Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những câu chuyện kể 2012 của TyLan: BOSTON

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những câu chuyện kể 2012 của TyLan: BOSTON

    NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ CỦA NĂM 2012


    Năm 2012 là một năm TyLan đã có rất nhiều chuyến đi xa. Nhiều buổi họp mặt vui bên nhau với thầy cô và bạn bè. Có vài mẫu chuyện,,hình ảnh TyLan đã kể, đã đăng...nhưng cũng có vài chuyện đã viết kể nhưng chưa đăng vì chờ có thời gian chọn lọc hình ảnh.

    Ước gì XL có nhiều thời gian rỗi để hoàn thành cho xong các câu chuyện của năm 2012. Chuyện của năm ngoái chưa dứt điểm thì chuyện của năm nay dồn dập đến...cứ thế mà ứ đọng lại.

    Ở trang Những câu chuyện kể 2012 của TyLan, Xuân Lan sẽ gom lại các bài theo thứ tự của câu chuyện đã xảy ra. Sở thích viết kể chuyện dựa theo hình ảnh, video mà TyLan đã chụp, đã quay là để "Hello Tuổi Già", hy vọng những bài viết của ngày hôm nay sẽ là liều thuốc giúp cho trí nhớ của TyLan không phải bị Alzheimer trong mai sau...Ace nào có hứng thú với các câu chuyện kể thì xin mời vào dạo chơi ở đây cùng chung vui nha.


  • #2




    3Ls kể chuyện đi dự họp mặt vui 2012:

    * Chuyện trước khi đi họp mặt.

    Líu Lo 74KNC


    ...Tưởng nhớ đến Nguyễn văn Minh-cậu học trò năm xưa lớp Toán khóa 5, CĐSP-Nha Trang.

    Từ lâu nay vợ chồng Thanh Triều-Minh ở Woburn, Massachusetts (học sinh CĐSP-NT của Lánh & tôi) thường hay phone nỉ non"Chú Ty, cô Lan ơi! Khi nào có dịp thì qua bên tụi em chơi đi". Tuy đã ở nước Mỹ gần 18 năm rồi mà tôi vẫn chưa có dịp đi thăm các em. Đến khi Lánh email tin cho tôi biết sẽ sang Mỹ vào tháng 6 để thăm con gái đang đi học ở Seattle, gần với thời gian họp mặt SPKT-TĐ tại Toronto-Ottawa nữa. Thế thì phải cù rủ Lánh đi dự họp mặt mới được. Nếu Lánh có duyên với các cuộc hội ngộ thầy cô-bạn bè, thì chuyện thủ tục giấy tờ sẽ suôn sẻ mà thôi. Con gái Lánh thì muốn tìm hiểu về các trường học ở Boston,MA. Như vậy thì hay quá đi. Trong chương trình đi họp mặt SPKT 2012 gánh hát rong 3Ls: Liên (anh Ty) Lánh Lan sẽ có thêm mục dừng chân ở Boston trước. Con gái Lánh chỉ đến Boston rồi về lại Seattle để đi học. Gần Boston còn có cô bạn 74KNN: Dương Phương Mai sống ở Methuen,MA. Đến đó rồi rủ Mai đi họp mặt luôn cho gánh hát thêm đông dzui.

    Từ khi biết được kế hoạch của đoàn chúng tôi, cô học trò nhỏ Thanh Triều vui mừng lắm (gọi là "nhỏ" chứ học sinh của tôi nhiều em tuổi đã hơn 4, 5 bó rồi, có người còn lớn tuổi hơn tôi nữa cà), TTriều gọi cô ơi ới từng ngày. Tâm trí của học trò tôi có lẽ chẳng tập trung vào công việc làm ăn nữa, mà cứ lo suy nghĩ, vẽ vời ra không biết bao nhiêu trò, nhiêu món để tiếp đãi 2 cô cho xôm.




    Biết tôi rất thích các món cá biển thế là: "Cô ơi cô! Hôm nay em mới mua được 1 con cá Stripe Bass bự lắm, hơn 15 lbs lận, người ta mới câu ở biển lên đó cô. Em cất vào tủ đá rồi. Chờ 2 cô qua, mình nướng cá ở ngoài vườn, rồi cuốn bánh tráng, chấm nước mắm ngon. Có rau sống ở nhà trồng nữa. Ngon lắm đó cô ơi! À để em dặn mạ em gieo thêm mấy hạt giống rau để khi đó kịp có thêm rau non mà ăn".

    Hôm khác thì: "Lobsters ở Boston là nổi tiếng ngon ở nước Mỹ đó cô à. Đến Boston chơi thì cô không thể nào bỏ qua món lobster được. Nhất định là tụi em phải đãi chú Ty và 2 cô món này rồi".

    ...Có khi sáng sớm đã nghe điện thoại reo: "Cô thích ăn cá, nhưng mà cô có thích ăn chả cá không? (món hảo của anh Ty & tôi đó nha) Em mà làm chả cá thì hết xẩy, ngon không có chỗ nào chê đâu. Em sẽ làm chả cá và nấu món bún cá cho cô ăn nha. Cô lo mua vé máy bay đi cô. Anh Minh em nghe có chú Ty và 2 cô sẽ qua đây chơi thì vui lắm đó cô ơi!" ...vân vân..và vân vân...cô học trò tôi liệt kê thêm nhiều thứ lắm... qua đó đủ thấy tình cảm em dành cho chúng tôi tràn đầy như thế nào. Và cứ qua giọng nói tíu tít của cô học trò nhỏ ngày ngày trông ngóng chúng tôi ghé thăm, đã làm cho tôi thấy nôn nao theo, mong cho mau đến ngày lên đường.

    Chuyện gánh hát rong 3Ls ghé bến Bosotn cũng đã xáo trộn tâm trí cô bạn Phương Mai. Cô nàng ở chung với gia đình anh chị nên không có điều kiện thuận lợi để vui đón chúng tôi, nhưng PMai lại tha thiết muốn làm một điều gì đó cho những người bạn phương xa. Nghĩ thấy mà thương mà quí cho tấm lòng của cô bạn hiền. Và nỗi băn khoăn của PMai đã lây lan sang gia đình cô bạn láng giềng. Vợ chồng Thanh-Thọ tuy chẳng quen biết gì với chúng tôi, vậy mà đã không ngần ngại ngõ ý giúp PMai tổ chức một tiệc chào đón đoàn chúng tôi tại nhà của họ. Thầy cô và các bạn có biết là tuần lễ trước khi đoàn chúng tôi đến thì gia đình Thanh Thọ đi vacation. Vậy mà Thanh vẫn gắng sắp đặt đâu vào đó, chuẩn bị thực đơn, thức ăn, kêu gọi bạn bè tham dự cho đông vui. Ngày Thanh-Thọ về lại nhà sẽ là thứ 6 22/06, và qua thứ 7 là lo tổ chức tiệc họp mặt. Lòng nhiệt tình của vợ chồng Thanh -Thọ ưu ái dành cho PMai, cho bạn bè và cho 3Ls chúng tôi, làm khấy động tình cảm chúng tôi rất nhiều.


