TRUYỆN NGẮN
_Bé ngoan ơi! mở cửa cho chú vào đi nào..
_Ơ…..Chú Út đâu có nhà hôm nay, chú đến nhầm ngày rồi.
_ừm….,hai chú đã hẹn nhau rồi mà, thể nào tí nữa chú Út sẽ về, cứ mở cửa cho chú vào đợi….kẻo trời nắng quá đây này.
Dùng dằng mở cánh cổng sắt với vẻ mặt không vui, cô lầu bầu giận dỗi:
_Mai mốt chú phải gọi người ta là Thơ, cháu lớn rồi , có là bé con nhỏ nhít gì nữa đâu mà mỗi khi chú đến cứ gọi bé này bé nọ…
Tay dắt xe gắn máy, chân bước trên lối sỏi nhà quen thuộc hầu như hằng ngày, chú Tấn quay sang nhìn cô mỉm cười giọng trêu chọc
_Vậy thì …bắt đầu từ mai chú đến, chú sẽ gọi là cô Tiểu Thơ nhé, được chưa?
Mà sao hôm nay bé.. khó khăn quá vậy, mọi hôm đâu thấy bé trách móc gì cách gọi đâu, bé là…bé đúng rồi vì Thơ của chú vẫn thấp, vẫn còn thua chú chừng cả một cái đầu đấy.
Đang song bước với chú đến chiếc ghế đặt dưới tàng cây tỏa đậm bóng mát cuối vườn, nơi mà chú Tấn và chú Út hay thường ngồi nói chuyện với nhau, cô bất chợt đứng sựng lại nghiêm giọng:
Tháng mười này cháu đúng 15 rồi, sẽ lên đệ nhị cấp, chú chưa thấy sao?
Chú Tấn quay nhìn cô lạ lẫm, chú khẽ lướt ngang mái tóc dài con gái chấm vai đen mượt đong đưa theo cơn gió nhẹ trưa hè, thoáng nghiêng cánh mũi hểnh bướng bỉnh phập phồng, đôi môi nhỏ ướt rượt đang chu lên hờn mát.
Chú mềm giọng :
_Nhìn cháu từ nhỏ đến bây giờ, quen quá mỗi ngày nên chẳng để ý gì, duới mắt chú, cháu vẫn mãi là cô bé con dễ thương hay mở cửa cho chú vào đợi mỗi khi chú Út chưa về, đúng không?
_Đó là những ngày xưa kia, sao chú cứ nhắc mãi… bạn bè cháu ai cũng trở thành cô thiếu nữ hẳn rồi.
Thong thả không trả lời câu ám chỉ xa xôi, đợi đến sau khi chống xong đôi càng chân xe gắn máy sát vào thân cây, chú cười cười rồi thân mật quàng tay trên bờ vai cô vỗ nhẹ tỏ vẻ ân hận:
-Cho chú xin lỗi ,chú quên thời gian trôi nhanh quá, chú chỉ nhớ hoài cô bé Thơ nhỏ nhắn cứ lăng xăng chơi đùa quanh sân với chiếc xe đẩy đầy búp bê, rồi chơi đánh chuyền , chơi ô quan với đám bạn ….
Cô ngắt ngang:
Lúc đó Thơ 7, 8 tuổi, giờ đây Thơ đang lớp cuối của đệ nhất cấp thì khác chứ!
Chú còn nhớ đâu năm ngoái , bé còn chơi u vói bạn hàng xóm….
_Đó là năm kỉa năm kia xa lắc, từ năm ngoái Thơ đã ngồi đọc sách truyện với bạn, cô chữa lại.
Chú Tấn vỗ trán cười xoà:
Đúng rồi chú nhớ nhầm, hình như lúc ấy bé có chạy ra hỏi chú ý nghĩa của một câu thơ nào đó mà bạn đang tranh luận. Thơ thấy chú đâu nhớ sai, chứng tỏ chú không lơ là đến cháu bé của chú.
Cô nguýt chú, căp mắt láy kéo dài đuôi…Cô còn chút hậm hự quay lại đề tài bỏ dở:
_Nhưng Chú phải hứa đó, mai này phải đổi cách gọi là Thơ , không là bé nữa…
_Ừ ,bé . Ơ… không…. là Thơ chứ nhỉ.
Chú Tấn lúc nào cũng khì khì..bỡn cợt trêu đùa được, ngay những sự việc đáng để Thơ giận ,chú cũng có nhiều phương cách hoá giải để gây lại nụ cười cho cô, để cô cảm thấy không bị tổn thương, cảm nhận được sự ve vuốt vỗ về. Cái tài này không biết chú chỉ áp dụng hữu hiệu cho Thơ hay còn có với ai khác nữa không.
Cô được nghe kể lại, Chú Tấn là bạn rất thân của chú Út từ khi hai người còn chung lớp tiểu học, thân đến nỗi ông bà nội của Thơ xem chú Tấn y như con cháu trong nhà, nên việc đến ăn ngủ, ở lại thường xuyên bên nhà chú Út dài bao lâu chăng nữa thì cả hai bên gia đình không có ai phiền hà hay thắc mắc. Tuy thân nhưng hai chú có sở thích khác nhau rõ ràng. Thơ tự làm phân tích so sánh, này nhé, lớn lên sau khi tốt nghiệp trung học, chú Út chọn về ngành Nông Lâm Súc vì tính chú Út trầm tĩnh ưa tỉ mỉ quan sát, mê nghiên cứu thế giới cây cỏ tự nhiên còn ngược lại chú Tấn lại sở trường môn học Nghệ Thuật vì chú lãng mạn đa mang tâm hồn nghệ sĩ, yêu tự do phóng khoáng, và lẽ đương nhiên Chú Tấn vốn thủ đắc ngón đàn tài ba, giọng hát sâu lắng, hồn thơ lai láng và hội hoạ thì khỏi chê. Bàn về dung mạo thì Chú Út và chú Tấn cũng rất khác nhau một trời một vực, chú Út thâm thấp tròn người dáng bình dị hơi thô, chú Tấn trái lại gầy gầy cao ráo, lịch lãm, phong độ v…v , tóm lại là đẹp trai quyến rũ vô cùng .Cũng chính vì thế, chú Út đến tuổi này chưa có lấy một cô để được đeo đuổi cho đúng nghĩa, thì chú Tấn đã lôi cuốn hàng tá cô xếp hàng dài chạy theo mê mệt. Nhưng con người đa tình hào hoa phong nhã chưa chắc đã sướng hẳn vì Thơ thấy chú Tấn cũng chẳng lấy gì hãnh diện , mà tối ngày chú cứ nhăn mặt châu mày đến chú Út để được quân sư quạt mo cố vấn làm sao tránh cô này, cách né cô kia mà phát mệt.
