Ca Dao Tục Ngữ Biến Chế - 01
Hôm nay tạm dưng vụ Thả Thơ. Xin cùng thưởng thức "Ca Dao Tục Ngữ Biến Chế". Các câu ca dao tục ngữ vui cười thời hiện đại, phản ánh “sự thực tế” của xã hội khi đã có rất nhiều thay đổi so với thời các cụ trước kia. Đây là những câu ca dao tục ngữ có vần điệu giống với các câu ca dao tục ngữ kinh điển, nhưng được độc giả “biến tấu” để “phù hợp” với xã hội hiện đại.
Tục ngữ ca dao Việt Nam không thiếu những câu đầy ẩn ý và hài hước, nhưng phần lớn trong số đó có tính chất giáo dục, thể hiện tình cảm, phản ánh con người trong cuộc sống lao động và tình quê hương. Tục ngữ ca dao chế ngày nay thì có nhiều đổi khác hơn dù rằng vần, điệu vẫn không khác xưa nhiều lắm, nhưng những câu ca “thực tế” hơn và cũng đầy ẩn ý sâu xa. Hãy cùng đọc những câu tục ngữ ca dao đã được người đời nay “biến tấu” thế nào… Nếu các bạn gom nhặt được câu nào xin chia xẻ.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
gà cùng một mẹ đá hoài... ê chân
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
vô duyên đối diện cãi um sùm.
Có công mài sắt có ngày chai tay.
Kiến tha lâu cũng có ngày mỏi cẳng.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ chạy.
Môi hở, răng... hô.
Trèo cao ngã đau, trèo thấp... ngã cũng đau.
Học đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi.
Qua cầu ngã nón trông cầu,
cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu.
Khi xưa vác bút theo thầy.
Bây giờ em lại vác cày theo trâu.
Dưới trăng nâng chén tiêu sầu.
Một câu thơ vịnh, hết hai đĩa mồi.
Con người càng lúc càng đông.
Thạch Sanh thì ít, Lý thông thì nhiều.
Hôm qua anh đến nhà em.
Ra về mới nhớ để quên năm nghìn.
Anh quay trở lại vội vàng.
Em còn ngồi đó, năm nghìn mất tiêu.
Dạy con từ thuở còn thơ.
Dạy vợ từ thuở nó chưa dạy mình.
Đi xa con nhớ mẹ hiền.
Con về thăm mẹ, lấy tiền con đi.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình.
Em xinh em đứng vũng sình cũng xinh.
Ông Tiền, ông Tiến, ông Tiên
Trong ba ông ấy ông Tiền đẹp trai
Khi thương anh nói anh cười.
Hết thương anh giống như người điếc câm.
(còn tiếp)
Hôm nay tạm dưng vụ Thả Thơ. Xin cùng thưởng thức "Ca Dao Tục Ngữ Biến Chế". Các câu ca dao tục ngữ vui cười thời hiện đại, phản ánh “sự thực tế” của xã hội khi đã có rất nhiều thay đổi so với thời các cụ trước kia. Đây là những câu ca dao tục ngữ có vần điệu giống với các câu ca dao tục ngữ kinh điển, nhưng được độc giả “biến tấu” để “phù hợp” với xã hội hiện đại.
Tục ngữ ca dao Việt Nam không thiếu những câu đầy ẩn ý và hài hước, nhưng phần lớn trong số đó có tính chất giáo dục, thể hiện tình cảm, phản ánh con người trong cuộc sống lao động và tình quê hương. Tục ngữ ca dao chế ngày nay thì có nhiều đổi khác hơn dù rằng vần, điệu vẫn không khác xưa nhiều lắm, nhưng những câu ca “thực tế” hơn và cũng đầy ẩn ý sâu xa. Hãy cùng đọc những câu tục ngữ ca dao đã được người đời nay “biến tấu” thế nào… Nếu các bạn gom nhặt được câu nào xin chia xẻ.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
gà cùng một mẹ đá hoài... ê chân
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
vô duyên đối diện cãi um sùm.
Có công mài sắt có ngày chai tay.
Kiến tha lâu cũng có ngày mỏi cẳng.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ chạy.
Môi hở, răng... hô.
Trèo cao ngã đau, trèo thấp... ngã cũng đau.
Học đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi.
Qua cầu ngã nón trông cầu,
cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu.
Khi xưa vác bút theo thầy.
Bây giờ em lại vác cày theo trâu.
Dưới trăng nâng chén tiêu sầu.
Một câu thơ vịnh, hết hai đĩa mồi.
Con người càng lúc càng đông.
Thạch Sanh thì ít, Lý thông thì nhiều.
Hôm qua anh đến nhà em.
Ra về mới nhớ để quên năm nghìn.
Anh quay trở lại vội vàng.
Em còn ngồi đó, năm nghìn mất tiêu.
Dạy con từ thuở còn thơ.
Dạy vợ từ thuở nó chưa dạy mình.
Đi xa con nhớ mẹ hiền.
Con về thăm mẹ, lấy tiền con đi.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình.
Em xinh em đứng vũng sình cũng xinh.
Ông Tiền, ông Tiến, ông Tiên
Trong ba ông ấy ông Tiền đẹp trai
Khi thương anh nói anh cười.
Hết thương anh giống như người điếc câm.
(còn tiếp)
Comment