Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nghề Gì ?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nghề Gì ?

    Nghề Gì?

    Ngọc Lan (74KNN)

    Năm 1974, tôi may mắn thi đậu tú tài IBM đầu tiên ở Việt Nam . Lòng tôi háo hức nôn nao muốn vào Sài Gòn học đại học cho biết với người ta. Lại được sự cổ động tinh thần của cô giáo hướng dẫn lớp 12. “ Ngọc Lan còn trẻ lắm , nếu học sư phạm 2 năm ra trường Ngọc Lan cũng còn con nít lắm , nếu gia đình có điều kiện Ngọc Lan nên học đại học , hoặc lên Cao học luôn , bây giờ Đại học Vạn Hạnh cũng có Cao học rồi”. Thế là tôi về năn nỉ Ba mợ tôi, nhất định cho con vào Sai gòn để thi vào đại học.Vào Saì gon rồi,như đứng trước ngã tư đường, thi trường nào bây giờ đây?Tôi nghe nói “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa”. Mà Y và Dược thì phải học 1 năm ở đại học Khoa học, năm sau may mắn và cố gắng mới tranh tài cùng học sinh Saigon nổi. Mà ngán caí nỗi mỗi buổi sáng phải đi thật sớm để dành chỗ trong giảng đường, nên tôi đành bỏ. Tôi cũng có thi thử và đậu vào ban Toán Lý hoá trường Đại học Vạn Hạnh, nhưng vì trường tư học phí cũng đắt, lại bị các anh khoá đàn anh dọa quá chừng nên cũng sợ“Con gái mà đi ban Toán, Lý Hoá học nhiều, phải thức khuya dậy sớm vì chương trình nặng lắm, mặt nổi mụn, xấu xí, khó “lống chầy””. Tôi sợ nhất là mình không đủ khả năng theo nổi, vì biết mình chỉ giỏi có một nửa, toán thì chỉ giỏi đại số mà dốt hình học, còn Lý hoá thì chỉ giỏi Lý chứ không giỏi hoá. Nên thôi không dám học ở đó. Mà thật ra tôi cũng thích nghề giáo. Thế là nộp đơn thi vào Đại học Giáo dục ngành Tổng hợp Nông Lâm Súc. Không hiểu sao tôi may mắn lại thi đậu , thế mới tài.

    Ban đầu tôi chỉ nghĩ đơn giản, tệ gì học 4 năm ra đi dạy chắc cũng không đến nỗi nào đâu nhỉ? Dù gì cũng dạy học sinh đệ nhị cấp tức là lớp 10, 11, 12. Có lẽ lúc đó tôi cũng người lớn thêm một chút. Một phần ngày xưa còn bé, tôi rất thích các cô giáo của tôi , nhìn các cô diện mỗi ngày một màu áo dài , trông đẹp thật đẹp, cô giáo đứng trên bục giảng cứ như diễn viên sân khấu , hàng trăm cặp mắt học trò tụi tôi nhìn lên chiêm ngưỡng như thần tượng của mình , nên tôi cũng ao ước khi lớn lên mình cũng sẽ làm cô giáo . Một phần tôi cũng rất thích và yêu trẻ con, nhưng lại không muốn dạy các lớp tiểu học, vì học 2 năm, quá ngắn ngủi. Trong thơì gian đi học cũng có được vài ngàn tiền học bỗng nên cũng vui, vào trường thấy trường cũng đẹp, lớp học chỉ khỏang vài chục người thích hợp với tôi hơn nên tôi không ngại ngùng mà rất vui thích và hãnh diện là sinh viên của trường Đại học giáo dục. Năm đâù thì phải học các môn tổng quát như sinh vật, toán, vật lý, hoá học, truyền tưởng, tâm lý giáo dục…. không có gì trở ngại lắm đối với tôi.

    Đến năm thứ ba là bắt đầu học về các môn nông nghiệp và đi thực tập .Năm thứ tư bắt đầu chọn đề tài để làm luận án ra trường , tôi phải ngồi và xem xét lại xem mình thích hợp với ngành nào để làm đề tài ngành đó. Vì là Tổng hợp Nông Lâm Súc, nên tụi tôi học đủ các môn: Nông nghiệp thì học về trồng trọt; Lâm: thì không học.Súc thì học về chăn nuôi như: nuôi bò, heo, gà,và nuôi cá. Lại còn đi thực tập sư phạm nữa chứ, ngòai ra còn học về thổ nhưỡng, đất đai, học lái máy cày .Học đủ thứ hầm bà lằng, cái gì cũng học một chút cho biết .