Trong con mắt Thơ chú Tấn là một thần tượng đáng nể, chú hầu như hội đủ mọi đặc điểm tài ba của một người đàn ông mà nhiều cô gái mơ ước, nhất là đối với tuổi học trò mới lớn ,chập chững lắm mơ nhiều mộng như cỡ Thơ. Điều mà làm cho Thơ cảm thấy tự hào hãnh diện hơn hết thảy là có được một ông chú…người dưng khác họ tự nguyện trở thành vị thầy dậy tư bất đắc dĩ cho môn Việt văn của Thơ. Những bài thuyết trình, bình luận phân tích thơ văn của Thơ vì thế bao giờ cũng được đứng nhất và luôn là khuôn mẫu đọc trước lớp, tất cả là đều nhờ vào công chỉ dẫn cẩn thận tỉ mỉ của chú Tấn . Chú rất yêu quý cô cháu gái bé bỏng của bạn mình cũng có lẽ gia đình chú chỉ có chú là con một, không anh chị em, nên có thể xem cháu của bạn thân y như cháu của mình cũng là lẽ thường. Cũng do dựa vào tình cảm ấy nên Thơ lúc nào cũng vòi vĩnh, làm nư muốn chú lúc nào cũng phải làm mình hài lòng, một điều mà chú Út chẳng bao giờ đối xử thế với Thơ, chú Út như ông già nghiêm nghị đâu đấy rạch ròi, bắt đe bắt nẹt khó khăn cứ làm như sợ tính chiều cháu làm cô sinh tật thêm hư.
Hai chú cháu ngồi nói chuyện về việc học một lát thì chú Út về tới. Chú Út như thường lệ sai Thơ vào nhà pha hai ly cà phê đá như một sự nhắc nhở, đuổi khéo Thơ nên ra chỗ khác dể hai chú nói chuyện riêng. Hôm nay Thơ ấm ức làm sao , cô bỗng tò mò muốn biết chuyện gì của chú Tấn, vì chú Tấn có cái gì đó rất lạ, cô thấy được do sự bồn chồn đứng ngồi không yên , cứ trông ngóng ngoài cổng đợi chú Út từng hồi. Cô nghĩ chú Tấn hẳn có việc quan trọng.
Chú Tấn bỗng bất chợt mất tăm chẳng thấy dạng đâu, nghĩa là không xuất hiện như mọi ngày nữa. Bài vở khó của cô cứ nằm chờ đợi nóng ruột, vô vọng dõi theo bóng ông thầy vui tính biền biệt phương nào. Cô thẫn thờ, vừa lo lắng vừa giận hờn. Ít khi chú Tấn có tính khí bất thường ấy, thường nếu bận lắm thì hai ba ngày là cùng chứ sao cả hơn tuần.Cô nôn nao muốn hỏi chú Út mọi tin tức nhưng lại ngại ngùng, cô không quên từng bị chú Út rầy mấy bận đó sao, chú Út đã từng bảo là cô phải tự học, tự nghiên cứu, đọc sách nhiều, nếu không thì hỏi thầy hỏi bạn chứ không phải cứ ỷ lại vào chú Tấn, chú ấy còn có bao nhiêu công việc phải làm. Biết thế, nhưng…bây giờ tự nhiên chú Tấn biệt tăm thình lình, cô khó xoay sở, hỏi bài ai đây cô đâm ra bồn chồn, khó chịu, khiến ra vào không yên.
Một hôm khi đi học về, vừa dắt xe đạp qua ngưỡng cửa cổng, tim cô chợt bừng reo vui khi thấy bóng dáng chiếc xe gắn máy quen thuộc của chú Tấn dưới tàn cây mát như mọi khi ở cuối vườn. Cô háo hức cả lòng khi nghe tiếng cười vang của chú trong phòng riêng của chú Út. Cô quăng ngay chiếc xe đạp duới đất, mặc cho tập sách đổ nhào xuống bãi cỏ lối sân, chạy như bay vào gọi tên chú Tấn rối rít.
Chú Tấn hé đầu ra khỏi cửa phòng chú Út, đôi mắt sáng ngời, môi vui rộng mở, chú mau mắn đáp lại tiếng gọi của cô
_Bé hả? mau vào đây chú giới thiệu.
Rồi không kịp để cô thắc mắc, chú xuất hiện ngay với một cô gái
_Thơ này, cô My, bạn chú. Hai cô cháu làm quen đi.
Mắt cô chợt tối sầm lại ,cô nghe lòng hừng hực nỗi nhức nhối khôn nguôi, một cái gì đó nghèn nghẹn ở cổ, một tiếng nấc cay xé ráng nuốt để tránh bật ra tiếng xụt xịt không đúng chỗ. Thế là hiểu rồi, chú Tấn bận rộn cả bao lâu nay là vì lẽ này đây, chú bỏ mặc bài vở của cô không thèm lo tới, thời giờ dành trọn cho cô My này, ôi! sao chú nỡ lòng đối với mình như thế ?
Cô giận dỗi quay ngoắt người lảo đảo bước nhanh ra ngoài , không nói một lời mặc cho chú Tấn sững sờ và chú Út bực bội trách đằng sau
_Ơ, bé này bất lịch sự thế!…..Xin lỗi Tuấn và My nhe , con bé thật hư đáng trách quá!
Cô bậm môi, nưóc mắt bây giờ ràn rụa đầy cả đôi má đỏ au, tóc bệt mồ hôi, tim đập thình thịch tức tối, cô chạy hối hả tiến đến nhấc chiếc xe đạp đang bổ nhào lúc nẫy, vội vàng nhảy lên yên, đạp thẳng ra ngoài đuờng mà không biết mình sẽ đi đâu. Hình như có tiếng la của chú Út, tiếng gọi của chú Tấn thảng thốt làm xao động cả buổi trưa hè im ắng….Thơ…Thơ . ơi.
**************
Chắc chú Tấn đã thực sự tìm được phân nửa của đời mình rồi, dù sao đây cũng là một sự thực không thể chối cãi được. Cô My là cô gái xinh đẹp, hẳn chú nghiêm túc đặt cả tấm chân tình vào đó không đùa cợt , giỡn bợt như trước đây chú đã từng, vì nếu không thì có bao giờ chú đàng hoàng dẫn một cô đến giới thiệu với chú Út đâu. Kể từ nay, thế là chấm dứt chuyện chú thường xuyên đến nhà cô tìm chú Út làm cố vấn, dĩ nhiên chẳng còn đáng bất cứ việc gì quan trọng hay cần thiết nữa, hết thật rồi! cô thầm nghĩ. Cô nức nở trong nghẹn ngào, với những ý nghĩ bi quan , thất vọng muốn buông xuôi. Đôi vai cứ thế run rẩy thoát ra uẩn ức từng chập theo cơn sầu tủi như sóng xô, mây bủa giăng chùng trong trái tim đa sầu đa cảm non nớt vừa chớm vết thương ngầm, cô chỉ muốn ngay bây giờ phải chi có một vòng tay vỗ về hay một bờ vai để tựa cho bớt nỗi xao động, đơn côi. Cô bình tâm một chút khi hình dung đến hình ảnh hiền dịu của mẹ xuất hiện như an ủi, nhưng rồi thoáng hơi rùng mình khi nhớ đến khuôn mặt nghiêm khắc của ba, nếu lỡ ra mọi người biết được chuyện gì thì cô chết chắc. Nhưng cô vẫn không nguôi đau đớn để nghĩ từ giờ không có chú Tấn bên cạnh nữa để được quan tâm, chăm sóc và làm nũng. Khóc mãi đến một lúc tự ái và sự tự trọng trỗi dậy trong cô, cô lau nước mắt, mím môi quyết tâm rằng phải cho chú Tấn biết bây giờ là không hay có chú Tấn kèm dạy, cô vẫn giỏi giang tiến bộ, tiếp tục bước đường học vấn , tại sao cô vô lý có ý tưởng rồ dại trẻ con vì chuyện ….không đâu ấy…, hơn hết cô sợ sệt với lời chú Út đã cảnh cáo, cô mà có hành vi gì hỗn với chú Tấn như dạo nọ, chú sẽ mách mẹ đánh đòn cho biết..
