Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ba ngày ở Myanmar - Tập 2

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Ba ngày ở Myanmar - Tập 2

    ( Ba ngày ở Myanmar - Tập 1 short cut )

    --o0o--

    4. Bữa tối trên du thuyền Cung Đình Myanmar

    Bữa tối cuối cùng tại Myanmar trên một chiếc du thuyền Cung Đình của thế kỷ 18. Các tiếp viên mặc trang phục cung đình, các điệu múa cung đình, tuy nhiên bên trong du thuyền cũng có nhiều tiện nghi của thế kỷ 20-21.


    Một góc nhỏ cung đình Myanmar thế kỷ 18

    Bữa tối trên du tuyền theo kiểu buffet có nhiều món ăn của các dân tộc láng giềng như Thái, Ấn, trung Hoa, Myanmar và nhiều dân tộc trong Mynamar.


    Myanmar traditional food

    5. Trở về Việt Nam:

    Sáng ngày thứ ba đoàn tiếp tục viếng chùa Phật ngọc, Phật nha, Thiền viện, chùa Phật đen, đi chợ mua sắm; và tham quan 2 điểm là Tòa thị chính và Voi trắng.


    Tòa thị chính

    Chùa Phật nha được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn, bên trong trung tâm là nơi lưu giữ răng Phật. Chung quanh đền giữ Phật nha còn có bảy tượng Phật, tượng trưng cho bảy ngày từ thứ Hai đến Chủ Nhật và các tượng khác. Nơi đây cũng được bảo vệ nghiêm ngặt vì Phật nha, Phật tóc là quốc bảo của họ.


    Phật nha

    Ở đây, là một thiền viện lớn nhất thế giới, được UNESCO chọn để tập trung các vị tăng lữ trên thế giới về nghe thuyết pháp về Phật giáo năm 2008. Cũng là nơi cấp bằng Thạc sĩ phật học uy tín nhất thế giới. Học viên nước nào đến học đều có thông dịch viên nói tiếng của nước đó giúp đỡ, nên người học rất dễ tiếp thu.


    Thiền viện quốc tế

    Tượng Phật ngọc cũng được tọa lạc trên một diện tích hơn một mẫu với cảnh trí thông thoáng hơn nhưng ngôi chùa khác. Để bảo vệ tôn nghiêm tượng Phật ngọc được bao bọc chung quanh bằng những tấm kiếng dày. Myanmar không cho phép săn bắn nên chim chóc bay nhảy tự do và còn "bĩnh" cả trên tượng Phật . Đó cũng là một trong những nguyên nhân tượng được đưa vào tủ kính.


    Phật ngọc

    Một ngôi chùa khác nằm trong trung tâm, gồm nhiều tượng Phật đen và nhỏ, nhưng khuôn viên thì rộng. Nơi đây trồng nhiều cây Sala là loại cây mà Phật đã nằm dưới gốc nhập Niết bàn.


    Tượng Phật đen

    Hoa được bày bán từng dĩa trong chùa cho phật tử đến cúng. Hiện nay ở VN cũng có trồng vài nơi như chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn hay Lăng Ông - Bà Chiểu cũng trồng nhiều. Người ta nói cứ 12giờ trưa thì hoa rơi. Ai có duyên may mới nhặt được hoa.


    Hoa Sala

    Người Myanmar không đốt vàng mã, đó là điều đặc biệt ở đây vì theo đạo Phật chính thống. Chỉ dâng hoa và vái lạy cầu xin. Chùa cũng giống như một nơi để người ta thư giãn những lúc nhàn rỗi, nên chiều phật tử đến chùa rất đông, mà lại không có đèn nhang, khói hương nghi ngút, vàng mã đầy sân như bên ta. Khung cảnh thật an bình, tĩnh lặng.


    Mâm cơm cúng Phật

    Phương tiện vận chuyển ở Myanmar chủ yếu là xe bus, xe tải và xe đạp lôi. 21g tối là hầu như mọi người đã ở trong nhà. Ngoài đường không có đèn nên tối um, không ai dám tản bộ ngắm phố cả, nhưng không hề có trộm cướp hay kẻ quấy rồi. Cả nam lẫn nữa đều mặc Loonggy ( xà rông), ngay cả các quan chức chính phủ cũng cuốn loonggy, trừ quân đội và cảnh sát. nên dép kẹp rất thông dụng.

    Đàn ông rất ít hút thuốc lá , nhất là nơi công cộng. Nhưng họ vẫn còn nhai trầu. Món này được bán ở các quán nước. Dọc đường cũng có những quán cóc, quà rong như Việt Nam.



    Quà vặt -quà rong

    Tại các bến xe ưu tiên cho nhà sư, đàn ông rồi mới tới phụ nữ (phụ nữ không được ngồi gần sư, khi phụ nữ nói chuyện với sư phải có người thứ ba), nên không có cảnh chen lấn giựt dọc. Đường xá, chợ búa đâu đâu cũng sạch sẽ dù đã cũ kỹ. Những nơi công cộng như phố, chợ, bến xe cũng rất yên tĩnh không ồn ào, la ó, cải vã, giành mối như ... VN.

    Một số quà lưu niệm có thể mua được là sản phẩm gỗ và đá ( loại thường, chứ rubi thì rất mắc). Khi mua hàng phải trả giá vì họ cũng nói thách. Tuy nhiên nếu khách hàng không mua cũng không sao, không có cảnh lớn tiếng chưới rủa hay đốt thong long như ở ... VN. Chị em có thể mua một loại phấn Thanakha để dưỡng da, chống nắng. Khi ra đường phụ nữ Myanmar bôi lên hai gò má và mũi (đàn ông ít dùng). Nên mua dạng bột đóng thành viên, đừng mua cây về mài không nổi. Do đó các hãng mỹ phẩm không có đất sống.

