Ông Bà ngoại mất sớm khi mẹ tôi lên bốn. Nhưng suốt quãng đời thơ ấu, mẹ tôi vẫn được tắm mát trong dòng sông hạnh phúc, và bình yên trải qua những chuỗi ngày vui vẻ trong vòng tay đùm bọc đầy ắp tình thương yêu nồng ấm của các cô bác, ông cậu, bà dì như một sự bù trừ cho một mất mát quá lớn lao của cuộc đời
Bắt đầu từ tuổi đi học đến lúc trưởng thành. Mẹ tôi nhất nhất tuân theo lời giáo huấn của các ngưòi lớn như một sự tùng mệnh và lúc nào cũng xem sự dạy dỗ của bề trên như khuôn vàng thước ngọc, là kim chỉ nam, ngõ hầu tạo một tấm chắn vững vàng, để tự bảo vệ, tránh mọi bất trắc, lừa lọc, hay gạt gẫm từ những ý đồ xấu đối với tuổi đời còn rất non trẻ của mình.
Ngoài giờ đi học, mẹ tôi chẳng đi đâu, cũng chẳng giao du nhiều với bè bạn trang lứa như những học sinh khác, người chỉ về nhà, chăm chỉ làm bài vở, đọc sách hầu thăng tiến kiến thức, hay hơn nữa phân bố thời giờ rảnh rỗi trong ngày hay cuối tuần của mình vào chân đứng phụ bán hàng cho bác Hai tôi (người có cửa tiệm tạp hoá rất đông khách lúc bấy giờ) như một học hỏi thêm vấn đề giao tế xã hội. Cũng chính vì việc trông cửa hàng này, mà mẹ tôi, vốn là một nữ sinh ngây thơ trong trắng, chưa từng biết vẩn vơ nhớ nhung hay tơ tưởng một bóng hình khác phái nào, bỗng chốc tựa như có bàn tay thiên mệnh đưa đẩy, sắp xếp, để chợt một ngày gặp tiếng sét ái tình, đã khiến con tim non trẻ trở nên xôn xao, lòng bay bổng vào những nốt nhạc yêu đương, đắm chìm trong biển tình ái mênh mông…
Cuối tuần con đuờng Lê văn Duyệt đổ vào Hoà Hưng đông như mắc cửi. Xe cộ lúc nào cũng nườm nượp, kẹt xe liên miên do kẻ bán vỉa hè trên lề lấn ra, người mua sắm từ lòng đường tràn lên mặc cả trả giá. Cửa tiệm bác Hai nằm trên mặt tiền đường lớn đó, hưởng biết bao lợi ích buôn may bán đắt , chưa kể khách quen, bạn hàng cũ mới, mà ngay cả khách bộ hành cũng tò mò thích thú khi ngắm qua cửa kính mặt hàng với lối trưng bày bắt mắt đủ loại kiểu mẫu hàng hóa. Mỗi sáng thứ bảy, mẹ tôi như thường lệ, ra cửa hàng trông coi. Mẹ tôi nhờ tinh ý, lại khéo léo ăn nói, tay chân nhanh nhẹn, xét việc lẹ làng, cộng thêm vào dáng vóc xinh xắn, được khách yêu chuộng, thương mến, nên bác Hai tôi thật yên tâm giao toàn quyền trọng trách cho mẹ tôi trông coi cửa hàng không chỉ thoáng chốc mỗi khi bác có việc ra ngoài mà cả những lúc bác bận phải buôn chuyến xa đường dài cuối tuần.
Đó là một ngày trời mưa định mệnh. Cơn mưa tưởng mau dứt, ai ngờ lại dai dẳng đến như vậy, mưa trở nên nặng hạt, gió thổi mạnh như sắp có bão đưa đẩy nhanh những mảng nưóc to bay vào tận gần gian giữa tiệm. Mẹ tôi sợ các mặt hàng thấm nước làm hư hại nên vội kéo đóng gần hết cánh cửa sắt bên ngoài chỉ hé cửa chừa một khoảng nhỏ dành đủ một người lọt vào mua hàng. Một quân nhân chạy xe vespa, trờ bất ngờ trước tiệm. Đám người trú mưa trước tiệm, không ai bảo ai tự động giạt qua một bên để tránh đầu chiếc xe đang đưa nhanh vào dưói mái hiên . Sau khi vội vã chống càng xe, thay vì anh ta đứng núp mưa bên ngoài như mọi người khác thì anh ta lại bước hẳn vào trong tiệm, như thể cố ý muốn mua món hàng nhưng lại vô tình gặp mưa nên có cái cớ an toàn tránh cơn mưa đang đổ ào càng lúc càng to. Cô bán hàng ơi! tôi muốn mua một gói thuốc lá, nhân tiện cô cho phép tôi đứng trú trong này một lát, ngớt mưa tôi sẽ rời ngay, không dám làm phiền cô lâu….