    Hè thì vào xưỏng sắt hàn xì mấy cái giường sắt cho ký túc xá, hai mắt xưng vù lên vì mấy cái máy hàn xì gío đá thật là khổ. Rồi lại phải vào xưởng gỗ học cưa, bào, đục làm máy cái mộng cửa, đóng vạt giường … Không biết mấy cái mục này có trong chương trình học tổng hợp của tụi tôi không? Mà tụi tôi khóa 74 KNN cũng phai học và làm ráo trọi, chỉ chưa vào xưởng cơ khí ô-tô để sửa xe và xưởng điện để thử cho điện giật xem thế nào thôi.

    Về sư phạm thì tôi đi thực tập dạy môn sinh vật trường Phổ thông trung học cấp 3 Ten-lơ-măng đường Trần Hưng Đạo quận 1. Sở dĩ tôi không dám chọn trường ở Thủ Đức để đi thực tập vì chiều nào tan học ra đạp xe đạp về cứ bị tụi học trò Trung học bám theo sát nút, hể tôi đạp chậm tụi nó đạp chậm, tôi đạp nhanh tụi nó đạp nhanh theo, cả đám bao vây làm tôi sợ, nên tan học ra tôi phải chờ tụi học trò trung học tan trường ra trước mới dám về. Đi thực tập sư phạm tôi cũng khá mệt với mấy anh học trò nhỏ của tôi. Mới ngày đầu vào ngồi dự thính giờ của các bạn , mà học trò nhao nhao lên” Thâỳ ơi thầy sao cô đó trẻ quá vậy thầy ?” .Có lẽ tụi học trò thấy mặt tôi còn “sữa”quá nên tụi nó nghĩ tôi cũng không lớn hơn tụi nó bao nhiêu? Mà thực vậy truớc khi đi thực tập các anh trong lớp cũng đã dọa tôi rồi” Ngoc lan coi chừng vòng tay học trò đó”. Tôi trợn mắt trả lời “ Cái gì ? còn lâu à nha ”. Ấy thế mà mới đi thực tập có mấy tuần làm tôi cũng run, chỉ dám chọn lớp 10 để dạy.Vậy mà tôi cũng chả được yên thân, hết buổi dạy ra về học trò cũng bu theo cả đám , “ cô ơi, nhà cô ở đâu cô?” Cô ơi, cô hỡi cứ nhặng cả lên làm tôi cũng khiếp cả viá.

    Lúc đó đi thực tập tôi cũng chỉ có mổi một cái aó dài trắng để mặc đi dạy nên có lẽ trông tôi cũng giống như học sinh lớp 12 . Thật ra thì tôi cũng có được một cái aó dài màu xanh, nhưng khổ nỗi đã nghèo lại gặp cái eo. Đi học, ở nhà ăn trộm vào lấy hết quần áo, làm tôi chỉ còn có 1-2 bộ để mặc đi học. Trong lớp tôi cũng có 1 anh bạn gặp hoàn cảnh éo le như tôi, chỉ có 1 bộ đồ kiểng để mặc đi dạy. Ai dè đâu giặt phơi , thì bị ăn trôm lấy mất , nên hôm đi dạy anh ta phải mặc cái quần cũ , có 2 miếng vá ở 2 túi quần sau , đi dạy thì phải bỏ aó trong quần cho lịch sự . Đến khi quay lên bảng viết, học trò ở dưới cứ la ầm lên”Thầy ơi, em không muốn coi Tivi thầy ơi” Làm anh ta đỏ cả mặt. Nghỉ đời sinh viên lúc đó sao mà nghèo,nghèo thê thãm.Có những người chỉ có độc nhất vô nhị một “bộ đồ vía” tụi tôi gọi “ nhất y nhất qwuỡn’, nhất là những năm 77-78 , làm gì có tiền để mà may mặc .

