Chúng ta đang sống trong thời buổi thật lạ kỳ. Phố phường chật hẹp, người đông đúc, thế nhưng con người ngày càng cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Nỗi buồn gậm nhấm mở ra những khoảng trống trong tâm hồn cho ý tưởng tự vẫn phát triển như một thứ vi khuẩn giết dần mòn nghị lực của con người. Và khi súng đạn bao giờ cũng nằm trong tầm mắt, đương nhiên người ta dường như bao giờ cũng thấy có một giải pháp chờ chực sẵn sàng…
Trong bao nhiêu vụ án bạo lực vì súng đạn mà người ta vẫn hay nói, có đến gần 2/3 cái chết là do tự vẫn. Năm 2010 chẳng hạn, trong 31.672 trường hợp tử vong vì súng, có đến 19.392 người tự vẫn, trong khi chết vì án mạng chỉ có 11.078. Tính ra, tự tử là nguyên nhân gây chết người hàng thứ tư, sau ung thư, đứng tim và những tai nạn bất thường. Mười năm trước, nó đứng hàng thứ tám.
Thế nhưng những tiết lộ từ báo cáo trong tháng qua của Trung tâm Kiểm dịch và Phòng dịch (CDCP) quả là đáng giật mình. Trong thập niên qua, số trường hợp tự vẫn đã gia tăng đến 31%, và lớp tuổi nào cũng có phần đóng góp đáng kể trong sự gia tăng này: thiếu nhi, thanh niên, trung niên và cao niên. Trung tâm này cho biết theo thống kê, con số trường hợp chết vì tự vẫn nay đã cao hơn chết vì tai nạn xe cộ. Và một số chuyên viên đã không ngần ngại chỉ mặt cuộc khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ hiện nay như là nghi can chính của vụ án này.
Từ năm 1999 đến năm 2010, tỷ lệ tự vẫn trong số công dân Mỹ vào khoảng tuổi 35-64 đã tăng vào khoảng 30%, tức từ 13.7 trên mỗi 100.000 người lên đến 17.6. Trong năm 2010, có 33.687 người chết vì tai nạn xe cộ, nhưng đến 38.364 chết vì tự vẫn. Trước đây, người ta vẫn xem tự vẫn là vấn đề của giới trẻ (dưới 30) và người già, nay thì trong lứa tuổi trung niên, cả đàn ông và đàn bà, số trường hợp tự tử đã gia tăng đáng kể. Tỷ lệ tự vẫn cho nam giới trong độ tuổi 35-64 tăng 27.3% - từ 21.5 mỗi 100.000 người lên 27.3) trong khi tỷ lệ này về phía phụ nữ đã tăng 31.5% (từ 6.2 lên 8.1). Về phía nam, gia tăng lớn nhất là cho hai lớp tuổi 50-54 và 55-59. Lớp đầu tiên đã tăng 49.4% (từ 20.6 lên 30.7), lớp sau tăng 47.8% (từ 20.3 lên 30.0). Về phía nữ, dường như tỷ lệ tự vẫn có khuynh hướng gia tăng cùng với tuổi. Mức gia tăng bách phân lớn nhất về tỷ lệ tự vẫn là ở phụ nữ trong khoảng tuổi 60-64 (tăng 59.7%, từ 4.4 lên 7.0). Như ta đã thấy qua những con số này, phía nam giới sẵn sàng chọn giải pháp tự vẫn cho cuộc đời của mình nhiều hơn nữ giới – có lẽ vì phái mạnh liều hơn, hay có sự lựa chọn dứt khoát hơn, hay kém sức chịu đựng hơn? Cách giải thích nào cũng tùy thuộc cách người ta hiểu về động thái kết thúc cuộc sống này.