Tư tưởng cô cứ thế rối ren, chu du miên man, giằng co tình lý, hỡi ôi! có ai hiểu cho lòng cô lúc này đây đâu khác một con thuyền chập chành trên biển xô sóng dữ không? tan rồi giấc mộng khung trời mây xanh gió thắm, tội quá ước mơ đang dệt chưa kịp thành hình thì đã bay theo mây khói !!! thấp thỏm, chờ đợi gì đây trong khoảng không mơ hồ vô định. Loang loáng trong tim cảm xúc hận, ghét, hờn,chán nản mù tung trộn lẫn bám theo những mảnh kỷ niệm dễ thương mà hai chú cháu còn những tháng ngày vui vẻ cùng nhau. Cô không phân tích được cảm giác thật của mình thế nào, là tình cảm gì mà sao mỗi lúc nghĩ hay nhớ lại là đau như ruột cắt dao đâm, trái tim ứa rịn se xót , chừng như có muôn ngọn nước ngầm nào đang quậy nát muốn vỡ toang cả khoang ngực, thật là đau, đau biết dường nào hở Trời!
Đúng là cô My thật là dễ ghét quá ! người đâu hiện ra xen vào khoảng không gian đẹp đẽ đáng lẽ chú Tấn dành riêng cho cô . Cô ao ước đừng bao giờ thấy mặt cô ta nữa, vì chính cô ấy, cô sẽ chẳng còn dịp nghe những bài thơ mới sáng tác ngọt ngào của chú Tấn , còn ai khảy lên những nốt nhạc êm ru nhẹ nhàng chờ nghe ý kiến của cô, ý nghĩ đó khiến cô xác xao cả hồn.
Từ lúc đó trở đi, để tránh đi sự thực phũ phàng, cô cố không để chạm mặt chú Tấn mỗi khi có cô My đi cùng. Nhiều lúc chú Tấn chủ động đi tìm cô để hỏi về những bài vở mới mà chú nghĩ cô cần lời giảng, cô chỉ trả lời bâng quơ lấy lệ, nhạt nhẽo mặc cho chú Tấn thắc mắc hụt hẫng .
Thỉnh thoảng, không có cô My đi theo, chú Tấn ghé ngang nhà để đưa cái gì đó cho chú Út, tình cờ gặp cô ngoài vườn, chú Tấn hết lời làm hoà, dỗ dành gần đến như năn nỉ để hiểu rõ những gì đang xảy đến với cô mà chú thật sự không rõ ràng, cô chỉ cúi đầu né câu trả lời bằng cách chúi mũi vào trang sách hay có thái độ lờ đi lạnh lùng đối với đôi mắt thăm dò nghi ngại của chú.
Cô trả thù đến thỏa lòng khi lần sinh nhật thứ 15, cô đã làm chú bẽ mặt lúc sẵng giọng tỏ vẻ không cần tập thơ tiền chiến viết tay rất công phu ,cô thường ao ước, như là món quà đặc biệt chú tặng . Làm sao hơn đây, Cô biết mình không đúng, vì vừa khi quay đi ,cô đã khóc như mưa gió để hiểu rằng từ đây cô tự nguyện đốt cháy nốt hy vọng cuối của lòng . Cũng Sinh nhật thứ 15 đánh dấu một khúc quanh cuộc đời cô, vì mùa thu cùng năm ấy chú Tấn
lập gia đình….
*************
Tình cảm học trò dẫu nhẹ như gió như mây , cơn bão giông qua đi thì sớm quang chiều tạnh. Nhưng những phút giây chao lòng của tuổi mới lớn hồn nhiên lắm, ngây thơ nhiều bao giờ cũng để lại mãi trong tim người những giây phút êm đềm khó thể quên .
Cô tốt nghiệp trung học với bằng danh dự xuất sắc. Đã qua cái thuở cô bé Thơ hay mơ mộng, tưởng không thể vượt qua xao động nhất thời của tuổi mới lớn chớm thương, chớm nhớ, chờ đợi, nhớ nhung mông lung, ghen hờn vô cớ. Hành trang kỷ niệm ấy nay đã chôn sâu nhưng lại là dấu ấn đậm nhất được cô ghi khắc trong cả cuộc đời .
Chú Út một thời gian sau cũng lấy vợ,vợ chú là một dược sĩ. Cô Út là người hướng dẫn Thơ chọn đến nghành thuốc, một nghành học mà ngày xưa thổn thức Thơ từng mơ giản dị là sau này có thể điều chế ra những thần dược chữa hết mọi tâm bệnh gây đau khổ cho người ta.
Chú Tấn mở một xưởng vẽ làm nghề chính sinh sống nuôi gia đình.Tranh chú nổi tiếng và rất được nhiều người hâm mộ. Chú say sưa lao vào thế giới nghệ thuật màu sắc với những gam nóng lạnh thể hiện tình cảm phong phú của người hoạ sĩ trước thiên nhiên hay khắc lên nét vẽ nội tâm khắc khoải của con người trước cuộc sống. Những buổi triển lãm tranh thường xuyên mở rộng hơn cho những yêu cầu của khách mộ điệu. Gia đình chú Út là bạn thân nên lúc nào cũng có vé mời. Thơ dĩ nhiên cũng được mời , tuy cô đã từng nhủ lòng không muốn gặp lại chú nữa, không muốn khơi lên vết thương đã thành sẹo quá khứ, nhưng vì tránh ý nghĩ nghi ngờ này nọ không hay của gia đình, cô đành nể lời lắm mới đi một lần triền lãm cuối mùa. Quả thực, những bức tranh đủ thể loại của chú Tấn sôi nổi, mạnh mẽ , hẳn chú đang hạnh phúc, hưng phấn cuộc sống hiện tại. Gặp Thơ ở phòng tranh, chú vui vẻ như chưa có gì xảy ra, nhưng có chút hơi ngẩn người khi gặp lại Thơ sau một thời gian dài:
-Thơ lạ quá! lớn phỗng, chú suýt nữa không nhận ra
Cô có hơi xao xuyến khi nhìn lại dáng phong trần, lời nói ngọt êm, và mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ. Cô ráng cười nhẹ đáp lại nhưng tự tâm vẫn cảm giác lời lẽ của mình như còn gì lãng bãng hờn dỗi và cay xót làm sao!
_Thơ trưởng thành rồi ,vóc dáng và suy nghĩ đương nhiên cũng khác xưa chứ chú.
Nói rồi cô quay đi, vô tình để lại sau lưng mình nỗi ray rứt của đôi mắt đuổi theo, và còn hình như có tiếng thở dài rất buồn, rất nhẹ …..
