Announcement

Collapse
No announcement yet.

Góp mồi nhậu (Vì cũng có tâm hồn ăn uống)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Góp mồi nhậu (Vì cũng có tâm hồn ăn uống)

    Cà tím nướng

    Cà tím, món ăn dân dã, rẻ tiền và dễ kiếm ở bất cứ nơi nào. Cà tím dễ chế biến món ngon, nhưng tôi lại đặc biệt thích món cà tím nướng má tôi hay làm.

    Để có món này, má chọn loại cà mới hái, cọng còn xanh ngút, trái căng tròn mơn mởn. Cắt cà thành từng lát dày vừa phải, đem ngâm với nước muối loãng - má nói làm vậy cho ra bớt chất độc trong trái cà. Vớt cà ra, để ráo, đặt lên bếp than hồng, bôi lên một chút dầu phụng (đã phi chín) nướng cho thơm dậy mùi. Khi vàng xém hai mặt là gắp cho ra đĩa ngay. Sau đó, dầu phụng phi hành còn, cho thêm chút hành lá xanh, đặt lên bếp cho dầu vừa nóng thì nhấc xuống, rưới dầu hành lên đĩa cà mới nướng.

    Cùng với lúc nướng cà, má thường sai chị em tôi giã chén nước mắm ớt tỏi. Ớt tỏi má biểu giã cho thiệt nhuyễn, cho chút bột ngọt, đường, chanh rồi rót nước mắm vô. Chén nước mắm dẻo quẹo, thơm lừng. Nhiều nhà khi ăn thì gắp cà tím chấm vô chén nước mắm, nhưng má lại dùng cách rưới toàn bộ chén nước mắm vào đĩa cà nướng, vậy cà mới thấm ngon. Bí quyết của má là lúc nào chuẩn bị ăn mới nướng cà, nên cà luôn nóng hổi, thơm lừng. Gắp một miếng cà tím dính theo nước mắm còn chảy ròng ròng bỏ vô chén cơm trắng nóng hổi rồi lùa vô miệng. Vị ngọt dịu của cà tươi, thơm phưng phức của mùi dầu phụng hành lá, vị chua cay mặn ngọt của nước mắm, thiệt kích thích khẩu vị...

  • #2
    Gỏi Khô bò Sài gòn

    Người sành ăn, yêu thích những món ngon đường phố khó mà cưỡng lại sự quyến rũ chua cay mặn ngọt của đĩa gỏi đu đủ khô bò ngay góc công viên xanh mát.



    Một món ăn dân dã, đặc trưng của miền Nam – gỏi khô bò (gỏi đu đủ khô bò) – là lựa chọn không tồi cho một chiều lang thang cùng bè bạn. Vừa nhẹ nhàng, không ngấy mà quên đi các món ăn vặt khác, vừa đủ để ăn xong một đĩa còn hơi thòm thèm dành lần sau, khiến gỏi khô bò trở thành thứ “quà” thân thiết của nhiều người. Và nếu đã lỡ “xiêu lòng” trước sự kết hợp giữa đu đủ, khô bò, rau thơm, phồng tôm, đậu phộng, nước dùng thì nên một lần nếm thử gỏi khô bò tại công viên Lê Văn Tám, phía Hai Bà Trưng giao Võ Thị Sáu (Q.3, TP.HCM) để trải nghiệm hương vị khác biệt.

    Chỉ là một quán cóc với xe khô bò phía bên kia đường, mỗi ngày nơi đây tiếp hàng trăm khách hàng. Những người vừa dạo chơi, thể dục ở công viên tiện làm bữa nhẹ, vài bạn trẻ rủ rê nhau đi chơi gặp nhau vừa ăn vừa chờ cho đủ quân số, nhiều cặp đôi cũng ghé lại đây như chốn hẹn hò...

    Mỗi khách mỗi vẻ nhưng dường như ai cũng thoải mái trong không khí thoáng đãng khi ngồi ven công viên, trên tay là đĩa gỏi và ly nước mía mát lạnh chuyên trị cái nóng tê tái ở Sài Gòn.

    Chỉ cần dựng xe, ngồi xuống là sẽ có người đem cho bạn những miếng ni lông sạch sẽ để ngồi gọi món. Một lát sau, phục vụ sẽ mang lại những đĩa gỏi ngon thơm, mới bởi họ phải bưng đồ ăn từ phía bên kia đường qua công viên.