Một điều đáng nói ở đây là nhiều nhà quan sát xã hội, những giáo sư xã hội học, đã khẳng định rằng những con số vừa được đưa ra trong thực tế là quá thấp vì có nhiều cái chết không được xem là tự vẫn thực sự. Theo lời bà giáo sư Julie Phillips của trường Đại học Rutgers University nói với tờ The New York Times: “Người ta đã báo cáo quá thấp. Chúng tôi biết rằng chúng ta đã không tính đủ hết tất cả những trường hợp tự vẫn”. Nhiều trường hợp tử nạn vì dùng thuốc quá liều, lý do chỉ ghi là “overdose”, trong khi động lực ít khi được bàn tới. Báo cáo này của Trung tâm Kiểm dịch CDC đã hẳn chỉ là những con số phơn phớt phía ngoài, còn xa mới đi vào phân tích sâu hơn về thành phần chủng tộc, về hoàn cảnh nạn nhân, về điều kiện kinh tế, về giả thuyết động cơ tự sát…
Đáng quan tâm trong báo cáo này là khuynh hướng tự vẫn nơi thế hệ “bùng nổ dân số thời hậu chiến” – chúng ta vẫn gọi là Baby Boomers, những người sinh sau năm 1945 cho đến năm 1964. Báo cáo của CDC đã nói “chính nhóm tuổi Baby Boomer là lứa tuổi chúng ta ghi nhận mức tự vẫn gia tăng mạnh nhất. Có thể có điều gì chăng về nhóm đó, những suy nghĩ của họ về những vấn đề trong cuộc sống và những sự lựa chọn của họ để cho có giải pháp”.
Có một số tác giả đưa ra giả thuyết cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2007 kéo dài cho đến nay có lẽ là nguyên nhân chính yếu khiến người ta tự vẫn nhiều hơn, không chỉ trong lứa tuổi cao niên, mà cả trong lứa tuổi trung niên. Dĩ nhiên, vào thời này, ai cũng khó khăn cả, hay có đến “99% người dân” - những người không thuộc lớp 1% có lợi tức gia đình trên $358.000 một năm và nay đang làm giàu nhờ kinh tế phục hồi - đều cảm thấy lúng túng, thất vọng, sự nghiệp gian nan, tài sản, của cải suy đồi, và từ đó, cuộc sống cá nhân, cuộc sống gia đình lâm vào khủng hoảng với những mối quan hệ với những người chung quanh bớt đi sự ngọt ngào, thương yêu, mặn nồng hào hứng mà dư những mặc cảm chiếu lệ, bất lực, bực bội và không chu toàn.
Phải chăng nay đã đến lúc chúng ta nhìn thẳng vào những tác hại đến con người mà cuộc khủng hoảng kinh tế cho đến nay vẫn cứ dây dưa đã gây ra. Mọi lứa tuổi đều có một “Giấc Mơ Nước Mỹ’ (American Dream) trong cuộc sống hàng ngày. Hãy xem đến cuối ngày, khi người ta có thời giờ nhìn lại một cách mệt mỏi, giấc mơ này đã tơi tả như thế nào cho từng người! Sống trong một thời thế đảo điên, bao nhiêu người có thể giữ cho tâm thần “vô vi”, không bị ảnh hưởng?
Có gì đau lòng hơn khi trẻ em mới học lớp 7 lớp 8, chưa quá 15 tuổi, cũng đã tự tử vì bị bạn bè chế nhạo, bức hiếp? Người ta không còn coi đây là một “hiện tượng” nữa, nhưng để hiểu sâu hơn sự tuyệt vọng của lớp nạn nhân này cùng những suy nghĩ có thể có đàng sau những quyết định tự vẫn, những nhà tâm lý học, xã hội học cần phải đào sâu hơn.
