Lao Động Là Vinh Quang
Nguyễn Ngọc Lan (74KNN)
Nguyễn Ngọc Lan (74KNN)
Khoá 74 của tụi tôi là khoá của buổi giao thời, vào đại học học đại được vài tháng thì đất nước thay đổi. Cái thời của “ Dùng dằng nửa ở nửa về. Trở đi đôi dép, trở về tay không”. Sinh viên tụi tôi từ các nơi khác đến đây, phần lớn phụ thuôc vào trợ cấp của gia đình, bây giờ hoàn cảnh thay đổi, rất nhiều các bạn tôi đã phải bỏ học ngang. Còn tụi tôi một số thì phân vân, không biết mình nên về hay ở lại học tiếp. Lúc vào trường thì “mũ áo xênh xang” bây giờ không lẽ lại về tay không ăn bám gia đình. Nếu tiếp tục học thì không biết gia đình có khả năng lo cho mình hay không? Thật là “tiến thoái lưỡng nan”. Thôi thì phóng lao phải theo lao, “Cứ liều nhắm mắt đưa chân. Thử xem con tạo xoay vần đến đâu” (Kiều).
Chắc các bạn còn nhớ khoảng đầu tháng 5,1975 trường được chỉ đạo bởi Uỷ Ban Quân Quản Thành Phố , nên tụi tôi những sinh viên đang học tại trường chỉ “quanh quẩn” hết học chính trị thì đi lao động. Mà lúc đó vì cả nước phải khắc phục khó khăn để ‘kinh qua thời kỳ quá độ và tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN’ nên chúng tôi phải “xếp bút nghiên theo việc tăng gia”, để thêm vào khẩu phần lương thực hàng tháng không được no cho lắm, nếu không muốn nói là đói dài dài, vì đang lứa tuổi thanh niên “hay ăn chóng đói”. Tôi chỉ xin kể lại cho các bạn nghe những kỷ niệm vui buồn , khốn khổ, không phải “sướng khổ” của thời kỳ “quá độ” hay “quá đát”, những kỷ niệm cười ra nước mắt của tụi tôi thời đó.
Do diện tích khuôn viên của trường có giới hạn, nên nhà trường tìm ra được địa điểm lý tưởng cho chúng tôi tăng gia sản xuất, đó là nông trường Long Thạnh Mỹ. Ngày xưa là trường bộ binh Thủ Đức. Trước tiên để có thêm đất canh tác, chúng tôi phải lấp đất các công sự mà ngày xưa là sân tập bắn của các anh sĩ quan tập sự. Công trình này được xây dựng bằng những hầm chống bom, vừa rộng , vừa sâu, cao hơn đầu người và chỉ với cuốc, xẻng, “Bàn tay ta làm nên tất cả”. Dưới sự chỉ đạo của một anh bộ đội kiêm chính trị viên quân đoàn, chúng tôi phải lấp đầy cái đường hầm đó. Làm đến trưa tất cả đều mệt mỏi, “đổ mồi hôi mẹ mồ hôi con” mà đất chỉ mới lấp chưa được phần trăm công sự. Thấy một anh bộ đội đứng gần đó, anh bạn cùng lớp đến gợi chuyện, “Đồng chí thấy không? Bọn Mỹ thâm độc thật, nó làm mấy cái công sự này sao mà sâu và kiên cố thế, chúng tớ đổ biết bao nhiêu là đất mà cũng chả thấy thấm vào đâu cả”. Cứ tưởng anh bạn mình nói thật, anh bộ đội cũng rờ rờ, nắn nắn, “Cái đường hầm dày và chắc thế này thì dù B52 có bỏ bom cũng chả thấm vào đâu cả, dễ thường nó to gấp biết bao nhiêu lần cái địa đạo Củ chi đó nhỉ?” Được thể anh bạn mình tán phét thêm, “Đồng chí có biết không điạ đạo này được đặt tên là “Chủ Không” đó. Anh bộ đội ngạc nhiên “Thế à?”. Đợi anh bộ đội đi rồi, anh ta mới nói, vì sợ nói trước mặt anh sẽ bị kiểm điểm, “Chúng tớ phải ‘chổng khu’ xúc đất để lấp , không ‘Chủ Không’ thì là gì?” Giá mà lúc đó có xe ủi đất thì đỡ khổ biết bao.
