Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đại gia vũ khí và những nghi án chôm chỉa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đại gia vũ khí và những nghi án chôm chỉa

    Phía sau sự tự hào về thành tựu vũ khí, Trung Quốc cũng được biết đến với vô số cáo buộc gián điệp đánh cắp quân sự của Mỹ.

    Lúc sinh thời, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông không ít lần chỉ trích cả Mỹ lẫn Liên Xô đều là những “lái buôn tử thần”, vì đã cung cấp vũ khí cho các nước khác. Thế nhưng, theo tài liệu mang tên Chinese arms production and sales to the third world (tạm dịch: Trung Quốc sản xuất vũ khí và bán cho thế giới thứ ba) của Viện Nghiên cứu RAND, được tài trợ bởi Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đã bắt đầu bán vũ khí từ thập niên 1950. Sau khi ông Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1977, Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chương trình “4 hiện đại hóa” bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng. Kể từ đây, nền công nghiệp quốc phòng của nước này ngày càng phát triển.


    Máy bay ném bom thế hệ mới của Trung Quốc

    Thế nhưng, song hành cùng sự phát triển đó, Bắc Kinh cũng bị cho là đã đánh cắp không ít bí mật công nghệ vũ khí của nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Tờ The Washington Post ngày 28.5 trích dẫn một báo cáo của Ủy ban Khoa học quân sự, Lầu Năm Góc, tiết lộ tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp hàng loạt bí mật công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ như: hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, chiến đấu cơ F/A-18, chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35... Nhớ lại, năm ngoái khi chiến đấu cơ thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc lộ diện đã cho thấy nhiều điểm giống F-35 và F-22 của Mỹ đến đáng ngờ. Thậm chí, CNN dẫn lời giới chuyên gia cho rằng: “J-31 giống F-22 đến 75% từ phần thân dưới, còn phần đầu thì rất giống F-35”.

    Muôn trùng gián điệp

    Tương tự J-31, một số hình ảnh rò rỉ về dòng máy bay ném bom chiến lược mới của Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng với oanh tạc cơ tàng hình B-2 mà Mỹ đang sở hữu. Thực tế, nếu có sự giống nhau như vậy cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh từng bị cho là đã nhận được bí mật công nghệ của B-2 từ một kỹ sư người Mỹ gốc Ấn tên Noshir Gowadia (69 tuổi), làm việc tại Tập đoàn vũ khí Northrop Grumman. Vào tháng 1.2011, người này bị tuyên án 32 năm tù vì đã bán công nghệ vũ khí Mỹ cho Trung Quốc.



    Oanh tạc cơ B-2

    Theo thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ, Gowadia là một trong số những kỹ sư chủ chốt của dự án thiết kế B-2, chuyên trách hệ thống động cơ phản lực và còn được xem như “cha đẻ” của công nghệ chống tên lửa tầm nhiệt cho B-2. Thế nhưng, vào năm 2005, nhà chức trách đã thẩm vấn Gowadia đến 2 lần sau một loạt dấu hiệu khả nghi. Trước đó, từ năm 2003 - 2005, vị kỹ sư này có 6 chuyến đi đáng ngờ đến Trung Quốc trong lúc đang tham gia một dự án phát triển tên lửa hành trình tàng hình. Cuối cùng, Noshir Gowadia thừa nhận được trả 110.000 USD khi cung cấp các bí mật quân sự cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ không công bố chi tiết những bí mật công nghệ mà Gowadia chuyển giao.

    Trước ông Gowadia, kỹ sư Mỹ gốc Trung Quốc tên Chi Mak, 72 tuổi, hồi năm 2008 đã bị tuyên án đến 24 năm rưỡi tù giam vì tội làm gián điệp, cung cấp bí mật quân sự cho Bắc Kinh. Tờ The Washington Post nhận định Chi Mak là một trường hợp đặc biệt khi được Trung Quốc “cài cắm” suốt hơn 2 thập niên. Theo kết quả điều tra, trước khi bị bắt, người này có cuộc sống khá lặng lẽ cùng vợ tại vùng phụ cận thành phố Los Angeles, bang California. Chi Mak làm việc tại một nhà thầu quân sự Mỹ và được biết đến như một kỹ sư cần mẫn, luôn chịu khó đem theo tài liệu về nhà để làm thêm. Thế nhưng, vào tháng 10.2005, Chi Mak bị bắt sau khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát hiện thân nhân của ông, trong một chuyến bay đến Hồng Kông, đã mang theo một số CD chứa không ít tài liệu mật. Cuối cùng, kết quả điều tra chứng minh Chi Mak nhờ vào việc được tiếp cận những dự án quốc phòng quan trọng như tàu chiến, tàu ngầm và vũ khí, đã cung cấp bí mật công nghệ cho giới chức Trung Quốc.