    Phương Mai ơi! Bạn thật là diễm phúc lắm đó khi được kết bạn với gia đính cô hàng xóm Thanh-Thọ ấy. Hãy duy trì, gìn giữ tình bạn thiêng liêng quí báu nàyđó nha.

    Một chuyện hổng thể ngờ là các bạn bè thân tình của Thanh-Thọ lại là các em cựu học sinh trường CĐSP-NT, quê hương các em ở Ninh Hòa, đồng hương, bạn học với Thanh. Chưa biết được trong số các em ấy có em nào đã từng là học sinh của tôi không? Tôi thấy xao xuyến trong lòng, mong mau đến ngày gặp gỡ để tìm lại những kỷ niệm xưa, một thời tôi là cô giáo đi dạy ở CĐSP-NT.

    Có sự thay đổi cho kế hoạch đi Toronto: vợ chồng Thanh Triều-Minh dự định sẽ đi cùng 3Ls dự họp mặt SPKT. Chúng tôi sẽ lái xe từ Woburn đi Toronto. Cô trò đã hớn hở với chuyến đi. "Cô ơi! Em nghĩ đoàn hát mình sẽ xôm tụ nhất đó cô ơi. Đâu có ai được có đệ tử đi theo như 2 cô đâu há. Cô sẽ trình làng SPKT các đệ tử của cô. Cô gặp thầy giáo của cô thì cô gọi "sư phụ", còn tụi em sẽ gọi sư phụ của sư phụ là "sư tổ". Huynh đệ của cô thì tụi em gọi "sư bá, sư thúc". Còn tỉ muội của cô thì tụi em gọi là gì? Ừm..ừm..ngày xưa còn bé cô đã từng luyện qua rất nhiều bộ truyện kiếm hiệp , nhưng hổng nhớ được. "Hổng lẽ là sư cô, sư bà..hahaha". Lại théc méc nữa " Cô à! Còn sự phụ của cô, rồi các sư huynh, đệ, tỉ, muội của cô sẽ gọi tụi em là gì hở cô? Có phải là "đồ tôn", "điệt tôn"?...Chịu thua thôi...Cô thật không nhớ. Xin nhờ quí sư phụ, sư huynh, đệ, tỉ, muội của Xuân Lan gửi vài câu trả lời cho cô học trò nhỏ của Xuân Lan đi.




    Tôi đã ao ước có cả Thanh Triều và Minh cùng đi, vì tôi đã có cảm giác nếu được đó sẽ là chuyến đi chơi vui, hạnh phúc cuối cùng của Minh. Nhưng rồi nỗi ước mong ấy không thực hiện được vì sức khỏe của Minh trở nên sút kém đi không thể đi chơi xa được.

    Ở Boston, tôi có vài người bạn quen biết nữa, có một cô bạn học thuở cấp 2, cấp 3 trung học Nguyễn Huệ. Kim Tòng biết tin tôi sẽ qua bên ấy nên đã lo xa tôi không dành thời gian cho bạn nên đã dặn dò tới lui "Lan ơi! mày có đi đâu hay làm gì thì cũng phải dành 1 ngày ở với tao, ở ngủ với tao một đêm đó nha. Lâu thật lâu lắm rồi mày mới có dịp qua bên tao, tụi mình cũng lâu lắm chưa gặp lại nhau. Nhớ đó nghe. Không thôi tao buồn mày lắm đó. Giận mày lắm đó". Ôi thôi sao những tháng năm gần lại đây, số phận tôi lại được hưởng phúc như thế này? Trời Phật đang cho tôi nhận sự ưu ái đãi ngộ của quí thầy cô và bạn bè rồi của học trò nữa. Nước mắt rung rưng, tôi thật là vui lắm nè.



    Lớp 9A trung học Nguyễn Huệ Tuy Hòa, niên khóa 1970-1971




    Thế là qua rồi những ngày đêm chờ tin trả lời của Lánh, rồi dạo web xem giá vé máy bay, vé máy bay đã mua xong xuôi. Thiệt thấy nhẹ nhỏm cả người. Chưa tới ngày đi thì chỉ có việc lo cày overtime mà thôi...Hehehe...

    Tôi đi ngủ với hình ảnh mình, cô giáo Xuân Lan ngày nào đưa lớp của Minh, Toán khóa 5 đi kiến tập ở Diên Điền chập chờn trong mơ.






    ***Xin nhờ quí sư phụ, sư huynh, đệ, tỉ, muội của Xuân Lan gửi vài câu trả lời cho cô học trò nhỏ của Xuân Lan đi. Xin chân thành cám ơn..và sẽ hậu tạ hậu hỉ cho những câu trả lời hay, vui vào ngày họp mặt tại Ọt-lăn-đồ.***



    __________________________________________________ ___________

    *Tỷ muội của cô vẫn gọi là Sư bá hay Sư thúc đó XL ơi....

    -------------------------------------------------------

    Giòng lệ không rơi, làm sao tan được nỗi sầu ...:P

    Đỗ Quân còmmăng.



    *
    NL có câu trả lời rât hay @ trang web nhà cũ, nhưng XL dzìa nhà cũ tìm lại để dzọn vào chung, nhưng dòm tới dòm lui mà tìm hổng thấy đâu cả. Chỉ nhớ là YThu đã đăng ở mục GDTM năm 2012. Chắc là NL phải xì-tốp vẽ vời cho đời thêm vui mà post lại mấy câu trả lời quá. Hahaha

    XL

    *Hey, Xuân Lan.

    Nếu nói về cách trả lời theo kiếm hiệp thì ai là thầy cũng đều là sư phụ, anh chị của sư phụ là sư bá, em của sư phụ là sư thúc bất kể là nam hay nữ. Dương Qua gọi Lý Mạc Sầu (sư tỷ của Tiểu Long Nữ) bằng sư bá. Chu Chỉ Nhược gọi Duyệt Tuyệt Sư thái bằng Sư phụ... May mà làm chưởng môn phái Nga mi thì không được lấy chồng, nếu không thì không biết gọi chồng của Duyệt Tuyệt sư thái ra sao? ...sư bố, sư phu, sư ông, sư trượng ....hehe

    Còn cách trả lời cho vui giống như kiểu VN thì gọi là sư bá nữ hay sư thúc nữ là OK dzồi ....