    Gạt đi nỗi lo lắng về cái bụi bặm, món gỏi ở đây xứng đáng đạt ngôi quán quân trong tất cả các quán bán món này tại Sài Gòn. Các nguyên liệu đều giống nhau, nhưng chất lượng gỏi lại khác nhau. Hiếm nơi nào chọn làm được đu đủ đúng độ như ở đây. Gắp miếng đu đủ lên thấy sợi nhỏ nhắn, đều nhau, ăn vào vừa giòn nhẹ lại vừa mềm chứ không khô cứng, đặc biệt, hoàn toàn không có dấu hiệu của mủ đu đủ. Khô bò vẫn đen lánh mà không mùi hôi, vị vừa miệng và không cứng quá. Ngay đậu phộng cũng ngon, hạt đều nhau đầy hấp dẫn.

    Bánh phồng tôm và vị nước dùng khác biệt là “tuyệt chiêu” hút khách của quán. Điểm nhấn khiến nhiều người “nghiện” quán là bánh phồng tôm giòn, thơm nhẹ mùi gừng tự làm, khác hẳn thứ bánh công nghiệp ám mỡ dầu thường thấy. Đặc biệt là thứ nước dùng – bí quyết khiến vị gỏi nơi đây vượt trội hơn nhiều quán khác. Nó tinh tế đến nỗi kẻ sành ăn cũng khó phân biệt được nước dùng của món gỏi được làm bằng nước tương hay nước mắm. Những gì cảm nhận được chỉ là vị chua cay mặn ngọt quyện vào nhau hài hòa, tròn trịa. Đĩa gỏi bưng ra với màu xanh trong của đu đủ bào sợi mỏng điểm thêm sắc xanh ngắt của vài lá rau răm, rau thơm cắt nhỏ, bên trên là ít miếng khô bò đen bóng ngon mắt, đậu phộng nâu đỏ và bánh phồng tôm vàng giòn, chút tương ớt đỏ hút mắt khiến món ăn hấp dẫn và kích thích vị giác hơn. Trộn đều tất cả, mùi thơm đặc trưng chạy lên mũi làm người ta dễ chảy nước miếng. Vừa nói chuyện với bạn bè, vừa cảm nhận vị mềm, ngọt của đu đủ, dai bùi của bò khô, giòn thơm của phồng tôm, bùi béo của đậu phộng rang, thơm dịu của rau trong cái chua, cay, mặn, ngọt của nước dùng khiến buổi chiều thêm nhiều dư vị.

    Đọc bài này mọi người thấy cay cay trong mắt, nhớ lại tuổi hoa niên của mình trên đường phố Sài Gòn.

    Comment


    • #3
      Thêm một Nguyễn Tuân!

      Comment


      • #4
        Originally posted by 'HongNhung'

        Thêm một Nguyễn Tuân!
        Không hiểu nói gì hết? :chetchuane:

        Comment


        • #5
          Xin tìm đọc bài viết về 'Phở' của Nguyễn Tuân.

          Comment


          • #6
            :thank3: anh Hùng!

            :giveme5:

            Comment


            • #7
              Originally posted by 'HungMNguyen'

              Xin tìm đọc bài viết về 'Phở' của Nguyễn Tuân.
              HN viết được 4 chữ....hổng hiểu nổi!!!

              Anh Hùng viết nhiều hơn ( 10 chữ)...nhưng rồi cũng không hiểu luôn!!!

              Comment


              • #8
                Nhiều bạn bè tôi ở Sài Gòn, cứ ra Hà Nội lại muốn lên hàng phở “xếp hàng” ở 49 phố Bát Đàn để thưởng thức. Nhưng nhiều hôm vì đường xá xa xôi hay tắc nghẽn mà lên tới nới xếp hàng dài dằng dặc, tới lượt mình có khi chủ quán lại kêu… mệt nghỉ bán! Thế là vừa đói, vừa bực mình vì không được ăn món phở yêu thích.