Khoảng tuần lễ sau, thì được lệnh trên ban xuống là phải xúc đất trở ra. Trời ạ, lúc đổ xuống thì dễ, nhưng lúc xúc lên mới vất vả làm sao vì cái đường hầm cao hơn đầu người. Các bạn tôi phải nghĩ cách làm sao để dễ dàng đem đất lên trở lại rồi còn phải xúc sạch hết những mảng đất đã ứ đọng từ trước nữa, đúng là “Lợi bất cập hại”, lại thêm một lần nữa vất vả để biết rằng “Lao động là vinh quang”. Nghĩ cũng may mà lúc đó lại không có xe ủi đất, nếu xe lấp đất đầy quá thì không biết phải làm đến bao giờ mới xong. Tuy mệt nhưng các anh cũng kiếm cách nói đùa cho bớt mệt, “Chắc thấy tụi mình ‘quởn’, sợ ‘nhàn cư vi bất thiện’, nên mấy ổng mới kiếm chuyện cho tụi mình lấp đất xuống rồi xúc lên cho có làm việc vậy mà”. Xong được công tác đó, tiếp đến còn phải trồng khoai mì, khoai lang để có thêm lương thực.
Những buổi trưa hè, trời nóng gay gắt ở nông trường Long Thạnh Mỹ, không có một bóng cây để trú, thầy trò chen chúc nhau dưói bóng mát của xe Sealand, mà từng cơn gió thoảng qua cũng phả hơi nóng lên làm bỏng rát cả thịt da, làm rám má hồng con gái.
Do đi lao động toàn trường, tất cả các khoa từ Công Nghiệp, Nông Nghiệp cho đến Kinh Tế Gia Đình đều có mặt, nên các anh được dịp làm quen và trổ tài gallant “hào hoa phong đòn gánh” của mình.
“ Trai nào ‘galăng’ cho bằng trai Công nghiệp,
Gái nào yểu điệu cho bằng gái ‘Nữ Công’ ”
(Đèo nào cao cho bằng đèo Châu Đốc,
Gió nào độc cho bằng gió Gò Công)
Giữa trưa ở nông trường nắng cháy da người, các chị cũng áo bà ba, quần đen cho hợp với “thời đại mới”. Tuy thế vẫn không che dấu được những vụng về của “tiểu thư đài các” ở Sài gòn, có bao giờ cầm đến cái cuốc cái xẻng đâu. Thấy các chị đi lui đi tới là các anh cũng cảm thấy.Gái nào yểu điệu cho bằng gái ‘Nữ Công’ ”
(Đèo nào cao cho bằng đèo Châu Đốc,
Gió nào độc cho bằng gió Gò Công)
“Nắng nông trường anh đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo xẻ ngang hông”
(Áo lụa Hà Đông)
Bởi vì em mặc áo xẻ ngang hông”
(Áo lụa Hà Đông)
Có phải thế không ạ? Cũng nhờ dịp may hiếm có này mà có nhiều cuộc tình nảy nở và một số kết thúc rất có hậu.
Công việc trồng khoai mì tương đối đơn giản, chỉ việc cắm hom khoai mì xuống rồi lấp đất lên. Tuy vậy cũng phải biết cắm cho đúng hướng, cái mầm lá phải quay lên trên, nếu cắm ngược lại thì làm sao cây mọc lên được. Do đó khi các chị KTGD lao động thì các bạn bên khoa Nông nghiệp phải đi kèm theo nhắc nhở, vậy mà cũng có nhiều người cắm ngược. Không biết có phải vì “lý do kỹ thuật” hay không mà cũng có nhiều đám khoai mì không mọc lên được, không chừng các anh “tự vệ” đã nhanh tay thu hoạch trước?
Việc trồng khoai lang khó hơn một chút vì phải lên vồng (dồng).