    PS: Anh Ty ơi, "Đời anh cô đơn nên 2 tay dắt 2 cô ha :cuoilan:

    -------------------------------------------------------

    Giòng lệ không rơi, làm sao tan được nỗi sầu ...:P

    Đỗ Quân còmmăng.là Sư bá hay Sư thúc đó XL ơi....

    -------------------------------------------------------

    Giòng lệ không rơi, làm sao tan được nỗi sầu ...:P

    Đỗ Quân còmmăng.



    *
    NL có câu trả lời rât hay @ trang web nhà cũ, nhưng XL dzìa nhà cũ tìm lại để dzọn vào chung, nhưng dòm tới dòm lui mà tìm hổng thấy đâu cả. Chỉ nhớ là YThu đã đăng ở mục GDTM năm 2012. Chắc là NL phải xì-tốp vẽ vời cho đời thêm vui mà post lại mấy câu trả lời quá. Hahaha

    XL

    *Hey, Xuân Lan.

    Nếu nói về cách trả lời theo kiếm hiệp thì ai là thầy cũng đều là sư phụ, anh chị của sư phụ là sư bá, em của sư phụ là sư thúc bất kể là nam hay nữ. Dương Qua gọi Lý Mạc Sầu (sư tỷ của Tiểu Long Nữ) bằng sư bá. Chu Chỉ Nhược gọi Duyệt Tuyệt Sư thái bằng Sư phụ... May mà làm chưởng môn phái Nga mi thì không được lấy chồng, nếu không thì không biết gọi chồng của Duyệt Tuyệt sư thái ra sao? ...sư bố, sư phu, sư ông, sư trượng ....hehe

    Còn cách trả lời cho vui giống như kiểu VN thì gọi là sư bá nữ hay sư thúc nữ là OK dzồi ....

    PS: Anh Ty ơi,

    Comment


    • #3


      3Ls kể chuyện đi dự họp mặt vui 2012:

      *Những ngày ở Boston.


      Líu Lo 74KNC


      ..Tưởng nhớ đến Nguyễn văn Minh-cậu học trò lớp Toán Khóa 5, CĐSP Nha Trang.


      ...Thời gian chờ đợi đã qua, ngày lên đường đến rồi. Có lẽ gánh hát rong 3Ls: Liên Lánh Lan là những người rời nhà ra đi sớm nhất so với quí thầy cô, và các ace SPKT.

      * Tối thứ hai 18/06, Lánh cùng anh trai Thanh Có và con gái út Hoàng Anh lên Jet Blue bay đi Boston. Sáng sớm hôm sau tới nơi. Tối đó ở nhà Thanh Triều-Minh đã có một màn thịt nướng, uống bia ngoài vườn, ngắm trời. Hổng biết tối ấy có trăng sao hay không? Chỉ biết là Triều đã than vãn khi tôi phone hỏi thăm "Cô ơi, chắc cô Lánh đem cái nóng từ Việt Nam sang hay sao mà hôm nay thời tiết ở chỗ em nóng oi bức vô cùng, chưa từng thấy nóng như vậy đó cô ơi!" Hãy đợi đấy! Chú Ty và cô Lan sẽ đem cái lạnh của xứ sở khoai tây, Boise, qua mà dung hòa cho đỡ nóng nha.



      Lánh, anh Thanh Có & Hoàng Anh @ Seattle:




      Trong thời gian tôi và anh Ty chưa qua Woburn thì Lánh, anh Có và Hoàng Anh đi xem một vài trường học của Massachusetts. Các bạn muốn biết về những nơi mà nhóm Lánh đã đi qua thì phải hỏi Lánh đó.

      * Thứ năm 21/06, anh Ty và tôi đẩy vali đi Boston. Có chút trục trặc: máy bay US Airways đến Boise trễ, nếu chờ đi chuyến đó thì không thế bắt kịp chuyến thứ hai ở Phoenix, AZ, và phải chờ qua hôm sau. Còn nếu vẫn muốn đi trong ngày ấy thì họ sẽ chuyển qua đi máy bay United Airlines. Lúc đầu sẽ đi chuyến bay từ Boise --->Denver--->Boston cũng không kịp. Lại đổi nữa từ Boise--->San Francisco--->Boston. Chương trình đi chơi đã đâu vào đó rồi , không muốn thay đổi. Có đến Bosotn khuya cũng được vì T Triều nhất quyết đón thầy cô bất kể giờ đến như thế nào.Vậy mà khi đến San Francisco rồi,cũng phải ngồi chờ vì máy bay đi Bosotn trễ. Khởi đầu của chuyến đi chơi mà thấy trục trặc như vậy làm tôi cũng lo âu cho các chuyến đi kế tiếp không được suôn sẻ. Nhưng khi nhìn lại thấy thì đoàn chúng tôi vẫn còn may mắn hơn vợ chồng Thầy Đễ và gia đình anh Đỗ Thanh Bình đó nha.

      Máy bay đến phi trường Boston gần 1 giờ sáng. tưởng Lánh đang o o ngáy ở trên giường, vậy mà cũng hám vui thức theo T Triều đi đón anh Ty và tôi. Về nhà Triều hơn 1 giờ rưỡi sáng sớm thứ 6.

      Thương thương nhất là Minh, chồng của Triều như cũng thao thức hổng ngủ được để chờ gặp mặt cô Xuân Lan chứ không muốn để qua rạng sáng. Sau hơn hai mươi mấy năm xa cách kể từ khi Minh tốt nghiệp ra trường đi dạy ở Ninh Hòa, giờ đây chúng tôi đã được gặp lại nhau ở xứ người. Mặt đối mặt, cảm xúc dâng tràn. Chúng tôi rất là vui ghê lắm. Nhìn Minh, cậu học trò năm nào của Khoa Toán Lý, khóa 5. Lớp Minh học là lớp mà tôi lần đầu tiên làm nhiệm vụ trưởng đoàn dẫn dắt các em học siuh đi kiến tập sư phạm ở Diên Điền 1981, tôi rưng rưng nước mắt và kềm lòng không để mình bật khóc. Tôi không thể nào hình dung nỗi căn bệnh Parkinson quái ác đã tàn phá thân thể cậu học trò thông minh, đa tài của tôi ra như thế này sao.. Với thân hình như chỉ còn da bọc xương mà thôi, nhưng em đã hân hoan chào đón vợ chồng tôi với nụ cười thật tươi cùng với đôi mắt reo vui. Tôi biết là Minh rất vui, rất vui lắm khi gặp lại cô giáo của mình ở nước Mỹ này đây.

