Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tiễn Em và Mùa Thu Paris - Tuấn Tôn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiễn Em và Mùa Thu Paris - Tuấn Tôn



    Click image for larger version  Name:	IMG_7151-1024x768.jpg Views:	0 Size:	224.3 KB ID:	27880

    Gare de Lyon


    Vào khoảng năm 58 của Đệ nhất cộng hòa, cái tên Cung Trầm Tưởng được công chúng yêu thi ca và âm nhạc ở miền Nam biết đến qua các bài thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Duy mang giới thiệu với công chúng trong hai nhạc phẩm phổ thơ của mình có tên Mùa Thu Paris và Tiễn em.


    Nhạc phẩm vừa ra đời thì cả nhạc và thơ đều được đón nhận một cách cuồng nhiệt và cái tên nghe rất cổ điển Cung Trầm Tưởng bỗng trở thành một hiện tượng thi ca hot nhất thời điểm đó.

    Cùng là người đã du học ở Paris lúc đó và cũng đã có những cuộc tình trải qua với những giai nhân mắt xanh tóc vàng ở kinh đô ánh sáng này,khi bắt gặp những bài thơ của Cung trầm Tưởng, trái tim của nhạc sĩ được đánh thức theo những bài thơ tình mơ màng của chàng trai Việt nam và mối tình si với những người đẹp “dị chủng”tóc vàng sợi nhỏ”, tâm tư của nhạc sĩ Phạm Duy được mở ngõ và hai bản nhạc nói trên trở thành hiện tượng trong đời sống của giới trẻ miền Nam thời bấy giờ bởi những mối tình dị biệt này.

    Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, ông sinh năm 1932 ở Hà Nội và vào Sài Gòn năm 1949. Năm 1952, ông sang Pháp du học. Trong thời gian ở Pháp, ông trải qua cuộc tình với một người con gái Pháp, mối tình kéo dài được hơn 1 năm nhưng những yêu thương, quyến luyến đã trở thành cảm hứng cho nhà thơ sáng tác hai bài thơ được công chúng biết đến nhiều nhất, đó là Mùa Thu Paris và Chưa bao giờ buồn thế.

    Khi đọc bài thơ Mùa thu Paris, nhà văn Phạm Công Thiện rất xúc động, ông đã so sánh nó với những sáng tác của thi hào người Pháp Apollinaire (1880-1918) .

    Không lâu sau khi bài thơ Mùa thu Paris được phổ biến, bài thứ hai có tựa “Chưa bao giờ buồn thế” ra đời cũng đề cập về mối tình của ông với cô gái “tóc vàng sợi nhỏ”. Khi phổ nhạc tác phẩm này, với sự đồng ý của tác giả, nhạc sĩ Phạm Duy đã đổi tựa thành“Tiễn em”.

    Tám câu đầu của bài hát được nhạc sĩ giữ nguyên câu chữ của bài thơ nguyên thủy, không sửa một chữ nào, mô tả cuộc chia ly giữa 2 người “dị chủng”: Một sinh viên ở miền viễn Đông và một cô gái tóc vàng bản xứ. Họ tiễn nhau trên một sân ga nhỏ nằm trơ trọi giữa mùa đông nước Pháp lạnh lẽo, đó là “ga Lyon đèn vàng” giữa “tuyết rơi buồn mênh mang”.

    Ga Lyon này không phải là ở thành phố Lyon như nhiều người tưởng, mà có tên chính thức là Paris Gare de Lyon, là một trong sáu ga xe lửa tuyến chính lớn ở Paris; thủ đô nước Pháp. Sân ga nhỏ nằm trơ trọi giữa mùa đông nước Pháp này đã từng chứng kiến biết bao cuộc chia tay trước đó, lại một lần nữa nhìn ngắm mối tình giữa một chàng trai châu Á của nước thuộc địa Việt nam và một cô gái tóc vàng ở mẫu quốc Pháp, đại diện cho văn hóa và nếp sống phương Tây. Kỷ niệm đầu đời, cùng với mối tình tóc vàng mắt nâu ấy đã là nguồn cảm hứng cho ông sáng tác nên bài thơ bất hủ này.

    Sau gần một trăm năm “mang sứ mệnh” đi “khai hóa” Đông dương, người Pháp đã rời khỏi Việt Nam kể từ sau hiệp định Geneve năm 54, thế nhưng những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật như điện ảnh, tiểu thuyết hay hội họa Tây phương nói chung, của Pháp nói riêng vẫn là những lĩnh vực được đông đảo công chúng hâm mộ.

    Từ đó có thể hiểu vì sao những bản Tình ca Paris của Cung Trầm Tưởng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc đã trở thành bất tử trong hơn 60 năm qua… và cho mãi đến tận lúc này, nay khi những thanh âm mơ màng và say đắm của những bản nhạc duyên dáng này được cất lên…
Working...
X