Dễ hiểu hơn đối với chúng ta là sự tự vẫn của giới trẻ, những người thuộc “thế hệ cùng đường lạc lối” – the lost generation. Một lớp trẻ đang thấy chuyện học hành bế tắc, không phơi phới mở ra con đường đi lên trước mặt như vẫn từng mơ tưởng. Thời trước tuổỉ trẻ sẵn sàng mang nợ để làm cho xong bốn năm đại học. Ngày nay, người ta đắn đo hơn, do dự hơn, vì sợ nợ không trả nổi. Nhà kinh tế học được giải Nobel 2001 đã viết rằng nợ đi học đã làm tan rã “Giấc Mơ Nước Mỹ” của bao nhiêu người tốt nghiệp. Đó là vì chuyện công ăn việc làm cũng bế tắc, chẳng những không còn nữa cái thời người ta có thể tính chuyện “vừa học vừa làm” để sống một cách thoải mái thời đi học trong khi an tâm chờ tương lai, mà còn vì ra trường kiếm việc làm chẳng dễ. Tỷ lệ thất nghiệp trong đám sinh viên mới tốt nghiệp vào khoảng 25%. Thất nghiệp trong giới trẻ cũng lên đến 20%. Và nhiều người mang tiếng có việc nhưng chỉ đi làm những việc tạm bợ, bán thời gian, không đúng ngành nghề… Bởi thế mà nhiều thanh niên không dám lập gia đình, vì làm sao dám lập gia đình khi không có việc làm, không nhà, không cửa, không bảo hiểm y tế… Và chẳng mấy ai dám lấy người như thế! (Người ta nói rằng đó là lý do khiến cho nhiều thiếu nữ da đen, có con thì có, có chồng thì không chịu). Con đường đi tới của nhiều người là trở về mái nhà xưa với cha mẹ, và cứ ru rú ở trong phòng của mình ôm mấy cái lap top, i-pad, cell phone… đến phát điên trong bóng tối. Giấc mơ nước Mỹ đã trở thành một mối thù hận nơi một số người. Có những người không chỉ tự vẫn, mà còn có ý trả thù đời, như ta thấy trong những vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook (Newtown, Conn.), ở rạp hát Aurora (Colorado), ở Tucson, Az.
Giới trẻ mất cơ hội mà tuyệt vong. Giới trung niên mất sự nghiệp gia sản càng có lý do để tuyệt vọng. Họ đã từng có công ăn việc làm ổn định. Bảo hiểm y tế. Có nhà cửa. Có tiền hưu để dành, tiền đầu tư… Nay người thì mất việc, kẻ thì phảỉ làm bán thời gian. Thu nhập chật vật, bảo hiểm y tế không còn. Gia đạo bắt đầu bất an. Của cải tích lũy bao nhiêu năm suy sụp nặng nề: nhà mất giá, đầu tư chứng khoán thua lỗ, nhiều quỹ tiết kiệm hưu trí hao hụt… “Giấc mơ nước Mỹ” bị tan tành còn đậm đà hơn đối với lớp người này. Người ta thấy bẽ bàng, cay đắng trước sự khác biệt giữa huyền thoại và thực tế. Ở tuổi này, tuyệt vọng và thù hận ít khi chuyển thành bạo lực, nhưng ở lứa tuổi sau 50 chẳng hạn, khi người ta thấy sự nghiệp tan tành và khó có thể gầy dựng lại vì thời gian và cơ hội chẳng còn mỉm cười với mình nữa, có những người có thể nghĩ rằng lối thoát “đúng đắn” nhất là chuyện tự vẫn. Ít nhất là để khỏi phải làm những bài toán nan giải về cuộc sống lúc đêm về.
Những người baby-boomers là thế hệ được truyền thông bàn đến nhiều nhất trong thời gian qua, không chỉ vì cái quá khứ oanh liệt của thế hệ đặc biệt này của những người được sinh ra sau năm 1945, mà còn là vì cái hiện tại có vẻ phũ phàng với họ trước một nước Mỹ biến chuyển chẳng giống gì với những gì họ từng nghĩ. Từ năm 2011, lần lượt họ tham gia hàng ngũ cao niên, nhận Medicare, nhận tiền An sinh Xã hội, tiền hưu trí IRA… Nhưng đúng là ngày nay họ đang sống trong một “tuổi già dữ dội” – ít nhất về mặt nội tâm. Họ từng mơ tưởng một đất nước, xã hội mà họ từng dày công xây dựng, sẽ trải thảm đỏ cho họ bước vào tuổi thất thập cổ lai hy. Thế nhưng ngày nay họ đang gặp phải những chuyện họ không ngờ tới. Ví dụ như những khoản Social Security hay Medicare của họ chẳng có lúc nào mà không bị đe dọa cắt xén. Những tiền đầu tư, để dành… một thời mà họ tưởng an toàn nay cũng bị hao hụt. Bệnh tật thì không hẹn cứ rũ nhau tới, và người ta quả tình chẳng biết làm sao chống đỡ - ngày càng cảm thấy bị dồn đến chân tường. Và một câu hỏi mà người ta trước đây ít nghĩ tới nay trở thành nghiêm trọng và cũng tuyệt vọng: nay ai sống với mình, ai lo cho mình. Hầu như đối với đa số chỉ có một con đường trước mặt, một nơi đến chẳng mấy ai ưa thích: nhà an dưỡng… Những người còn suy nghĩ miên man một tí càng cảm thấy bất toại trước bức tranh vân cẩu của đất nước, của xã hội… Nó quá khác xa với sự huy hoàng người ta từng một thời cho rằng là chuyện tất nhiên.