Mẹ tôi, sau lúc đầu hơi sững người bối rối khi nghe người khách hàng lạ đề nghị được đứng lâu trong tiệm chỉ có riêng mỗi mình hình như không được tiện mấy, nhưng nhìn vóc dáng vững chãi cao ráo, hiên ngang, khuôn mặt chữ điền thanh tú, làn da sạm nắng, đôi mày rậm, đặc biệt đôi mắt tinh anh như biết nói có sức thu hút hết sức người đối diện, kèm theo lời nói êm ái hiền lành dịu dàng kia lại ra ý thành khẩn như thuyết phục đã động đến trái tim nhu mì của bà, dậy lên cảm giác gì đó rất xôn xao mới mẻ ..Lần đầu, bà đã để người lính lạ ấy yên trú trong tiệm đến hết cả cơn mưa.
Phần người quân nhân, cũng bị ngất ngây, hớp hồn đến say mê kỳ lạ trước vẻ đẹp e ấp, duyên dáng tinh khôi như nụ hồng ban mai của cô bán hàng, nên sau này, chẳng biết chuyện gì xảy ra giữa 2 người, người ta thấy dẫu mưa hay nắng trong những ngày về phép, hình ảnh anh chàng dáng phong sương, tóc húi cao, chiếc sơ mi trắng thay cho áo lính vương bụi đường, được đường hoàng chính thức hiện diện trong căn tiệm trò chuyện vui vẻ với cô chủ tươi đẹp như hoa, hay được bắt gặp sánh vai dạo phố tình nhân, mở đầu cho trang thiên tình sử của người hùng và giai nhân. Người quân nhân ấy trở thành cha tôi sau này.
Ngày rước dâu của mẹ cũng giống như ngày cha và mẹ bắt đầu quen nhau, chẳng hiểu vì sao, lại cũng là rơi đúng vào một ngày mưa tầm tã không báo trước. Hàng xóm láng giềng xấu miệng khẽ rỉ tai bảo rằng đó là điềm không tốt, sau này sẽ có lắm trái ngang nước mắt. Mẹ tôi về làm dâu với cái tuổi đời còn rất trẻ dại, tất cả mở ra trước mắt với bao bỡ ngỡ mới mẻ, chẳng chút kinh nghiệm nào về tổ chức một gia đình riêng. Không biết lời dị đoan có ứng nghiệm trên người mẹ tôi không, nhưng quả thật cuộc đời làm dâu của mẹ cũng cay đắng trăm điều.
Các bà chị em dâu Bắc tính gia trưởng, vốn truyền thống tị hiềm, ma cũ bắt nạt ma mới, làm sao có thể tha cho mẹ tôi, cô dâu Nam kỳ xinh đẹp dễ làm xiêu lòng người, có thể dễ dàng nhập cuộc, san sẻ vào thế giới đại đồng gia đình Bắc kỳ kia chứ! Thôi thì kẻ lắm mồm, người săm soi, phê bình, chê trách nọ kia, toàn vạch ra những yếu điểm trong mỗi hành động còn lắm vụng về của mẹ tôi không hợp tí nào với cung cách, lề lối của gia đình gốc Bắc, một mặt khác các bà muốn tỏ ra mình có phong thái vượt trội, nên xứng đáng được hưỏng nhiều ưu ái hơn từ bà nội, vốn rất khắt khe phong kiến trong giáo huấn gia phong, lại thật kỷ luật thủ cựu trong từng lời ăn tiếng nói hành xử của các dâu con.