    Lúc đó, ở nhà tôi cũng có tổ chức 1 lớp dạy kèm con hàng xóm, và các bạn cuả em tôi . Lớp học của tôi cũng tội nghiệp lắm cơ, làm gì có bàn ghế mà ngồi. Học trò ngồi dưới đất , lật ghế đẩu xuống để viết , không đủ ghế , có đưá để tập xuống đất , nằm dài ra đất mà viết . Còn bảng đen là vách nhà bằng ván ép đã sơn.Học trò, đủ các lớp từ đánh vần cho đến lớp 6, lớp 7. Cô giáo dạy tất cả các môn, môn nào học ở trường không hiểu về tôi dạy và ôn lại. Nhưng mà trời ạ, học trò tôi có hai đứa ‘thông minh” quá, làm tôi muốn khùng vì dạy nó. Mỗi ngày chỉ học có 1 chữ thôi , hôm trước học chữ A , hôm sau học chữ B , hỏi lại quên mất chữ A. Chỉ có 24 chữ cái mà học cả tháng trời không học xong . Dạy toán cũng vậy, tôi giảng đến khan cả cổ, đến khi hỏi lại, nó cứ như trên trời rơi xuống, chả biết cái gì cả. Không biết có phải tại cô giáo không biết cách dạy hay sao mà trời ơi thật khổ cho cả cô lẫn trò, dạy học trò nhỏ cũng khó thật đấy chứ không phải đùa. Cuối tháng lãnh lương cô đãi học trò chầu cà-rem hay chầu chè thì vừa hết tiền. Thế là thôi tôi cũng không kiên nhẫn dạy tiếp nữa. Thật ra bố mẹ học trò cũng muốn giúp đỡ tôi và muốn mời tôi về nhà dạy kèm cho mấy đứa con của họ, nhưng tôi từ chối vì phải bận làm luận án tốt nghiệp. Thế là lớp học của tôi giải tán.

    Thực ra ,tốt nghiệp ra trừơng tôi cũng có xin đi dạy nhưng làm như tôi không có duyên vơí nghề đi dạy .thế là tôi xin đi làm, mà tôi nghĩ đi làm có lẽ thích hợp với tôi hơn , vì thoải mái và tính tôi lại hay cười , mà là cô giáo thì phải giữ thể diện và nghiêm trang một chút , đi đâu cũng gặp học trò , không được ngồi ăn hàng ngoài chợ hoặc lề đường lỡ gặp học trò thì quê chết đi được , tôi thấy gò bó qúa.

    Trở lại những môn học trong trường:

    Về trồng trọt thì tụi tôi học trồng Lúa và đi thực tập ở Hiệp Hoà , trồng Táo đi thực tập ở trại Táo Bến Gỗ, trồng rau ở Tân Bình, trồng Thơm ở Nông trường Lê Minh Xuân , trồng khoai lang khoai mì ở trường bộ binh Thủ Đức ngày xưa.Vì biết tính mình “ Nắng hổng ưa , mưa hổng chịu , mát trời lại thích đi chơi” Nên ngành này tôi không dám chọn, bởi cuốc đất thì cuốc không nổi , xuống ruộng thì sợ đỉa ,mà làm cô giáo thì phải làm gương , nên thôi tôi chả dám chọn đề tài về nông nghiệp.

    Ngư nghiệp thì tụi tôi cũng được đi thực tập ở Trại cá Thủ Đức, trại cá Tân Phú. Một buổi tối cả lớp phải đi xem cách ép cá, có một cô bạn trợt chân té xuống ao, may có ngươì biết nên kéo lên ngay không sao cả. Tôi nghĩ mình không biết bơi mà cũng không thích ăn cá nên thôi môn này cũng chả hợp vơí tôi. Chăn nuôi thì tụi tôi học về bò, heo, gà.

    Học về heo và bò, 2 con vật này to qúa, mình thì nhỏ con, nên thấy nó tôi cũng hơi ngán. Lại nghe các anh bạn trong lớp kể, một hôm đi chích ngừa cho bò anh ta không biết bò đá ngang, đứng xớ rớ cạnh con bò thế là bị bò đá một phát bay cả ngươì lẫn dụng cụ xa cả thước, may mà không phải vào năm nhà thương vì bị ‘bể bàn toạ”, tôi nghe vưà sợ vừa tức cười.

    Thực tập chăn nuôi heo thì tụi tôi cũng được đi thực tập ở trại heo trường Đại Học Nông Nghiệp, và trại heo 2 tháng 9 ở Dĩ An.

    Một đêm có ca heo đẻ khó, anh kỹ thuật trại thông báo cho bọn tôi đến xem và học kinh nghiệm. Nhìn con heo mẹ nằm thở hỗn hễn cả mấy tiếng đồng hồ mới sinh xong, anh kỷ thuật trại phải đỡ từng con heo và lau khô, bấm răng, cắt rốn, chẳng khác gì người. Tôi thấy sợ quá chừng, những con heo con nhớt nhờn nhợt, eo ơi, tôi chả dám rờ tới. Lại thêm đi về khuya, mà tôi thì lại sợ ma, không dám đi một mình, nên đợi ai đó về mới dám về cùng. Coi bộ ngành này cũng không có tên tôi .Vì nếu làm kỹ thuật trại heo, mình phải nhận trách nhiệm chứ không thể nào nói “Tôi sợ ma tôi không dám đi, công nhân họ sẽ cười , mà còn bị giám đốc dzũa te tua , và cho nghĩ sớm chứ không phải dỡn mặt với nhà nước đựợc”. Thế là quanh đi quẩn lại chỉ còn mỗi con gà.

