Announcement

Collapse
No announcement yet.

Philadelphia and Washington DC

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Philadelphia and Washington DC

    Philadelphia







    Những ngày đầu Thu ở Bắc Mỹ rất đẹp nên HT có chuyến đi gần tháng ở Philly và Washington DC, để ngắm cảnh đẹp cuả thủ đô và một chút lạc đường vào lịch sử.



    Click image for larger version  Name:	DSC03563.jpg Views:	0 Size:	241.8 KB ID:	28456 .... Click image for larger version  Name:	IMG_0697.jpg Views:	0 Size:	349.5 KB ID:	28457



    Click image for larger version  Name:	IMG_E9251.jpg Views:	0 Size:	313.8 KB ID:	28461 .... Click image for larger version  Name:	DSC04141.jpg Views:	0 Size:	284.8 KB ID:	28458
    Autumn in Philly and DC



    Chuyến bay nonstop American Airline từ Austin tới Philadelphia khoảng 3 tiếng, giưã trưa là tới. HT lấy xe lưả từ phi trường (PHL) vô 'downtown' cuả Philly xuống trạm Suburban gần City Hall chưa tới nưả tiếng, họ dừng vài trạm dọc đường, mua vé từ máy $6, có người lên xe lưả mới mua thì $8, trả bằng 'credit card' hay tiền mặt đều được. Từ trạm Suburban tới khách sạn HT ở chỉ khoảng 10 phút đi bộ. vì mướn khách sạn trong phố nên những ngày ở Philly toàn đi bộ thay vì mua vé Septa để đi subway hay bus vì thấy không cần thiết.



    Click image for larger version  Name:	IMG_E9212.jpg Views:	0 Size:	120.2 KB ID:	28459 ... Click image for larger version  Name:	IMG_E9253.jpg Views:	0 Size:	266.3 KB ID:	28460
    City Hall from Museum of Arts....................................Franklin Parkway


    Sau khi lấy phòng, HT tới Reading Terminal Market để ăn trưa. Cách đây mười mấy năm, gia đình HT tới quán bánh mì DiNic trong Reading Terminal Market và ăn món bánh mì rất ngon cuả họ, nên kỳ này bổn cũ soạn lại. Người ta thường 'order' 'Pulled Pork with everything' (cheese, mushroom, green veggies) chưa tới $15. Ổ bánh mì dài 12 in. (hoagies), đầy thịt và rau, nước sauce ngấm vào thịt và bánh rất đậm đà, ngon hết biết! Hai vợ chồng chỉ cần mua một ổ là ăn ná thở. Reading Terminal Market là khu chợ có rất lâu đời ở Philly, du khách hay dân điạ phương thường tới đây vì họ có nhiều quầy bán thức ăn bình dân. Bàn ghế rải rác gần khu ăn uống, ngồi đâu cũng được, hôm đó đã hơn hai giờ trưa mà người ta ngồi kín mít.



    Click image for larger version  Name:	IMG_E9028.jpg Views:	208 Size:	411.0 KB ID:	28462
    Independence Hall


    No nê rồi kiếm đường tới Independence Visitor Center cách đó khoảng 15 phút. Nơi đây có bản đồ, phòng chiếu phim, park rangers, cafeteria, bán vé xe bus màu tím Phlash ($5 day pass, có trạm dừng ở điạ danh nổi tiếng cuả Philly, rất tiện cho du khách.) Trong khu này có Constitution Museum, Independence Hall, Congress Hall, Old City Hall, Liberty Bell... Independence Hall phải xin 'ticket' trên 'net' và đi 'tour' theo ngày giờ ghi trên 'ticket'. Những chổ khác không cần 'ticket'.



    Click image for larger version  Name:	IMG_E9043.jpg Views:	0 Size:	144.7 KB ID:	28463 .... Click image for larger version  Name:	IMG_E9030.jpg Views:	0 Size:	252.7 KB ID:	28464
    Liberty Bell....................Independence Hall







    HT chỉ biết được hai người có công lớn với Philadelphia là William Penn (cha đẻ cuả thành phố này) và Benjamin Franklin (một trong những nhà lập quốc cuả Hoa Kỳ). Ngược dòng lịch sử, vào cuối thế kỷ 17, King Charles II, vua cuả Anh quốc thiếu nợ Admiral William Penn, cha cuả William Penn một món nợ rất lớn (trên 2 triệu bảng Anh với thời giá ngày nay), nên vua trừ nợ bằng cách ban cho gia đình cuả William Penn vùng đất rộng lớn mà giờ là tiểu bang Pennsylvania. Tại sao William Penn đặt tên vùng đất này là Pennsylvania? Penn: là họ cuả gia tộc, 'sylvia' có nghiã là "forest, wood' có nguồn gốc từ tiếng Latin, Pennsylvania là Penn's wood (lãnh thổ cuả Penn), ông đặt Pennsylvania để vinh danh cha cuả ông là Admiral William Penn. William Penn cũng là người đã thiết kế thành phố Philadelphia, ông ghép hai chữ gốc Hy Lạp (Greek): love (phileo) and brother (adelphos) thành Philadelphia - 'The city of brotherly love'. Thành phố cuả tình huynh đệ hay rộng hơn thành phố cuả tình người. William Penn được coi là cha đẻ cuả tiểu bang Pennsylvania và thành phố Philadelphia ngày nay.
    ~ 0 ~
    Last edited by TrucLam; 11-01-2024, 08:16 PM.

  • #2
    HT dành một ngày cho 'free walking tour'. Tour dài khoảng 3 tiếng, điểm hẹn là Betsy Ross House giờ là chổ du khách đến tham quan. Betsy Ross là người đã may lá quốc kỳ đầu tiên khi quốc gia mới thành hình. Lá cờ gồm 13 ngôi sao màu trắng họp lại thành một vòng tròn trên nền xanh và 13 sọc trắng đỏ xen kẻ nhau. Sở dĩ theo hình vòng tròn là để không sao nào nằm trên sao nào, ý nói các tiểu bang bình đẵng với nhau. Số sao và sọc trên lá cờ tượng trưng cho 13 tiểu bang lúc bấy giờ.

    Click image for larger version  Name:	IMG_8945.jpg Views:	201 Size:	250.3 KB ID:	28468
    Cờ Mỹ thời lập quốc 1776




    Elfreth's Alley cách đó không xa là hai dãy nhà khoảng 30 căn, khu nhà xưa cũ nhất ở Philadelphia.... và nhiều di tích khác cuả Philly, tour kết thúc ở Independence Hall.


    Click image for larger version  Name:	IMG_8956.jpg Views:	0 Size:	228.4 KB ID:	28470 ... Click image for larger version  Name:	IMG_8958.jpg Views:	0 Size:	242.2 KB ID:	28469
    Elfreth's Alley



    Click image for larger version  Name:	IMG_9038.jpg Views:	198 Size:	149.0 KB ID:	28471 .... Click image for larger version  Name:	DSC03520.jpg Views:	0 Size:	172.6 KB ID:	28472






    Philadelphia / Independence Hall được coi là 'birthplace' cuả sự độc lập cuả Mỹ quốc. Những người đấu tranh cho nền độc lập cuả Hoa Kỳ đã làm việc tại đây . Bản Tuyên ngôn Độc lập được soạn thảo và ký kết tại đây. Hiến pháp đặt nền móng cho pháp quyền cũng hình thành tại đây. Bill of Rights là những điều khoản được hợp soạn để xác định dân quyền cũng được thông qua nơi đây.