*******************
Thời thế chiến sự đổi thay. Cuộc đời biến đổi không ngừng. Đất nước nổi trôi.Vì chữ tự do, một mùa thu biển lặng Cô theo gia đình vượt biển , bỏ lại sau lưng quê hương với một thời để nhớ để thương với bao vui buồn kỷ niệm của thời áo trắng. Gia đình chú Tấn không may ở lại. Buổi giao thời hoang mang ngơ ngác, đất nghèo dân khó , ăn mặc còn chưa đủ , lấy gì thưởng thức nghệ thuật tranh ảnh, nên xưởng vẽ đóng cửa, gia đình chú Tấn lâm vào cảnh sống lây lất, tài chánh eo hẹp. Có thể chính nỗi khó khăn ấy nên nụ cười con người trong những bức vẽ sau này méo mó thảm hại như phản ánh lại chính tâm tư của tác giả trong bối cảnh nghệ thuật đang giãy chết từng giờ theo những gian truân trắc trở hoàn cảnh. Tội cho những mảng mầu đen tối mù mờ ,cảnh vật âm u lạnh lẽo như những cơn mưa thu hắt hiu bên trời xứ người. Mỗi lần Thơ ghé ngang chú Út ngắm xong bức ảnh trừu tượng gởi sang bắng hình chụp lại thấy nao nao cả dạ như có muôn ngàn tâm sự u uất gởi gấm trong đó.
Vì tình bằng hữu thâm sâu, Chú Út thương, lo lắng giùm và thông hiểu lắm gia cảnh bạn, mặc dầu chú không khá giả gì hơn bên này với đồng lương ba cọc ba đồng của công nhân sản xuất dây chuyền như một sự chấp nhận thực tại của một thuyền nhân khởi nghiệp từ đầu bằng tay trắng, chú giấu nỗi lo này với cô Út, hết sức tìm cách chia xẻ phần nào về bên kia đại dương với chân tình của ít lòng nhiều một số tiền nhỏ thường xuyên đều đặn để trợ cấp cứu nguy chú Tấn qua địa chỉ nhà Thơ.
Gởi thế được vài năm thì thơ từ chú Tấn bỗng thưa thớt hẳn không lý do. Chú Út cũng đành ngậm ngùi ngưng trợ cấp tiền bạc vì tình trạng kinh tế khó khăn, thất nghiệp dài hạn.Thế là Thơ cũng bặt tin tức của chú Tấn luôn.
*******************
Hôm nay đi làm về, Thơ ghé ngang trạm bưu điện để nhận một bưu kiện gởi từ trời Âu, nhìn địa chỉ ngoài bao giấy rất lạ. Cô thử soát lại trong trí nhớ xem đã từng quen ai trùng với tên người gởi không. Mặc kệ cứ đem về nhà, vừa hồi hộp xen lẫn thắc mắc, cô xé toang ngay bao bìa vốn được bọc kỹ càng cẩn thận hầu tránh hư hại vì thời tiết hay trong lúc vận chuyển.
Bưu phẩm lộ ra hai lá thư đặt thứ tự nằm trên một hộp giấy mỏng nữa bên dưới có chiều dài rộng ước chùng lớn hơn gang tay. Cô mở lá thư thứ nhất… những nét chữ quen thuộc của chú Tấn hiện rõ mồn một như một ký ức xa xưa nào hiện về sống động …khu vườn năm xưa, đường sỏi dẫn đền chiếc xích đu đâu đây đong đưa dưới tàng cây râm bóng của những trưa hè oi bức im lắng.
Nhưng sao lại……
Cô run lên hốt hoảng với những giòng chữ như trăn trối, như gửi trao đến nỗi tưởng tuột tay đánh rơi lá thư:
Xin gởi kỷ vật này đến tận tay cô Nguyễn Mộng Thơ khi tôi không còn nữa trên thế gian này.
Tấn
Trái tim như bị muối xát kim châm, mặt cô đỏ bừng căng thẳng trong nỗi đau đớn tận cùng. Cô lật đật mở vội lá thư thứ hai để hiểu rõ sự tình.
Thế ra Gia đình Chú Tấn đã tan nát trong buổi nhiễu nhương của đất nước. Vượt biển thất bại và cũng bị bắt nhiều lần qua đường bộ khiến chú đã dở sống dở chết trong tình trạng suy kiệt tài chánh, sức lực và tinh thần. Trong lần cố vượt thoát cuối cùng, như có linh tính không hay, bằng mọi cách, chú nhờ một người tín cẩn gởi đến người bạn may mắn, từng vượt đào với chú, nay đã yên ổn nơi tự do, kỷ vật mà chú luôn giữ trân quý, đến tận tay người mà chú nghĩ sẽ chẳng còn cơ may nào gặp gỡ…..
Cô mở hộp giấy mỏng nằm dưới đáy, nước mắt ràn rụa của cô lã chã đẫm ướt cả tấm lụa hồng. Vâng, chính vải lụa này, cô đã chọn mua trong một hội chợ tết, để nhờ chú Tấn vẽ cho cô một bức chân dung. Cô nhớ thường nhắc nhở, năn nỉ hoài chú Tấn vẽ ngay, mà chú cứ bận rộn, hẹn thời gian lần lữa mãi khiến cô chán nản, bực mình không thèm hỏi han đến nữa.
Mở tấm lụa hồng gấp làm tư ra, cô nấc lên, cả thân hình như muôn sụp ngay xuống, tưởng chừng đất trời hôm nay quay về ngày cũ, ngày mà cô thấy chú Tấn tay trong tay với cô My.
Bây giờ thì không có ai ngoài cô hết, không có ai tranh giành tình cảm với cô, chỉ có duy nhất cô thôi trong bức chân dung vẽ dở dang thật gần gũi với đôi mắt đang hờn giận còn long lanh ngấn nước, cửa sổ linh hồn mở ra một thuở vẹn nguyên nét vụng dại của tuổi 15… mộng mơ năm nào. Đôi mắt với những ẩn chứa niềm riêng hẳn đã theo và làm chú ray rứt một đời. Chú đã hứa vẽ,…và cuối cùng đã vẽ, bức tranh dẫu chưa hoàn thành vì nó cũng giống như bài thơ còn dang dở mà chú ghi bên dưới, tâm tư một lời cuối…. muộn màng.
Vì đâu tan đóa mộng đầu
Thiên thu thôi nhé mãi là thiên thu
Tỉnh mơ sương cõi chập chùng
Mây sầu trăm hướng, bão bùng bủa giăng
Tạ tình, tay chắp ăn năn
Lỡ gây oan trái trở trăn một đời
Vườn xưa dạ khúc tả tơi
Vàng rơi trăng khuyết, nốt thơ…mấy còn…
…………………..
Thương người….
Từ độ…. tình son….!!!.
Chú Tấn ơi! cô nấc lên …..Thơ hiểu cả rồi !
Trời thu bên ngoài mây xám bàng bạc, heo may từ đâu lùa vào song cửa sao gờn gợn thịt da, ngẩng nhìn giọt thu lất phất. Loang loáng hư không, chập chờn cõi tạm, mơ hồ phảng phất, cô cảm tưởng dường như vừa có hạt bụi nào nhẹ nhõm mới hiện thoáng qua rồi chợt vút bay đi lên thật cao, thật xa …..tan khuất……..vời vợi……an bình!…..
[hr]
Kính mời thầy cô và các anh chị xem một truyên ngắn của Hồng Thúy. Truyện này đã có một số it anh chị đã đọc qua rất lâu! nay xin được post vào trang nhà
Hồng Thúy
BỨC CHÂN DUNG VẼ DỞ
…_Bé ngoan ơi! mở cửa cho chú vào đi nào..