Mẹ tôi vừa mới qua cửa vu quy, chân ướt chân ráo về nhà chồng, không muốn sớm liên lụy gia đình bên ngoại với tiếng chì tiếng bấc, lại hiểu rõ thế nào là câu xuất giá tòng phu nên nhất tâm một mực yêu kính chồng, mong muốn sự hòa thuận, trong ấm ngoài êm, cố vui vẻ nhẫn nhịn, chịu đựng cúi đầu trước mọi dậy dỗ, khuyên bảo của người trên dưới, nhắm mắt cho qua những câu nghịch ý, ngầm hiểm, dèm pha của các bà dâu hợm hĩnh. Mẹ trải nghiệm dần thực tế, gắng theo đúng quy củ, giữ gìn phong cách lễ bộ, theo lối mà bà nội tôi muốn thành công câu “dạy dâu từ thuở bơ vơ mới về”. Mẹ thay các bà chị dâu cáng đáng mọi công việc nhà, mẹ làm tròn bổn phận cốt sao để cha tôi yên tâm xông pha nơi tiền tuyến, vui vẻ ở hậu phương nơi đại gia đình nội, với bao nhiêu anh, chị, em dâu rể con cháu cùng ra vào chung đụng.
Chị em chúng tôi lần lượt ra đời, kết quả những lần hương lửa mặn nồng của cha sau những ngày cha về phép thăm nhà.
Chúng tôi lớn lên ,căn nhà nội dẫu to bao nhiêu cũng chẳng thể đủ chỗ cho con cái của tất cả những anh chị em chồng. Các chị em dâu hùa phe xúi nhau lấy cớ chật chội, cần có chỗ cho đám trẻ con chơi, hầu mong dọn ra ngoài cho được tự do riêng, để mặc cho mình mẹ tôi ở lại làm dâu hầu hạ bà nội, bấy giờ, đang vào tuổi mỗi lúc một già. Nội thình lình đổ bệnh,nhìn cách trông nom, săn sóc người bệnh già với tính khí bất thưòng như mưa nắng mới thấy hết nỗi vất vả của mẹ tôi. Tội nghiệp mẹ, vừa tròn phận dâu con, vừa gánh nặng mưu sinh cuộc sống, kiêm cả chức trách thay cha nuôi nấng dậy dỗ chị em chúng tôi đang tuổi ăn học.
Chiến sự gia tăng dồn dập. Nghe đài phát thanh loan tin nhanh những trận đánh ác liệt, đồng nghĩa với số người thưong vong tử trận càng cao. Mỗi khi nghe những địa danh thất thủ, chúng tôi lại thấy mẹ lo sợ cho cha đến không ngủ được, cứ nhạt nhoà nưóc mắt, cuốn đi cả niềm hy vọng cuối cùng của nền hòa bình đất nước, một giấc mơ ảo tưởng mong manh, rất xa vời thực tế!
Ngày Quốc hận 30 tháng 4, cha tôi như bao chiến binh gẫy súng khác, nghe lời đường mật ngon ngọt đi học tâp vài ngày, để rồi sa vào trại cải tạo khổ sai trá hình vào một ngày mưa phùn kín nẻo chân mây không biết ngày về. Các bác cô chú của chúng tôi, trong lúc thời thế rối ren cũng tìm đường lánh nạn, ra đi vội vã bằng nhiều phương tiện, để lại nội với gia đình mẹ con tôi. Nội, phần thương nhớ các con người nơi phương xa, người khổ ải trong lao tù lâu ngày, trong một cơn lên máu đột ngột, chết uất ức chẳng nhìn được mặt ai.
Mẹ tôi một thân cô yếu gồng gánh gia đình con thơ. Mẹ buôn chợ trời , mẹ bán thuốc tây lậu, mẹ chạy mối áo quần vải vóc từ những bạn hàng chợ trên xóm dưới. Thượng vàng hạ cám, mẹ chạy vạy đủ kiểu trong xã hội xô bồ tạp lục tranh tối tranh sáng, miễn có tiền để nuôi con, thăm chồng với tương lai đen tối, hố sâu cạm bẫy của cuộc đời. Như bao người thiếu phụ Việt Nam khác giữa buổi giao thời, mẹ với sắc đẹp mặn mà của tuổi chưa đến 30, cũng là miếng mồi ngon trước bầy quỷ dữ lượn lờ. Mẹ tránh né những lời đưa đẩy, chối từ những dụ dỗ ngon ngọt, khẳng khái với dọa dẫm, mọi cách ráng ẩn mình tránh đôi mắt cú vọ của những tên hám sắc, mê hương. Chúng tôi di chuyển hết chổ này chỗ nọ, hộ khẩu không nhất định, việc học của chúng tôi cứ bị gián đoạn, đành phải thôi học nửa chừng. Chúng tôi sống vất vưởng như thế một thời gian dài như thế kỷ để chờ cha tôi thả về!