    Net và điện thoại rất hạn chế sử dụng, phải đăng ký tại quầy tiếp tân hoặc bàn điện thoại công cộng, nhưng đôi khi cũng không liên lạc được. Điện thoại di động quốc tế cũng không xài được luôn ( coi như tạm xa rời thế giới bên ngoài).

    Cả nước có 4 ngân hàng ( Việt Nam có 1 ngân hàng đóng đô tại Yangon - BIDV) nên phải mang tiền đô Mỹ qua đổi chợ đen xài. Tỷ giá cũng lên xuống theo chợ trời. Bình thường 100 USD = 700.000 Kyat = 2.000.000VND. Cty du lich cũng phải xách một cọc tiền mặt qua trả chứ không giao dịch qua ngân hàng vì vậy ATM càng không hiện diện nơi đây.

    Dù chỉ 3 ngày ở Myanmar, nhiều người đều nhận thấy nước này còn kém văn minh, nhưng lại là nước rất có ...VĂN HÓA.

    Đoàn ra sân bay đón chuyến bay về Việt Nam lúc 18 giờ cùng ngày, kết thúc một cuộc hành trình về đất Phật đầy thú vị.

    Sài Gòn, tháng 7 năm 2011

    *P/S: Nga tính làm 1 tập thôi nhưng forum chỉ cho post có 10 hình 1 lần nên đành chia 2 tập vậy. lol


  • #2
    Bích Nga và các bạn đọc thân mến

    Trước tiên có lẽ phải xin lỗi bạn Bích Nga ! '2 tập , Ba ngày ở Myanmar 'do bạn Bích Nga viết rất công phu , nội dung súc tích với đầy đủ các hình ảnh đẹp đã hấp dẫn đến trên 11,400 lượt truy cập của độc giả khắp nơi . Kết quả nầy "xưa nay hiếm "cho một bài viết ngắn chỉ khoảng 2 trang !

    Hôm nay xem lại bài nầy mới ngạc nhiên và vội vàng click một chữ "Likes" . Nếu đây là nguyên nhân mấy năm nay trang du lịch của diễn đàn không nhận được thêm bài nào của bạn Bích Nga nữa thì thật là đáng ... trách cho những ai như tôi , đọc rồi , rất thich mà lại quên tặng tác giả một chữ like !

    Thân ái chúc Bích Nga và các bạn vui khỏe .

    NTT

    Comment


    • #3
      Nhắc đến Bích Nga như gợi lên một nỗi buồn. Ngày đó, không chừng đã khoảng bốn năm, Nga vào thăm DD thường xuyên và cũng đã đóng góp nhiều bài viết cũng như comment rất có giá trị. Trang web lúc đó cũng vui như bây giờ khi có sự tham gia của các bạn Kim Dung, Hiền Trần và Phương Lê. Bất chợt một bài sưu tầm của nàng đã tạo nên một chút bất đồng, mà chúng ta đã không khéo léo giải quyết để từ đó ... "Thúy đã đi rồi''. Sau này có mail để thăm hỏi Nga và mời nàng trở lại nhưng không thành công, thật đáng tiếc.

      Comment


      • #4
        Các bạn mến,

        Cách đây 4 năm, hồi đó anh NTT còn trẻ hơn bây giờ mà đã quên "like", H thấy bây giờ ai cũng ngày càng thêm tuổi thì ngày sẽ càng hay quên hơn. Hay là chúng mình bỏ cái phần like hay unlike đi vậy.

        Mình vào đây để vui chơi, chia sẽ để an hưởng tuổi gần già mà, chứ đâu phải đếm "like" phải không các bạn. Quan niệm như vậy, nên từ giờ trở đi H sẽ không like nữa sau khi đọc bất cứ bài viết hay comment nào, kể cả của H nữa. Chắc các bạn hiểu được rằng quyết định của H như vậy xuất phát từ trái tim yêu thương của H dành cho diễn đàn này của chúng ta đó.

        Ý kiến này của H dựa trên sự hay quên hay sự vô tình tự nhiên của con người và lòng yêu quí diễn đàn này mà thôi. H không có ý gì liên quan đến sự không trở lại của Bích Nga đâu các bạn ạ.

        Thân ái

        Hien

        Comment


        • #5
          Chữ ''Like'' thường chỉ có nghĩa là mình đã xem qua bài viết hay comment đó, chữ ''Like'' cũng có thể là một sự khuyến khích người viết và cuối cùng chữ ''Like'' là một sự công nhận giá trị, dĩ nhiên là theo ý riêng của mỗi người đọc. "Like" is remarkable but don't take it too seriously. Dù sao cá nhân mình vẫn luôn mong muốn có sự ủng hộ ("Like") của các bạn, nhất là của Hiền.

          Comment


          • #6
            Các bạn mến,

            Vậy là chữ " like" có nhiều nghĩa qúa ha, nên bây giờ H thích chữ " like" rồi, H sẽ vẫn "like" Như cũ.

            Các bạn thấy H sao cứ xoay tít như chong chóng, có lẽ tại vì mình chọn nghề gõ đầu trẻ.

            Chọn nghề sư phạm cũng vì mình tin rằng con người ta có thể thay đổi, nếu nghĩ rằng con người không bao giờ thay đổi thì đã không theo nghành sư phạm đâu phải không các bạn.

            Thân ái

            Hiền

            Comment

            Working...
            X