_Ơ…..Chú Út đâu có nhà hôm nay, chú đến nhầm ngày rồi.
_ừm….,hai chú đã hẹn nhau rồi mà, thể nào tí nữa chú Út sẽ về, cứ mở cửa cho chú vào đợi….kẻo trời nắng quá đây này.
Dùng dằng mở cánh cổng sắt với vẻ mặt không vui, cô lầu bầu giận dỗi:
_Mai mốt chú phải gọi người ta là Thơ, cháu lớn rồi , có là bé con nhỏ nhít gì nữa đâu mà mỗi khi chú đến cứ gọi bé này bé nọ…
Tay dắt xe gắn máy, chân bước trên lối sỏi nhà quen thuộc hầu như hằng ngày, chú Tấn quay sang nhìn cô mỉm cười giọng trêu chọc
_Vậy thì …bắt đầu từ mai chú đến, chú sẽ gọi là cô Tiểu Thơ nhé, được chưa?
Mà sao hôm nay bé.. khó khăn quá vậy, mọi hôm đâu thấy bé trách móc gì cách gọi đâu, bé là…bé đúng rồi vì Thơ của chú vẫn thấp, vẫn còn thua chú chừng cả một cái đầu đấy.
Đang song bước với chú đến chiếc ghế đặt dưới tàng cây tỏa đậm bóng mát cuối vườn, nơi mà chú Tấn và chú Út hay thường ngồi nói chuyện với nhau, cô bất chợt đứng sựng lại nghiêm giọng:
Tháng mười này cháu đúng 15 rồi, sẽ lên đệ nhị cấp, chú chưa thấy sao?
Chú Tấn quay nhìn cô lạ lẫm, chú khẽ lướt ngang mái tóc dài con gái chấm vai đen mượt đong đưa theo cơn gió nhẹ trưa hè, thoáng nghiêng cánh mũi hểnh bướng bỉnh phập phồng, đôi môi nhỏ ướt rượt đang chu lên hờn mát.
Chú mềm giọng :
_Nhìn cháu từ nhỏ đến bây giờ, quen quá mỗi ngày nên chẳng để ý gì, duới mắt chú, cháu vẫn mãi là cô bé con dễ thương hay mở cửa cho chú vào đợi mỗi khi chú Út chưa về, đúng không?
_Đó là những ngày xưa kia, sao chú cứ nhắc mãi… bạn bè cháu ai cũng trở thành cô thiếu nữ hẳn rồi.
Thong thả không trả lời câu ám chỉ xa xôi, đợi đến sau khi chống xong đôi càng chân xe gắn máy sát vào thân cây, chú cười cười rồi thân mật quàng tay trên bờ vai cô vỗ nhẹ tỏ vẻ ân hận:
-Cho chú xin lỗi ,chú quên thời gian trôi nhanh quá, chú chỉ nhớ hoài cô bé Thơ nhỏ nhắn cứ lăng xăng chơi đùa quanh sân với chiếc xe đẩy đầy búp bê, rồi chơi đánh chuyền , chơi ô quan với đám bạn ….
Cô ngắt ngang:
Lúc đó Thơ 7, 8 tuổi, giờ đây Thơ đang lớp cuối của đệ nhất cấp thì khác chứ!
Chú còn nhớ đâu năm ngoái , bé còn chơi u vói bạn hàng xóm….
_Đó là năm kỉa năm kia xa lắc, từ năm ngoái Thơ đã ngồi đọc sách truyện với bạn, cô chữa lại.
Chú Tấn vỗ trán cười xoà:
Đúng rồi chú nhớ nhầm, hình như lúc ấy bé có chạy ra hỏi chú ý nghĩa của một câu thơ nào đó mà bạn đang tranh luận. Thơ thấy chú đâu nhớ sai, chứng tỏ chú không lơ là đến cháu bé của chú.
Cô nguýt chú, căp mắt láy kéo dài đuôi…Cô còn chút hậm hự quay lại đề tài bỏ dở:
_Nhưng Chú phải hứa đó, mai này phải đổi cách gọi là Thơ , không là bé nữa…
_Ừ ,bé . Ơ… không…. là Thơ chứ nhỉ.
Chú Tấn lúc nào cũng khì khì..bỡn cợt trêu đùa được, ngay những sự việc đáng để Thơ giận ,chú cũng có nhiều phương cách hoá giải để gây lại nụ cười cho cô, để cô cảm thấy không bị tổn thương, cảm nhận được sự ve vuốt vỗ về. Cái tài này không biết chú chỉ áp dụng hữu hiệu cho Thơ hay còn có với ai khác nữa không.
Cô được nghe kể lại, Chú Tấn là bạn rất thân của chú Út từ khi hai người còn chung lớp tiểu học, thân đến nỗi ông bà nội của Thơ xem chú Tấn y như con cháu trong nhà, nên việc đến ăn ngủ, ở lại thường xuyên bên nhà chú Út dài bao lâu chăng nữa thì cả hai bên gia đình không có ai phiền hà hay thắc mắc. Tuy thân nhưng hai chú có sở thích khác nhau rõ ràng. Thơ tự làm phân tích so sánh, này nhé, lớn lên sau khi tốt nghiệp trung học, chú Út chọn về ngành Nông Lâm Súc vì tính chú Út trầm tĩnh ưa tỉ mỉ quan sát, mê nghiên cứu thế giới cây cỏ tự nhiên còn ngược lại chú Tấn lại sở trường môn học Nghệ Thuật vì chú lãng mạn đa mang tâm hồn nghệ sĩ, yêu tự do phóng khoáng, và lẽ đương nhiên Chú Tấn vốn thủ đắc ngón đàn tài ba, giọng hát sâu lắng, hồn thơ lai láng và hội hoạ thì khỏi chê. Bàn về dung mạo thì Chú Út và chú Tấn cũng rất khác nhau một trời một vực, chú Út thâm thấp tròn người dáng bình dị hơi thô, chú Tấn trái lại gầy gầy cao ráo, lịch lãm, phong độ v…v , tóm lại là đẹp trai quyến rũ vô cùng .Cũng chính vì thế, chú Út đến tuổi này chưa có lấy một cô để được đeo đuổi cho đúng nghĩa, thì chú Tấn đã lôi cuốn hàng tá cô xếp hàng dài chạy theo mê mệt. Nhưng con người đa tình hào hoa phong nhã chưa chắc đã sướng hẳn vì Thơ thấy chú Tấn cũng chẳng lấy gì hãnh diện , mà tối ngày chú cứ nhăn mặt châu mày đến chú Út để được quân sư quạt mo cố vấn làm sao tránh cô này, cách né cô kia mà phát mệt.
