Thập niên 70, nhà thơ Linh Phương có viết bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” được đăng trong báo Độc lập. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy đồng cảm và lấy phổ nhạc bài thơ này rồi đặt tên bài hát là “Kỷ vật cho em”. Bản nhạc ra đời đã lập tức làm mưa làm gió ở miền Nam thời bấy giờ và mãi tận cho đến ngày hôm nay bởi nét bi hùng của nhạc phẩm.
Người ta chỉ đoán Linh Phương là một anh lính nào đó, còn sống hoặc đã mất, không những thế còn có nhiều người тự nhận là Linh Phương. Có ý kiến khác thì cho rằng bài thơ gốc là bài “Kỷ vật” của chuẩn úy Nguyễn Đức Nghị, bút danh Chuẩn Nghị xuất thân từ khóa 26 sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, người này đã hy sinh vào năm 1969.
Không chỉ là nghi vấn về tác giả, người ta còn đưa ra 2 văn bản được cho là “bài thơ gốc”, hai văn bản này khác nhau nhiều nhưng đều có phần mở đầu là:
“ Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về.”
Tuy nhiên, bài “Kỷ vật” của Chuẩn Nghị thì làm bằng thể thơ tự do còn “Để trả lời một câu hỏi” của Linh Phương làm bằng thể thơ thất ngôn. Nội dung cả hai bài cùng nói về sự mất mát của chiến tranh và nhiều hình tượng như trong bài “Kỷ Vật Cho em” đã được phổ nhạc, nên người ta đã ngần ngại trong việc xác định danh tính tác giả.
Khi chọn bài thơ để phổ nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy đã sửa câu: “Không về bằng cнιến thắng Pleime” thành “Có thể bằng chiến thắng Pleime” khiến cho phần mở đầu của bài hát có phần mang tính lạc quan và bớt đi sự bi thiết của hoàn cảnh này cũng như cụm từ “ Mai trở về” thành “Anh trở về” để bản nhạc được mang tính lạc quan và tích cực hơn nhưng cho dù Phạm Duy đã sửa lại lời thơ thì cái ảm đạm buồn, cái xơ xác của hàng cây ngả nghiêng, “Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa. Anh trở về trên chiếc băng ca. Trên trực thăng sơn màu tang trắng.” hình ảnh tang thương này đã bao trùm lên nhạc khúc và đè nặng trong lòng mỗi người nghe nhạc toàn một sắc màu trắng tang tóc.
“Kỷ vật cho em” như một lời trăn trối đầy tuyệt vọng và bi thương. Nỗi sợ của một con người trước cái chết bất ngờ và cũng sẽ là cái chết bất tử. Là nhạc về người lính, về tình yêu thời lính nhưng rất khác với các sáng tác đương thời. “Kỷ vật cho em” không có sự hào hùng nhuệ khí chiến đấu, không có nhớ thương người yêu trên chặng đường hành quân. Nhạc khúc như lột trần sự thật về góc khuất của chiến tranh, nơi nỗi lòng người lính cũng tràn ngập những sợ hãi và bi quan. Bài hát lột tả chân thật về những rủi ro người lính có thể gặp phải, bao giờ anh về? Câu hỏi ấy được lặp lại xuyên suốt cả bài thơ và trả lời cho câu hỏi ấy chỉ là câu trả lời mập mờ “mai mốt anh về, mập mờ trong nỗi ám ảnh và linh cảm ” như một dự ngôn "để trả lời một câu hỏi”.