    Ngành Gà thì tụi tôi được đi thực tập trại gà Trường Đại Học Nông nghiệp. Ở đây tụi tôi được học từ khâu pha trộn thức ăn, chăn nuôi gà đẻ trứng, gà giống, gà thịt , trạm ấp gà con …

    Nhìn những con gà con mới nở, nhỏ nhắn xinh xắn dễ thương ơi là dễ thương. Những con gà đẻ trứng, thì đứng trong lồng sắt, chỉ việc cho nứơc chảy và châm thức ăn, còn đèn để sáng suốt đêm để cho gà ăn và đẻ trứng .Trứng thì tự động lăn ra ngoài có vỉ sắt chặn lại, sáng công nhân chỉ cầm xô đi lượm trứng dọc hai bên đường đi. Nhìn con gà thì cũng không lớn lắm, công việc cũng không có gì cực nhọc vất vả. Tôi lại thích ăn thịt gà và trứng nữa chứ. Nên coi bộ môn này thích hợp với tôi hơn.

    Cũng may là khi qua Viện Kiểm định thực tập về các loại thuốc chủng ngưà cho Gà Heo. Tôi được thầy Châu (Bác sĩ Nguyễn Châu, trưởng ban Kiểm Định) nhận đỡ đầu và giao đề tài của thầy để bảo vệ Luận án ra trường . Tôi cũng không biết tại sao trong 120 sinh viên đến thực tâp thầy lại chọn tôi, cũng có thể tôi may mắn và có duyên với thầy và ngành gà. Vì tôi nhớ lúc đó tất cả sinh viên ai cũng phải lấy máu tim của gà con mới nở vài ngày , dùng 1 ống sy-ranh có kim muĩ to , đâm vào giữa ức con gà con , đừng để xuyên qua tim , chỉ vừa ngay giữa tim con gà và rút ra kgoảng 1-2 cc máu để làm thí nghiệm và thử độ miễn nhiễm của gà con , đa phần các bạn làm vừa rút kim ra là con gà gục tại chỗ , vậy mà chỉ có mình tôi , lấy máu 10 con thì sống được 8 con , chết 2 con , đến chú Bảo là người hướng dẫn tụi tôi cũng phải ngạc nhiên , mà tôi cũng không biết mình khéo tay như vậy , đâm cây kim từ từ vào ngay giữa tim con gà , rút nhè nhẹ máu ra chừng 1-2 cc , từ từ để gà đứng dậy, vậy là xong . Con nào yếu quá mới chết mà thôi, đâm mạnh tay quá, kim xuyên qua tim là coi như xong con gà. Chắc có lẽ cũng chính nhờ vậy mà tôi được thầy giao cho đề taì, “Kiểm tra thuốc chủng trên đàn gà ở các lứa tuổi”. Đem đề tài của thầy Châu về trình với thầy Chính ( Bác sĩ Vũ Đình Chính trưởng Khoa Nông Nghiệp lúc đó) thì không được thầy chấp thuận , vì thầy Chính cũng có một đề tài cấp bộ , vì ngày xưa thầy Chính cũng đã là Giám đốc Phân Viện Thú Y , là nơi sản xuất ra thuốc chũng ngưà heo , gà . Nên thầy bảo tôi và chị Tuyết Mai (em thầy Thông ) làm đề tài của thầy “Kiễm tra thuốc chủng ngừa dịch tả trên các đàn gà Thành Phố”.Thế là tôi được làm đệ tử của thầy . Ngày đầu tiên nhận đề tài, thầy đưa cho tôi và chị Mai một cuốn sách về Gà dày như cuốn tự điển Lê bá Kông. Thầy hỏi “Con có biết tiếng Ăng-le không?”Tôi nhìn cuốn sách mà ngán ngẫm cuộc đời, mà tôi cũng có biết tiếng Ăng-le là tiếng gì ? Nhưng cũng đâu dám hỏi. Sau mới biết là thầy hỏi tôi có biết tiếng Anh không? Vì tôi thấy thầy như “ông thần” tôi sợ lắm, mình chưa đáng tuổi con út của thầy, mà nghe tiếng Thầy ngày xưa đi du học ở Pháp, bao nhiêu năm mới về có nhiều từ thầy quên cả tiếng Việt, ra trường