Trong con mắt Thơ chú Tấn là một thần tượng đáng nể, chú hầu như hội đủ mọi đặc điểm tài ba của một người đàn ông mà nhiều cô gái mơ ước, nhất là đối với tuổi học trò mới lớn ,chập chững lắm mơ nhiều mộng như cỡ Thơ. Điều mà làm cho Thơ cảm thấy tự hào hãnh diện hơn hết thảy là có được một ông chú…người dưng khác họ tự nguyện trở thành vị thầy dậy tư bất đắc dĩ cho môn Việt văn của Thơ. Những bài thuyết trình, bình luận phân tích thơ văn của Thơ vì thế bao giờ cũng được đứng nhất và luôn là khuôn mẫu đọc trước lớp, tất cả là đều nhờ vào công chỉ dẫn cẩn thận tỉ mỉ của chú Tấn . Chú rất yêu quý cô cháu gái bé bỏng của bạn mình cũng có lẽ gia đình chú chỉ có chú là con một, không anh chị em, nên có thể xem cháu của bạn thân y như cháu của mình cũng là lẽ thường. Cũng do dựa vào tình cảm ấy nên Thơ lúc nào cũng vòi vĩnh, làm nư muốn chú lúc nào cũng phải làm mình hài lòng, một điều mà chú Út chẳng bao giờ đối xử thế với Thơ, chú Út như ông già nghiêm nghị đâu đấy rạch ròi, bắt đe bắt nẹt khó khăn cứ làm như sợ tính chiều cháu làm cô sinh tật thêm hư.
Hai chú cháu ngồi nói chuyện về việc học một lát thì chú Út về tới. Chú Út như thường lệ sai Thơ vào nhà pha hai ly cà phê đá như một sự nhắc nhở, đuổi khéo Thơ nên ra chỗ khác dể hai chú nói chuyện riêng. Hôm nay Thơ ấm ức làm sao , cô bỗng tò mò muốn biết chuyện gì của chú Tấn, vì chú Tấn có cái gì đó rất lạ, cô thấy được do sự bồn chồn đứng ngồi không yên , cứ trông ngóng ngoài cổng đợi chú Út từng hồi. Cô nghĩ chú Tấn hẳn có việc quan trọng.
Chú Tấn bỗng bất chợt mất tăm chẳng thấy dạng đâu, nghĩa là không xuất hiện như mọi ngày nữa. Bài vở khó của cô cứ nằm chờ đợi nóng ruột, vô vọng dõi theo bóng ông thầy vui tính biền biệt phương nào. Cô thẫn thờ, vừa lo lắng vừa giận hờn. Ít khi chú Tấn có tính khí bất thường ấy, thường nếu bận lắm thì hai ba ngày là cùng chứ sao cả hơn tuần.Cô nôn nao muốn hỏi chú Út mọi tin tức nhưng lại ngại ngùng, cô không quên từng bị chú Út rầy mấy bận đó sao, chú Út đã từng bảo là cô phải tự học, tự nghiên cứu, đọc sách nhiều, nếu không thì hỏi thầy hỏi bạn chứ không phải cứ ỷ lại vào chú Tấn, chú ấy còn có bao nhiêu công việc phải làm. Biết thế, nhưng…bây giờ tự nhiên chú Tấn biệt tăm thình lình, cô khó xoay sở, hỏi bài ai đây cô đâm ra bồn chồn, khó chịu, khiến ra vào không yên.
Một hôm khi đi học về, vừa dắt xe đạp qua ngưỡng cửa cổng, tim cô chợt bừng reo vui khi thấy bóng dáng chiếc xe gắn máy quen thuộc của chú Tấn dưới tàn cây mát như mọi khi ở cuối vườn. Cô háo hức cả lòng khi nghe tiếng cười vang của chú trong phòng riêng của chú Út. Cô quăng ngay chiếc xe đạp duới đất, mặc cho tập sách đổ nhào xuống bãi cỏ lối sân, chạy như bay vào gọi tên chú Tấn rối rít.
Chú Tấn hé đầu ra khỏi cửa phòng chú Út, đôi mắt sáng ngời, môi vui rộng mở, chú mau mắn đáp lại tiếng gọi của cô
_Bé hả? mau vào đây chú giới thiệu.
Rồi không kịp để cô thắc mắc, chú xuất hiện ngay với một cô gái
_Thơ này, cô My, bạn chú. Hai cô cháu làm quen đi.
Mắt cô chợt tối sầm lại ,cô nghe lòng hừng hực nỗi nhức nhối khôn nguôi, một cái gì đó nghèn nghẹn ở cổ, một tiếng nấc cay xé ráng nuốt để tránh bật ra tiếng xụt xịt không đúng chỗ. Thế là hiểu rồi, chú Tấn bận rộn cả bao lâu nay là vì lẽ này đây, chú bỏ mặc bài vở của cô không thèm lo tới, thời giờ dành trọn cho cô My này, ôi! sao chú nỡ lòng đối với mình như thế ?
Cô giận dỗi quay ngoắt người lảo đảo bước nhanh ra ngoài , không nói một lời mặc cho chú Tấn sững sờ và chú Út bực bội trách đằng sau
_Ơ, bé này bất lịch sự thế!…..Xin lỗi Tuấn và My nhe , con bé thật hư đáng trách quá!
Cô bậm môi, nưóc mắt bây giờ ràn rụa đầy cả đôi má đỏ au, tóc bệt mồ hôi, tim đập thình thịch tức tối, cô chạy hối hả tiến đến nhấc chiếc xe đạp đang bổ nhào lúc nẫy, vội vàng nhảy lên yên, đạp thẳng ra ngoài đuờng mà không biết mình sẽ đi đâu. Hình như có tiếng la của chú Út, tiếng gọi của chú Tấn thảng thốt làm xao động cả buổi trưa hè im ắng….Thơ…Thơ . ơi.
**************
Chắc chú Tấn đã thực sự tìm được phân nửa của đời mình rồi, dù sao đây cũng là một sự thực không thể chối cãi được. Cô My là cô gái xinh đẹp, hẳn chú nghiêm túc đặt cả tấm chân tình vào đó không đùa cợt , giỡn bợt như trước đây chú đã từng, vì nếu không thì có bao giờ chú đàng hoàng dẫn một cô đến giới thiệu với chú Út đâu. Kể từ nay, thế là chấm dứt chuyện chú thường xuyên đến nhà cô tìm chú Út làm cố vấn, dĩ nhiên chẳng còn đáng bất cứ việc gì quan trọng hay cần thiết nữa, hết thật rồi! cô thầm nghĩ. Cô nức nở trong nghẹn ngào, với những ý nghĩ bi quan , thất vọng muốn buông xuôi. Đôi vai cứ thế run rẩy thoát ra uẩn ức từng chập theo cơn sầu tủi như sóng xô, mây bủa giăng chùng trong trái tim đa sầu đa cảm non nớt vừa chớm vết thương ngầm, cô chỉ muốn ngay bây giờ phải chi có một vòng tay vỗ về hay một bờ vai để tựa cho bớt nỗi xao động, đơn côi. Cô bình tâm một chút khi hình dung đến hình ảnh hiền dịu của mẹ xuất hiện như an ủi, nhưng rồi thoáng hơi rùng mình khi nhớ đến khuôn mặt nghiêm khắc của ba, nếu lỡ ra mọi người biết được chuyện gì thì cô chết chắc. Nhưng cô vẫn không nguôi đau đớn để nghĩ từ giờ không có chú Tấn bên cạnh nữa để được quan tâm, chăm sóc và làm nũng. Khóc mãi đến một lúc tự ái và sự tự trọng trỗi dậy trong cô, cô lau nước mắt, mím môi quyết tâm rằng phải cho chú Tấn biết bây giờ là không hay có chú Tấn kèm dạy, cô vẫn giỏi giang tiến bộ, tiếp tục bước đường học vấn , tại sao cô vô lý có ý tưởng rồ dại trẻ con vì chuyện ….không đâu ấy…, hơn hết cô sợ sệt với lời chú Út đã cảnh cáo, cô mà có hành vi gì hỗn với chú Tấn như dạo nọ, chú sẽ mách mẹ đánh đòn cho biết..