Mười năm đau thương mỏi mòn. Mười năm đủ dài để vạch lên những tàn tạ của thời gian trên môi mắt của mẹ, lấy hết cả nét đương xuân yêu kiều một thời !
Một ngày trời mưa, cha được về. Niềm vui đoàn tụ chưa thỏa, mẹ tôi một mặt lo cho cha sức khoẻ ổn định , rồi lại bươn bả ngược xuôi tìm kiếm tầu bè, điều nghiên bến bãi để giúp cha vượt biên trót lọt an toàn hầu mong tưong lai cứu cả gia đình thoát bể trầm luân. Tôi không tin vào câu nói “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, vì tôi chỉ thấy mẹ tôi toàn găp hết khó khăn này đến trắc trở khác trong cái số phận hẩm hiu vất vả. Hình như cuộc đời mẹ tôi lúc nào cũng đầy những chia ly tan tác, nếu không sao cứ hứng toàn những trận mưa đời gian khổ khôn nguôi!!!
Cha tôi đi một thời gian. Lúc đầu thơ đi tin lại dồn dập, chúng tôi, đàn con nít ngây thơ hớn hở với những món đồ gởi về, có thể bán thành tiền như một sinh kế, trang trải cho mẹ con chúng tôi bớt những cơn túng quẫn trong khi chờ đợi hoàn tất thủ tục hồ sơ bảo lãnh, lời hứa hẹn tha thiết của cha tôi khi ông có công ăn việc làm vững vàng. Nụ cười chưa kịp nở trên môi khô héo của mẹ qua những tháng nhớ, năm mong, thấp thỏm chờ đợi hy vọng từng phút giây ngày đoàn tụ, thì một nỗi đau xé lòng khác ùa chập đến đau đớn tuởng như chết lịm cả hồn ..không biềt vì lý do gì cha tôi tự dưng cắt đứt hẳn mọi thư từ liên lạc,chẳng có lời giải thích !!!
Không kể xiết cơn đau thể xác lẫn tinh thần của mẹ tôi lúc bấy giờ, tất cả như ụp xuống, mẹ chìm trong nỗi trầm uất với thương đau, chơi vơi giữa đảo điên của thế thái nhân tình. Hẳn là vì nưóc mắt sợ hãi, ngác ngơ trông chờ chỉ còn có mẹ thôi của chúng tôi, những đứa con vô tội, đã lấy lại sức sống tiềm tàng còn sót lại, khơi ngọn lửa yêu thương, thắp sáng niềm tin, rồi tấm lòng hy sinh vô bờ bến của mẹ lại triền miên như biển rộng sông dài. Mẹ quên nỗi đau riêng, đứng dậy gầy dựng lại từ những mất mát, thất bại, đau khổ ,u mê…Mẹ mãi là đầu tầu giang tay che chở, ấp ủ đám gà con khỏi những tấn công bất trắc cuộc đời.
Ngày chúng tôi ra đi vượt biển Trời lấm tấm mưa, nhưng chính cơn mưa nhẹ dai dẳng này, giúp chúng tôi trụ được khỏi cơn khát của những ngày lênh đênh trên biển vì thiếu nước, thiếu ăn. Có lẽ trời thương mẹ con chúng tôi đã trải qua bao thăng trầm, nên chúng tôi được tầu vớt vào đảo. Sau một thời gian ngắn, may mắn được bảo lãnh bởi những nhà hảo tâm trong hội nhà thờ. Chúng tôi cuối cùng định cư ở một nước thứ ba, nơi có những người xa lạ mà có trái tim vô cùng vĩ đại ăm ắp tình người, rộng vòng tay bao la cưu mang.
Xứ người, mẹ tôi bắt đầu từ đôi bàn tay trắng. Vất vả nào mà bà không từng trải qua. Mẹ tôi lao vào mọi công việc chẳng từ nan. Bà làm hai việc mỗi ngày, sáng đầu tắt mặt tối chạy bàn nhà hàng, chiều vào hãng may bán thời gian với việc cắt chỉ. Ở xưởng may, bà kiên nhẫn bỏ thời gian riêng cố thực tập rành rẽ mọi thao tác thật chính xác trên chiếc máy may công nghiệp. Với tính khéo léo, chịu khó, nét tinh xảo rõ dần trên đưòng kim mũi chỉ, chủ hãng vui lòng tận tình giúp đỡ, mẹ tôi bỏ hẳn việc cắt chỉ, thay vào đó là nhận tại nhà đồ may gia công cấp cao, với tiền công rất khá. Thu nhập gia đình của chúng tôi từ đó được cải thiện dần lên.Chúng tôi ngoài việc đi học, chẳng vất vả động tay chân, mẹ muốn các con của mẹ chỉ một mục đích chuyên tâm vào việc học, với tâm niệm để một mai ra trường tương lai rực rỡ tươi sáng hơn vạn lần. Số trời như còn trêu người bắt mẹ tôi chịu đựng những thử thách.
