Bảy Chỉ Số Thông Minh IQ, EQ, AQ, PQ, SQ, CQ, Đa Dạng
(Sưu tầm and trích từ binhyennhe.net)
Chúng ta thường nghe, một sinh viên có IQ cao là một sinh viên giỏi và thông minh, luôn có điểm số cao ở hầu hết các môn học và là người đứng đầu trong các kỳ thi. Tuy vậy tính của IQ tự cao, khó gần. Khi ra trường IQ được nhiều công ty mời chào nhưng kết quả của các cuộc phỏng vấn lại không khả quan. Đã bảy năm kể từ khi ra trường, IQ vẫn chưa làm được những gì cậu mong muốn.
Trái với IQ, thời còn đi học EQ không phải là sinh viên giỏi, gia đình đông anh em và rất nghèo. Tuy nhiên với tính cách hòa đồng, tốt bụng hay quan tâm giúp đỡ người khác, cậu rất được bạn bè quý mến và tin yêu. Khi ra trường, EQ không có nhiều lời mời phỏng vấn như IQ nhưng kết quả cậu cũng đã tìm được một công việc yêu thích. Hiện tại, với vị trí trưởng phòng, được ban lãnh đạo công ty tin cậy, đồng nghiệp và khách hàng quý mến, EQ đang có một tương lai sáng sủa.
Tuy nhiên theo thuyết trí thông minh đa dạng của nhà tâm lý học Howard Gardner, chúng ta được nhìn nhận về các loại hình thông minh trên một khía cạnh khác. Gardner cho rằng nền văn hoá của chúng ta đã quá tập trung chú trọng vào lối tư duy lô-gic và tư duy bằng lời nói, đây là những năng lực chủ yếu được đánh giá trong một bài kiểm tra trí thông minh, trong khi đó đã bỏ qua những dạng khác của trí tuệ và sự hiểu biết. Ông đưa ra ý kiến là có ít nhất 7 loại trí thông minh khác nhau, đều xứng đáng được coi như những cách thức quan trọng của suy nghĩ và tư duy.
Tại sao người ít thông minh lại thành công hơn người giỏi hơn mình? Tại sao có người có khiếu về ngôn ngữ, âm nhạc, không gian, lý luậu tư duy, nội tâm, v.v...? Có phải do họ may mắn, làm việc chăm chỉ, hay họ có những năng lực đặc biệt? Hãy đi tìm câu hỏi cho chính mình !
Ta thử tìm hiểu bảy loại trí thông minh sau đây:
1. Chỉ số thông minh – IQ (Intelligence Quotient)
2. Chỉ số thông minh cảm xúc- EQ (Emotional Quotient or Emotional Intelligence)
3. Chỉ số thông minh vượt khó – AQ (Adversity Quotient)
4. Chỉ số thông minh say mê – PQ (Passion Quotient)
5. Chỉ số thông minh xã hội - SQ (Social Intelligence)
6. Chỉ số thông minh sáng tạo – CQ (Creative Intelligence)
7. Chỉ số thông minh đa dạng - Seven Kinds Of Smart
Chỉ số thông minh ( IQ )
Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient), là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông. Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trí thông minh (Intelligence) được dùng hệ số IQ (Intelligence Quotient), đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể.
Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong xã hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng.
Chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm. Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người.
Tuy nhiên càng ngày, người ta càng cho rằng các chỉ số thông minh khác quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Chỉ số thông minh cảm xúc ( EQ )?
Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Chỉ số thông minh cảm xúc EQ (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient). EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người.
Trong một thời gian dài người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn. Cuối cùng những người nghiên cứu khẳng định rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.
Năng lực cảm xúc trong môi trường làm việc ? Trong khi chỉ số thông minh ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảm xúc có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Để thành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman - người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội..
Năng lực tự nhận biết cảm xúc bản thân giúp chúng ta hiểu rõ cảm xúc hiện tại của mình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó, năng lực tự điều chỉnh giúp chúng ta kềm giữ mọi cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất.
Đối với những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việc là thước đo cuối cùng cho sự thành bại. Chính vì thế họ luôn cố gắng phát triển bản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hoàn hảo. Những cá nhân này luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tập thể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định.
Bên cạnh một số năng lực kể trên, có những người còn có khả năng thấu cảm người khác. Họ có thể cảm nhận, dự đoán được cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, có khả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Hoặc cũng có người có năng lực phát triển người khác. Họ có năng lực cảm nhận được nhu cầu phát triển bản thân của người khác, sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho những người đó phát triển.
Nói đến năng lực giao tiếp xã hội của một người, chúng ta có thể kể đến năng lực truyền đạt thông tin, năng lực quản lý xung đột, năng lực lãnh đạo hay năng lực tạo sự thay đổi, năng lực hợp tác với người khác…
Người có năng lực quản lý sự xung đột có khả năng “xử lý” những tình huống căng thẳng một cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối bất hòa, đưa ra giải pháp để hai bên cùng thắng. Trong khi đó người có năng lực lãnh đạo sẽ tạo cảm hứng cho mọi người làm việc, làm cho họ tin và hướng theo một tầm nhìn, một mục tiêu chung. Dù ở vị trí nào họ cũng sẵn sàng tiến lên để nhận lãnh trách nhiệm, họ tạo ảnh hưởng lên người khác bằng chính những hành động của mình. Còn người có năng lực hợp tác luôn tạo ra một môi trường làm việc vì mục đích chung, trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.
Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Ngoài ra, người ta còn dùng các chỉ số khác để đánh giá khả năng thành công của con người, đó là các chỉ số: AQ, PQ, SQ và CQ.
