danh quê hương mình vào thơ : Thành Sơn, Sơn Tây, Bất Bạt, Ba Vì, xứ Đoài, Tây Phương, Bương Cấn, Sài Sơn, sông Đáy tạo nên nỗi nhớ quê nhà trong thơ.
        PhThPV yêu thơ Quang Dũng từ khi còn học đệ thất ( lớp 6 sau này), có lẽ vì thấy chính mình và gia đình trong những ngày loạn lạc, và sau này yêu bài "Đôi bờ" có lẽ vì câu " Xa lắm rồi em người mỗi ngã. Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau" mà PV sửa một chút cho hợp để tặng cho cô em gái và người bạn thân " Xa lắm rồi anh người mỗi ngã. Đôi bờ đất khách nhớ thương nhau" làm cô em khóc sưng mắt.
        Tản mạn cho đở buồn đời lưu vong cùng những người tri âm yêu thơ.

        Comment

        Working...
        X