Theo tác giả Pete Earley trên nhật báo USA Today, chúng ta đang sống trong cái thời lạ lùng của con người. Cứ bốn người lớn lại có một người thế nào cũng có thể bị chẩn đoán một lần nào đó ít nhiều có vấn đề tâm thần. Có nghĩa là có đến 57.7 triệu người đang có vấn đề. Có lẽ vì con người thời nay ít “sống” quá, mà “tưởng” thì nhiều. Tưởng tượng. Ảo tưởng. Hoang tưởng. Mộng tưởng. Không tưởng. Lý tưởng. Người ta cứ sống mãi với những điều không thực về mình. Cho đến khi phải tự vẫn vì cái thế giới riêng đó chẳng hòa nhập được vào cái thế giới tàn nhẫn bên ngoài.
Người ta cũng nói đến sự đổ vỡ của ngành y tế tâm thần ở Mỹ. Ngày xưa, cách đây 50 năm, Tổng thống John Kennedy từng có tham vọng đưa người tâm thần đến với xã hội, bằng cách hạn chế nhà thương điên và mở ra những trung tâm tâm thần trong từng cộng đồng. Kết quả ngày nay là số giường bệnh cho người tâm thần đã xuống dần dần đến mức tương đương với năm 1850 (sic), nghĩa là cứ 100.000 người dân lại có 14 giường bệnh. Vào những năm 50, con số này là 338.9. Ở Connecticut, có đến 140.000 bệnh nhân tâm thần nghiêm trọng, nhưng chỉ có một nửa đang được điều trị. Ở Virginia, người ta cũng đã thả ra hàng loạt những người bệnh nặng vì lý do đơn giản: không có đủ giường bệnh. Cũng có lời phê phán các nhà tâm lý học, tâm thần học chỉ giỏi nói chuyện trên mây, có tính cách hiện tượng học. Đi vào chuyện lý giải và điều trị, ai cũng nói như những vị lang băm thứ thiệt.
ST
Trong bao nhiêu vụ án bạo lực vì súng đạn mà người ta vẫn hay nói, có đến gần 2/3 cái chết là do tự vẫn. Năm 2010 chẳng hạn, trong 31.672 trường hợp tử vong vì súng, có đến 19.392 người tự vẫn, trong khi chết vì án mạng chỉ có 11.078. Tính ra, tự tử là nguyên nhân gây chết người hàng thứ tư, sau ung thư, đứng tim và những tai nạn bất thường. Mười năm trước, nó đứng hàng thứ tám.
Thế nhưng những tiết lộ từ báo cáo trong tháng qua của Trung tâm Kiểm dịch và Phòng dịch (CDCP) quả là đáng giật mình. Trong thập niên qua, số trường hợp tự vẫn đã gia tăng đến 31%, và lớp tuổi nào cũng có phần đóng góp đáng kể trong sự gia tăng này: thiếu nhi, thanh niên, trung niên và cao niên. Trung tâm này cho biết theo thống kê, con số trường hợp chết vì tự vẫn nay đã cao hơn chết vì tai nạn xe cộ. Và một số chuyên viên đã không ngần ngại chỉ mặt cuộc khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ hiện nay như là nghi can chính của vụ án này.