    Click image for larger version  Name:	IMG_8994.jpg Views:	186 Size:	205.0 KB ID:	28473
    Congress Hall in Philadelphia




    Congress Hall in Philadelphia




    Mấy hôm sau, HT đi 'tour' ở Independence Hall để coi nơi làm việc cuả những vị có công vào thời kỳ lập quốc. Đó là một ngôi nhà không lớn lắm vì chỉ mới có 13 tiểu bang nên dân cữ đâu có bao nhiêu người. Lúc tour Congress Hall, mới sáng sớm tour đầu tiên nên chỉ có HT, ranger kể về chuyện George Washington sau chiến tranh dành độc lập với Anh, ông chỉ muốn buông súng về quê với gia đình chứ không muốn làm tổng thống chút nào nhưng các vị dân cữ theo ông từ trước yêu cầu ông đứng mũi chiụ xào làm tổng thống một thời gian để giữ cho 13 tiểu bang này thành một khối thì mới vững mạnh đươc. Rồi yêu cầu ông thêm một nhiệm kỳ 4 năm nưã. Nhưng sau đó ông nhất quyết để người khác thay ông lãnh đạo đất nước . Đó là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, việc chuyển quyền lãnh đạo đất nước mà không xảy ra tranh chấp hay đổ máu từ hai người không chung huyết thống. Ranger nói đó là điều ông hãnh diện nói với du khách mỗi ngày về những 'leaders' ở buổi ban sơ cuả nền dân chủ cộng hoà, trong khi thời nay toàn những kẻ tham quyền cố vị.

    Nhờ mấy ngày ở Philly, HT biết thêm về Bản Tuyên ngôn Độc Lập (Declaration of Independence), Hiến Pháp (The Constitution), và The Bills of Rights mà trước giờ chỉ biết một cách lơ tơ mơ.

    Bản Tuyên ngôn Độc Lập (Declaration of Independence): người ta chỉ nhớ đến ba điểm chính trong phần mở đầu (Preamble) là 'Con người sinh ra là bình đẳng, được quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.' Còn 28 điểm ghi sau đó toàn là liệt kê tội cuả vua George III và những điều bất công cuả Anh quốc đối với 13 tiểu bang thuộc điạ lúc bấy giờ, để cuối cùng đi đến kết luận là Hiệp chủng quốc từ nay độc lập, không thuộc quyền cuả mẫu quốc nưã.




    Hiến Pháp cuả Mỹ quốc (The US Constitution): Trong phần mở đầu (Preamble) mà ai cũng biết 'We The People'..... Hiến pháp đặt những quy luật nhằm thiết lập một chính phủ dân chủ, hạn chế tập trung quyền hành vào một người, một đảng, một phe nhóm tránh đưa đến tình trạng độc tài, có ba cơ quan làm việc với nhau một cách độc lập (check and balance): lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là những tư tưởng rất mới mẻ, là nền tảng cho một chính quyền Dân chủ: cuả Dân, do Dân, vì Dân (of the People, by the People, for the People).




    Bill of Rights: là 10 Tu chính án (Amendment 1-10) đầu cuả Hiến pháp về quyền tự do cuả cá nhân đối với chính quyền và với người khác, như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo... Hiến pháp soạn thảo vào buổi bình minh cuả nền dân chủ thế nào cũng có sai sót, chưa hoàn chỉnh, nên theo thời gian và nhu cầu tiến triển cuả xã hội, quốc hội Hoa Kỳ sưả chưả hay bổ túc thêm qua các Amendment, như Amendment 13: xoá bỏ chế độ nô lệ (1865), Amendment 19: phụ nữ được quyền đầu phiếu (1920), hay gần đây hơn Amendment 26 (1971): hạ tuổi đi bầu cuả cử tri từ 21 xuống 18.



    HT thường lẫn lộn Declaration of Independence, the Constitution và Bill of Rights vì thật ra nó có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt. Tương đồng: những điều ghi trong ba văn bản trên nhằm không để người dân hay quốc gia bị lệ thuộc vào một người hay một chính thể. Khác biệt: Tuyên ngôn Độc lập - Declaration of Independence có vào ngày July 4th,1776: tuyên bố nước Mỹ độc lập, không lệ thuộc vào Anh quốc nưã. Hiến pháp - the Constitution : có sau Declaration of Independence 11 năm, là những quy chế để thành lập một chính quyền dân chủ đủ lớn mạnh để thực hiện những công trình to lớn cho đất nước, cho người dân, nhưng không đủ lớn mạnh để đe doạ quyền tự do cuả cá nhân. Bill of Rights: để hiến pháp được hoàn chỉnh hơn, 10 Tu chính án (Amendment) đầu tiên trong the Constitution là Bills of Right.

    Người dân nào cũng biết chút đỉnh về quốc ca, quốc kỳ cuả nước mình. Cờ Mỹ thì bây giờ có 50 ngôi sao và 13 sọc, thay đổi theo thời gian, nhất là vào ngày July 4th cuả những năm khi Hiệp chủng quốc đón nhận thêm một tiểu bang. Lá cờ buổi đầu lập quốc thì ai cũng biết do cô Betsy Ross may, nhưng người design thì ít người nói tới. Còn lá cờ thời nay thì do cậu học trò trung học Bob G. Heft vẽ kiểu. Số là, năm 1958, lúc đó Hoa Kỳ có 48 tiểu bang, nhưng nghe phong phanh Alaska và Hawaii có triển vọng là hai tiểu bang 49, 50. Thầy giáo Sử ký cuả lớp trò Bob học, cho học sinh làm 'project', một kiểu 'show and tell', đề tài gì cũng được. Trò Bob nhìn về tương lai, redesign lá cờ Mỹ với 50 ngôi sao (lá cờ ngày nay). Trò bị điểm B- và bị thầy quở là cờ gì mà nhiều sao thế, trò không biết là chỉ có 48 tiểu bang à? Thầy nói sẽ sưả điểm cao hơn nếu trò thuyết phục được chính phủ dùng lá cờ đó. Thế là trò Bob viết thư cho tổng thống mong ông chiếu cố lá cờ cuả mình. Hai năm sau, khi Alaska và Hawaii trở thành tiểu bang cuả Mỹ, trò Bob nhận được phone cuả tổng thống Eisenhower mời lên dự lễ thượng kỳ ở quốc hội (lá cờ do trò vẽ kiểu). Thầy giáo nể quá bèn sưả cho trò Bob điểm A.




    Click image for larger version  Name:	DSC03489.jpg Views:	0 Size:	133.9 KB ID:	28474 .... Click image for larger version  Name:	255px-Flag_of_the_United_States.svg.png Views:	192 Size:	1.4 KB ID:	28475
    US Flag 1776.............................................. ....................US Flag now






    Còn quốc ca thì sao? Lời thì ai cũng biết là bài thơ Star-Spangled Banner cuả Francis Scott Key. Phần nhạc là bài hát 'To Anacreon in Heaven' cuả John Stafford Smith (Anacreon: là nhà thơ Hy Lạp mê Rượu và thích Yêu, ông ra đời trước Chuá) Bài hát 'To Anacreon in Heaven' được viết vào khoảng giữa thập niên 1760, lúc Smith vẫn còn là một thiếu niên và là bài hát của Anacreontic Society, hội nhạc sĩ tài tử tại Luân Đôn. 'To Anacreon in Heaven' được phổ biến rộng rãi ở Anh và Mỹ.