“Trên đất dồng , mình trồng khoai lang,
Trên đất dồng mình trồng dưa gang,
Tủi thân con khỉ ở rừng,
Cuốc không lo cuốc lo dòm là dòm người ta,
Tang tình tang tính tình tang”
Trên đất dồng mình trồng dưa gang,
Tủi thân con khỉ ở rừng,
Cuốc không lo cuốc lo dòm là dòm người ta,
Tang tình tang tính tình tang”
Tiếng anh bạn cùng lớp đang hát để trêu các anh khác đang đứng “ngẩn trông vời áo bà ba” của các cô nàng. Đột nhiên có anh la lớn, “Trời, chân mày sao mày không cuốc mà cuốc chân tao”, hoặc “Bớ ba hồn bảy vía mày T ơi, về đây ăn khoai vơí ráy”. Có người còn nói, “Nàng đi một nửa hồn nó đứng, còn nửa hồn kia nó sặc sừ”. Đấy, các anh bạn cùng lớp lúc nào cũng ráng đùa giỡn cho “đời bớt khổ”. Tuy cực nhưng cũng vui , vì những câu hò, giọng hát và những lúc đùa cợt với nhau cho “qua ngày đọan tháng”.
Buổi trưa tốp nữ tụi tôi ngồi ăn chung với nhau, đối diện phía bên kia là các anh. Một viên giấy chợt bay vèo qua, có cục kẹo nhỏ và hai câu thơ.
“Hát vài câu giải sầu con đom đóm,
Anh thương em, ôm ốm anh thương”
Anh thương em, ôm ốm anh thương”
Tờ giấy bay qua , thì bài thơ cũng phải bay lại cho phải phép “bánh ít đi thì bánh qui lại”, tụi tôi cũng không vừa.
“Hát vài câu giải sầu con tôm tít,
Em thương anh đầu đít có một gang”
Em thương anh đầu đít có một gang”
Cả bọn cười ồ nhìn anh thấp nhất trong bọn, “Thôi chết mày rồi D ơi”. Thế đấy, bọn mình chỉ đùa một chút cho vui thôi chứ cũng chẳng ai có ác ý gì cả.
Do trồng khoai ở xa trường nên đến gần đến ngày thu hoạch, mỗi tối các anh phải sang canh gác sợ dân vào đào trộm. Hình như các anh chỉ làm việc buổi chập tối vài tiếng đồng hồ rồi về ký túc xá ngủ. Không lẽ “cám treo heo nhịn” nên các anh nghĩ ra cách đào trộm khoai lang thế nào để không ai biết cả . Đúng là “giao trứng cho ác”, vì các anh thường nói.
“Nếu biết công ta đã cuốc trồng,
Ta thà thu hoạch trước hơn không,
Bụng ta thì đói , người ăn hết,
Thật uổng công ta đã cuốc trồng
(Hai sắc hoa Tigon)”
Ta thà thu hoạch trước hơn không,
Bụng ta thì đói , người ăn hết,
Thật uổng công ta đã cuốc trồng
(Hai sắc hoa Tigon)”
Hoa Tigon
Những tháng ngày vất vả rồi cũng qua mau, đến ngày thu hoạch những dồng khoai ở giữa thì còn có củ, còn những dồng khoai gần đường đi lại có nhiều lá, còn củ thì chỉ to cỡ bằng ngón tay, lác đác vì có lẽ đã được "ai đó" thu hoạch qua rồi. Đến mùa thu hoạch của trường “công thì nhiều mà củ chả bao nhiêu”, nhờ vậy mà từ đó khoá tụi tôi không còn phải đi trồng khoai lang khoai mì ở nông trường nữa. Dù đã mấy chục năm qua nhưng tụi tôi vẫn không quên những tháng ngày cực khổ vì.
“Lao động là vinh quang,
Lang thang là chết đói,
Nói láo là ở tù,
Lù khù là đi kinh tế mới”
Lang thang là chết đói,
Nói láo là ở tù,
Lù khù là đi kinh tế mới”
Ngọc Lan.