      * Sáng thứ sáu 22/06, ngủ dậy, ăn sáng với bánh mì, vịt quay, pate gan. Có món bắp luộc phết với bơ thơm lựng. Nàng Lánh như hảo món này lắm. Thấy Triều cứ loay hoay lo lắng cho chúng tôi. "Để các cô tự lo liệu cho mình. Tụi cô sẽ lục trong tủ lạnh, thấy gì, thích gì thì chọn thì nấu, như vậy sẽ thoải mái hơn. Triều cứ lo công việc của Triều, làm cho xong hàng để giao cho khách đúng hẹn, không thôi mất uy tín, mất khách hàng bây giờ." Chúng tôi thế là tỉnh bơ, tự nhiên không khách sáo gì cả, xem nhà Triều-Minh cứ như là đang ở nhà của mình vậy đó. Kể thật như vậy để quí vị biết mà suy nghĩ trước khi mở lời mời mọc chúng tôi đến ghé ở nhà đó nha ha..ha...


      Trong khi ngồi ăn sáng, Lánh mở cho tôi xem các thứ mà Lánh mang từ Việt Nam qua cho tôi. Phần của anh Ty là bộ áo dài, khăn đóng. Thế là tụi tôi yêu cầu anh Ty đóng bộ vào liền để xem như thế nào. Có lẽ đã là vợ chồng gắn bó nhau hơn 27 năm rồi, ông xã tôi cũng bị tôi "quậy hóa" phần nào, mà có lẽ cũng vì cả hai đều sinh nhằm năm con Khỉ đó mà. Siêu mẫu Ty ròm điệu đàng biểu diễn đủ kiểu theo ý kiến của cả nhà, làm cho người lớn tuổi như mạ của Triều cũng không thể nào nín cười. Thanh Triều thì lăng xăng đi kiếm cái dù đen, cái giỏ,cái gậy, đôi dép và cái gì đó giống như tấm thẻ bài để trang trí thêm cho siêu mẫu. Còn Minh, Lánh và tôi thì bấm máy hình lia lịa. Siêu mẫu biễu diễn không ăn tiền tội gì không bấm máy hehehe. ACE nào có shop bán trang phục áo dài nam nữ thì Xuân Lan sẽ tặng cho bạn vài tấm hình siêu mẫu Ty để treo quảng cáo mà hổng đòi tiền đâu. Hường ơi! Cô bạn dzàng của tôi, có muốn lấy hình của Chú Ty cho và Thời Trang Hạnh chấm còm không đó hihihi...Sáng ấy ở nhà Triều-Minh, ngày đầu tiên hội ngộ, ai nấy đều được một phen cười muốn quéo cả ruột gan vậy đó. Dù tuổi già đang theo đuổi chúng ta, nhưng những thầy cô,các bạn bè và các em học sinh của tôi ơi! Đứng có làm già cỗi đi trái tim của mình. Làm sao lúc nào cũng có được nụ cười trên môi, khi cười được thì phải hể hả cười cho to, cho đã, cho sảng khoái...hổng sợ bị cho là người vô duyên đó nhe...Cười là vị thuốc tiên trị bách bệnh cho con người.




      Hoàng Anh, con gái Lánh muốn đi viện bảo tàng nghệ thuật. Chúng tôi bảo T Triều cứ chở đoàn đến trạm xe buýt, và chỉ dẫn cách đi rồi chúng tôi sẽ tự lo liệu lấy. Đi đông mà, có lạc tới lạc lui cũng sẽ thấy vui mà thôi. Đoàn chúng tôi gồm có: anh Ty, anh Có, Lánh, Hoàng Anh và tôi. Thiệt chúng tôi cứ như nhân vật "Tư Ếch " ở quê đi Sài Gòn vậy. Boise, nơi tôi ở là một thành phố nhỏ, dân số không đông nên phần lớn đều di chuyển bằng xe riêng. Xe buýt thường vắng khách.




      Lâu lâu lắm rồi, có lẽ 17 năm, tôi chỉ đi có một lần mà thôi, leo lên xe rồi trả tiền tại chỗ. Cho nên khi mua vé tàu ở cái máy bán vé tự động đã lóng nga lóng ngóng. Lên tàu điện đi một đoạn, hỏi thăm hành khách trên tàu thì mới biết là tụi mình đã đi lộn tàu ngược chiều với tàu muốn đi. Có sao đâu nờ, đến trạm dừng kế tiếp thì xuống và đáp tàu đi ngược lại thôi. Nếu còn lộn hướng đi nữa thì cứ lên tàu, lên xe buýt được nhìn xem quang cảnh của Boston thì càng đã hai con mắt..hehehe. Miễn sao đến 4 giờ chiều là có mặt ở trạm xe buýt để Triều đến đón về là được rồi. Có thêm kinh nghiệm và vui nữa khi đi cả chùm với nhau, cười thật hể hả làm sao.







      Ngành học của Hoàng Anh có liên quan nhiều đến nghệ thuật nên con bé thích lắm, ngắm nghía và bấm máy hình lia lịa. Khách đi tham quan hôm đó cũng rất đông. Tôi không có năng khiếu để diễn tả những gì tôi đã xem ở viện bảo tàng. Thấy hình ảnh gì, vật thể gì mà thu hút đôi mắt của mình thì dừng chân lại để xem. .Ở đó có mấy bức tượng khỏa thân, Lánh và tôi trỗi máu tinh nghịch kêu anh Ty chụp hình 2 cô giáo trố mắt, há miệng ngắm tượng. Thiệt là quỉ và quậy quá.. Hình chụp ấy định bụng chỉ có thể san sẻ với bạn nữ mà thôi. Bí mật và bí mật hehehe...Nhưng thôi post ở đây cho mọi người cùng cười chung cho dzui. Hi hi hi..










      Viện bảo tàng rất lớn, nhiều khu vực, chưng bày các di tích, các tác phẩm nghệ thuật từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, từ các châu Âu, Mỹ, Á, Phi..Nếu tôi là muội muội Lâm Ngọc Trúc thì sẽ trổ tài chụp hình thắng cảnh, viết bài đâu ra đó, dẫn dắt mọi người cùng đi dạo với mình, có thêm kiến thức. Nhưng cho tôi sorry about that...Tôi chỉ là XuânLan-Líu Lo với Extra Large Heart, sợ nhất là môn Văn, giỏi cười hahaha, hihihi và hehehe mà thôi.