thầy đậu tối Ưu Đại học Ly-On ở Pháp, rồi được giữ lại làm giảng nghiệm viên của Đại học Lyon. Thầy là tổ sư của ngành gà ở Việt nam. Tôi nghe là đã khiếp viá rồi, nay lại được thầy đưa đề tài cho làm nên sợ lắm, nghĩ mình đâu đủ khả năng và trình độ sinh ngữ để đọc những tài liệu thầy đưa đâu. May mắn thay, ba chị Tuyết Mai đọc và dịch những trang thầy chỉ, nên cũng hiểu đại khái là lịch sử bệnh gà đặc biệt là bệnh dịch tả gà xảy ra ỡ thành phố New Castle , nên được gọi là bệnh New Castle. Thầy cũng đã từng làm ra thuốc chủng và giúp một thương gia người Tàu cứu được đàn gà của họ đến 80% khi bị bệnh dịch. Không hiểu tình hình miễn nhiễm ở các trại gà thành phố ra sao nên thầy đưa học trò đi làm đề tài này để ngõ hầu có biện pháp ngăn ngừa và chủng thuốc vào lúc nào cho đúng .Vì thế cho nên đề tài của thầy rất được các trại gà trong thành phố hưởng ứng. Thơì gian làm đề tài rất cực. Mổi buổi sáng là tụi tôi phải đạp xe đạp đi các trại gà trong thành phố , hôm thì đi trại gà Tân Bình( Bà Quẹo) ,hôm thì đi trại gà ở ngã ba Cát Lái , trại gà Việt nam ở Thủ Đức , Trại gà Tân Đức An , Trại gà Tam Bình , trại gà Minh Tâm ở Lái thiêu , Trại gà trường Đại học Nông nghiệp,trại gà Vĩnh An… rồi đem các mẫu máu về gởi ở Ban Kiễm Định , dồn 2-3 trại làm thí nghiệm 1 lần , viết kết quả xuống , đem về báo cáo cho thầy . Ngày nào cũng như ngày nấy, làm cua –rơ xe đạp cả bao nhiêu chặng đường mà không biết mệt , dốc cao ở xa-lộ tôi cũng đạp lên tuốt mà không cần xuống dắt xe lên, nghĩ hồi đó sao mình khoẻ thật , không nhớ có ăn uống gì không nữa . Hai chị em cứ đi suốt ngày, đi xin gà con loại 2 (gà người ta loại ra không nuôi mà bán cũng không ai thèm mua ) đem về Ban Kiễm định nuôi thí nghiệm nữa chứ . Đi đâu ngươì ta cũng cho gà con về nuôi , cã đến 400-500 con , rồi xin giấy phép xin mua thức ăn cho gà , gà được nuôi nơi sạch sẽ , thức ăn ngon , đàn gà lớn nhanh như thổi . Đến gần ngày bảo vệ luận án , thầy phó khoa Nông nghiệp bảo đem gà về trường nuôi , về trường thì do chuồng trại không được che chắn cẩn thận , gà bị lạnh nên bệnh CRD thở khò khè như người bị bệnh suyễn vậy đó , cộng thêm thức ăn không được đầy đủ , đến ngaỳ chủng ngưà thì phải chích thế là đàn gà tụi tôi cứ từ từ đi thăm diêm vương hết ráo , mà chả thu hoạch được gì cả .Công cốc công cò đổ xuống sông xuống biển hết trơn .Nhìn những con gà đứng ũ rũ trông thật thảm hại , mà không biết làm sao hơn , ngoài khả năng và tầm tay của tụi tôi . Tôi nghĩ giá mà cứ để tụi tôi nuôi bên Ban Kiễm định thì có lẽ Khoa Nông Nghiệp cũng được một bữa tiệc ngon lành, nhưng hình như các thầy ban tổ chức cứ thấy xin mua cám mà không thấy gà đâu, mới bắt tụi tôi đem gà về trường nuôi nên mới xảy ra cớ sự như vậy. Nhưng thầy tôi cũng rút ra được 1 câu kết luận “Gà đang bị bịnh CRD, chích thuốc chủng vào gà sẽ bị phản ứng nếu con nào khoẻ thì qua được con nào yếu thì sẻ chết”.

