Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lạm phát Mỹ tăng vọt, ông Biden đổ lỗi cho Nga

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lạm phát Mỹ tăng vọt, ông Biden đổ lỗi cho Nga

    Bộ Lao động Mỹ hôm 10-6 cho biết lạm phát ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 8,6%, khiến thị trường Mỹ và châu Âu chìm trong sắc đỏ.


    Các số liệu mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy chi phí sinh hoạt đã tăng một điểm phần trăm so với tháng 4, trong đó các chỉ số về nhà ở, xăng dầu và thực phẩm là những yếu tố góp phần nhiều nhất cho đợt tăng giá này. Nếu so với tháng trước, CPI và CPI lõi tháng 5 lần lượt tăng 1% và 0,6%, cũng vượt dự báo.

    Theo báo cáo CPI mới nhất, chỉ số năng lượng tăng 3,9% so với tháng trước, trong đó chỉ số xăng dầu tăng 4,1%. Các chỉ số thành phần chính khác cũng tăng. Chỉ số thực phẩm đã tăng 1,2% trong tháng 5 trong khi chỉ số thực phẩm gia đình tăng 1,4%. Chỉ số CPI tăng trong tháng 5 được thúc đẩy bởi chi phí năng lượng tăng mạnh, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước đó và giá hàng hoá tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái.




    Chỉ số Dow Jones giảm hơn 2,7% hôm 10-6. Ảnh: CNBC

    Kết thúc phiên giao dịch hôm 10-6 (giờ địa phương), chỉ số Dow Jones giảm 2,7%, chỉ số S&P500 giảm 2,9% và chỉ số Nasdaq giảm mạnh nhất với 3,5%. Tiếp nối đà giảm tại thị trường Mỹ, các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại châu Âu đều giảm trên 2%. Cụ thể, chỉ số FTSE của Anh giảm 2,1%, CAC 40 của Pháp giảm 2,7%, DAX của Đức giảm 3,1%, MIB của Ý giảm 5,1% và IBEX của Tây Ban Nha giảm 3,7%.

    Phản ứng về chỉ số lạm phát mới nhất, Tổng thống Joe Biden đổ lỗi cho sự tăng giá liên quan đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ông Biden cho biết: "Chúng ta phải làm nhiều hơn và nhanh chóng để giảm giá ở Mỹ".



    Người dân mua sắm tại siêu thị ở TP New York - Mỹ hôm 10-6. Ảnh: Reuters

    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu tăng lãi suất mạnh mẽ trong những tháng qua, dự kiến ​​tiếp tục tăng lãi suất vào tuần tới và nhiều hơn nữa trong những tháng tới trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách nỗ lực chống lại áp lực lạm phát mà không gây ra suy thoái.

    Ông Mickey Levy tại Công ty cung cấp các dịch vụ tài chính Berenberg Capital Markets nhận định chỉ số CPI tăng làm tăng khả năng FED tăng lãi suất mạnh tay hơn để giảm bớt lạm phát. Trong khi đó, giá vàng trong phiên giao dịch hôm 10-6 có lúc lên đến 1.874 USD/ounce khi trở thành kênh trú ẩn trong bối cảnh người dân lo ngại lạm phát.


    Xuân Mai
    Nguồn: Người Lao Động


    Best wishes,

  • #2
    Tài chính toàn cầu rực lửa vì lo lạm phát
    Thứ hai, 13/6/2022, 16:05 (GMT+7)


    Chứng khoán châu Á, châu Âu, trái phiếu, tiền số đều đang bị bán tháo vì nhà đầu tư lo ngại tác động từ chính sách đối phó lạm phát.
    Thị trường chứng khoán châu Âu vừa mở cửa chiều nay đã gia nhập làn sóng bán tháo toàn cầu. Chỉ số Stoxx 600 giảm 1,3%, xuống thấp nhất kể từ đầu tháng 3. FTSE 100 (Anh) hiện giảm 1,46%. CAC 40 (Pháp) và DAX (Đức) mất lần lượt 2,36% và 2%.

    Tại châu Á, Nikkei 225 (Nhật Bản) hôm nay chốt phiên mất 3%. Kospi (Hàn Quốc) giảm 3,52%. Hang Seng Index (Hong Kong) mất 3,2%. Hai chỉ số của thị trường Trung Quốc – Shanghai Composite và Shenzhen Composite cũng giảm lần lượt 0,9% và 0,3%.

    Cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu đang bị bán tháo do lo ngại lạm phát có thể khiến các ngân hàng trung ương toàn cầu tăng lãi suất, từ đó làm giảm tốc nền kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình Covid-19 tại Trung Quốc cũng càng đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

    Tại Mỹ, các chỉ số chính tuần trước lao dốc sau số liệu cho thấy lạm phát tháng 5 của nước này lập đỉnh 40 năm mới tại 8,6%. Chốt phiên giao dịch 10/6, chỉ số DJIA mất 880 điểm, tương đương 2,73%. S&P 500 giảm 2,91%. Giảm mạnh nhất là Nasdaq Composite, với 3,52%.

    Chiều nay, S&P 500 tương lai hiện giảm tới 2,1% và Nasdaq 100 tương lai mất 2,5%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm 3,24% - cao nhất kể từ tháng 10/2018.

    Lực bán tháo trên thị trường trái phiếu chính phủ châu Âu cũng tăng tốc, với lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 2 năm tăng lên trên 1% lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.

    "Đến một thời điểm nào đó, điều kiện tài chính sẽ thắt chặt đến mức khiến tăng trưởng yếu đi và Fed dừng tăng lãi suất", các chiến lược gia tại Goldman Sachs Group nhận xét, "Nhưng chúng ta còn lâu mới đến được đó. Điều này đồng nghĩa lợi suất trái phiếu có thể sẽ tiếp tục tăng, các tài sản rủi ro tiếp tục chịu sức ép và đồng đôla Mỹ sẽ vẫn mạnh lên".

    Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang tăng với mọi kỳ hạn, đặc biệt là kỳ hạn ngắn. Lợi suất loại kỳ hạn 2 năm đã lên cao nhất kể từ cuối năm 2007. Trong khi đó, lợi suất loại kỳ hạn 30 năm đang thấp hơn loại 5 năm, cho thấy rủi ro Fed tăng lãi suất khiến kinh tế Mỹ hạ cánh cứng.

    Giá yen Nhật hôm nay xuống đáy 24 năm so với USD. Giá dầu và quặng sắt – các hàng hóa nhạy cảm với tăng trưởng - tiếp tục giảm.

    Tâm lý bi quan còn lan sang thị trường tiền số. Bitcoin sáng nay xuống dưới 25.000 USD – thấp nhất 18 tháng.

    Nhiều nhà đầu tư dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,5% trong phiên họp tháng 7 và tháng 9. Barclays và Jefferies thậm chí cho rằng phiên họp tháng 6 có khả năng chứng kiến đợt nâng lãi 0,75%.


    Hà Thu (theo Bloomberg, CNBC)

    Nguồn: vnexpress
    Best wishes,

    Comment

    Working...
    X