      Quần tới lui ở viện bảo tàng thật đã hai con mắt rồi. Thấy đói bụng nên ai nấy cũng muốn đi China Town, tìm món gì đó để ăn. ăn. Nhờ đi lộn tàu điện nên chúng tôi có kinh nghiệm rồi, và "nhờ vào cái miệng thì sẽ tìm ra đường để đi" má tôi hay nói với tôi như thế.

      Khu vực China Town đây rồi. Vì không có nhiều thời gian để dạo lòng vòng, chúng tôi chỉ lo tìm tiệm ăn mà thôi. Có hai tiệm phở Hòa, và Pasteur gần nhau. Không biết nên đi vào tiệm nào đây. Thôi thì dòm xem tiệm nào có nhiều khách ngồi hơn chắc là thức ăn ở đó ngon hơn. Chúng tôi vào tiệm phở Hòa. Đi bộ nhiều quá rồi nên bấy giờ vào tiệm được ngồi xuống ghế, ui chao thiệt là đã cái chưn và cái lưng làm sao!


      Ăn uống xong xuôi là khỏe khoắn rồi đó. Đến giờ phải về lại nhà Triều mà thôi để phụ con bé chuẩn bị thức ăn.Chúng tôi muốn tự đi về nhà. Hỏi Triều tìm xe buýt nào để về thì con bé không chịu, đòi lái xe đi đón mà thôi.


      Triều có mời Phương Mai, bạn của Phương Mai, và bạn của Triều đến nhà chơi. Có một nhân vật SPKT TĐ mới mà chúng tôi có duyên gặp gỡ ở nơi đây. Gia đình Triều thường hay qua lại với bác sĩ Trần Anh Phi, là bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mạ của T Triều. Không ngờ Phi đã từng là sinh viên của trường SPKT của chúng ta, khóa 78 KCN. Được gặp một đồng môn mới nữa rồi. Quí vị có thấy cái duyên của tôi chưa? Chỉ học chưa đầy một năm và vượt biển đi Mỹ, cho nên Phi không nhớ được gì nhiều về trường xưa. Chỉ có một sự việc thật sâu sắc đã ảnh hưởng đến cuộc đời của Phi và anh chàng luôn nhớ mãi không bao giờ quên. Phi kể rằng lúc vào trường đi học, Phi bị bệnh hình như về da thì phải. da nổi mận đỏ, ngứa ngáy. Đi khám bệnh ở phòng y tế trường thì bị vị y sĩ ở đó phán cho một kết luận chẳng khác chi một bản án tử hình là cậu mắc phải bệnh nan y rồi, không có thuốc than gì có thể chữa khỏi, chờ đợi mà thôi. Buồn bã và nản lòng quá, không thể tiếp tục học được, Phi khăn gói về lại quê nhà cho rồi. Ba mẹ Phi tìm cách cho Phi đi ra nước ngoài may ra con mình hãy còn con đường sống. Được qua nước Mỹ, Phi đi làm, đi học rồi trở thành bác sĩ cho đến ngày hôm nay. Tôi đùa chắc vì lời phán xét tử hình đó mà Phi hổng theo ngành nghề kỹ thuật nữa mà học làm bác sĩ để sửa chữa cái sai lầm của bác thầy thuốc ở trường ta năm nào phải không? Chắc vậy quá chị ơi. Thay vì cầm dao, kềm, búa size lớn làm việc với máy móc, thì cầm size nhỏ hơn và làm việc với con người dó mà Phi. Anh bạn Trần Anh Phi này thấy cũng hiền hòa, nói năng dễ thương lắm. Phương Mai lại may mắn nữa rồi. Có thêm một bạn SPKT nữa đó, hãy duy trì mối liên lạc này nha Mai.

      Có lẽ đến đọan này quí thầy cô và các ace SKKT sẽ nôn nao muốn xem dung nhan của bạn Trần Anh Phi lắm phải không nhất là đối với lớp 78KCN. Lại phải giữ bí mật nữa rồi đây. Bức màn bí ẩn sẽ được hé mở trong bài viết kế tiếp, xin hãy kiên nhẫn chờ xem nha. Hehehe..

      Chiều tối thứ sáu ấy, nào là bún cá, chả cá, nghiêu, tôm nướng, rau tươi...có món kim chi thiệt là ngon. .Vậy mà mọi người như chỉ thích nói chuyện với nhau hơn là ăn. Chắc là mấy thuở mới có dịp tụ tập lại. Trước lạ sau quen, rôm rã chuyện trò. Ngoài sân vườn thì 6 ông, 7 chuyện. Còn trong gian bếp nhỏ 9 bà, 18 chuyện, tranh giành nhau kể..Khách của Triều -Minh có bác sĩ Phi, có 2 chị em bạn học của Minh, có tên như của con trai, tôi không nhớ chờ hỏi Triều rồi sẽ điền vào sau. Cô em rất hăng say kể chuyện về thăm Việt Nam. Khách của tôi là Phương Mai, vợ chồng Thanh-Thọ, vợ chồng Quỳnh Giao-Hạnh (học sinh CĐSPNT, khoa Sử Địa). Ai nấy cũng ăn ít nói nhiều, không nói thì cũng chăm bẩm lắng tai nghe mà quên cả ăn. Chắc là sau khi về nhà rồi mọi người sẽ phải lục tủ lạnh kiếm gì lót bụng nữa rồi. Khuya rồi mà chẳng ai muốn đứng dậy nói lời từ giã. Ham vui, ham nói chuyện mà quên đi chuyện chụp hình...Thiệt tiếc quá đi. Rồi hẹn hò sẽ gặp nhau chiều hôm sau ở nhà Thanh & Thọ.

      * Thứ bảy 23/06, chương trình của chúng tôi là tiếp tục đưa Hoàng Anh đi xem trường học và chiều ấy đoàn chúng tôi sẽ có được một buổi tiệc họp mặt với các em học trò Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang, tổ chức tại nhà của vợ chồng Thanh&Thọ, láng giềng của Phương Mai. Sẽ được gặp thêm học sinh cũ nào nữa đây? Những kỷ niệm xưa của thời là cô giáo..xin hãy trỗi dậy trong tâm trí tôi đi...và làm tôi trằn trọc khó ngủ.


      __________________________________________________ ___________



      *
      Cám ơn Xuân Lan đã kể cho nghe những ngày vui ở Boston năm ngoái.

      Nhìn hình nào cũng thấy XL cười thật vui khiến tôi cũng vui lây. Thật đúng quá khi ai đó đã nói rằng: Sống phải vui, phải khỏe và có ích thì mới nên sống lâu..

      Anh Ty mặc quốc phục trông đẹp quá. Nếu năm nay có màn trình diễn áo dài thì chắc anh Ty có nhiều hy vọng sẽ đoạt giải nhất!