    To Anacreon in Heaven




    Khoảng 50 năm sau, khi Mỹ có chiến tranh lần thứ hai với Anh (1812-1814 War), Francis Scott Key một luật gia và nhà thơ tài tử, viết nên bài thơ 'The Star-Spangled Banner' do cảm xúc khi thấy lá cờ sao và sọc vẫn còn bay trên đồn McHenry sau một đêm bị quân Anh nả đạn dập dùi. Bài thơ hợp với điệu nhạc của bài hát "To Anacreon in Heaven", và được nhiều người yêu mến. Nhưng mãi đến năm 1931, thời Tổng thống Herbert Hoover, 'The Star-Spangled Banner' mới được công nhận là Quốc ca Hoa Kỳ. Lời thơ đẹp, ý thơ hay, điệu nhạc hùng hồn đáng được dùng làm quốc ca.





    Kể cho bạn đọc nghe những chuyện trà dư tửu lậu cuả lịch sử Mỹ quốc.

    ~ 0 ~
    Last edited by TrucLam; 11-01-2024, 08:14 PM.

    Comment


    • #3

      Thomas Jefferson ví von Pennsylvania là Keystone State cũng đủ nói lên vị trí quan trọng trong mười ba tiểu bang đầu tiên cuả Hoa Kỳ (keystone: là viên gạch giưã cuả cổng hình vòng, giữ các viên gạch khác với nhau để cổng vòng không bị đổ). Philadelphia lại là nơi xảy ra những sự kiện lịch sử, những di tích lịch sử cuả thời kỳ lập quốc.


      Click image for larger version  Name:	thirteen_colonies.jpg Views:	0 Size:	61.4 KB ID:	28493... Click image for larger version  Name:	IMG_E9212.jpg Views:	0 Size:	120.2 KB ID:	28495
      Mười ba tiểu bang đầu tiên cuả Hoa Kỳ.................Philadelphia City Hall từ Museum of Arts


      Trong 'downtown' Philadelphia, nếu để ý sẽ thấy hình ảnh cuả William Penn và Benjamin Franklin ở nhiều nơi. Nhờ đi 'free walking tour', mới phân biệt được hai ông này, chứ nào giờ HT chỉ biết Benjamin Franklin vì tài năng cuả ông, chứ ít khi nghe nói tới William Penn. Chừng tới Philly thì thấy bức tượng cao chót vót trên nóc City Hall là William Penn, rồi có Penn's Landing là bến sông khá lớn cuả Philly mà khi xưa ông đã đổ bến nơi đây, và nhiều công trình khác nưã.



      Click image for larger version  Name:	IMG_E9095.jpg Views:	0 Size:	138.6 KB ID:	28496 ... Click image for larger version  Name:	IMG_E9107.jpg Views:	0 Size:	145.0 KB ID:	28494
      Bên trong City Hall



      William Penn đáng tuổi ông nội cuả Benjamin Franklin vì ông ra đời trước Benjamin Franklin khoảng 60 năm. Thưở đó, ông là chủ nhân mảnh đất bành ki mà giờ là tiểu bang Pennsylvania, là người quy hoạch thành phố Philly theo kiểu những con đường ngang dọc ngay ngắn như bàn cờ mà sau này nhiều người mô phỏng theo để 'design' những thành phố lớn như New York, Washington DC, Salt Lake City... Sinh ra và lớn lên ở Anh quốc, ông chu du nhiều nước ở Âu châu, học rộng biết nhiều, tuổi trẻ mà có tài quán xuyến làm nên sự nghiệp ở mảnh đất đèo heo hút gió cuả vua Anh ban cho để trừ nợ.


      Ngày William Penn còn ở bên Anh quốc do ám ảnh trận hoả hoạn kinh hồn ở Luân Đôn (The Great Fire), vì đường phố bên Âu châu cong cong quẹo quẹo nên việc chữa cháy rất khó khăn, nhiều người bị thiệt mạng nên ông khi 'design' thành phố Philadelphia, ông nghĩ rằng nếu những con đường ngang dọc trong thành phố được ngay ngắn hơn thì nếu có hoả hoạn sẽ dễ chữa hơn, dễ cứu người hơn.

      Ông là người yêu thiên nhiên và suy nghĩ giản dị nên khi 'design' Philly: 1- gần sông để tiện việc vận chuyển trong vấn đề thương mại. 2- Có năm công viên (square) gồm một ở trung tâm và bốn ở bốn gốc thành phố, để dân chúng có nơi tụ tập giải trí, từ 'square' này tới 'square' khác chỉ mất 15 phút. 3- Những con đường Đông-Tây mang tên các loại cây như Chestnut, Walnut, Locust, Spruce, Pine... Còn đường theo hướng Bắc-Nam thì gọi bằng số cho tiện như đường Hai, Ba, Bốn...

      Thế còn Benjamin Franklin? Ông này thì khỏi nói rồi. một trong những người có công trong thời kỳ lập quốc cuả Hoa Kỳ, sinh quán ở Boston - Massachusetts, trong một gia đình đông con. Ông không được học hành tới nơi tới chốn vì nhà nghèo, chỉ học vài lớp tới năm 10 tuổi là nhà hết tiền để cho ông học chữ, nên ông bắt đầu học nghề. Ông làm với người anh về nghề in. Sau đó, ở tuổi 17, vì không muốn cạnh tranh với anh, ông bỏ nhà tới Philly để kiếm sống.






      Ông đi nhiều nơi bên Âu châu, học hỏi được nhiều điều. Ông là một trong năm người soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bản Hiến Pháp cuả Mỹ, là tổng thống thứ sáu cuả Mỹ, Đại sứ cuả Mỹ ở Pháp. Ông yêu thích khoa học, sáng chế cột thu lôi (lightning rod, hồi nhỏ đọc về chuyện thả diều khi trời mưa sấm sét, thì ra là từ Benjamin Franklin), kính hai tròng (bifocal glasses), ống dẫn tiểu (flexible urinary catheter)...và nhiều phát minh khác nưã, nhưng ông không cần bằng sáng chế vì cho rằng những điều ông phát minh ra là để mọi người cùng hưởng.... Thật là một người đa tài và góp nhiều công sức cho đất nước.



      Click image for larger version

Name:	IMG_E8932.jpg
Views:	196
Size:	198.2 KB
ID:	28497
      City Hall at night



      Click image for larger version

Name:	IMG_E9154.jpg
Views:	184
Size:	137.5 KB
ID:	28498
      Logan Circle



      Tâm điểm cuả di tích lịch sử như Liberty Bell (gần bên Independence Hall), trưng bày nhiều sự kiện lịch sử liên quan tới cái chuông nứt này. City Hall có tour trong và ngoài, chỉ không lên được 'tower' như trước kia, kiến trúc bề thế, nhiều hoa văn tỉ mỉ. HT ở chỉ cách City Hall 5 phút, tuốt trên lầu cao, vậy mà hôm Phillies thắng để vô World Series Final cuả Baseball, mèn ơi, người ta tràn ra đường, xe bấm kèn in ỏi để ăn mừng, làm mình cũng vui lây, tới chừng HT xuống DC mấy ngày sau đó mới hay, Phillies thua đẹp dân Astro Houston, thiệt là tội nghiệp!

      Từ nhà tới Museum of Arts khoảng nưả tiếng, trên đường có nhà thờ St. John khá lớn và đẹp (The Cathedral Basilica of Saints Peter and Paul). Qua công viên Logan (Logan Circle) kế bên là Free Library of Philadelphia.