Từ năm 1999 đến năm 2010, tỷ lệ tự vẫn trong số công dân Mỹ vào khoảng tuổi 35-64 đã tăng vào khoảng 30%, tức từ 13.7 trên mỗi 100.000 người lên đến 17.6. Trong năm 2010, có 33.687 người chết vì tai nạn xe cộ, nhưng đến 38.364 chết vì tự vẫn. Trước đây, người ta vẫn xem tự vẫn là vấn đề của giới trẻ (dưới 30) và người già, nay thì trong lứa tuổi trung niên, cả đàn ông và đàn bà, số trường hợp tự tử đã gia tăng đáng kể. Tỷ lệ tự vẫn cho nam giới trong độ tuổi 35-64 tăng 27.3% - từ 21.5 mỗi 100.000 người lên 27.3) trong khi tỷ lệ này về phía phụ nữ đã tăng 31.5% (từ 6.2 lên 8.1). Về phía nam, gia tăng lớn nhất là cho hai lớp tuổi 50-54 và 55-59. Lớp đầu tiên đã tăng 49.4% (từ 20.6 lên 30.7), lớp sau tăng 47.8% (từ 20.3 lên 30.0). Về phía nữ, dường như tỷ lệ tự vẫn có khuynh hướng gia tăng cùng với tuổi. Mức gia tăng bách phân lớn nhất về tỷ lệ tự vẫn là ở phụ nữ trong khoảng tuổi 60-64 (tăng 59.7%, từ 4.4 lên 7.0). Như ta đã thấy qua những con số này, phía nam giới sẵn sàng chọn giải pháp tự vẫn cho cuộc đời của mình nhiều hơn nữ giới – có lẽ vì phái mạnh liều hơn, hay có sự lựa chọn dứt khoát hơn, hay kém sức chịu đựng hơn? Cách giải thích nào cũng tùy thuộc cách người ta hiểu về động thái kết thúc cuộc sống này.
Một điều đáng nói ở đây là nhiều nhà quan sát xã hội, những giáo sư xã hội học, đã khẳng định rằng những con số vừa được đưa ra trong thực tế là quá thấp vì có nhiều cái chết không được xem là tự vẫn thực sự. Theo lời bà giáo sư Julie Phillips của trường Đại học Rutgers University nói với tờ The New York Times: “Người ta đã báo cáo quá thấp. Chúng tôi biết rằng chúng ta đã không tính đủ hết tất cả những trường hợp tự vẫn”. Nhiều trường hợp tử nạn vì dùng thuốc quá liều, lý do chỉ ghi là “overdose”, trong khi động lực ít khi được bàn tới. Báo cáo này của Trung tâm Kiểm dịch CDC đã hẳn chỉ là những con số phơn phớt phía ngoài, còn xa mới đi vào phân tích sâu hơn về thành phần chủng tộc, về hoàn cảnh nạn nhân, về điều kiện kinh tế, về giả thuyết động cơ tự sát…
Đáng quan tâm trong báo cáo này là khuynh hướng tự vẫn nơi thế hệ “bùng nổ dân số thời hậu chiến” – chúng ta vẫn gọi là Baby Boomers, những người sinh sau năm 1945 cho đến năm 1964. Báo cáo của CDC đã nói “chính nhóm tuổi Baby Boomer là lứa tuổi chúng ta ghi nhận mức tự vẫn gia tăng mạnh nhất. Có thể có điều gì chăng về nhóm đó, những suy nghĩ của họ về những vấn đề trong cuộc sống và những sự lựa chọn của họ để cho có giải pháp”.
Có một số tác giả đưa ra giả thuyết cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2007 kéo dài cho đến nay có lẽ là nguyên nhân chính yếu khiến người ta tự vẫn nhiều hơn, không chỉ trong lứa tuổi cao niên, mà cả trong lứa tuổi trung niên. Dĩ nhiên, vào thời này, ai cũng khó khăn cả, hay có đến “99% người dân” - những người không thuộc lớp 1% có lợi tức gia đình trên $358.000 một năm và nay đang làm giàu nhờ kinh tế phục hồi - đều cảm thấy lúng túng, thất vọng, sự nghiệp gian nan, tài sản, của cải suy đồi, và từ đó, cuộc sống cá nhân, cuộc sống gia đình lâm vào khủng hoảng với những mối quan hệ với những người chung quanh bớt đi sự ngọt ngào, thương yêu, mặn nồng hào hứng mà dư những mặc cảm chiếu lệ, bất lực, bực bội và không chu toàn.