      NgTuấn

      KNN


      * Cám ơn Thầy đã vào trang của XL và còn còm măng nữa...Chao ui! sao mà "thung thướng" quá đi thôi hihihi... XL

      * Xuân Lan ơi ,kể tiếp đi chứ, còn hình anh chàng BS Phi đâu Post lên cho các bạn cùng lớp nhìn lại dung nhan sau mấy chục năm xa cách .

      NL 74KNN

      * .." Xin đừng có nôn nóng"...Hãy đợi đấy..XL sẽ kể tiếp trong mấy ngày nghỉ ở nhà...

      XL

      Comment


      • #4
        Thể theo lời yêu cầu của XL , đây là những chữ mà mình tự Tra Tự Điển nhà mà có .

        "Nhất tự vi sư , bán tự vi sư". Gọi thầy cô là "sư". "Tôn sư trọng đạo" Thì những người bà con "dây mơ rễ má" với "sư" mình cũng phải biết để mà gọi cho đúng chữ nghĩa VN mình phải không?

        Thầy của sư mình thì gọi là sư Thầy ( chứ hổng phải sư phụ)

        Cô của sư mìnhthì gọi là "sư cô"

        Anh của sư là Sư Huynh.

        Cha của cô mới là Sư Phụ.

        Mẹ cô là Sư Mẫu.

        Bà của cô là Sư Bà.

        Ông của cô là Sư Ông.

        Con của cô là Sư Tử ( con trai là sư tử đực , con gái là sư tử cái)

        Bạn của cô Tăng sư đoàn.

        Chồng của cô không biết gọi là gì ? Nhưng chồng cô XL thì mình biết , gọi là "Mục kiềng...Liên"

        Tạm chấp nhận đi nha cô giáo XL . Thân chào ,NL.

        Comment


        • #5
          Chồng của cô gọi là Sư Thầy

          Con của cô gọi là Sư Sãi

          Ông bà của cô gọi là Sư Tổ

          Người Tình của cô gọi là Tổ Sư

          Còn dân Bắc kỳ thường nói "Cô lô cô lốc, cháu cốc đầu cô..!":cuoilan:

          Comment


          • #6
            Kể từ ngày được gặp lại quí thầy cô và bạn bè cũ SPKT, XL cảm giác mình như bận rộn hơn xưa rất là nhiều. Càng có trong tay nhiều hình ảnh, nhiều video clip..thì càng thấy mình có nhiều chuyện phải làm quá đi. Chuyện của năm cũ chưa ghi chép lại hết thì chuyện của năm nay đã dồn đến. Xuân Lan cảm thấy mình nợ nần nhiều quá với mọi người.

            Năm ngoái, đi dự họp mặt SPKT lần 3 tại Toronto-Ottawa Canada. 3Ls: Liên, Lan, Lánh ghé thăm Boston..chỉ mới kể được tập 2..còn tập cuối cùng về Boston vẫn chưa post. Cái cảm giác nợ ân tình với các em học sinh ở Boston cứ đeo đẳng. Thấm thoát đã hơn 1 năm kể từ cuộc vui họp mặt với các học trò cũ, và cũng là giỗ một năm cậu học trò Nguyễn văn Minh rồi đó. Câu chuyện tập 3 XL đã viết (chưa post) xin gửi tặng đến gia đình của Minh-Triều, các em học sinh cũ CĐSP, cô bạn Dương Phương Mai 74KNN và anh Trần Anh Phi 78KCN.

            Các em học sinh của tôi ơi! Hãy đọc và cùng cô tưởng nhớ đến bạn Nguyễn văn Minh, khoa Toán Lý-Kỹ Thuật, khóa 5 CĐSPNT.



            3Ls kể chuyện đi dự họp mặt vui 2012:

            *Một buổi tối vui với học sinh cũ ở Methuen, MA.

            Líu Lo 74 KNC


            Theo chương trình của ngày thứ bảy 23/06: buổi sáng đi dạo thăm trường đại học Harvard, MIT và khoảng 5 giờ chiều sẽ hội ngộ với các em học sinh cũ CĐSP Nha Trang ở Methuen. Hoàng Anh, con gái út của Lấp Lánh ao ước muốn biết sơ qua về thành phố New York như thế nào mà thứ hai con bé và anh Có sẽ về lại Seattle (chuyện ngoài kế hoạch). Cho nên phái đoàn chúng tôi sau khi ăn sáng xong phải lo chuyện mua vé đi tours New York cho ngày Chủ Nhật hôm sau. Cũng nhờ ý kiến đột xuất này mà chúng tôi biết thêm được một dịch vụ du lịch ở đây, giá cả vừa phải với tên là: Sunshine Travel. Nếu các bạn có đến Boston chơi và muốn từ đó đi thăm New York, hay Toronto, thác Niagara thì cũng nên dạo qua website của dich vụ này (www.sunshineboston.com) để mà tham khảo. Lần quần với chuyện mua vé đi tour New York, đến gần 10 giờ chúng tôi mới rời khỏi nhà.

            Trên đường đi đến trường đại học Harvard, thấy có mấy nhà dọn bán "garage sale", chúng tôi ham vui ghé xem.




            Khi đến trường Harvard, không biết nhằm vào ngày trường học có tổ chức sinh hoạt gì đó mà người ra, kẻ vào thiệt là đông. Chỗ thu hút mọi người nhất là nơi có bức tượng của ông John Havard. Dĩ nhiên đã đến nơi đây rồi, một trường học rất nổi tiếng ở nước Mỹ và cả thế giới, thì chúng tôi cũng đứng chờ để được chụp với Ngài vài tấm hình.








            Khi đứng chụp hình ở đó tôi chẳng để ý gì lắm, nhưng khi về lại Boise, một anh bạn làm chung hỏi "có thấy bàn chân của bức tượng bóng nhẵn không?"...Tại sao? Vì đã có rất nhiều người đến sờ chân ngài đó mà..chắc để lấy hên, mong được chọn vào học ở trường này. Chuyện sờ chân gợi tôi nhớ đến chuyện sờ đầu rùa, hay mu rùa gì đó ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám ngoài Hà Nội hằng năm mỗi khi đến mùa thi vào đại học mà tôi được biết khi đọc báo.

            Thấy Hoàng Anh cũng có một tấm hình đứng sờ chân Ngài, chắc con bé đã thầm thì khấn nguyện với ngài điều mơ ước của mình rồi chăng? Mọi người có thấy lúc đầu con bé chỉ nhón vài ngón tay để chạm, sau đó thì tóm luôn cả bàn chân..Chắc chắn nguyện vọng của H.Anh sẽ đạt vì đã làm nhột chân của ngài John Harvard rồi ha ha..








