Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thả Thơ Thứ Ba - Tiếng Lóng Hư Tự (34)H(34)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Giải đáp 41-43: 41(c), 42(b), 43(a)

    Ca Dao: Lừa Dối và Trách Móc



    Lừa Dối - Ở đời nếu nhẹ dạ, thiếu suy tính, dễ tin, không khôn dễ sa chân vào cạm bẩy thì ân hận suốt đời. Người con gái khôn nên nghe lời cha mẹ là người từng trải chỉ dẫn điều tốt lành, và cũng không nên khờ dại nghe lời ngọt dịu dễ lầm đường lạc lối. Đôi khi, khôn ba năm, dại một giờ !

    Con ơi muốn nên con người,

    Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha...

    May không chút nữa em lầm

    Khoai lang khô xắt lát em tưởng Cao ly sâm bên Tàu.

    Khi chưa cầu lụy trăm đàng,

    Được rồi thì lại phủ phàng làm ngơ.

    Tìm bạn tìm kẻ nho gia,

    Những người cờ bạc trăng hoa chớ gần.

    Chớ nghe quân tử ỉ òn

    Mà rồi có lúc ẳm con một mình.

    Dầu ai nói ngửa nói nghiên

    Lòng ta đứng vửng như kiền ba chân!

    Trách móc - Khi cơm không lành canh không ngọt, gây gổ thậm chí có xa nhau, họ cũng hối tiếc...

    Tưởng giếng sâu tôi nối sợ dây dài,

    Dè đâu giếng cạn, tôi tiếc hoài sợi dây.

    Anh đừng thấy đó bỏ đăng,

    Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng bỏ đèn.

    Nắng lên cho héo lá lan,

    Cho đáng kiếp chàng phụ rẫy tình xưa.

    Nắng lên cho héo ngọn dừa,

    Đánh chết chẳng chừa đổi thay.

    Ở xa không biết nên lầm,

    Bây giờ rõ lại vàng cầm cũng buông.

    Cần Thơ là tỉnh

    Cao Lãnh là quê

    Anh đi lục tỉnh bốn bề

    Mảng lo buôn bán không về thăm em.

    Chưa chi anh đã vội về!

    Đã đi, đừng vội, vội về đừng đi.

    Trách người quân tử bạc tình,

    Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!

    Trai tơ ơi là trai tơ

    Đi đâu mà vội mà vơ nạ dòng?

    Nạ dòng vớ được trai tơ

    Đêm nằm hí hửng như vơ được vàng.

    Trai tơ vớ phải nạ dòng

    Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu.


    Comment


    • #77
      Tiếng Lóng Hư Tự "H"

      Tiểu Định

      Hả? Hỏi? Hỉ?:

      Tiếng hả đi từ tiếng Hỏi rồi thành Hỉ? Hử?

      Trong văn hóa miệt vườn miền nam có trường hợp dùng tiếng hỏi như:

      ― Trường hợp mưa lớn như vậy thì làm sao đi học được, thử hỏi?

      Nếu biến tiếng Hỏi thành Hả thì câu trên thành:

      ― Trường hợp mưa lớn như vậy thì làm sao đi học được, Hả?

      Hư tự Hả, Hử, Hỉ còn có thể dùng như một câu hỏi ngắn (Có đúng thế không?),

      như:

      ―Anh ấy đô con quá, hả?

      có nghĩa:

      ―Anh ấy đô con quá, có đúng không?

      Hà:

      Hư tự Hà chỉ nghe dùng tại vùng đồng bằng miền Nam, nó là biến thể của tiếng Hả trong câu nghi vấn để dùng trong một câu khẳng định. Nhiệm vụ của nó là xác nhận việc nêu ra trong câu nghi vấn.

      Thí dụ 1:

      Câu nghi vấn:

      Cô diễn viên đẹp quá hả ? (Cô diễn viên đẹp quá, phải không?) (1)

      Chuyển sang câu khẳng định:

      Cô diễn viên đẹp quá hà! (Cô diễn viên đẹp thật.) (2)

      Câu (2) xác nhận: ―Cô diễn viên đẹp quá đi thôi.