Tư tưởng cô cứ thế rối ren, chu du miên man, giằng co tình lý, hỡi ôi! có ai hiểu cho lòng cô lúc này đây đâu khác một con thuyền chập chành trên biển xô sóng dữ không? tan rồi giấc mộng khung trời mây xanh gió thắm, tội quá ước mơ đang dệt chưa kịp thành hình thì đã bay theo mây khói !!! thấp thỏm, chờ đợi gì đây trong khoảng không mơ hồ vô định. Loang loáng trong tim cảm xúc hận, ghét, hờn,chán nản mù tung trộn lẫn bám theo những mảnh kỷ niệm dễ thương mà hai chú cháu còn những tháng ngày vui vẻ cùng nhau. Cô không phân tích được cảm giác thật của mình thế nào, là tình cảm gì mà sao mỗi lúc nghĩ hay nhớ lại là đau như ruột cắt dao đâm, trái tim ứa rịn se xót , chừng như có muôn ngọn nước ngầm nào đang quậy nát muốn vỡ toang cả khoang ngực, thật là đau, đau biết dường nào hở Trời!
Đúng là cô My thật là dễ ghét quá ! người đâu hiện ra xen vào khoảng không gian đẹp đẽ đáng lẽ chú Tấn dành riêng cho cô . Cô ao ước đừng bao giờ thấy mặt cô ta nữa, vì chính cô ấy, cô sẽ chẳng còn dịp nghe những bài thơ mới sáng tác ngọt ngào của chú Tấn , còn ai khảy lên những nốt nhạc êm ru nhẹ nhàng chờ nghe ý kiến của cô, ý nghĩ đó khiến cô xác xao cả hồn.
Từ lúc đó trở đi, để tránh đi sự thực phũ phàng, cô cố không để chạm mặt chú Tấn mỗi khi có cô My đi cùng. Nhiều lúc chú Tấn chủ động đi tìm cô để hỏi về những bài vở mới mà chú nghĩ cô cần lời giảng, cô chỉ trả lời bâng quơ lấy lệ, nhạt nhẽo mặc cho chú Tấn thắc mắc hụt hẫng .
Thỉnh thoảng, không có cô My đi theo, chú Tấn ghé ngang nhà để đưa cái gì đó cho chú Út, tình cờ gặp cô ngoài vườn, chú Tấn hết lời làm hoà, dỗ dành gần đến như năn nỉ để hiểu rõ những gì đang xảy đến với cô mà chú thật sự không rõ ràng, cô chỉ cúi đầu né câu trả lời bằng cách chúi mũi vào trang sách hay có thái độ lờ đi lạnh lùng đối với đôi mắt thăm dò nghi ngại của chú.
Cô trả thù đến thỏa lòng khi lần sinh nhật thứ 15, cô đã làm chú bẽ mặt lúc sẵng giọng tỏ vẻ không cần tập thơ tiền chiến viết tay rất công phu ,cô thường ao ước, như là món quà đặc biệt chú tặng . Làm sao hơn đây, Cô biết mình không đúng, vì vừa khi quay đi ,cô đã khóc như mưa gió để hiểu rằng từ đây cô tự nguyện đốt cháy nốt hy vọng cuối của lòng . Cũng Sinh nhật thứ 15 đánh dấu một khúc quanh cuộc đời cô, vì mùa thu cùng năm ấy chú Tấn
lập gia đình….
*************
Tình cảm học trò dẫu nhẹ như gió như mây , cơn bão giông qua đi thì sớm quang chiều tạnh. Nhưng những phút giây chao lòng của tuổi mới lớn hồn nhiên lắm, ngây thơ nhiều bao giờ cũng để lại mãi trong tim người những giây phút êm đềm khó thể quên .
Cô tốt nghiệp trung học với bằng danh dự xuất sắc. Đã qua cái thuở cô bé Thơ hay mơ mộng, tưởng không thể vượt qua xao động nhất thời của tuổi mới lớn chớm thương, chớm nhớ, chờ đợi, nhớ nhung mông lung, ghen hờn vô cớ. Hành trang kỷ niệm ấy nay đã chôn sâu nhưng lại là dấu ấn đậm nhất được cô ghi khắc trong cả cuộc đời .
Chú Út một thời gian sau cũng lấy vợ,vợ chú là một dược sĩ. Cô Út là người hướng dẫn Thơ chọn đến nghành thuốc, một nghành học mà ngày xưa thổn thức Thơ từng mơ giản dị là sau này có thể điều chế ra những thần dược chữa hết mọi tâm bệnh gây đau khổ cho người ta.
Chú Tấn mở một xưởng vẽ làm nghề chính sinh sống nuôi gia đình.Tranh chú nổi tiếng và rất được nhiều người hâm mộ. Chú say sưa lao vào thế giới nghệ thuật màu sắc với những gam nóng lạnh thể hiện tình cảm phong phú của người hoạ sĩ trước thiên nhiên hay khắc lên nét vẽ nội tâm khắc khoải của con người trước cuộc sống. Những buổi triển lãm tranh thường xuyên mở rộng hơn cho những yêu cầu của khách mộ điệu. Gia đình chú Út là bạn thân nên lúc nào cũng có vé mời. Thơ dĩ nhiên cũng được mời , tuy cô đã từng nhủ lòng không muốn gặp lại chú nữa, không muốn khơi lên vết thương đã thành sẹo quá khứ, nhưng vì tránh ý nghĩ nghi ngờ này nọ không hay của gia đình, cô đành nể lời lắm mới đi một lần triền lãm cuối mùa. Quả thực, những bức tranh đủ thể loại của chú Tấn sôi nổi, mạnh mẽ , hẳn chú đang hạnh phúc, hưng phấn cuộc sống hiện tại. Gặp Thơ ở phòng tranh, chú vui vẻ như chưa có gì xảy ra, nhưng có chút hơi ngẩn người khi gặp lại Thơ sau một thời gian dài:
-Thơ lạ quá! lớn phỗng, chú suýt nữa không nhận ra
Cô có hơi xao xuyến khi nhìn lại dáng phong trần, lời nói ngọt êm, và mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ. Cô ráng cười nhẹ đáp lại nhưng tự tâm vẫn cảm giác lời lẽ của mình như còn gì lãng bãng hờn dỗi và cay xót làm sao!
_Thơ trưởng thành rồi ,vóc dáng và suy nghĩ đương nhiên cũng khác xưa chứ chú.
Nói rồi cô quay đi, vô tình để lại sau lưng mình nỗi ray rứt của đôi mắt đuổi theo, và còn hình như có tiếng thở dài rất buồn, rất nhẹ …..