Comments (5)
--------------------------------------------------------------------------------
Jan 23, 2012 at 21:11:13 Cường Trần (73KCN)
Ngọc Lan ơi,
Wow! Bài viết rất khôi hài nhưng thật sắc bén. Sao NL ấp ủ nỗi niềm về "lao động là vinh quang" cho đến ngày nay mới nói ra.
"Thôi thế là thôi là thế đó,
Bao năm ta nếm đời cần lao..."
CT
--------------------------------------------------------------------------------
Jan 24, 2012 at 14:14:35 MaiLan (74KNC)
N.Lan.
Chời, chời, không ngờ bạn mình văn, thơ dạt dào, lai láng.
Cám ơn Bạn,
ML.
--------------------------------------------------------------------------------
Jan 25, 2012 at 00:47:51 Tran Pham (74KCN)
NL.
"Nắng Nông trường anh đi mà chợt mát.
Bởi vì em mặc áo xẻ ngang hông."
Trưa Nông trường nắng quá gay gắt,không một bóng cây, mấy nàng mặc áo xẻ ngang hông thì mấy nàng mát mẻ chứ mắc gì mấy anh mà mấy anh mát mẻ ??? hổng hiểu !!! chợt mát hay chột mắt?
NL có đánh máy lộn không vậy ? Đùa tí với NL thôi chứ không dám sửa thơ của NL đâu.
Cách viết văn của NL rất hay, vừa văn vừa thơ và vừa dí dỏm nữa làm cho người đọc bị lôi cuốn để đọc cho đến hết bài.
Ngày xưa thì Văn nghệ cùng mình, bây giờ thì Văn Thơ dí dỏm cũng đầy mình. Đa tài thật, vậy là nhân tài đâu có nằm hết ở Canada đâu? Chuyện xảy ra đã gần 37 năm mà cách viết cứ như mới xảy ra , rất chi tiết. Trí nhớ như tuổi 20 chứ không phải là... năm bó rưởi !!! Tuyệt vời. Viết nữa há?
T.P
--------------------------------------------------------------------------------
Thu, January 26, 2012 6:30:56 PM from: NLan (74KNN)
Cám ơn anh Cường , Mai Lan và anh Trân quá khen .
Mai Lan ơi , toàn là Thơ " Cọp " không à . Lâu lắm không nghe tiếng Xuân Lan " Líu lo" , buồn nhớ cô nàng , không biết có chuyện gì không? Dạo naỳ thấy Mai Lan cũng chịu khó vào web đọc và làm thơ tặng lại , Thật là một " tiến bộ" vượt bực đó chứ bộ.
Anh Trân cũng có tâm hồn " Thi sĩ " không kém . Thi sĩ Nguyên sa tác giả của Áo Lụa Hà Đông ổng mà chết rồi ổng cũng giựt mình đúng dậy khóc thét lên rằng"Cha chả tụi bây đúng là 'hậu sinh khỉ quá" dám thay lời đổi chữ thơ ta , tội naỳ dám đem ra xử ..."
--------------------------------------------------------------------------------
Mar 17, 2012 at 10:36:06 Đinh Tiến Ân (74D)
Cám ơn Ngọc Lan cái nữa, đã viết 1 bài đưa bạn bè cùng trang lứa về những kỷ niệm của 1 quãng đời người thật lãng phí, dù sao thì cũng quý giá nếu thiếu đi và đi vào quên lãng vô ích, quá khứ phải là bài học cho hiện tại, ngày đó Ân thuộc loại sinh viên học không lo học, lao động thì trốn,lang thang chợ trời, không thấy được Lao động là vinh quang,lang thang là chết đói,nên không có kỷ niệm Đời Lính, hay những đợt lao động Bưng Sáu Xã...nông trường này nọ như các bạn mà chỉ nghe Bích Thuận về kể vui lắm, nên sau bị đuổi học vì tội man khai lý lịch , tên được thông báo toàn trường xấu hổ? tiếc nuối và khóc suốt mấy ngày từ khi vào KTX giúp BT dọn đồ rồi cùng BT về SG bằng xe lửa, BT nói Ân về học đi T về một mình, không lại bị đuổi. Không để Ân đưa Thuận về nhà Ân chơi...NL muốn nghe tiếp không.