      Click image for larger version  Name:	IMG_E9126.jpg Views:	0 Size:	250.1 KB ID:	28499 .... Click image for larger version  Name:	IMG_E9139.jpg Views:	0 Size:	245.3 KB ID:	28500
      Cathedral Basilica of Saints Peter and Paul




      Free Library of Philadelphia có tour. Hôm đó chỉ có HT và một người VN nưã (cô này chắc phải hơn 80 vì da dẻ nhăn nheo và lưng còng, nói tiếng Anh rành rẽ, qua Mỹ lúc 1975). Sân thượng cuả thư viện nhìn qua nhà thờ St. John. Hôm đó HT biết được sự khác biệt giưã: chapel, church, cathedral và basilica từ cô VN này. Cô đi du lịch khắp nơi trên thế giới, đi một mình. Tiếc là cô phải đi nơi khác sau 'tour' này nên HT không có dịp nói chuyện thêm với cô.



      Click image for larger version  Name:	DSC03640.jpg Views:	0 Size:	202.4 KB ID:	28501... Click image for larger version  Name:	IMG_E9174.jpg Views:	0 Size:	297.6 KB ID:	28502
      Free Library of Philadelphia


      Thư viện này lớn và đẹp, sau 'tour' về thư viện (high-light of the library), HT lấy tiếp 'tour' nói về những cuốn sách hiếm quý (rare books), mỗi 'tour' cở 1 tiếng tùy theo mình hỏi nhiều hay ít.



      Click image for larger version  Name:	DSC03647.jpg Views:	0 Size:	296.1 KB ID:	28503 .... Click image for larger version  Name:	DSC03648.jpg Views:	0 Size:	211.0 KB ID:	28504


      Rời thư viện, HT đi tiếp tới cuối đường Franklin Parkway là Viện bảo tàng Nghệ thuật cuả Philadelphia (Museum of Arts of Philadelphia), nơi đây có bức tượng nổi tiếng cuả phim The Rocky, ai cũng tới chụp hình quay phim và chạy lên những nấc thang cao giả làm như Rocky.



      Click image for larger version

Name:	IMG_E9213.jpg
Views:	183
Size:	215.2 KB
ID:	28505
      Museum of Arts in Philadelphia



      MoA of Philadelphia lớn lắm, tiếc là hôm đó họ đóng cưả. Dọc đường Franklin Parkway còn nhiều viện bảo tàng khác, và con đường nhỏ dọc theo đại lộ dưới tàng cây rất đẹp.



      Click image for larger version  Name:	IMG_E9223.jpg Views:	0 Size:	250.3 KB ID:	28506 ... Click image for larger version  Name:	IMG_E9246.jpg Views:	0 Size:	146.8 KB ID:	28507


      Những ngày ở Philly sáng đi tối về, gặp đâu ăn đó. Chinatown có hàng quán VN, HT ăn cơm sườn, phở... ở khu này, ngon và giá phải chăng. Thức ăn Mỹ có món Philly Cheesesteak nổi tiếng gồm bánh mì (hoagies), thịt bò lát, cheese, hành tây lát, họ làm nóng nên ngon lắm. Xe 'lunch' (truck food) thì đầy đường, khi nào đói thì mua một phần thôi, đủ ăn cho hai người rồi đi tiếp. Cách đây mười mấy năm, gia đình HT có tới Philly và kỳ này, vậy mà cũng chưa có đủ giờ để coi cho mãn nhãn.



      Click image for larger version  Name:	IMG_E9267.jpg Views:	0 Size:	234.3 KB ID:	28508 .... Click image for larger version  Name:	IMG_E9221.jpg Views:	0 Size:	231.4 KB ID:	28509

      ~ 0 ~
      Last edited by TrucLam; 08-16-2023, 11:02 AM.

      Comment


      • #4
        Washington Monument (WM)



        Click image for larger version

Name:	DSC03751.jpg
Views:	178
Size:	198.8 KB
ID:	28540
        WM from the Mall


        Sau mấy ngày ở Philly, sáng nay HT đi bus tới trạm xe lưả Amtrak và đi chuyến 11am để tới DC, $34 / người, xe dừng vài trạm, chỉ hai tiếng là tới Union Station ở DC. HT ăn trưa ở đây, gặp gia đình VN 8 người ở 'food court', mèn ơi, gồng gánh 14 vali lớn nhỏ, phải đi 3 bận mới khuân hết vali vô vì toàn vali nặng chịch. Họ mua vé xe lưả đi NYC chiều nay. Trạm xe lưả Union Station ở DC rất bề thế và đẹp nưã.


        Click image for larger version  Name:	IMG_0835.jpg Views:	121 Size:	164.0 KB ID:	28520 ... Click image for larger version  Name:	IMG_0836.jpg Views:	117 Size:	189.7 KB ID:	28521
        Union Station



        Click image for larger version  Name:	IMG_0842.jpg Views:	115 Size:	131.6 KB ID:	28522 ... Click image for larger version  Name:	IMG_0844.jpg Views:	114 Size:	168.1 KB ID:	28523
        Union Station



        Click image for larger version  Name:	IMG_0843.jpg Views:	109 Size:	256.0 KB ID:	28524 .... Click image for larger version  Name:	IMG_0847.jpg Views:	113 Size:	221.0 KB ID:	28525
        Union Station



        HT mua vé 'Smart card' từ máy để đi 'metro' tới khách sạn. 'Smart card' dùng cho subway, local bus trong DC/Virginia/Maryland, Circulator bus, rất tiện lợi. Người trên 65 tuổi như anh H mua Smart card dành cho 'senior' thì khi đi chỉ tính nưả giá tiền. Circulator bus thì rẻ hơn $1 cho người thường, 50 xu cho senior, nhưng chỉ đi trong District (=DC) ở những trạm du khách thường ghé. Những ngày ở DC, HT toàn đi bộ hoặc dùng Smart card cho phương tiện di chuyển công cộng, có khi máy 'scan' trên bus bị hư thì tài xế cho lên mà không bị trừ tiền trong thẻ, thiệt là dễ thương hết sức!



        Click image for larger version  Name:	DSC04560.jpg Views:	114 Size:	197.7 KB ID:	28526 ... Click image for larger version  Name:	IMG_0795.jpg Views:	107 Size:	247.4 KB ID:	28527
        Subway ở DC


        HT ở Washington Plaza Hotel (WPH) tuần lễ vì được giá rẻ, từ WPH tới trạm bus hay subway khoảng năm mười phút, bus dừng gần hotel hơn subway. Còn đi tới các đài tưởng niệm, các viện bảo tàng cuả Smithsonian khoảng nưả tiếng.



        Click image for larger version  Name:	IMG_E9298.jpg Views:	111 Size:	295.2 KB ID:	28528 ... Click image for larger version  Name:	IMG_E9296.jpg Views:	118 Size:	268.1 KB ID:	28529
        Washington Plaza Hotel


        Vào thời điểm này, một số viện bảo tàng, đài tưởng niệm phải xin 'ticket' trước trên 'net' và mình tới vào ngày giờ ghi trên 'ticket'. Nhiều đài tưởng niệm có 'ranger tour' thì trong 'website' cuả nps (national park service) có ghi lịch trình 'tour' cho khách biết. Washington Monument (WM) phải có 'ticket' mới lên được trên tháp cao, nếu không thì xếp hàng đợi có chổ trống mới vô được.