    Cũng trong năm 2008, kỹ sư Mỹ gốc Trung Quốc tên Dongfan “Greg” Chung đã phải ra tòa vì cung cấp bí mật công nghệ hàng không - không gian cho Bắc Kinh. Kỹ sư này bắt đầu “tuồn” tin tức cho Trung Quốc từ thập niên 1970, chỉ vài năm sau khi chính thức trở thành công dân Mỹ. Theo AP, tận dụng cơ hội làm việc trong các nhà thầu quốc phòng Mỹ, Chung đã đánh cắp khoảng 250.000 trang tài liệu quan trọng cho Trung Quốc. Trong đó có cả bí mật về chương trình tàu con thoi, tên lửa đẩy Delta IV, phương tiện vận chuyển quân sự... AP dẫn lời giới điều tra Mỹ khẳng định Chung đã tích góp được tài sản lên đến 3 triệu USD nhờ việc làm gián điệp. Đến năm 2010, người này bị tuyên án 15 năm rưỡi tù giam.

    Ngoài ra, báo cáo Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2013 (tạm dịch: Sự tiến triển an ninh và quân đội liên quan đến Trung Quốc năm 2013), do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, còn chỉ ra nhiều vụ việc tương tự khác. Cụ thể, vào tháng 9.2010, Quách Chi Đường, mang quốc tịch Trung Quốc, bị nhà chức trách Mỹ bắt giữ vì buôn lậu các thiết bị viễn thông quân sự, thiết bị kết nối vệ tinh để bán cho Macau và Hồng Kông. Cũng vào tháng 9.2010, hai doanh nhân Trung Quốc lấy tên tiếng Anh là Harry Zan và Lea Li bị bắt giữ tại Hungary rồi dẫn độ sang Mỹ. Cả hai đều bị cáo buộc mua các chip ứng dụng cho viễn thông quân sự. Trong năm 2012, còn 3 trường hợp khác cũng bị bắt giữ tại Mỹ và Bulgaria vì buôn lậu những thiết bị cho tên lửa, máy bay...

    Tất nhiên, Bắc Kinh luôn bác bỏ sự liên quan đến những trường hợp trên. Thế nhưng, tờ The Washington Post dẫn lời giới chức Mỹ khẳng định Trung Quốc đã phát triển một mạng lưới tình báo trong sinh viên, chuyên gia đến doanh nhân để đánh cắp bí mật công nghệ quân sự nước ngoài.

    Ăn nên làm ra

    Những năm gần đây, Bắc Kinh dần nổi lên trên thị trường cung cấp vũ khí thế giới. Hồi năm 2012, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI) ở Thụy Điển công bố thống kê cho thấy Trung Quốc xếp thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu vũ khí.

    Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, ước tính từ năm 2007 - 2011, tổng giá trị các thỏa thuận cung cấp vũ khí của Bắc Kinh cho những đối tác đạt 11 tỉ USD. Năm 2012 và những năm tới, doanh số xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể còn tăng lên khi nền công nghiệp quốc phòng nước này phát triển hơn. Trong năm 2012, Bắc Kinh cũng đã giới thiệu dòng máy bay không người lái Dực Long, được cho là có giá thấp, phù hợp với những nước đang phát triển.

    Các công ty công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang tiếp thị và bán hàng chủ yếu tại khu vực châu Á, Trung Đông, Bắc Phi. Tuy nhiên, không ít dẫn chứng cụ thể đã chỉ ra rằng vũ khí có rất nhiều khuyết điểm, hoạt động kém hiệu quả theo đúng nghĩa “tiền nào của nấy”.

    Theo TNO

  • #2
    "Chòi Lất ôi ăn cắp là sở chuồng của NGỘ mờ Lị".

    "Không trộm cắp NGỘ có chế ra LƯỢC cái gì LÂU .... CHẾ LỊ ".

    "HẦy LÁ !!!!! CÁI LỊ NÀY LÓI LÀM NGỘ LỘN THỔ LÁ"

    :giveme5:

    Minh 72KNH

    Comment

    Working...
    X