Câu chuyện có lẽ là bắt đầu từ một ngươì đàn bà mà chúng tôi gọi là cô Hạnh. Có một ngày tôi đi học về thì gặp cô Hạnh, người khách lạ, mà mẹ nói cho qua chuyện rằng quen biết được ở shop may, đang to nhỏ gì đó với mẹ. Lần đầu tiên ở bên này, tôi lại thấy mắt mẹ đỏ hoe sau khi tiễn chân cô Hạnh về. Ngày qua ngày, tôi thấy mẹ nhận đồ may nhiều hơn lên, may miệt mài kéo dài đến tận hai, ba giờ sáng là lẽ thường. Mỗi khi chúng tôi can ngăn mẹ đừng quá ỷ lại sức lực thì mẹ lại mỉm cười dịu dàng như trấn an chúng tôi về sức khoẻ mà bà có thể chịu được.
Cô Hạnh đến nhà tôi thường hơn, mẹ tôi lại lén lau nước mắt ngắn dài, khiến cho tôi bao bất an, thắc mắc và tôi quyết thầm lặng tìm ra nguyên nhân… Bí mật của tấn bi kịch mới đã hé lộ thật phũ phàng! Giống như một phim truyện diễn ra trong cuộc đời thường. Không biết có phải vì vận nước tang thưong nổi trôi đã sinh ra lắm cảnh đời ngang trái éo le, hay lòng người mau thay đổi, không chịu đựng nổi gian khó mà bỏ cuộc nửa chừng để tạo ra những tình huống dở khóc dở cười.
Bạn ơi! Xót xa chưa? Cha tôi là một trong những người thiếu kiên tâm đó, một phút yếu lòng, quay lưng phản bội vợ con.
Chữ duyên nợ chưa hết, quả đất cũng thật tròn, chạy trời cũng không khỏi nắng, để cho tôi ngỡ ngàng khám phá cha tôi chẳng ở đâu xa, ông định cư ngay tỉnh nhỏ mà chúng tôi cư ngụ và cách chỗ chúng tôi không xa!
Cha tôi, ngày trước, xứ lạ, biệt quê, xa gia đình quá lâu, trở ngại việc làm do ngôn ngữ bất đồng, không như ý, rồi bị thất nghiệp dài hạn.. đã không chịu đựng sức ép. Trong cảnh chán nản, tột cùng cô đơn, yếu đuối lý trí đã sẩy chân, chấp nhận cho một phụ nữ khác vào đời chia vui sẻ buồn, mặc kệ hẳn mẹ con chúng tôi giữa nhiễu nhương cuộc sống bên kia bờ đại dương.
Hành động tắc tránh của cha đã bị quả báo nhãn tiền. Sau khi xây dựng với người đàn bà khác không lâu, hạnh phúc ngắn ngủi vội chắp cánh do cha sức khoẻ hao mòn, bệnh đổ liên miên, kết quả của những tháng ngày học tập khổ cực, người đàn bà sống chung bỏ đi biệt dạng. Cha tôi thất vọng buồn chán, sau lần nhậu nhẹt với bạn bè, lái xe trong một đêm của một ngày mưa trơn ướt, đã lạc tay lái đâm vào chiếc rào cản bê tông ngăn đôi của hai lằn đường trên xa lộ. Kết quả là ông bị chấn thương cột sống, nằm chữa trị một thời gian và rồi ra khỏi nhà thương với chiếc xe lăn. Hết tình, nghèo tiền, thân thể tàn tật, ông sống bằng tiền trợ cấp ,share phòng trong một căn hộ nhỏ, nhưng ông còn may mắn, an ủi là gặp đưọc cô Hạnh, người đồng hương xa lạ, nhưng là thiện nguyện viên tích cực trong công tác xã hội, cũng là bạn hàng xóm tốt bụng giúp đỡ nhiệt tình để ông có thể gắng gượng tạm vuợt qua khỏi những đổ vỡ đắng cay về tinh thần lẫn thể xác trong đau thương của cuộc đời.