        Click image for larger version  Name:	DSC03729.jpg Views:	112 Size:	60.2 KB ID:	28530 ... Click image for larger version  Name:	DSC03941.jpg Views:	108 Size:	53.7 KB ID:	28531
        Washington Monument in DC



        Click image for larger version  Name:	3a28492r.jpg Views:	116 Size:	73.6 KB ID:	28538 ... Click image for larger version  Name:	IMG_0263.jpg Views:	114 Size:	84.5 KB ID:	28539
        WM design lúc ban đầu ...........................WM ngày nay





        Inside WM


        Người Việt thường gọi WM là cây bút chì và nó khá giống cây bút chì. Tháp cao tới 555ft (cứ nhớ thuốc ba số 5 là xong). Tại sao 555ft.? Lúc đầu kiến trúc sư tính xây cao 600ft, nhưng sau đó, người ta sưả lại là chiều cao cuả tháp (the height) = 10 lần chiều ngang cuả chân tháp (the base 55ft.). Vòng quanh WM là 50 cột cờ tượng trưng cho 50 tiểu bang. kết hợp nhau. Cảnh DC từ trên cao khá đẹp.




        Click image for larger version  Name:	DSC04148.jpg Views:	113 Size:	286.2 KB ID:	28532 ... Click image for larger version  Name:	IMG_0230.jpg Views:	110 Size:	258.0 KB ID:	28533
        Toà Bạch Ốc và WWII Memorial từ WM



        Click image for larger version  Name:	DSC04149.jpg Views:	113 Size:	158.1 KB ID:	28537 ... Click image for larger version  Name:	IMG_0221.jpg Views:	117 Size:	168.1 KB ID:	28534
        From WM



        Cho tới bây giờ WM là tháp cao nhất trên thế giới chỉ xây bằng những khối đá xếp chồng lên nhau, không có bê tông cốt sắt hay hồ để giữ những khối đá này với nhau (free-standing masonry.) WM cao nghệu đứng vững chỉ bằng trọng lực (gravity and friction only, no mortar). WM có hai màu do hai phần này xây cách nhau 25 năm, bị đình trệ vì sự thiếu hụt ngân sách. Lúc đầu thì màu cuả hai phần này rất giống nhau, nhưng qua thời gian, thời tiết, nắng, mưa, gió... sự phân hủy hai phần gạch này làm cho màu sắc khác nhau, nhưng đâu có sao.



        Click image for larger version  Name:	IMG_0375.jpg Views:	113 Size:	78.2 KB ID:	28535 ... Click image for larger version  Name:	IMG_9767.jpg Views:	115 Size:	34.3 KB ID:	28536



        George Washington sinh ra trong một gia đình trung lưu, mồ côi cha khi mới 11 tuổi. Ông ra đời sớm, làm nghề survey đất đai. Ông tham gia nhiều trận đánh và có tài binh bị. Ông lập gia đình với một quá phụ giàu có Martha. Sau chiến thắng dành độc lập từ Anh quốc, ông được yêu cầu làm tổng thống hai nhiệm kỳ, sau đó về dưỡng già và mất ở Mt. Vermont. Ông được coi là người khai quốc cuả Hoa Kỳ, có tài võ biền, biết dụng binh khiển tướng, không tham quyền cố vị, giữ riềng mối quốc gia được vững mạnh. Ông là tổng thống đầu tiên cuả Mỹ quốc.



        What Made George Washington Great?

        ~ 0 ~
        Last edited by TrucLam; 08-16-2023, 11:04 AM.

        Comment


        • #5
          Lincoln Memorial



          Washington Monument cao vòi vọi, đứng đâu trong DC cũng thấy được, nhưng phải nói Lincoln Memorial là nơi HT thấy lúc nào cũng đông du khách hơn những đài tưởng niệm gần đó kể cả Washington Monument hay Thomas Jefferson Memorial là những vị khai quốc công thần cuả Hoa Kỳ. Nếu Washington, Thomas Jefferson là những người có công dựng nước thì Abraham Lincoln là người giữ nước.


          Click image for larger version  Name:	DSC03842.jpg Views:	78 Size:	213.1 KB ID:	28619
          Lincoln Memorial



          HT tới đây vào mùa Thu năm 2022, kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành Lincoln Memorial. NPS (National Park Service) dành nguyên tháng Năm với nhiều chương trình kỷ niệm qua nhiều ngày cho dịp này. Trong nhiều thập niên qua, nhiều sự kiện lịch sử xảy ra tại Lincoln Memorial, nổi tiếng nhất có lẽ là bài diễn văn 'I Have a Dream' cuả mục sư Martin Luther King Jr. đọc tại Lincoln Memorial. Hay giọng hát huyền thoại cuả Marian Anderson được mời hát ở Washington's Constitution Hall nhưng sau đó Daughters of the American Revolution (hội phụ nữ cuả người da trắng thành lập ở các tiểu bang miền Nam sau khi bãi bỏ nô lệ nhằm duy trì sự phân chia giưã da trắng và da màu) biết ra Marian là người da đen nên họ huỷ bỏ buổi hát cuả cô. Eleanor Roosevelt biết được, bà rút tên ra khỏi hội này và mời Marian hát trước thềm Lincoln Memorial vào lễ phục sinh năm 1939. Vào thập niên 60, các buổi biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, đòi hỏi Dân quyền... cũng xảy ra ở Lincoln Memorial.


          Click image for larger version  Name:	IMG_9632.jpg Views:	0 Size:	122.4 KB ID:	28620 ... Click image for larger version  Name:	IMG_9641.jpg Views:	0 Size:	102.4 KB ID:	28621
          Lincoln Memorial



          HT tới DC ba lần mà lần nào cũng tới Lincoln Memorial, một phần vì khung cảnh đẹp đẽ, một phần vì nhiều sự kiện lịch sử xảy ra tại đây, và phần lớn vì mến mộ đức tài cuả ông. Tuy đã đọc nhiều tài liệu về tổng thống Lincoln, nhưng đứng trước Lincoln Memorial, đứng trước bức tượng ông ngồi nhìn tận Washington Memorial, US Capitol...với dáng vẻ uy nghi, lòng vẫn lan man về con người được nhiều người mến mộ này.




          Abraham Lincoln là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ khi mới 52 tuổi. Ông sinh ra ở Kentucky, bị ám sát chết ở rạp hát Ford (The Ford Theater Washington, DC), khi đang làm tổng thống ở nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống Lincoln nổi tiếng vì ông đã lèo lái đất nước trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, xoá bỏ chế độ nô lệ phi nhân do niềm tin về phẩm giá cho tất cả mọi người.





          Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở tiểu bang Kentucky, mất mẹ từ thưở nhỏ, không được đến trường như con nhà khá giả, nhưng ông thích đọc sách và tự học. Sau này gia đình ông dời về Illinois, và ông lập nghiệp nơi đây. Khi còn trẻ, Abraham Lincoln đã làm nhiều công việc để sinh sống như chủ cửa hàng, nhà khảo sát và nhân viên bưu điện... Ông sớm chuyển sang làm chính trị và giành được một vị trí trong Hội đồng Lập pháp Illinois khi mới 25 tuổi, và làm việc trong Cơ quan Lập pháp cuả tiểu bang Illinois một số nhiệm kỳ. Trong thời gian đó, ông học luật và bắt đầu làm luật sư.

          Năm 1860, ông đắc cử tổng thống. Các tiểu bang miền Nam không muốn Lincoln trở thành tổng thống vì bất đồng ý kiến với chính sách xoá bỏ chế độ nô lệ và bắt đầu ly khai. South Carolina là tiểu bang đầu tiên ly khai với Union, rồi sáu tiểu bang nữa theo sau và họ cùng nhau thành lập một quốc gia mới gọi là Liên minh miền Nam (Confederacy). Tất cả điều này xảy ra sau khi Lincoln đắc cử, nhưng trước khi ông tuyên thệ nhậm chức.