Phải chăng nay đã đến lúc chúng ta nhìn thẳng vào những tác hại đến con người mà cuộc khủng hoảng kinh tế cho đến nay vẫn cứ dây dưa đã gây ra. Mọi lứa tuổi đều có một “Giấc Mơ Nước Mỹ’ (American Dream) trong cuộc sống hàng ngày. Hãy xem đến cuối ngày, khi người ta có thời giờ nhìn lại một cách mệt mỏi, giấc mơ này đã tơi tả như thế nào cho từng người! Sống trong một thời thế đảo điên, bao nhiêu người có thể giữ cho tâm thần “vô vi”, không bị ảnh hưởng?
Có gì đau lòng hơn khi trẻ em mới học lớp 7 lớp 8, chưa quá 15 tuổi, cũng đã tự tử vì bị bạn bè chế nhạo, bức hiếp? Người ta không còn coi đây là một “hiện tượng” nữa, nhưng để hiểu sâu hơn sự tuyệt vọng của lớp nạn nhân này cùng những suy nghĩ có thể có đàng sau những quyết định tự vẫn, những nhà tâm lý học, xã hội học cần phải đào sâu hơn.
Dễ hiểu hơn đối với chúng ta là sự tự vẫn của giới trẻ, những người thuộc “thế hệ cùng đường lạc lối” – the lost generation. Một lớp trẻ đang thấy chuyện học hành bế tắc, không phơi phới mở ra con đường đi lên trước mặt như vẫn từng mơ tưởng. Thời trước tuổỉ trẻ sẵn sàng mang nợ để làm cho xong bốn năm đại học. Ngày nay, người ta đắn đo hơn, do dự hơn, vì sợ nợ không trả nổi. Nhà kinh tế học được giải Nobel 2001 đã viết rằng nợ đi học đã làm tan rã “Giấc Mơ Nước Mỹ” của bao nhiêu người tốt nghiệp. Đó là vì chuyện công ăn việc làm cũng bế tắc, chẳng những không còn nữa cái thời người ta có thể tính chuyện “vừa học vừa làm” để sống một cách thoải mái thời đi học trong khi an tâm chờ tương lai, mà còn vì ra trường kiếm việc làm chẳng dễ. Tỷ lệ thất nghiệp trong đám sinh viên mới tốt nghiệp vào khoảng 25%. Thất nghiệp trong giới trẻ cũng lên đến 20%. Và nhiều người mang tiếng có việc nhưng chỉ đi làm những việc tạm bợ, bán thời gian, không đúng ngành nghề… Bởi thế mà nhiều thanh niên không dám lập gia đình, vì làm sao dám lập gia đình khi không có việc làm, không nhà, không cửa, không bảo hiểm y tế… Và chẳng mấy ai dám lấy người như thế! (Người ta nói rằng đó là lý do khiến cho nhiều thiếu nữ da đen, có con thì có, có chồng thì không chịu). Con đường đi tới của nhiều người là trở về mái nhà xưa với cha mẹ, và cứ ru rú ở trong phòng của mình ôm mấy cái lap top, i-pad, cell phone… đến phát điên trong bóng tối. Giấc mơ nước Mỹ đã trở thành một mối thù hận nơi một số người. Có những người không chỉ tự vẫn, mà còn có ý trả thù đời, như ta thấy trong những vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook (Newtown, Conn.), ở rạp hát Aurora (Colorado), ở Tucson, Az.
Giới trẻ mất cơ hội mà tuyệt vong. Giới trung niên mất sự nghiệp gia sản càng có lý do để tuyệt vọng. Họ đã từng có công ăn việc làm ổn định. Bảo hiểm y tế. Có nhà cửa. Có tiền hưu để dành, tiền đầu tư… Nay người thì mất việc, kẻ thì phảỉ làm bán thời gian. Thu nhập chật vật, bảo hiểm y tế không còn. Gia đạo bắt đầu bất an. Của cải tích lũy bao nhiêu năm suy sụp nặng nề: nhà mất giá, đầu tư chứng khoán thua lỗ, nhiều quỹ tiết kiệm hưu trí hao hụt… “Giấc mơ nước Mỹ” bị tan tành còn đậm đà hơn đối với lớp người này. Người ta thấy bẽ bàng, cay đắng trước sự khác biệt giữa huyền thoại và thực tế. Ở tuổi này, tuyệt vọng và thù hận ít khi chuyển thành bạo lực, nhưng ở lứa tuổi sau 50 chẳng hạn, khi người ta thấy sự nghiệp tan tành và khó có thể gầy dựng lại vì thời gian và cơ hội chẳng còn mỉm cười với mình nữa, có những người có thể nghĩ rằng lối thoát “đúng đắn” nhất là chuyện tự vẫn. Ít nhất là để khỏi phải làm những bài toán nan giải về cuộc sống lúc đêm về.
