Announcement

Collapse
No announcement yet.

Gọi em là đóa hoa sầu - Tuấn Tôn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Gọi em là đóa hoa sầu - Tuấn Tôn




    Click image for larger version  Name:	?url=http%3A%2F%2Fsbs-au-brightspot.s3.amazonaws.com%2Fdrupal%2Fyourlanguage%2Fpublic%2Fgirl3.jpeg&imwidth=1280.jpg Views:	0 Size:	137.2 KB ID:	27988




    Thi sĩ Thiền sư Phạm Thiên Thư đã tự nhận mình là nhân vật tái sinh của Thi hào Nguyễn Du, nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt nổi tiếng trên thế giới với tác phẩm Đoạn trường tân thanh (người đời sau gọi tắt là Truyện Kiều) gồm 3.254 câu lục bát. Tên gọi Đoạn trường Tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc.

    Điển cố 1: Có ông họ Trương ở Phúc Kiến vào rừng bắt được mấy con vượn con mang về nhà. Vượn mẹ đi kiếm mồi về thấy mất con nên đi tìm. Ông họ Trương muốn bắt vượn mẹ nên mang vượn con ra đánh để chúng kêu khóc, mục đích để dụ vượn mẹ về. Vượn mẹ theo tiếng kêu gào của lũ con nên tìm đến, nhiều lần nhao vào cứu con nhưng không được. Ngày thứ 3 ông tiếp tục đánh lũ vượn con, vượn mẹ leo trên cây cao nhìn xuống nhưng không làm gì được. nó kêu lên 1 tiếng thê thảm rồi chết. Ông mang xác mẹ về, mổ bụng ra xem thì thấy ruột đứt ra từng đoạn một. Vượn mẹ vì thương con mà đứt ruột chết. Câu chuyện nêu bật nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến đàn con bị hành hạ, đánh đập.

    Điển cố 2: Vua Đường vũ Tông có người cung nữ tên Mạnh Tài Nhân hát hay múa giỏi. Cô gái này hay múa hát cho vua xem, được vua sùng ái. Nhà vua lâm bệnh nặng, cô vào múa hát vĩnh biệt nhà vua. Khi hát xong Mạnh Tài Nhân chết đứng. Khám tử thi thấy ruột đứt ra từng đoạn. Nhà vua băng hà, quan tài không khiêng đi được. Người ta khâm liệm 2 người và đặt 2 quan tài bên cạnh nhau thì lúc đó quan tài nhà vua mới khiêng đi được. Câu chuyện nhấn mạnh tình cảm vợ chồng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến cảnh chồng đau đớn.

    Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn Trường Tân Thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều - cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là Thúy Kiều

    Nói dông dài để quý thính giả rõ hơn nguồn gốc cái tên Đoạn trường tân thanh này, đó chính là tiếng kêu đứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

    Đoạn Trường Vô Thanh lại là một tập truyện thơ lục bát của nhà thơ Phạm Thiên Thư ra mắt lần đầu năm 1969.Tập thơ được nhiều nhà đánh giá cao về lời lẫn ý, được cho là tác phẩm viết tiếp Truyện Kiều thành công nhất. Năm 1973 nhờ tác phẩm này mà nhà thơ họ Phạm đã đoạt giải nhất văn chương Việt nam Cộng hòa.

    Đoạn Trường Vô Thanh gồm 3290 câu thơ lục bát. Tập thơ mang ý nghĩa nối tiếp tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, nhưng thay vì "Tân thanh", tác giả dùng chữ "Vô thanh", nghĩa của cái tựa là "đứt ruột không tiếng", mà tác giả đã giải thích phần nào ý nghĩa của nó trong bài tựa:

    Đoạn trường

    Sổ gói tên hoa

    Xưa là giọt lệ nay là hạt châu

    Tập truyện thơ chia ra làm 27 phần, mỗi phần có tên riêng, nội dung kể tiếp cuộc đời cô Kiều từ sau khi hội ngộ với Kim Trọng. Về nghệ thuật, ngoài giọng thơ nhẹ nhàng mang phong vị thiền đặc trưng của Phạm Thiên Thư ra, có những nét độc đáo và thuần Việt.

    Từ đầu tới cuối chuyện tác giả không sử dụng điển tích Tàu. Đây là điểm khác dễ thấy nhất với truyện Kiều của Nguyễn Du. Tác phẩm có dùng tích theo kiểu văn chương xưa nhưng là từ các truyện dân gian và lịch sử Việt nam như: Mai An Tiêm, Từ Thức, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo…, đồng thời mở rộng thêm các nhân vật phụ khiến nội dung sinh động và phong phú hơn như: Ngô Khôi, Ẩn Lan…

    Tác giả đã thoát khỏi lối mô tả ước lệ tượng trưng ngày xưa (của Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu...), mà thiên về diễn tả sao cho thấm thía, sâu sắc những cảm xúc nội tâm của nhân vật.




    Last edited by Hung Nguyen; 10-10-2022, 07:54 PM.
Working...
X