          Cuộc nội chiến bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 1861 tại Fort Sumter ở South Carolina chỉ một tháng sau khi Lincoln nhậm chức. Ông quyết tâm duy trì "Liên minh" các tiểu bang. Ông kêu gọi các đội quân từ các tiểu bang phiá Bắc đánh bại miền Nam. Tiếp theo là cuộc chiến đẫm máu kéo dài bốn năm và cướp đi sinh mạng của 600,000 người Mỹ. Lincoln phải đối mặt với nhiều sư đối lập trong chiến tranh, nhưng đã xoay sở để giữ nước Mỹ không bị tách rời.

          Vào ngày 1 tháng 1 năm 1863 Lincoln ban hành 'Tuyên bố Xoá bỏ Nô lệ' ở các tiểu bang trong Union, mở đường cho Amendment 13 Xoá bỏ Chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ một vài năm sau đó.

          Cuộc nội chiến cuối cùng kết thúc vào ngày 9 tháng 4 năm 1865 khi tướng Robert E. Lee đầu hàng tại Appomattox tiểu bang Virginia. Lincoln muốn đất nước được hàn gắn, và xây dựng lại. Ông muốn giúp đở các tiểu bang miền nam trong việc tái thiết.

          Abraham Lincoln đã bị John Wilkes Booth bắn khi đang xem vở kịch tại Nhà hát Ford ở Washington DC. Ông qua đời vào ngày hôm sau vào ngày 15 tháng 4 năm 1865. Ngày nay, Abraham Lincoln thường được nhớ đến qua bài diễn văn ngắn ngủi ở Gettysburg vào ngày 1 tháng 11 năm 1863. Nó chỉ dài vài phút, nhưng được coi là một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử nước Mỹ.






          Vài điều thú vị về Abraham Lincoln:
          + Ông là tổng thống cao nhất với chiều cao 6 feet 4 inch.
          + Ông là người dễ hoà đồng và có tài kể chuyện vui rất duyên dáng.
          + Ông là tổng thống đầu tiên để râu.

          Nếu có dịp bạn tìm đọc các tài liệu, phim ảnh về A. Lincoln, rất nhiều giai thoại lý thú về con người tài hoa chính trực này.

          The Ford Theater cách khách sạn Washington Plaza chừng 10 phút đi bộ, HT tới đó vào buổi sáng, được coi viện bảo tàng dưới basement, chổ ông bị ám sát, và nhiều tài liệu liên quan đến ngày lịch sử đau buồn này.



          Click image for larger version  Name:	IMG_9810.jpg Views:	8 Size:	116.2 KB ID:	28623 ... Click image for larger version  Name:	DSC03965.jpg Views:	8 Size:	118.5 KB ID:	28625
          Ford Theater nơi Lincoln bị ám sát



          Click image for larger version  Name:	IMG_9824.jpg Views:	77 Size:	216.4 KB ID:	28624
          Cây súng đã giết A. Lincoln



          Đối diện với rạp hát Ford là Petersen House, người ta dời ông qua nhà này để cứu chưã nhưng ông mất tại đây vào rạng sáng hôm sau.

          The Ford Theater và Peterson House được Park Rangers coi sóc, nhiều tài liệu lịch sử chưng bày nơi đây và khách vào xem không tốn tiền lệ phí. Cuối tour ở Peterson House, bên góc tường người ta ghi lại những ý tưởng cao đẹp về sự tranh đấu cho nhân phẩm cuả con người, anh Hoàng thích câu nói cuả Gandhi: "Willing to die for his cause, not willing to kill for it."



          Click image for larger version  Name:	DSC03970.jpg Views:	8 Size:	69.0 KB ID:	28622




          Giữ cho đất nước không bị phân chia, xoá bỏ chế độ nô lệ phi nhân và hà khắc chỉ là bước đầu. Mấy thế kỷ trôi qua, xã hội Hoa Kỳ vẫn còn bị thách thức bởi ý tưởng 'All men are created equal.' Nói dễ, hiểu cho chính chắn và làm được không dễ chút nào! Abraham Lincoln đã kêu gọi chúng ta phải cố gắng thực hiện tư tưởng nhân ái này qua bài diễn văn ở Gettysburg và qua nhiều nổ lực cuả chính ông trong thời kỳ lèo lái con thuyền đất nước qua cơn nội loạn.


          ~ 0 ~
          Last edited by TrucLam; 08-16-2023, 11:10 AM.

          Comment


          • #6
            Franklin Delano Roosevelt Memorial


            Franklin Delano Roosevelt (FDR), theo các sử gia, trong các tổng thống của Hoa Kỳ, ba vị được coi có công lớn với đất nước là George Washington, Abraham Lincoln và FDR, vì sao?

            George Washington: tổng thống đầu tiên, có công dành độc lập cho Mỹ quốc.

            Abraham Lincoln: tổng thống thứ 16, giữ gìn đất nước không bị phân chia, và xoá bỏ chế độ nô lệ phi nhân.

            FDR thường được nói đến bằng tên tắt là FDR, tổng thống thứ 32 cuả Mỹ quốc, người chính trực, rất tự tin, biết đối mặt và vượt qua nhiều trở ngại cuả bản thân cũng như khi tham chính. Ông là con duy nhất trong một gia đình giàu có, được theo học các đại học danh tiếng như Harvard, Columbia..., là người thích học hỏi và rất hài hoà khi giao tiếp với mọi người. Ông mắc bệnh tê liệt ở tuổi trung niên (trước khi đắc cử tổng thống 12 năm sau đó), nhưng ông không để mọi người nhìn ông qua sự bại liệt. Ông giúp đất nước vượt qua cơn Khủng hoảng Kinh tế Toàn cầu (The Great Depression), thực hiện nhiều công trình kiến thiết quốc gia, các phúc lợi xã hội cho người dân được hình thành dưới thời FDR như chương trình trợ cấp An ninh xã hội (Social Security), chương trình trợ cấp thất nghiệp, New Deal, CCC... FDR lèo lái đất nước và giúp đồng minh dành chiến thắng trong Đệ nhị Thế chiến. Tài lãnh đạo của FDR được thể hiện rất nhiều trong bốn nhiệm kỳ tổng thống của ông. Không có tổng thống nào trước hoặc sau đó đã đạt được kỳ tích này. Ông làm tổng thống vào thời điểm Hoa Kỳ ở vào tình trạng khó khăn và nguy hiểm. Ông là một trong những 'great leaders' hiếm có của Mỹ quốc.


            Click image for larger version

Name:	DSC03858.jpg
Views:	136
Size:	380.3 KB
ID:	28647
            FDR Memorial in DC



            FDR là tổng thống đầu tiên và duy nhất làm bốn nhiệm kỳ. Các vị tổng thống trước FDR theo gương của George Washington chỉ làm hai nhiệm kỳ mà thôi, chứ lúc đó Mỹ không có quy luật tổng thống làm bao nhiêu nhiệm kỳ. Vào thời FDR, lúc Thế chiến thứ Hai đang hồi khốc liệt, ông cho rằng thay ngựa giữa dòng là điều không nên, và ông đã được sự ủng hộ cuả dân chúng qua bốn nhiệm kỳ. Ông mất do bị xuất huyết não sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ tư được vài tháng. Sau FDR, để tránh tình trạng đưa đến sự độc tài, quốc hội đã thông qua luật là tổng thống chỉ làm hai nhiệm kỳ mà thôi.



