Nghĩ Đến Bá Tánh (*)
Trong những ngày hè HM ở Orlando 2013, chúng tôi có duyên ở bên Thầy An một vài ngày, và đã nghe một lời tâm sự:
- "Ở tuổi này, Thầy chỉ nghĩ cho bá tánh".
Thoạt đầu, tôi cũng chả để ý gì vì đầu óc mải lo cho chương trình họp mặt sắp đến. Nhưng những ngày đi cruise lênh đênh trên biển, tôi càng nghĩ càng thấy chữ "bá tánh" thật đơn sơ giản dị, nhưng nhận thức về câu nói của Thầy mới thật là khó khăn. Câu nói ấy đã làm cho tôi suy nghĩ cũng khá nhiều trong tháng qua.
Định nghĩa "Bá tánh" là chúng sanh, dân gian trăm họ, người sống trên đời, v.v... Đôi khi ta còn nghe từ "lảo bá tánh", thập phương bá tánh, bá danh bá tánh, v.v... Nhưng thế nào là "Nghĩ Đến Bá Tánh?"
Có người phát nguyện cả chục ngàn đô để xây nhà thờ hay chùa chiền, cũng có người đều đặn đóng góp vài chục đô hàng tháng cho các cơ sở cô nhi viện, có người chỉ biết bỏ công lao nấu nướng nuôi nấng người già, có người chỉ mang tình thương của mình đến chăm sóc trẻ thơ tàn tật... Cao siêu hơn, cũng có người cống hiến cuộc đời cho nghiên cứu khoa học.
Có người cần kiệm chăm chì làm ăn, họ sống tằn tiện ít dám vui chơi huởng thụ nhưng đóng góp từ thiện rất nhiều. Có người may mắn làm ăn giàu có, nhưng suốt đời cặm cụi nhịn ăn nhịn mặc, đầu tư mua nhà cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Có người không có những may mắn ấy, họ đã nghèo đói từ lúc mới mở mắt chào đời. Có người đã được thừa hưởng một gia tài kếch xù khi còn trong bụng mẹ.
Một số người tiêu những đồng tiền mà họ không thật sự làm ra, vào những thứ xa xí phẩm không cần thiết để gây ấn tượng "high class . Một số người bỏ tiền đóng góp cho một tổ chức, ba hoa chích chòe "chính khách", nhưng chẳng thực sự bỏ sức lực xây dựng tổ chức đó. Ít người bị cho là "chuyện nhà thì biếng nhác, chuyện chú bác thì siêng", nhưng ít ra học bỏ công lao cho chuyện bá tánh chẳng có ý nghĩa ích lợi gì với họ hết. Nhưng cũng không ít người bị "tật nguyền" hạn chế trong những sinh hoạt đời sống thông thường.
Có người có nhu cầu tham vọng, nên mới bon chen miệt mài bất chấp thủ đoạn. Có người nhắm mắt đi hưởng lấy nhàn rỗi an vui cho chính họ. Cũng có người luôn lo âu căng thẳng, mất ăn mất ngủ cho nhu cầu sinh nhai hằng ngày. Có những người chỉ biết kinh kệ đêm ngày, có những người bất cần về đời sống tâm linh. Có người muốn được hưởng một chút cũng không được, ngay cả không đủ đồng tiền cho con cái họ học hành, hay cho con cái họ có một bữa ăn đàng hoàng.
Số người bọc cơm nguội đi làm mỗi ngày, một số khác bỏ chục đô để ăn một bữa ăn tiệm, số ít khác nữa có thể cả trăm đô để ăn ở một nhà hàng Mỹ hay Ý sang trọng. Có giới tỷ phú bỏ cả chục ngàn đô cho bữa ăn tối. Nhưng trong sinh hoạt hằng ngày, chẳng ai quan tâm rằng có nhiều đứa trẻ mồ côi đi xin đồ thừa của một bữa ăn cho qua cơn đói để sống qua ngày. Những chén soup loãng lót dạ tại những trại em bé mồ côi trên thế giới.
Mẹ nó ra đi khi còn tấm nhỏ
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no
Cuộc sống đói rách bơ vơ …
(Nhạc phẩm NÓ)
Thông thường, chúng ta tiêu xài một thứ gì đó rất dễ, nhưng để bỏ một vài đồng bạc để cho “bá tánh” đôi khi lại rất khó khăn..... Không phải chúng ta ích kỉ, nhưng chỉ không biết đến hay chưa hình dung hoàn cảnh của họ để biết họ khó khăn đến thế nào? họ cần những gì? hay chỉ để chỉ để sinh tồn! Việc cụ thể vừa qua, Xuân Lan và Nhường kêu gọi bạn hữu giúp đỡ gia đình anh Thập Tấn, cũng là chuyện chúng ta "nghĩ đến
bá tánh".
Mỗi số phận con người sinh ra vào hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Hãy khiêm tốn và hành dụng cái phước phần mình có một cách ý nghĩa.
Xin cảm ơn Thầy đã chia sẻ một ý nghĩ đơn sơ nhưng quý báu - “Nghĩ đến bá tánh” - Có khi nào bạn tự hỏi và trả lời câu hỏi này chưa ..?
Trần Cường
Aug. 15, 2013
(*) Tựa đề "Sống Cho Bá Tánh" thật cao xa dịu vợi, tôi xin đổi lại tựa đề "Nghĩ Đến Bá Tánh" cho phù hợp và nhẹ nhàng hơn. Xin ACE thông cảm.