            Còn Lấp Lánh cũng thấy rờ chân Ngài, hổng biết cô nàng mơ mộng gì đây?Bây giờ nhìn lại hình,tuy tôi hổng biết gì về chuyện sờ chân, chắc thấy thiên hạ sờ, tôi như con khỉ hay bắt chước nên tôi cũng nhón người lên để chạm chân Ngài. Nhưng vì "sót"(short) quá..chỉ có Lánh là còn núm được ngón chân thôi.

            " Cô ơi cô! Em và hai cô cùng đứng chụp hình ở đây nhen. Cô trò mình chừa một chỗ trống. Rồi em sẽ gửi hình về cho thầy Tạ Quang Sơn và nói cho thầy biết là khoảng trống đó là để dành cho thầy đó. Em sẽ tìm hình thầy Sơn rồi chèn vào, chắc là vui lắm hả cô? Em cũng gửi hinh cho cả cô Hòa nữa. Thầy Sơn, cô Hòa chắc cũng không thể ngờ rằng có ngày em gặp được cả hai cô Lánh và Lan ở Boston này đây đâu. Hình chụp sẽ là bằng chứng cho cuộc gặp gỡ giữa ba cô trò mình đó". (Cô Hòa, thầy Sơn là hai giáo viên cùng khoa Toán-Lý-Kỹ Thuật với Lánh và tôi khi ở trường CĐSP Nha Trang). Thanh Triều-cô học trò cũ cứ vui mừng như thế, và ríu rít đủ thứ chuyện.


            Lòng vòng quanh trường Harvard một hồi rồi chúng tôi lại lên xe đi qua trường MIT ( Massachussetts Institue of Technology). Chúng tôi chỉ đứng ở ngoài ngó sơ qua mà thôi vì cũng gần đến giờ hẹn gặp các em học sinh cũ CĐSP NT tại nhà vợ chồng Thanh-Thọ rồi.




            Trên đường về lại nhà T Triều để chuẩn bị đi họp mặt, chúng tôi cũng dừng lại chụp vài tấm hình với khung cảnh đẹp dọc ở bờ sông.


            Nhưng rồi cũng có chuyện xui xẻo xảy ra, xe bị chết máy giữa đường và bầu trời thì từ nắng ráo chói chang bỗng chuyển trở xám xịt, sấm chớp và mưa to xối xả không thấy đường đi. Chúng tôi ráng tấp xe vào lề đường, chờ tạnh mưa và gọi hãng bảo hiểm xe để lo chuyện cho xe đến kéo chiếc xe hư.


            Trong thời gian đoàn chúng tôi đi dạo trường đại học, Phương Mai gọi tôi liên tục cứ hỏi thăm khi nào thì mới xong chuyện thăm trường, và mong chúng tôi đến nhà Thanh -Thọ càng sớm càng tốt vì ở đây các em CĐSPNT đã đến nhà Thanh từ buổi sáng lận. Tiệc họp mặt hẹn sau 5 giờ chiều, nhưng mới 1, 2 giờ trưa thì các em ấy đã chuẩn bị xong xuôi đâu vào đó rồi. Hiện giờ tất cả đang nóng lòng ngón trông chờ gặp các cô giáo mà thôi. Giải quyết chuyện chiếc xe cũng lằng nhằng mất hết 2, 3 tiếng đồng hồ. Khi anh rễ của P.Mai và Thọ đến chỗ xe hư để chở chúng tôi đi thì trời bắt đầu chuyển sang tối rồi, không thể về nhà Triều để chuẩn bị nữa. Chúng tôi phải đi theo xe thẳng tới nhà Thanh -Thọ luôn.

            Với tâm trạng của người đến trễ hẹn, lòng tôi rất là bôn chôn. Và các em học sinh của tôi với tâm trạng của người chờ đợi cũng đã nôn nao không yên sao chưa thấy cô giáo mình đến. Các em học sinh cũ ấy là những ai, có em nào đã từng là học trò của tôi không? Còn hai cô giáo CĐSP dạy Nữ Công năm xưa, hai cô bây giờ như thế nào? Không ngờ trò và cô sẽ được biết nhau ở nơi đất khách quê người này đây. Có lẽ Lánh cũng như tôi, và cũng như các em đang chờ đợi giờ gặp mặt với nhiều câu hỏi trong đầu.

            Khi đặt bước chân vào ngưỡng cửa nhà, thấy các em, thấy khung cảnh nhà, bàn tiệc... đủ nói lên sự chuẩn bị chu đáo của các em như thế nào...


            Tôi đưa mắt nhìn quanh các khuôn mặt với cái nhìn bỡ ngỡ, dọ hỏi. Em là ai? Học sinh khoa nào? Khóa mấy? Gần 15 năm giảng dạy, tôi bắt đầu với học sinh khóa 5 của Khoa Toán-Lý-Kỹ Thuật. Với Khoa Văn, chỉ dạy có khóa 5. Nhiều học sinh quá đã đi qua đời tôi thật là khó để nhớ được hết tên, và mặt mũi. Có lẽ thường thì học trò nhớ và biết đến thầy cô trong trường hơn cho dù không được có một lần ngồi trong lớp làm học trò của thầy cô ấy. 15 năm giảng dạy, 19 khóa học tôi đã dạy. Tại nhà Thanh-Thọ, đã có các em đang ngóng chờ:

            * Vợ chồng Nguyễn Ngọc Hạnh-Hóa Sinh K.9 & Nguyễn Lê Quỳnh Giao-Địa+Kỹ Thuật K.8

            * Vợ chồng Nguyễn Phước Toàn-Lý+Kỹ Thuật K.13 & Thảo

            * Vợ chồng Hồ Nguyễn Dạ Thủy-Toán+Kỹ Thuật K.13

            * Vợ chồng Võ Hồng Minh-Anh Pháp K.22






            Trong số các em học sinh chỉ có Thủy, lớp Toán+Kỹ thuật, khóa 13, là học trò của tôi thôi, nhưng tất cả các em khác đều đã rất vui mừng, rất mở lòng với tôi cứ như là tôi đã từng dạy các em ấy vậy. Giữa chúng tôi như không có khoảng cách gì để mà xa lạ cả. Chúng tôi đã ngồi gần, kề cận nhau cùng kể chuyện ngày xưa ở trường CĐSP Nha Trang. Các em vừa là bạn cùng trường thời trung học, rồi cao đẳng, nhưng lại cùng đồng hương Ninh Hòa, và khi ở trường xưa CĐSPNT thì cùng ở chung trong khu nội trú của trường. Lánh và tôi cũng ở cùng chung khu nội trú với các em. Vì thế chúng tôi càng có nhiều chuyện chung để mà nhớ lại, để mà nhắc nhớ.