    Đúng là “Quý nhân đải kẻ khù khờ”, cũng nhờ làm đề tài của thầy Chính mà khi ra trường, những nơi tôi đến thực tập họ đêù nhận tôi. Theo ý kiến của thầy, tôi nhận nhiệm sở Trung tâm giống gia cầm 30 tháng tư. Và làm việc tại trung tâm gà giống Hồng Sanh. Đó là lý do vì sao tôi chọn ngành Gà mà không đi dạy để làm “giáo chức “ như các bạn tôi. Kỳ sau tôi sẽ kể tiếp “Bác sĩ Gà”, nhửng kỷ niệm vui buồn của cuộc đời làm kỹ thuật trại gà cho các bạn nghe.

    Ngọc Lan

    --------------------------------------------------------------------------------

    Comments (4)

    Cám ơn NLan đã đưa mọi người trở về miền quá khứ. Trở về thời còn là học sinh, sinh viên đang đứng trước ngưởng cửa cuộc đời, trước sự lựa chọn phân vân nên theo nghề gì, theo nghề mình thích nhưng cũng có rất nhiều trường hợp nghề chọn mình...

    Cảm ơn NLan cũng đã nhắc nhớ đến thời gian chúng ta ở bên nhau, cùng vất vả chạy theo những ngày thực tập ra trường...Những kỷ niệm khó quên...

    Thân,

    YThu

    --------------------------------------------------------------------------------

    Aug 6, 2011 at 08:05:26 From: Đặng Trường (73KCN)

    Tôi tên Đặng Trường 73KCN. Quê ở Qui Nhơn. Thời gian học ở ĐHSPKT "không đủ" để biết và nhớ có một người bạn cùng quê: Ngọc Lan 74 KNN. Đến giờ mới biết qua những bài viết của Ngọc Lan về bạn cũ, trường xưa. Bài nào viết cũng "không ngắn", nhưng tôi vẫn bị cuốn hút, đọc cho hết mới thôi.

    Tôi rất mến, phục bạn và những người bạn quí trọng quá khứ với những tình cảm thân thương như vậy, nhớ nhiều chi tiết vui và cảm động như vậy.

    Rất mong được đọc nhiều bài viết của Ngọc Lan trong thời gian tới.

    --------------------------------------------------------------------------------

    Aug 6, 2011 at 19:29:09 From: KimVan (74KCN) NgọcLan,

    Tụi mình đúng ra làm thầy cô giáo.Có một lần có 1 ngườiBS biết con KV sẽ là đồng nghiệp của ông ta,bèn nói với KV chắc cũng đễ tự tôn chúc xíu là ở VN có câu như NL nghe: nhất y,nhì dược, tạm được bách khoa, mà còn nói thêm là bỏ qua sư phạm.Nghe được không? Muốn quýnh cho nó một cái, vì có biết ta là ai không? Không thầy đố mày làm nên, không có thầy, ai dạy cho trò .

    NL kể tiếp "bác sỉ gà "cho bạn bè mình nghe.

    Các bạn góp ý cho KV,nghề nào có lý ? đễ mình hướng dẫn cho con mình,chắc nghề nào cũng được, miễn là làm nhẹ nhẹ mà kiếm tiền nhiều nhiều là tốt phải không?

    --------------------------------------------------------------------------------

    Aug 8, 2011 at 13:37:42 From: NgocLan (74KNN)

    Chào anh Trường,

    Cám ơn anh đã đọc bài của NL. Trong thời gian học trong trường NL cũng có biết các anh ở QN , nhưng ít nói chuyện , NL nhớ không lầm hình như anh có cô em gái tên là Cưủ , cũng học NTH , nhỏ hơn NL vài lớp ,hồi đó ở chổ NL rất ít người thi đậu vào NTH , chỉ có mình NL , sau có Cửu nên buổi sáng đi học hay đi bộ ra đón xe 2 chị em hay đi chung và nói chuyện , Không biết có phải em gái của anh hay không? Cho NL gởi lời thăm .

    Kim Vân ơi , mình cũng có ý nghĩ giống Vân nên mới viết bài naỳ đó , bởi mình có cậu con trai năm nay lên lớp 12 , chưa biết hướng dẫn cho con chọn ngành gì đây ? Vì tụi con nít bây giờ giỏi về computer , nhưng nếu ra trường thì cũng sẽ khó kiếm việc trừ khi thật là xuất sắc , còn nganh2 Y thì thời naò và ở đâu cũng cần cả , nhưng nó lại không thích , nó cũng giỏi v%

Working...
X