Cô Hạnh biết mẹ tôi qua tấm hình gia đình mà cha tôi để trong ví tình cờ đánh rơi khi làm giấy tờ. Gặng hỏi, lần mò, cố theo dõi ông dấu tích về tin tức gia đình, cô Hạnh biết được ông vì xấu hổ với hành động nhẫn tâm, lỗi lầm của mình trong quá khứ với vợ con, nên dầu biết mẹ con tôi định cư ở đây qua thông tin bạn bè, ông cũng không dám truy tìm để hạnh ngộ, chịu sự trừng phạt của số phận, hẩm hiu sống nốt quãng đời còn lại trong bệnh trầm cảm mê tỉnh mà không mong gì được tha thứ.
Nước chảy cũng về nguồn, lá rụng về cội, thôi thì bỏ qua tất cả ,mẹ tôi hiền lành tâm niệm như thế. Sự thật đã giải thích vì sao những giọt nưóc mắt vắn dài, những lần thức đêm may vá là mục đích phụ giúp cha tôi thêm chi phí sinh hoạt, thuốc men. Trái tim bồ tát của mẹ vẫn chảy miết ngọn suối cam lồ hóa giải rửa sạch tội lỗi của người trần gian, vì mẹ lại quên mối hận tình xưa để giang tay đón cha về ở hẳn với gia đình. Chúng tôi có giận hờn hở môi phản đối, mẹ tôi cũng đều muôn lần như một không chấp nhất, nhỏ nhẹ một lời tha thứ. Mẹ cúi đầu lặng lẽ tiếp tục nhọc nhằn như một kiếp tằm nhả tơ. Mẹ tần tảo nhiều giờ hơn cho hai công việc để đủ sinh phí cần thiết cho gia đình thêm một người bệnh tật.
Tôi, chị lớn trong gia đình, chẳng chịu nổi cảnh tượng này, tôi van nài mẹ cho phép tôi đi làm ngoài giờ để phụ, mẹ lại rơm rớm nước mắt, giận tôi sao chẳng biết vâng lời mẹ, uổng công hy sinh bao năm của mẹ, mỗi lần như thế, tôi chỉ biết cắn răng khóc, nước mắt mẹ con chúng tôi hoà vào nhau, tôi chẳng phân biệt được ranh giới của cơn mưa trong lòng hay cơn mưa ngoài trời của số phận hà khắc mà mẹ lãnh quả từ kiếp nào!
Rồi một ngày tôi đang học ở trường, người ta gọi phone đến báo cho tôi biết mẹ tôi bị té khi đang làm ở nhà hàng do trơn trợt. Nhưng nguyên nhân chính mà người bạn đồng nghiệp kể lại, mẹ tôi, có lẽ do mệt mỏi quá sức sau bao tháng năm lao tâm lao lực, khi ôm chồng bát đĩa từ bàn khách vào, xây xẩm mặt mày bổ nhào xuống đất. Chồng bát đĩa vỡ tan tành, mảnh lớn của cái tô đâm trúng vào động mạch chủ ở cổ nên mẹ tôi bất tỉnh hôn mê sâu vì máu ra nhiều quá chẳng cầm lại được. Mẹ tôi ra đi ngay hôm ấy, chẳng kịp trăn trối được gì. Trời hôm ấy tháng tư, mưa xuân đáng lẽ phải là cơn mưa nhẹ dịu dàng đẹp đẽ, mưa tưới mầm non, mưa làm nẩy chồi, tăng sức sống trên vạn vật thiên nhiên sau cơn miên đông lạnh lẽo của tháng dài lạnh giá, nhưng ngược lại nó là cơn bão cuồng nộ bất chợt ập xuống như một ngày biển động của năm xưa như lúc bằn bặt tin cha tôi nơi phương trời xứ lạ, là cơn giông mù mịt khói sương như trong những ngày mẹ tôi bơ vơ giữa cảnh lạ nước lạ cái của ngày đầu đi làm trên chuyến xe đời nhọc nhằn không người quan tâm, chia sớt. Có lẽ nỗi mưa đồng cảnh, mưa thương xót, mưa nhỏ lệ để đưa tiễn đi hẳn một linh hồn trầm luân một đời, rời xa cho nhanh chốn tục lụy dương gian.