(còn tiếp)
(Sưu tầm and trích từ binhyennhe.net)
Chúng ta thường nghe, một sinh viên có IQ cao là một sinh viên giỏi và thông minh, luôn có điểm số cao ở hầu hết các môn học và là người đứng đầu trong các kỳ thi. Tuy vậy tính của IQ tự cao, khó gần. Khi ra trường IQ được nhiều công ty mời chào nhưng kết quả của các cuộc phỏng vấn lại không khả quan. Đã bảy năm kể từ khi ra trường, IQ vẫn chưa làm được những gì cậu mong muốn.
Trái với IQ, thời còn đi học EQ không phải là sinh viên giỏi, gia đình đông anh em và rất nghèo. Tuy nhiên với tính cách hòa đồng, tốt bụng hay quan tâm giúp đỡ người khác, cậu rất được bạn bè quý mến và tin yêu. Khi ra trường, EQ không có nhiều lời mời phỏng vấn như IQ nhưng kết quả cậu cũng đã tìm được một công việc yêu thích. Hiện tại, với vị trí trưởng phòng, được ban lãnh đạo công ty tin cậy, đồng nghiệp và khách hàng quý mến, EQ đang có một tương lai sáng sủa.
Tuy nhiên theo thuyết trí thông minh đa dạng của nhà tâm lý học Howard Gardner, chúng ta được nhìn nhận về các loại hình thông minh trên một khía cạnh khác. Gardner cho rằng nền văn hoá của chúng ta đã quá tập trung chú trọng vào lối tư duy lô-gic và tư duy bằng lời nói, đây là những năng lực chủ yếu được đánh giá trong một bài kiểm tra trí thông minh, trong khi đó đã bỏ qua những dạng khác của trí tuệ và sự hiểu biết. Ông đưa ra ý kiến là có ít nhất 7 loại trí thông minh khác nhau, đều xứng đáng được coi như những cách thức quan trọng của suy nghĩ và tư duy.
Tại sao người ít thông minh lại thành công hơn người giỏi hơn mình? Tại sao có người có khiếu về ngôn ngữ, âm nhạc, không gian, lý luậu tư duy, nội tâm, v.v...? Có phải do họ may mắn, làm việc chăm chỉ, hay họ có những năng lực đặc biệt? Hãy đi tìm câu hỏi cho chính mình !
Ta thử tìm hiểu bảy loại trí thông minh sau đây:
1. Chỉ số thông minh – IQ (Intelligence Quotient)
2. Chỉ số thông minh cảm xúc- EQ (Emotional Quotient or Emotional Intelligence)
3. Chỉ số thông minh vượt khó – AQ (Adversity Quotient)
4. Chỉ số thông minh say mê – PQ (Passion Quotient)
5. Chỉ số thông minh xã hội - SQ (Social Intelligence)
6. Chỉ số thông minh sáng tạo – CQ (Creative Intelligence)
7. Chỉ số thông minh đa dạng - Seven Kinds Of Smart
Chỉ số thông minh ( IQ )
Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient), là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông. Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trí thông minh (Intelligence) được dùng hệ số IQ (Intelligence Quotient), đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể.
Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong xã hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng.
Chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm. Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người.
Tuy nhiên càng ngày, người ta càng cho rằng các chỉ số thông minh khác quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Chỉ số thông minh cảm xúc ( EQ )?
Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Chỉ số thông minh cảm xúc EQ (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient). EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người.
Trong một thời gian dài người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn. Cuối cùng những người nghiên cứu khẳng định rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.
Năng lực cảm xúc trong môi trường làm việc ? Trong khi chỉ số thông minh ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảm xúc có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Để thành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman - người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội..
Năng lực tự nhận biết cảm xúc bản thân giúp chúng ta hiểu rõ cảm xúc hiện tại của mình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó, năng lực tự điều chỉnh giúp chúng ta kềm giữ mọi cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất.
Đối với những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việc là thước đo cuối cùng cho sự thành bại. Chính vì thế họ luôn cố gắng phát triển bản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hoàn hảo. Những cá nhân này luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tập thể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định.
Bên cạnh một số năng lực kể trên, có những người còn có khả năng thấu cảm người khác. Họ có thể cảm nhận, dự đoán được cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, có khả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Hoặc cũng có người có năng lực phát triển người khác. Họ có năng lực cảm nhận được nhu cầu phát triển bản thân của người khác, sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho những người đó phát triển.
Nói đến năng lực giao tiếp xã hội của một người, chúng ta có thể kể đến năng lực truyền đạt thông tin, năng lực quản lý xung đột, năng lực lãnh đạo hay năng lực tạo sự thay đổi, năng lực hợp tác với người khác…
Người có năng lực quản lý sự xung đột có khả năng “xử lý” những tình huống căng thẳng một cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối bất hòa, đưa ra giải pháp để hai bên cùng thắng. Trong khi đó người có năng lực lãnh đạo sẽ tạo cảm hứng cho mọi người làm việc, làm cho họ tin và hướng theo một tầm nhìn, một mục tiêu chung. Dù ở vị trí nào họ cũng sẵn sàng tiến lên để nhận lãnh trách nhiệm, họ tạo ảnh hưởng lên người khác bằng chính những hành động của mình. Còn người có năng lực hợp tác luôn tạo ra một môi trường làm việc vì mục đích chung, trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.
Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Ngoài ra, người ta còn dùng các chỉ số khác để đánh giá khả năng thành công của con người, đó là các chỉ số: AQ, PQ, SQ và CQ.
(còn tiếp)
Comment