Announcement

Collapse
No announcement yet.

"Kiếp sau", thơ lục bát của Cung Trầm Tưởng - Tuấn Tôn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • "Kiếp sau", thơ lục bát của Cung Trầm Tưởng - Tuấn Tôn





    Click image for larger version  Name:	ctt-1.jpg Views:	0 Size:	115.2 KB ID:	27914




    Nói đến thơ của thi sĩ Cung Trầm Tưởng mà bỏ qua những bài lục bát của ông đã sáng tác thì kể như một sự thiếu sót rất lớn đối với thi sĩ cũng như với công chúng.

    Lục bát của Cung Trầm Tưởng ngập tràn những từ ngữ sáng tạo, những điển tích Phương Đông, những hình ảnh mơ màng,gợi nhớ của sự hoài cổ, mà bài thơ Kiếp sau của ông đã được nhạc sĩ Phạm Duy mang phổ nhạc là một minh chứng cho nhận định đó.

    Ở lục bát của Cung Trầm Tưởng sự sang trọng, tinh tế, tính dân tộc, thấm đẫm và bàng bạc trong từng câu từng chữ. Qua đó thể hiện được tâm hồn phong phú và những rung động rất tài hoa của ông đã quyện vào những câu lục bát để đời của ông và hơn nữa hòa quyện với sự sáng tạo,thay đổi câu chữ, thay đổi cấu trúc thơ vì giai điệu của âm nhạc rất Phạm Duy đã làm cho sự giao hòa của thi ca và âm nhạc Việt bước lên một đỉnh cao của sự phong phú và du dương của việc hòa hợp cho dù đôi lúc vẫn có những nhận địng cũng như góc nhìn riêng của mỗi cá nhân.

    Dẫu biết rằng sự chia ly với người tình Paris là điều sẽ phải đến nhưng trong khoảnh khắc “dùng dằng” và tràn ngập những cảm xúc trái chiều đang diễn ra trong nội tâm của mình thì sự bộc bạch cảm xúc đó bằng ngôn ngữ lục bát đã khiến cho Cung Trầm Tưởng như vơi đi sự mất mát và chơi vơi trong tâm hồn mình được thăng bằng. Ông dùng chữ Bù em rất ý nghĩa ( và đậm cung cách suy nghĩ của người Bắc) trong hoàn cảnh này và Phạm Duy (Cũng là người Bắc) nhưng có lẽ suy nghĩ phóng khoáng và duy lý hơn nên đã thay chữ BÙ bằng chữ ĐỀN để lại cho nhiều nhà phê bình, người yêu thơ nhạc nhiều sự tranh luận thú vị.

    Trong bài thơ này, hình ảnh của con sông Thương được tác giả nhắc đến qua câu:


    Bù em xuôi có ngàn thơ.

    Vẫn nghe trắc trở bên bờ sông Thương.


    Và trong kho tàng ca dao Việt nam, hình ảnh con sông “đôi dòng đục trong” này cũng được nhắc đến qua câu:


    Sông Thương nước chảy đôi dòng

    Bên trong bên đục em trông bên nào?


    Hình ảnh này cũng đã được nhạc sĩ Đặng Thế Phong sử dụng hơn hai mươi năm trước đó trong nhạc phẩm Con thuyền không bến (Trôi trên sông Thương,nước chảy đôi dòng…), cò ở Cung Trầm Tưởng thì để diễn tả tâm trạng ngổn ngang của nhà Thơ về phút chia ly khi chạnh lòng nghĩ đến sự ngóng chờ của cha mẹ ở quê hương (Non sông bóng mẹ sầu u. Mòn trông ngưỡng cửa chiều lu mái sầu), thật là tuyệt vời về chất thi ca trong những câu lục bát này của thi sĩ Cung trầm Tưởng.

    Bài thơ lục bát rất ngắn này mang hơi hướm “sầu vạn cố mang mang” với những hình ảnh đẹp mà buồn,những cách dùng từ mang một phong cách rất Cung trầm Tưởng cũng còn xuất hiện nhiều trong những câu lục bát ông viết theo kiểu truyền khẩu trong những năm tháng bị tù đày ở ngoài Bắc sau năm 75:


    Chiều đầu sông ngóng cuối sông

    Quê ai một rẻo lau bồng lẻ loi

    Nước nguồn cuốn lá nguồn trôi

    Thừng côi cút buộc thuyền côi cút bờ

    Bơ vơ này níu bơ vơ

    Kìa mây núi vấn mây chờ nẻo mây

    Nhớ khôn nguôi với dặm dài

    Ngoảnh về lũng nhớ nhớ đầy nhớ thương…

    Nghe ra man mác một chút sầu vương vấn của Thôi Hiệu trong Hoàng hạc lâu.


    Có thể nói cùng với Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn, thơ Cung trầm Tưởng đóng góp không nhỏ cho nền văn học miền Nam ở giai đoạn cuối thập niên 50, đầu 60. Mặc dù số lượng không lớn và phần lớn được hấp thụ văn hóa và đời sống Tây phương nhưng tâm hồn và sự sáng tạo ngôn ngữ, cách làm trẻ hóa nhưng không làm rẻ hóa lục bát mà vẫn hòa hợp trong tâm hồn Việt không hề bị lai căng hoặc đánh mất đã làm cho lục bát Việt nam tươi mới và song hành với bước phát triển của đời sống xã hội Việt đang dần đổi mới theo thời cuộc.



    Last edited by Hung Nguyen; 09-06-2022, 09:17 AM.
Working...
X