Phút giây bấm nút để đưa quan tài đựng xác mẹ thân yêu hoà tan trong biển lửa tan tác, chị em tôi cứ ngỡ thịt da mình cũng cháy bỏng đến tận tâm can, để nghe run rẩy nức nở theo ngọn lửa cháy thân ngùn ngụt bay theo khói mây, tan vào hư vô, trở về cát bụi! Có phải cái chết của mẹ mới làm hồi tâm một con người. Cha tôi bỗng dường tỉnh hẳn cơn mê. Ông sững sờ, ngơ ngác, nước mắt thì ráo hoảnh, nỗi đau chỉ còn ghìm vào tim , lắng vào hồn, nhập vào xác mẹ, để dẫy dụa níu kéo hồn người mỗi lúc xa rời cõi tạm!
Đều đặn mổi tuần, nơi rải tro, người ta luôn để ý thấy người đàn ông mặc áo đen, di chuyển trên chiếc xe lăn, tay ôm bó hoa vàng anh, đặt dưới gốc thông già như nhắn gửi đến người khuất bóng một lời tạ tội, một sự hối tiếc …muộn màng. Người đàn ông, trầm tư thật lâu, trăn trở khúc phim dĩ vãng, có tiếng thở dài bồi hồi, nức nở từ gió, xúc động từ mây, trầm hương quanh quất đâu đây, thoang thoảng có mùi thơm áo lụa, áo xưa trên phố nào một thuở…ngày qua… thật xa!!!
Tối lắm, khi đèn đường lấp loáng, mới nghe thấy tiếng bánh xe lăn về mang theo trong tim vụn vỡ mảnh tro tàn bếp lạnh.
Trời đã tháng bảy đâu mà đã mưa nhiều thế! cơn mưa lạ lùng, rả rích ướt át suốt thời gian thất tuần. Mưa khóc cho ai mà chập chùng não nùng! Mẹ tôi ở nơi nào đó, có mỉm cười chứng kiến gia đình còn lại của chúng tôi đang xích gần lại với nhau không. Hỡi ôi! mẹ đem mạng sống mình để đổi lấy kết cục đoàn viên cho người thân thương ở lại.
Mẹ ơi! cả đời mẹ là những cơn mưa. Những cơn mưa mở đầu hạnh phúc bất ngờ, rồi mưa ly tan. Nơi đây, con nhìn cơn mưa qua bao thăng trầm vất vả đời mẹ. Bây giờ cha tỉnh hẳn rồi, cơn mưa lại đến chỉ đem cho chúng con toàn nỗi rưng rức, tủi buồn của chiếc bánh hạnh phúc hiện tại méo mó chẳng hề trọn vẹn….
Cơn mưa bong bóng dễ tan dễ vỡ ..như cuộc đời vô thường, ngắn ngủi của mẹ…đau đớn làm sao!!!!
Hồng Thúy
Bắt đầu từ tuổi đi học đến lúc trưởng thành. Mẹ tôi nhất nhất tuân theo lời giáo huấn của các ngưòi lớn như một sự tùng mệnh và lúc nào cũng xem sự dạy dỗ của bề trên như khuôn vàng thước ngọc, là kim chỉ nam, ngõ hầu tạo một tấm chắn vững vàng, để tự bảo vệ, tránh mọi bất trắc, lừa lọc, hay gạt gẫm từ những ý đồ xấu đối với tuổi đời còn rất non trẻ của mình.