            Kể chuyện các món ăn nghèo nàn, đạm bạc ở bếp tập thể. Chuyện mấy ngày không có nước thiệt khúng khiếp ra sao. Chuyện cô trò đi lao động ở Suối Dầu. Chuyện các em nghịch ngợm với trường lớp thầy cô. Cứ mỗi em tranh nhau nhắc kể mỗi chuyện rồi chúng tôi cùng cười vvui thật là to với nhau. Hình như chúng tôi đang được sống trở lại thời làm cô giáo, làm học trò đây nè. Người kể chuyện hăng say, dí dỏm và vui nhất là Toàn, học sinh lớp Lý,khóa (học trò của Hữu Trí, Hữu Dũng đó).

            Vợ chồng Nguyễn văn Minh-Toán+Kỹ Thuật K5 & Huỳnh Thanh Triều-Toán+Kỹ Thuật K.7, phái lo chuyện chiếc xe bị hư dọc đường, nên đến sau.






            Hết kể chuyện thì cô trò chúng tôi chuyển qua hát hò. Ở nhà Thanh đã có chuẩn bị Karaoke, nhưng chúng tôi thích vui với cây đàn guitar do Hạnh-chồng của Quỳnh Giao đàn hơn, và nhớ bài hát nào thì hát bài ấy, các bài hát của một thời sinh viên hát cho nhứng đêm không ngủ, rồi tình ca, rồi dân ca...Tôi thích bài hát " Khát vọng tuổi trẻ" do Toàn hát.."Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay." Cô trò chúng tôi đã thiệt là vui hát hò bên nhau như vậy đó..và cứ mãi mong cho thời gian của buổi tối ấy hãy trôi chậm lại để cô trò tôi được miên man hát cho đã cho hết những bài hát mà chúng tôi yêu thích.






            À! Mãi lan man suýt nữa là tôi quên chuyện tôi đã hứa trong bài viết "Những ngày ở Boston" về anh bạn 78KCN Trần Anh Phi. Phi cũng được các em CĐSPNT mời dự buổi họp mặt, và bạn ấy cũng đã có mặt như đã hứa. Vậy xin mời quí thầy cô và các ace SPKTTĐ nhìn xem có thể nào nhận diện ra một Trần Anh Phi năm nào hay không nha. Chắc không thể vì anh chàng chỉ học ở trường chưa đến một năm.






            Nếu không vì kế hoạch đột xuất là ngày hôm sau CN: anh Ty, anh Có, Lánh và Hoàng Anh sẽ đi tour New York thì cô trò chúng tôi sẽ có một đêm không ngủ, vui cho đã đời với ngày họp mặt kỳ thú này. Nhưng bây giờ đành phải xin lỗi các em vậy. Cuộc vui nào cũng phải có dấu chấm kết thúc. Gặp mặt rồi cũng phải đến giờ phải chia tay. Chúng tôi phải đi về thôi. Nhưng khi tôi ra đi rời khỏi nhà Thanh-Thọ, rời khỏi Methuen thì trái tim tôi đã mang theo hình ảnh các em, mang theo những tình cảm chân tình, ấm nồng của các em dành cho tôi..Tôi sẽ không bao giờ quên đâu vì các em có biết không các em đã làm cho tôi cảm thấy mình như là người có một số phận đặc biệt, là người giàu có được nhiều tình cảm của thầy cô, của bạn bè, của học trò dành cho. Tôi là đang là kẻ được Trời Phật ưu đãi, hạnh phúc hơn nhiều người lắm...Tự nhủ thầm sẽ có một ngày cô sẽ gặp lại các em. Và một điều thật quan trọng cho tôi là trong hành trình đì tìm lại những kỷ niệm đã bị lãng quên, hay ngủ sâu đâu đó trong ký ức, các em đã giúp cho tôi nhớ lại được rất nhiều thứ.

            Cảm ơn cô bạn Dương Phương Mai, từ nỗi lo lắng muốn tiếp đón Lánh, XLan..rồi nhớ lầm quê XLan là Ninh Hòa..để rồi từ PMai đưa đẩy XLan làm quen với Thanh. Rồi Lánh, XLan đã được gặp lại các em học sinh của trường xưa CĐSPNT. Cảm ơn tấm lòng hiếu khách, nhiệt tình của vợ chồng Thanh-Thọ. Cám ơn tất cả các em học sinh của tôi ở Woburn, Methuen và gia đinh anh chị của Phương Mai. Chúng tôi đã có một buổi tối rất vui ở Methuen, chuyến đi chơi của chúng tôi trở nên tuyệt vời , thú vị hơn với nhiều kỷ niệm đẹp.


            Xin cảm ơn học sinh của tôi

            Xin cảm ơn thành phố Wooburn

            Mai xa lắc phương trời Boise

            Còn một chút gì để nhớ để thương...

            Xin cảm ơn tình cảm các em

            Xin cảm ơn thành phố Methuen

            Mai xa lắc bên này Boise

            rồi sẽ có ngày cô đến thăm em...



            (Tôi xin đổi tạm lời và giai điệu của bài hát "Còn Chút Gì Để Nhớ" mà hát to tặng các em học sinh CDSPNT thân thươngcủa tôi ở Woburn và Methuen củaMassachussetts đây. Các em ơi! Có nghe thấy cô đang hát to vang nè..có nghe rõ không thì trả lời cho cô biết nha..nếu chưa rõ thì cô sẽ ráng hét thêm..còn nếu hát quá ồn ào thì cô sẽ nhỏ giọng lại nhen).

            Thân thương chúc tất cả các em học sinh của tôi ở Woburn và Methuen luôn vui, khỏe, hạnh phúc và bình an. Nguyện cầu cho anh linh của Nguyễn văn Minh sớm được siêu thoát về nơi vĩnh hằng.

            *Thanh Triều thân thương của cô! Hôm nay ngồi edit lại bài viết, và hình ảnh, ngắm nhìn các em trong hình. Cô cảm thấy mình thật là may mắn, thật là hạnh phúc. Nhìn nụ cười của Minh trên môi, cô cũng cảm nhận đựơc Minh đã có được vài khoảnh khắc thời gian hạnh phúc với chúng ta trong ngày hội ngộ ấy trước khi ra đi vĩnh viễn. Mong Thanh Triều , Mạ và các con luôn khỏe, và an vui.


            Comment

            Working...
            X