      Thí dụ 2:

      Câu nghi vấn:

      Ông ta hỏi : “Trong lùm cây đó toàn ong vò vẽ không hả?"(Toàn là ong vò

      vẽ trong đó phải không?) (1)

      Câu khẳng định: (Liên quan đế ong vò vẽ)

      Anh ta trả lời: “Đúng. Toàn ong vò vẽ không hà." (2)

      Câu (2) có nghĩa ― Trong cái lùm cây đó chỉ có toàn ông vò vẽ không thôi.

      Hè:

      Hư tự Hè là biến thể của miền Trung của Hà, hử, hỉ như câu:

      ―Răng rứa hè? (Sao vậy hả?) (1)

      ―Ta đi hè? (Ta đi hả?) (2)

      Hén:

      Hư tự Hén, như chỉ dùng tại một vài địa phƣơng nông thôn, còn gọi là Miệt vườn, trong Nam. Đó là tiếng hả, đọc trại ra thành hén.

      Thí dụ 1:

      Ủa anh Sáu ! Lâu quá hén? Anh chị với bầy nhỏ lóng rày ngon lành cả chớ? (1)

      Tiếng hén ở đây có nghĩa ―Phải không. Do vậy, câu nói có thể đổi thành:

      Ủa anh Sáu ! Lâu quá phải không? Anh chị với bầy nhỏ lóng rày khỏe cả chứ ? (2)

      Thí dụ 2:

      Tội nghiệp anh ta quá hén? (1)

      Có nghĩa:

      Tội nghiệp anh ta quá, phải không? (2)

      Hết:

      Hư tự Hết đứng cuối câu mang ý nghĩa: Hết thảy hay tất cả những gì đứng trước nó.

      Thí dụ:

      “Ông xếp vào phòng làm việc của chúng tôi,

      muốn làm gì thì làm, không hỏi ý kiến của ai. (1)

      câu này khi được thêm tiếng hết vào thì thành:

      “Ông xếp vào phòng làm việc của chúng tôi,

      muốn làm gì thì làm, không hỏi ý kiến của ai hết.(2)

      Tiếng hết trong câu (2) đứng trước tiếng ai, cho biết ― ….ông xếp không hỏi ý kiến của hết thảy những ai ở tại nơi hay chung quanh.

      Do đó, khi dùng tiếng hết ở cuối câu, thiết tưởng nên để ý một điều là trước tiếng này luôn phải có một tiếng cụ thể khác mà tiếng hết có liên quan đến. Thiếu tiếng này thì câu viết hay nói sẽ bị xem là thiếu nghĩa. Xem thí dụ sau đây:

      Xa xa thấy có một cái nhà nhỏ khuất dưới mấy lùm cây. Anh ta vội đến nơi thì không nhìn thấy gì hết. (1)

      Tiếng hết ở đây thiếu một đối tác để cho nó có nghĩa. Người viết cẩn trọng thì phải bỏ nó đi cho câu văn thành thí dụ như :

      Xa xa thấy có một cái nhà nhỏ khuất dưới mấy lùm cây. Anh ta vội đến nơi thì không nhìn thấy gì ngoài cái nhà trống không. (2)

      Nếu mạch văn có nói đến một vật nào đó dành cho tiếng hết, như con chó chẳng hạn, thì câu văn có thể viết:

      Xa xa thấy có một cái nhà nhỏ khuất dưới mấy lùm cây. Bụng tìm con chó bị thất lạc, anh ta vội đến nơi thì không nhìn thấy gì hết. (3)

      Vì đã có tiếng ―con chó bị thất lạcrồi nên tiếng ―gì có thể được thay vào và toàn câu được trọn nghĩa với tiếng hết phía sau..


      Comment

      Working...
      X