Trong những ngày hè HM ở Orlando 2013, chúng tôi có duyên ở bên Thầy An một vài ngày, và đã nghe một lời tâm sự:
- "Ở tuổi này, Thầy chỉ nghĩ cho bá tánh".
Thoạt đầu, tôi cũng chả để ý gì vì đầu óc mải lo cho chương trình họp mặt sắp đến. Nhưng những ngày đi cruise lênh đênh trên biển, tôi càng nghĩ càng thấy chữ "bá tánh" thật đơn sơ giản dị, nhưng nhận thức về câu nói của Thầy mới thật là khó khăn. Câu nói ấy đã làm cho tôi suy nghĩ cũng khá nhiều trong tháng qua.
Định nghĩa "Bá tánh" là chúng sanh, dân gian trăm họ, người sống trên đời, v.v... Đôi khi ta còn nghe từ "lảo bá tánh", thập phương bá tánh, bá danh bá tánh, v.v... Nhưng thế nào là "Nghĩ Đến Bá Tánh?"
Có người phát nguyện cả chục ngàn đô để xây nhà thờ hay chùa chiền, cũng có người đều đặn đóng góp vài chục đô hàng tháng cho các cơ sở cô nhi viện, có người chỉ biết bỏ công lao nấu nướng nuôi nấng người già, có người chỉ mang tình thương của mình đến chăm sóc trẻ thơ tàn tật... Cao siêu hơn, cũng có người cống hiến cuộc đời cho nghiên cứu khoa học.
Có người cần kiệm chăm chì làm ăn, họ sống tằn tiện ít dám vui chơi huởng thụ nhưng đóng góp từ thiện rất nhiều. Có người may mắn làm ăn giàu có, nhưng suốt đời cặm cụi nhịn ăn nhịn mặc, đầu tư mua nhà cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Có người không có những may mắn ấy, họ đã nghèo đói từ lúc mới mở mắt chào đời. Có người đã được thừa hưởng một gia tài kếch xù khi còn trong bụng mẹ.
Một số người tiêu những đồng tiền mà họ không thật sự làm ra, vào những thứ xa xí phẩm không cần thiết để gây ấn tượng "high class . Một số người bỏ tiền đóng góp cho một tổ chức, ba hoa chích chòe "chính khách", nhưng chẳng thực sự bỏ sức lực xây dựng tổ chức đó. Ít người bị cho là "chuyện nhà thì biếng nhác, chuyện chú bác thì siêng", nhưng ít ra học bỏ công lao cho chuyện bá tánh chẳng có ý nghĩa ích lợi gì với họ hết. Nhưng cũng không ít người bị "tật nguyền" hạn chế trong những sinh hoạt đời sống thông thường.
Có người có nhu cầu tham vọng, nên mới bon chen miệt mài bất chấp thủ đoạn. Có người nhắm mắt đi hưởng lấy nhàn rỗi an vui cho chính họ. Cũng có người luôn lo âu căng thẳng, mất ăn mất ngủ cho nhu cầu sinh nhai hằng ngày. Có những người chỉ biết kinh kệ đêm ngày, có những người bất cần về đời sống tâm linh. Có người muốn được hưởng một chút cũng không được, ngay cả không đủ đồng tiền cho con cái họ học hành, hay cho con cái họ có một bữa ăn đàng hoàng.
Số người bọc cơm nguội đi làm mỗi ngày, một số khác bỏ chục đô để ăn một bữa ăn tiệm, số ít khác nữa có thể cả trăm đô để ăn ở một nhà hàng Mỹ hay Ý sang trọng. Có giới tỷ phú bỏ cả chục ngàn đô cho bữa ăn tối. Nhưng trong sinh hoạt hằng ngày, chẳng ai quan tâm rằng có nhiều đứa trẻ mồ côi đi xin đồ thừa của một bữa ăn cho qua cơn đói để sống qua ngày. Những chén soup loãng lót dạ tại những trại em bé mồ côi trên thế giới.
Mẹ nó ra đi khi còn tấm nhỏ
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no
Cuộc sống đói rách bơ vơ …
(Nhạc phẩm NÓ)
Thông thường, chúng ta tiêu xài một thứ gì đó rất dễ, nhưng để bỏ một vài đồng bạc để cho “bá tánh” đôi khi lại rất khó khăn..... Không phải chúng ta ích kỉ, nhưng chỉ không biết đến hay chưa hình dung hoàn cảnh của họ để biết họ khó khăn đến thế nào? họ cần những gì? hay chỉ để chỉ để sinh tồn! Việc cụ thể vừa qua, Xuân Lan và Nhường kêu gọi bạn hữu giúp đỡ gia đình anh Thập Tấn, cũng là chuyện chúng ta "nghĩ đến
bá tánh".
Mỗi số phận con người sinh ra vào hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Hãy khiêm tốn và hành dụng cái phước phần mình có một cách ý nghĩa.
Xin cảm ơn Thầy đã chia sẻ một ý nghĩ đơn sơ nhưng quý báu - “Nghĩ đến bá tánh” - Có khi nào bạn tự hỏi và trả lời câu hỏi này chưa ..?
Trần Cường
Aug. 15, 2013
(*) Tựa đề "Sống Cho Bá Tánh" thật cao xa dịu vợi, tôi xin đổi lại tựa đề "Nghĩ Đến Bá Tánh" cho phù hợp và nhẹ nhàng hơn. Xin ACE thông cảm.
Comment