*******************
Thời thế chiến sự đổi thay. Cuộc đời biến đổi không ngừng. Đất nước nổi trôi.Vì chữ tự do, một mùa thu biển lặng Cô theo gia đình vượt biển , bỏ lại sau lưng quê hương với một thời để nhớ để thương với bao vui buồn kỷ niệm của thời áo trắng. Gia đình chú Tấn không may ở lại. Buổi giao thời hoang mang ngơ ngác, đất nghèo dân khó , ăn mặc còn chưa đủ , lấy gì thưởng thức nghệ thuật tranh ảnh, nên xưởng vẽ đóng cửa, gia đình chú Tấn lâm vào cảnh sống lây lất, tài chánh eo hẹp. Có thể chính nỗi khó khăn ấy nên nụ cười con người trong những bức vẽ sau này méo mó thảm hại như phản ánh lại chính tâm tư của tác giả trong bối cảnh nghệ thuật đang giãy chết từng giờ theo những gian truân trắc trở hoàn cảnh. Tội cho những mảng mầu đen tối mù mờ ,cảnh vật âm u lạnh lẽo như những cơn mưa thu hắt hiu bên trời xứ người. Mỗi lần Thơ ghé ngang chú Út ngắm xong bức ảnh trừu tượng gởi sang bắng hình chụp lại thấy nao nao cả dạ như có muôn ngàn tâm sự u uất gởi gấm trong đó.
Vì tình bằng hữu thâm sâu, Chú Út thương, lo lắng giùm và thông hiểu lắm gia cảnh bạn, mặc dầu chú không khá giả gì hơn bên này với đồng lương ba cọc ba đồng của công nhân sản xuất dây chuyền như một sự chấp nhận thực tại của một thuyền nhân khởi nghiệp từ đầu bằng tay trắng, chú giấu nỗi lo này với cô Út, hết sức tìm cách chia xẻ phần nào về bên kia đại dương với chân tình của ít lòng nhiều một số tiền nhỏ thường xuyên đều đặn để trợ cấp cứu nguy chú Tấn qua địa chỉ nhà Thơ.
Gởi thế được vài năm thì thơ từ chú Tấn bỗng thưa thớt hẳn không lý do. Chú Út cũng đành ngậm ngùi ngưng trợ cấp tiền bạc vì tình trạng kinh tế khó khăn, thất nghiệp dài hạn.Thế là Thơ cũng bặt tin tức của chú Tấn luôn.
*******************
Hôm nay đi làm về, Thơ ghé ngang trạm bưu điện để nhận một bưu kiện gởi từ trời Âu, nhìn địa chỉ ngoài bao giấy rất lạ. Cô thử soát lại trong trí nhớ xem đã từng quen ai trùng với tên người gởi không. Mặc kệ cứ đem về nhà, vừa hồi hộp xen lẫn thắc mắc, cô xé toang ngay bao bìa vốn được bọc kỹ càng cẩn thận hầu tránh hư hại vì thời tiết hay trong lúc vận chuyển.
Bưu phẩm lộ ra hai lá thư đặt thứ tự nằm trên một hộp giấy mỏng nữa bên dưới có chiều dài rộng ước chùng lớn hơn gang tay. Cô mở lá thư thứ nhất… những nét chữ quen thuộc của chú Tấn hiện rõ mồn một như một ký ức xa xưa nào hiện về sống động …khu vườn năm xưa, đường sỏi dẫn đền chiếc xích đu đâu đây đong đưa dưới tàng cây râm bóng của những trưa hè oi bức im lắng.
Nhưng sao lại……
Cô run lên hốt hoảng với những giòng chữ như trăn trối, như gửi trao đến nỗi tưởng tuột tay đánh rơi lá thư:
Xin gởi kỷ vật này đến tận tay cô Nguyễn Mộng Thơ khi tôi không còn nữa trên thế gian này.
Tấn
Trái tim như bị muối xát kim châm, mặt cô đỏ bừng căng thẳng trong nỗi đau đớn tận cùng. Cô lật đật mở vội lá thư thứ hai để hiểu rõ sự tình.
Thế ra Gia đình Chú Tấn đã tan nát trong buổi nhiễu nhương của đất nước. Vượt biển thất bại và cũng bị bắt nhiều lần qua đường bộ khiến chú đã dở sống dở chết trong tình trạng suy kiệt tài chánh, sức lực và tinh thần. Trong lần cố vượt thoát cuối cùng, như có linh tính không hay, bằng mọi cách, chú nhờ một người tín cẩn gởi đến người bạn may mắn, từng vượt đào với chú, nay đã yên ổn nơi tự do, kỷ vật mà chú luôn giữ trân quý, đến tận tay người mà chú nghĩ sẽ chẳng còn cơ may nào gặp gỡ…..
Cô mở hộp giấy mỏng nằm dưới đáy, nước mắt ràn rụa của cô lã chã đẫm ướt cả tấm lụa hồng. Vâng, chính vải lụa này, cô đã chọn mua trong một hội chợ tết, để nhờ chú Tấn vẽ cho cô một bức chân dung. Cô nhớ thường nhắc nhở, năn nỉ hoài chú Tấn vẽ ngay, mà chú cứ bận rộn, hẹn thời gian lần lữa mãi khiến cô chán nản, bực mình không thèm hỏi han đến nữa.
Mở tấm lụa hồng gấp làm tư ra, cô nấc lên, cả thân hình như muôn sụp ngay xuống, tưởng chừng đất trời hôm nay quay về ngày cũ, ngày mà cô thấy chú Tấn tay trong tay với cô My.
Bây giờ thì không có ai ngoài cô hết, không có ai tranh giành tình cảm với cô, chỉ có duy nhất cô thôi trong bức chân dung vẽ dở dang thật gần gũi với đôi mắt đang hờn giận còn long lanh ngấn nước, cửa sổ linh hồn mở ra một thuở vẹn nguyên nét vụng dại của tuổi 15… mộng mơ năm nào. Đôi mắt với những ẩn chứa niềm riêng hẳn đã theo và làm chú ray rứt một đời. Chú đã hứa vẽ,…và cuối cùng đã vẽ, bức tranh dẫu chưa hoàn thành vì nó cũng giống như bài thơ còn dang dở mà chú ghi bên dưới, tâm tư một lời cuối…. muộn màng.
Vì đâu tan đóa mộng đầu
Thiên thu thôi nhé mãi là thiên thu
Tỉnh mơ sương cõi chập chùng
Mây sầu trăm hướng, bão bùng bủa giăng
Tạ tình, tay chắp ăn năn
Lỡ gây oan trái trở trăn một đời
Vườn xưa dạ khúc tả tơi
Vàng rơi trăng khuyết, nốt thơ…mấy còn…
…………………..
Thương người….
Từ độ…. tình son….!!!.
Chú Tấn ơi! cô nấc lên …..Thơ hiểu cả rồi !
Trời thu bên ngoài mây xám bàng bạc, heo may từ đâu lùa vào song cửa sao gờn gợn thịt da, ngẩng nhìn giọt thu lất phất. Loang loáng hư không, chập chờn cõi tạm, mơ hồ phảng phất, cô cảm tưởng dường như vừa có hạt bụi nào nhẹ nhõm mới hiện thoáng qua rồi chợt vút bay đi lên thật cao, thật xa …..tan khuất……..vời vợi……an bình!…..
Hồng Thúy
[hr]
Kính mời thầy cô và các anh chị xem một truyên ngắn của Hồng Thúy. Truyện này đã có một số it anh chị đã đọc qua rất lâu! nay xin được post vào trang nhà
Hồng Thúy
Comment