                Cái quán phở bò gia truyền này chẳng lạ lẫm gì với nhiều du khách bởi phong cách “bao cấp” đặc trưng, phải nói là "hách dịch" như thời xa xưa. Thế nhưng lúc nào quán cũng đông và ai ăn một lần cứ như nghiện, thi thoảng phải quay lại để thưởng thức cái hương vị đúng chất của phở bò Hà Nội.

                Do ở xa phố cổ, lại hay dậy muộn, nên thi thoảng “đẹp trời” vợ chồng tôi mới rủ nhau lên phố cổ để ăn phở coi như đổi không khí. Chúng tôi tới quán phở 49 Bát Đàn này cũng trên dưới 10 lần, nhưng ăn thì chỉ được khoảng 7,8 lần. Lý do thì xưa cũ: đến muộn, hết phở; chủ quán mệt nghỉ, muốn ăn thì mời thực khách chiều tối quay lại…

                Lần này, dù đã cố gắng lên sớm, nhưng vì trời Hà Nội mới vào hè, sau vài cơn mưa trở nên đẹp lạ lùng. Có lẽ vì thế mà dân tình nhà ta ào ào đi ăn phở! Sau khi dựng được xe thì chúng tôi còn xếp sau khoảng 10 thực khách và vị trí đứng ngay bên cạnh hai cái bếp lò khổng lồ nghi ngút khói.

                Xếp hàng dài không nản, nhưng đứng ở vị trí này quả thật hơi khó thở. Hai vợ chồng động viên nhau rằng đã “chạy 3 quãng đồng” tới đây chẳng lẽ bỏ cuộc!

                Đang phân vân, thì chúng tôi bỗng thấy có một thanh niên tay bê khay phở rất to từ trong bếp của cửa hàng, “phá hàng” rất nhanh chạy về quán café ngay bên cạnh. Chồng tôi sau khi quan sát thốt lên: “có đường dây “chạy phở” vợ ơi, hay mình thử sang quán bên đó, ăn phở… chạy xem thế nào”.

                Thực ra thì cả hai vợ chồng tôi đều rất thích thú với việc xếp hàng chờ phở, nhưng hôm nay do phải hít cái bếp lò này nên chúng tôi quyết định sang quán cà phê phở gia truyền “chạy” xem có thật không, giá cả thế nào.

                Khá bất ngờ khi vừa vào quán, chúng tôi bảo muốn ăn phở, chủ quán rất nhanh nhẹn bảo sẽ có ngay, đồng thời bày sẵn rau thơm, mắm, ớt, đũa, thìa trên bàn. Bạn muốn gọi phở nào cũng có, nhân viên quán sẽ ghi lại, mang bát của quán và chạy qua quán phở gia truyền để lấy về.

                Thú vị là trong quán hầu như mọi người đều gọi phở như thế. Chúng tôi hỏi, thế bọn em gọi phở không uống nước có được không. Chị chủ quán vui vẻ nói “ok” vì chị đã tính “phí” “chạy phở” rồi.

                Không gian quán cà phê này khá chật chội, nó là một phần của một biệt thự cũ kiểu Pháp. Nhưng ở đó, chúng tôi cảm nhận được phảng phất đâu đó hương vị của một Hà Nội ngày xa xưa, nét thanh lịch và chu đáo của chị chủ quán khiến chúng tôi hài lòng.

                Và chỉ mất khoảng 5 phút, hai vợ chồng tôi đã được thưởng thức một tô phở bò gia truyền đúng chất, thịt bò thái mỏng tang và rất nhiều, nước dùng có vị ngọt tự nhiên, thơm ngon khiến bạn có thể xì xụp tới thìa cuối cùng.

                Tất nhiên, sau khi khá no và hài lòng với món phở gia truyền “chạy” này, chúng tôi gọi thêm nước uống để thưởng thức. Cà phê của quán khá ngon, sinh tố cũng đậm đà. Khi thanh toán, giá của hai tô phở là 110.000 đồng (đắt hơn 5.000 đồng mỗi tô so với phở mua ở cửa hàng), tiền nước cũng hợp lý.

                Tuy vậy, tôi nói vui, nếu lần sau không phải đứng ở chỗ bếp than thì anh vẫn muốn xếp hàng để vào quán ăn, như thế mới cảm nhận đầy đủ cái thú ăn phở của người Hà Nội.

                Comment

                Working...
                X