Những người baby-boomers là thế hệ được truyền thông bàn đến nhiều nhất trong thời gian qua, không chỉ vì cái quá khứ oanh liệt của thế hệ đặc biệt này của những người được sinh ra sau năm 1945, mà còn là vì cái hiện tại có vẻ phũ phàng với họ trước một nước Mỹ biến chuyển chẳng giống gì với những gì họ từng nghĩ. Từ năm 2011, lần lượt họ tham gia hàng ngũ cao niên, nhận Medicare, nhận tiền An sinh Xã hội, tiền hưu trí IRA… Nhưng đúng là ngày nay họ đang sống trong một “tuổi già dữ dội” – ít nhất về mặt nội tâm. Họ từng mơ tưởng một đất nước, xã hội mà họ từng dày công xây dựng, sẽ trải thảm đỏ cho họ bước vào tuổi thất thập cổ lai hy. Thế nhưng ngày nay họ đang gặp phải những chuyện họ không ngờ tới. Ví dụ như những khoản Social Security hay Medicare của họ chẳng có lúc nào mà không bị đe dọa cắt xén. Những tiền đầu tư, để dành… một thời mà họ tưởng an toàn nay cũng bị hao hụt. Bệnh tật thì không hẹn cứ rũ nhau tới, và người ta quả tình chẳng biết làm sao chống đỡ - ngày càng cảm thấy bị dồn đến chân tường. Và một câu hỏi mà người ta trước đây ít nghĩ tới nay trở thành nghiêm trọng và cũng tuyệt vọng: nay ai sống với mình, ai lo cho mình. Hầu như đối với đa số chỉ có một con đường trước mặt, một nơi đến chẳng mấy ai ưa thích: nhà an dưỡng… Những người còn suy nghĩ miên man một tí càng cảm thấy bất toại trước bức tranh vân cẩu của đất nước, của xã hội… Nó quá khác xa với sự huy hoàng người ta từng một thời cho rằng là chuyện tất nhiên.
Theo tác giả Pete Earley trên nhật báo USA Today, chúng ta đang sống trong cái thời lạ lùng của con người. Cứ bốn người lớn lại có một người thế nào cũng có thể bị chẩn đoán một lần nào đó ít nhiều có vấn đề tâm thần. Có nghĩa là có đến 57.7 triệu người đang có vấn đề. Có lẽ vì con người thời nay ít “sống” quá, mà “tưởng” thì nhiều. Tưởng tượng. Ảo tưởng. Hoang tưởng. Mộng tưởng. Không tưởng. Lý tưởng. Người ta cứ sống mãi với những điều không thực về mình. Cho đến khi phải tự vẫn vì cái thế giới riêng đó chẳng hòa nhập được vào cái thế giới tàn nhẫn bên ngoài.
Người ta cũng nói đến sự đổ vỡ của ngành y tế tâm thần ở Mỹ. Ngày xưa, cách đây 50 năm, Tổng thống John Kennedy từng có tham vọng đưa người tâm thần đến với xã hội, bằng cách hạn chế nhà thương điên và mở ra những trung tâm tâm thần trong từng cộng đồng. Kết quả ngày nay là số giường bệnh cho người tâm thần đã xuống dần dần đến mức tương đương với năm 1850 (sic), nghĩa là cứ 100.000 người dân lại có 14 giường bệnh. Vào những năm 50, con số này là 338.9. Ở Connecticut, có đến 140.000 bệnh nhân tâm thần nghiêm trọng, nhưng chỉ có một nửa đang được điều trị. Ở Virginia, người ta cũng đã thả ra hàng loạt những người bệnh nặng vì lý do đơn giản: không có đủ giường bệnh. Cũng có lời phê phán các nhà tâm lý học, tâm thần học chỉ giỏi nói chuyện trên mây, có tính cách hiện tượng học. Đi vào chuyện lý giải và điều trị, ai cũng nói như những vị lang băm thứ thiệt.
ST
Comment