Announcement

Collapse
No announcement yet.

“MŨI DẠI LÁI CHỊU ĐÒN” VỐN LÀ “MŨI VẠY LÁI CHỊU ĐÒN"

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • “MŨI DẠI LÁI CHỊU ĐÒN” VỐN LÀ “MŨI VẠY LÁI CHỊU ĐÒN"

    “Mũi dại lái chịu đòn” là câu thành ngữ rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên ít ai biết rằng câu này vốn là “mũi vạy thì lái chịu đòn”.

    Thật vậy, “mũi vạy” nghĩa là “mũi lệch”, “mũi không đi đúng hướng cần thiết”, có thể do nước xoáy hoặc nước xiết. Và trong tình huống này, người cầm lái có nhiệm vụ và trách nhiệm vô cùng quan trọng, vất vả, đó là phải vững tay để chèo lái con thuyền sao cho đúng hướng, vì anh ta là người chịu đòn (“chịu đòn” ở đây có nghĩa là dùng sức của mình mà ghì cây đòn lái cho vững, không để cho cái bánh lái bị dòng nước làm chao đảo, quặt quẹo gây nguy hiểm cho con thuyền). Nếu chịu đòn tốt, “ngon lành thì thuyền sẽ vượt qua được dòng nước xiết hoặc cơn nước xoáy. Còn chịu đòn kém thì thuyền sẽ chông chênh, thậm chí có thể bị lật. Câu thành ngữ muốn nói đến vai trò và trách nhiệm của người chỉ huy trong tình thế khó khăn, nguy hiểm.

    Tuy nhiên, theo theo quá trình lưu truyền trong dân gian, câu trên dần trở thành “mũi dại lái chịu đòn” với cách hiểu mới là: người này (con cái, cấp dưới,...) phạm lỗi thì người khác (cha mẹ, cấp trên,...) sẽ phải chịu phạt thay. Và trong câu đó, “dại” là từ trái nghĩa với khôn, còn “chịu đòn” là bị đánh bằng roi vọt.

    Tóm lại, câu “mũi dại lái chịu đòn” vốn là “mũi vạy lái chịu đòn”, có ý nghĩa là đề cao vai trò và trách nhiệm của người chỉ huy, đặc biệt là trong tình thế khó khăn.


    S.T.
    # Ca dao tuc ngu
    # Tiê'ng Viêt giàu dep
Working...
X