            Click image for larger version  Name:	IMG_9660.jpg Views:	0 Size:	358.4 KB ID:	28648... Click image for larger version  Name:	IMG_9667.jpg Views:	0 Size:	356.2 KB ID:	28649
            FDR Memorial in DC






            Hôm HT lấy 'ranger tour' ở FDR Memorial. Hôm đó chỉ có hai vợ chồng HT, người 'ranger' hỏi: 'HT thích điều gì ở FDR?' làm hai vợ chồng chới với vì chỉ biết lịch sử cuả Mỹ chưa đầy lá mít. Tuy vậy cũng trả lời: 'New Deal, CCC... đặc biệt là CCC (Civilian Conservation Corps) vì HT rất thán phục những thành tựu cuả CCC khi đến các National Parks, State Parks. CCC là một trong những chương trình của New Deal nhằm tạo việc làm cho các thanh niên trong thời kinh tế bị khủng hoảng (tỷ lệ thất nghiệp lúc ấy là 25%).


            CCC




            New Deal



            Ranger giải thích nhiều điểm của FDR Memorial có bốn phần tượng trưng cho bốn nhiệm kỳ làm tổng thống của ông. Nhân tour này, HT trao đổi với ranger thắc mắc của mình - tại sao đường lối và lý tưởng của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa bây giờ trái ngược với thuở ban đầu? Đảng Dân Chủ (Democratic) có trước 1828, đảng Cộng Hòa (Republican) ra đời năm 1854. Thuở mới thành lập, đảng Cộng Hòa được coi là khá tự do (liberal), trong khi đảng Dân Chủ được biết đến với chủ nghĩa bảo thủ (conservative).


            Khi Nội chiến bùng nổ, Đảng CH kiểm soát phần lớn các tiểu bang phía bắc, tìm cách mở rộng bờ cõi, khuyến khích định cư ở phía Tây và giúp tài trợ cho đường sắt xuyên lục địa và các trường đại học tiểu bang. Do căng thẳng về chế độ nô lệ ngày càng gia tăng,nhiều đảng viên CH phản đối chế độ nô lệ.

            Đảng DC theo quan niệm của Thomas Jefferson, ủng hộ một xã hội nông nghiệp. Họ coi chính quyền trung ương là kẻ thù của tự do cá nhân. Hầu hết các đảng viên đảng DC đều ở các bang miền nam, họ muốn giữ cho chế độ nô lệ hợp pháp.

            Khi Nội chiến kết thúc, đảng CH đã kiểm soát chính phủ và sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ những người trước đây là nô lệ và bảo đảm cho họ các quyền công dân, điều này bao gồm ba Tu chính án Tái thiết, giúp đảng CH giành được lòng trung thành và phiếu bầu của người da đen ở Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các đảng viên Đảng Dân chủ không tán thành các biện pháp này.

            Tuy nhiên, một sự thay đổi bắt đầu trong đảng CH sau Nội chiến. Các nhà công nghiệp miền Bắc trở nên giàu có nhờ chiến tranh, và nhiều người tham gia chính trường sau đó. Những chính trị gia giàu có mới này thấy không có lý gì trong việc ủng hộ quyền cho người da đen khi quốc gia này phần lớn là người da trắng, họ cảm thấy rằng đã giúp đủ cho người da đen nên họ ngừng mọi nỗ lực cải cách các tiểu bang miền Nam.

            Đảng DC da trắng nắm quyền ở các tiểu bang miền Nam và thiết lập các chính sách áp bức của họ đối với người đen sau khi Nội chiến chấm dứt, và miền Nam đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống của đảng DC trong 44 năm sau đó.

            60 năm sau, Khủng hoảng Kinh tế Toàn cầu đã trở thành chất xúc tác cho một cuộc cải tổ chính trị lớn. Đảng CH tiếp tục bị chi phối bởi các doanh nhân giàu có, điều đó có nghĩa là họ ủng hộ các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp lớn. Những chính sách này có hiệu quả khi nền kinh tế đang thời thịnh vượng, nhưng lại là thảm họa khi kinh tế đi xuống.

            Khi nền kinh tế sụp đổ vào năm 1929, tổng thống đảng CH, Herbert Hoover, không có biện pháp giúp đở, khiến ông và đảng của ông phải hứng chịu sự phẫn nộ của dân chúng. Franklin D. Roosevelt, đảng viên DC thấy cần phải thay đổi. Ông đã vận động với lời hứa về sự can thiệp của chính phủ, hỗ trợ tài chính và quan tâm đến phúc lợi của người dân. Ông thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1932. Chính sách tranh cử của FDR đã gây ra sự thay đổi lớn trong hệ thống tư tưởng của đảng. Đảng CH phản đối mọi thứ về chính phủ của FDR. Họ thấy sự phát triển của chính phủ có hại cho nền tảng liên bang của quốc gia. Điều này cũng đã xác định lý tưởng của đảng CH.

            Tới thập niên 50s, 60s, sự bình đẳng và chủng tộc là tâm điểm của chính trị, chính quyền Kennedy, Lyndon Johnson tìm cách cải tổ Dân quyền, làm cho đảng DC da trắng miền Nam phẫn nộ. Đảng viên DC và CH miền Nam phản đối Phong trào Dân quyền trong khi đảng DC và CH miền Bắc ủng hộ luật này.

            Năm 1964, tổng thống đảng DC Lyndon B. Johnson ký Đạo luật Dân quyền thành luật. Các cử tri da đen, những người sau cuộc Nội chiến trung thành với đảng CH, đã chuyển sang đảng DC. Họ coi đảng DC là những người ủng hộ bình đẳng và công lý, trong khi đảng CH quá quan tâm đến việc giữ nguyên hiện trạng ở Mỹ. Trong cuộc bầu cử năm 1964, ứng cử viên đảng CH Barry Goldwater đã công khai phản đối luật mới, cho rằng nó mở rộng quyền lực của chính phủ liên bang. Chính lập luận này đã dẫn đến một chuyển đổi cuối cùng - những người theo đảng DC da trắng ở miền nam trở thành người theo đảng CH, và phần lớn các tiểu bang miền Nam hiện nay thuộc đảng CH.

            Theo sự giải thích của ranger, đó là những lý do Đảng CH bây giờ là đảng bảo thủ, trong khi đảng DC là đảng tự do.



            Eleanor Roosevelt


            Ở FDR Memorial có tượng của Eleanor Roosevelt - bà là vợ của FDR, là cánh tay phải của ông, có kiến thức, và nhiều tài quảng giao. Trong các Đệ nhất phu nhân cuả Hoa Kỳ, T ngưỡng mộ bà nhất, không phải ở sự yêu kiều, diễm lệ bề ngoài mà ở nét đẹp của tâm hồn. Bà xuất thân từ gia đình giàu có và danh giá. Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ Theodore Roosevelt là bác ruột của bà. Mồ côi khi còn bé và sống với ngoại, được hưởng thụ được nền giáo dục tân tiến và khi lớn lên là người đấu tranh cho Nhân quyền, làm những công tác xã hội, nâng cao phẩm cách và quyền lợi của phụ nữ, từ tuổi đôi mươi cho tới mãn đời. Bà được sự nễ trọng cuả thế giới.




            Eleanor and Franklin - The Early Years




            Eleanor and Franklin - The White House Years



            PS: I love film 'Eleanor and Franklin'

            ~ 0 ~
            Last edited by TrucLam; 08-16-2023, 11:21 AM.

