Tượng Điêu Khắc “Mẹ Âu Cơ”
Phạm Hữu Phước (74KCN)
Tượng Mẹ Âu Cơ tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng).
Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân là truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam. Bức tượng “Mẹ Âu Cơ” được nhà điêu khắc Lê Công Thành tạc tặng cho Đà Nẵng. Việc chọn vị trí cho bức tượng ngay trên bờ biển đẹp này cũng thể hiện tính nhân văn rất cao của Đà Nẵng. Vì theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi, cha Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển. Do vậy ngay trước biển có một bức tượng về Mẹ Âu Cơ của miền sơn cước thể hiện sự ghi nhận của người miền xuôi đối với người miền ngược, hay là chính trong mỗi con người miền duyên hải Việt Nam đều có sự hiện diện của những người anh em ở vùng núi cao khắp nước Việt.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba..."
"Việt Nam ơi Việt Nam
Núi cao như tình mẹ
Bốn mùa tóc bạc nổi thương con."
Hình (PHPhước)
Hình (PHPhước)
Có thể với nhiều người dân Đà Nẵng và du khách, rất khó để hình dung và hiểu được hết ý nghĩa của bức tượng này, bởi vậy không ít lời ra tiếng vào, khen cũng có mà chê cũng lắm.
Ông ả Nguyễn Đình An đã khẳng định điều ông tâm đắc: “Quá trình sáng tạo Mẹ Âu Cơ và quá trình đưa Mẹ Âu Cơ hiển hiện thành hình khối ở Công viên Biển Đông đúng là một việc không giống ai. Việc không giống ai trên các lĩnh vực khác thì còn có thể bàn cãi, chứ trong lĩnh vực nghệ thuật thì rất nên là như vậy”.
Phạm Hữu Phước (74KCN)
Tượng Mẹ Âu Cơ tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng).
Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân là truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam. Bức tượng “Mẹ Âu Cơ” được nhà điêu khắc Lê Công Thành tạc tặng cho Đà Nẵng. Việc chọn vị trí cho bức tượng ngay trên bờ biển đẹp này cũng thể hiện tính nhân văn rất cao của Đà Nẵng. Vì theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi, cha Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển. Do vậy ngay trước biển có một bức tượng về Mẹ Âu Cơ của miền sơn cước thể hiện sự ghi nhận của người miền xuôi đối với người miền ngược, hay là chính trong mỗi con người miền duyên hải Việt Nam đều có sự hiện diện của những người anh em ở vùng núi cao khắp nước Việt.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba..."
"Việt Nam ơi Việt Nam
Núi cao như tình mẹ
Bốn mùa tóc bạc nổi thương con."
Hình (PHPhước)
Hình (PHPhước)
Có thể với nhiều người dân Đà Nẵng và du khách, rất khó để hình dung và hiểu được hết ý nghĩa của bức tượng này, bởi vậy không ít lời ra tiếng vào, khen cũng có mà chê cũng lắm.
Ông ả Nguyễn Đình An đã khẳng định điều ông tâm đắc: “Quá trình sáng tạo Mẹ Âu Cơ và quá trình đưa Mẹ Âu Cơ hiển hiện thành hình khối ở Công viên Biển Đông đúng là một việc không giống ai. Việc không giống ai trên các lĩnh vực khác thì còn có thể bàn cãi, chứ trong lĩnh vực nghệ thuật thì rất nên là như vậy”.