            Comment


            • #7
              Vietnam Veterans Memorial


              Đến Washington DC, người ta thấy có nhiều đài tưởng niệm lắm: những đài dành cho các bậc vĩ nhân, có đài dành cho những người đã đổ xương máu, mạng sống cho đất nước hay cho nền độc lập ở những xứ sở xa xôi chưa một lần biết đến. Có bốn khu tưởng niệm dành cho những người lính chiến đánh trận miền xa: World War I Memorial (2021), World War II Memorial (2004), Korean War Memorial (1995), Vietnam Veteran Memorial (1982). Ngày nay, có thể nói Vietnam Veteran Memorial là đài tưởng niệm có nhiều người đến viếng nhất, chứ lúc mới bắt đầu công trình thì lời ong tiếng ve, nhiều điều thị phi thiếu điều đánh nhau hay với tình trạng súng ống và quyền tự do dám có khối người bỏ mạng.



              Click image for larger version

Name:	IMG_9616.jpg
Views:	112
Size:	375.2 KB
ID:	28743
              Vietnam Veterans Memorial

              Click image for larger version  Name:	IMG_9603.jpg Views:	0 Size:	228.2 KB ID:	28744... Click image for larger version  Name:	IMG_E9618.jpg Views:	0 Size:	278.1 KB ID:	28745
              Vietnam Veterans Memorial



              HT tới đây ba lần, mỗi lần ở lâu thêm một chút, mấy lần trước tới chỉ chụp hình, rồi đi dạo sơ sơ, kỳ này lấy 'tour' của 'ranger' lúc 11am về Korean War Memorial (KWM) và Vietnam Veteran Memorial (VVM), 'tour' dài 45 phút. Thế mà, sau 15 phút ở KWM, ba tiếng sau là VVM. Sao mà tới ba tiếng? Hôm đó, tour chỉ có HT, cô ranger khá đứng tuổi, khi biết anh H xưa đi lính trong chiến tranh VN, cô như bắt được vàng, vì muốn biết thêm về suy nghĩ và tâm tình của người lính VN về VVM. Tuổi của cô HT đoán cũng xấp xỉ tuổi của mình nên nói chuyện hợp rơ lắm và có rất nhiều chuyện để nói. Tới hai giờ chiều, cô đành từ giả để HT đi xực phàn, vì hai bên chưa có cơm nước gì từ lúc 11am, còn cô chắc cũng sắp xuống ca. HT thấy mình hên ghê vì được 'private tour' mà tour dài tới ba tiếng, rất chất lượng.


              Click image for larger version

Name:	1-vietnammemorial_vvm-graphic_nathanking_nps.jpg
Views:	106
Size:	32.6 KB
ID:	28746




              Chiến tranh VN là cuộc chiến tranh đem lại nhiều điều đau lòng cho những ai dính líu tới nó. Đây là cuộc chiến kéo dài khá lâu và người Mỹ tốn nhiều tiền của, sinh mạng, bị dư luận phản đối... nghiã là toàn bị lãnh đạn chứ không được một lời khen ngợi hay an ủi chi cả.

              Vào thập niên 60s, Hoa Kỳ đang có Chiến tranh Lạnh với khối CS và lúc đó tiêu đề của CS là nhuộm đỏ toàn thế giới . Họ bắt đầu lấn chiếm những nước nhỏ gần đó, Nga Sô thôn tính các nước Đông Âu, Trung Cộng chiếm các nước Á châu kề cận, trong đó có Nam Triều Tiên, Nam Việt Nam vì Bắc Hàn và Bắc Việt đã theo CS rồi. Hoa Kỳ sợ một ngày không xa Đông Âu, Tây Âu, Á Châu... và cả thế giới nằm trong tay CS (domino effect), nên lo chặn trước, chứ đợi nước tới chân thì nhảy sao kịp. Vì vậy nên thập niên 60s, 70s, Mỹ thấy Nam VN khó bề chống đỡ với Bắc Việt có sự yểm trợ của Nga Sô và Trung Cộng nên gửi quân tham chiến qua 'tour of duty'. Nhiều thanh niên phản đối chuyện bị bắt đi quân dịch ở vùng đất xa xăm, chưa hề nghe đến. Một số trốn qua Canada, một số con ông cháu cha chui vào các binh chủng không phải chiến đấu hay giả bệnh, làm thương tật để khỏi bị gửi qua VN.



              Click image for larger version

Name:	ban ve maya lin.jpg
Views:	97
Size:	215.5 KB
ID:	28747
              Bài dự thi cuả Maya Ying Lin


              Chiến tranh VN bắt đầu khoảng thập niên 60s và kết thúc tháng Tư 1975. Những người lính Mỹ chiến đấu cho tự do của Nam VN, một số bị bắt làm tù binh khổ ải, một số bỏ mạng ở VN (KIA), một số vẫn còn trong danh sách mất tích (MIA)... khi trở về bị sự dèm pha, ruồng bỏ của dân chúng. Nơi đây chỉ có bầu trời, mặt đất, tên của những người đã bỏ mình vì cuộc chiến, và thời gian sẽ làm lành vết thương cho tất cả mọi người.





              Năm 1979, bốn năm sau khi Sài Gòn thất thủ, một số cựu chiến binh VN thành lập một tổ chức để xây đài tưởng niệm những người bạn đồng ngũ đã chết hay mất tích ở VN. Quốc hội Mỹ lúc bấy giờ cũng muốn hàn gắn mối đau thương của các cựu chiến binh nên cấp cho hai mẫu đất kế bên Lincoln Memorial để xây đài tưởng niệm VWM. Tiền xây đài tưởng niệm là do sự đóng góp từ tư nhân.

              VVMF quyết định chọn một thiết kế cho Đài tưởng niệm thông qua một cuộc thi trên toàn quốc, giải nhất trị giá 20,000 đô. Cuộc thi dành cho ai trên 18 tuổi, và là 'blind contest'. Bài nộp thi chỉ được xác định bằng số, không có danh tính của người dự thi. Cuối cùng, ban giám khảo đã chọn bài số 1026.







              VVMF quy định rằng đài tưởng niệm phải: 1- Có tên của tất cả những người Mỹ đã chết hoặc mất tích ở VN. 2- Không đưa ra tuyên bố chính trị nào về cuộc chiến. 3- Hài hòa với môi trường xung quanh và 4- Mang tính chất chiêm nghiệm. Hơn 1,400 bài nộp ẩn danh cho dự án, hội đồng đã chọn thiết kế của Maya Lin, sinh viên Đại học Yale, mới 21 tuổi đời, và dĩ nhiên rất nhiều người đã phản đối. Người ta phản đối những gì? Không được hoành tráng, không thể hiện được sự hùng hồn, những bức tường đen nằm dưới mặt đất hàm chưá sự tủi nhục... Sau này cô tâm sự: “Ngay từ đầu tôi đã thường tự hỏi, nếu đó không phải là 'blind contest', liệu bản vẽ của tôi có được chọn hay không?”





              Có đọc bài 'essay' và nghe những buổi phỏng vấn cô trình bày về VVM, mới thấy cô là người sâu sắc. Trong suy nghĩ cuả cô, đây là nơi những người có dính liếu tới chiến tranh VN, người thân yêu trong gia đình, người bạn đồng ngũ... sẽ tìm được những hoài niệm về người đã khuất, là nơi giúp vơi đi nỗi đau cuả mất mát. Còn HT, mỗi lần tới đây, nhìn hàng vạn tên những người đã chết, những thanh niên còn rất trẻ, tiếp nối nhau trên những bức tường đen mà thấy sự tàn khốc cuả chiến tranh và nhiều nỗi ngậm ngùi.


              ~ 0 ~
              Last edited by TrucLam; 08-16-2023, 11:25 AM.

              Comment

              Working...
              X