Ngoài giờ đi học, mẹ tôi chẳng đi đâu, cũng chẳng giao du nhiều với bè bạn trang lứa như những học sinh khác, người chỉ về nhà, chăm chỉ làm bài vở, đọc sách hầu thăng tiến kiến thức, hay hơn nữa phân bố thời giờ rảnh rỗi trong ngày hay cuối tuần của mình vào chân đứng phụ bán hàng cho bác Hai tôi (người có cửa tiệm tạp hoá rất đông khách lúc bấy giờ) như một học hỏi thêm vấn đề giao tế xã hội. Cũng chính vì việc trông cửa hàng này, mà mẹ tôi, vốn là một nữ sinh ngây thơ trong trắng, chưa từng biết vẩn vơ nhớ nhung hay tơ tưởng một bóng hình khác phái nào, bỗng chốc tựa như có bàn tay thiên mệnh đưa đẩy, sắp xếp, để chợt một ngày gặp tiếng sét ái tình, đã khiến con tim non trẻ trở nên xôn xao, lòng bay bổng vào những nốt nhạc yêu đương, đắm chìm trong biển tình ái mênh mông…
Cuối tuần con đuờng Lê văn Duyệt đổ vào Hoà Hưng đông như mắc cửi. Xe cộ lúc nào cũng nườm nượp, kẹt xe liên miên do kẻ bán vỉa hè trên lề lấn ra, người mua sắm từ lòng đường tràn lên mặc cả trả giá. Cửa tiệm bác Hai nằm trên mặt tiền đường lớn đó, hưởng biết bao lợi ích buôn may bán đắt , chưa kể khách quen, bạn hàng cũ mới, mà ngay cả khách bộ hành cũng tò mò thích thú khi ngắm qua cửa kính mặt hàng với lối trưng bày bắt mắt đủ loại kiểu mẫu hàng hóa. Mỗi sáng thứ bảy, mẹ tôi như thường lệ, ra cửa hàng trông coi. Mẹ tôi nhờ tinh ý, lại khéo léo ăn nói, tay chân nhanh nhẹn, xét việc lẹ làng, cộng thêm vào dáng vóc xinh xắn, được khách yêu chuộng, thương mến, nên bác Hai tôi thật yên tâm giao toàn quyền trọng trách cho mẹ tôi trông coi cửa hàng không chỉ thoáng chốc mỗi khi bác có việc ra ngoài mà cả những lúc bác bận phải buôn chuyến xa đường dài cuối tuần.
Đó là một ngày trời mưa định mệnh. Cơn mưa tưởng mau dứt, ai ngờ lại dai dẳng đến như vậy, mưa trở nên nặng hạt, gió thổi mạnh như sắp có bão đưa đẩy nhanh những mảng nưóc to bay vào tận gần gian giữa tiệm. Mẹ tôi sợ các mặt hàng thấm nước làm hư hại nên vội kéo đóng gần hết cánh cửa sắt bên ngoài chỉ hé cửa chừa một khoảng nhỏ dành đủ một người lọt vào mua hàng. Một quân nhân chạy xe vespa, trờ bất ngờ trước tiệm. Đám người trú mưa trước tiệm, không ai bảo ai tự động giạt qua một bên để tránh đầu chiếc xe đang đưa nhanh vào dưói mái hiên . Sau khi vội vã chống càng xe, thay vì anh ta đứng núp mưa bên ngoài như mọi người khác thì anh ta lại bước hẳn vào trong tiệm, như thể cố ý muốn mua món hàng nhưng lại vô tình gặp mưa nên có cái cớ an toàn tránh cơn mưa đang đổ ào càng lúc càng to. Cô bán hàng ơi! tôi muốn mua một gói thuốc lá, nhân tiện cô cho phép tôi đứng trú trong này một lát, ngớt mưa tôi sẽ rời ngay, không dám làm phiền cô lâu….
Mẹ tôi, sau lúc đầu hơi sững người bối rối khi nghe người khách hàng lạ đề nghị được đứng lâu trong tiệm chỉ có riêng mỗi mình hình như không được tiện mấy, nhưng nhìn vóc dáng vững chãi cao ráo, hiên ngang, khuôn mặt chữ điền thanh tú, làn da sạm nắng, đôi mày rậm, đặc biệt đôi mắt tinh anh như biết nói có sức thu hút hết sức người đối diện, kèm theo lời nói êm ái hiền lành dịu dàng kia lại ra ý thành khẩn như thuyết phục đã động đến trái tim nhu mì của bà, dậy lên cảm giác gì đó rất xôn xao mới mẻ ..Lần đầu, bà đã để người lính lạ ấy yên trú trong tiệm đến hết cả cơn mưa.
Phần người quân nhân, cũng bị ngất ngây, hớp hồn đến say mê kỳ lạ trước vẻ đẹp e ấp, duyên dáng tinh khôi như nụ hồng ban mai của cô bán hàng, nên sau này, chẳng biết chuyện gì xảy ra giữa 2 người, người ta thấy dẫu mưa hay nắng trong những ngày về phép, hình ảnh anh chàng dáng phong sương, tóc húi cao, chiếc sơ mi trắng thay cho áo lính vương bụi đường, được đường hoàng chính thức hiện diện trong căn tiệm trò chuyện vui vẻ với cô chủ tươi đẹp như hoa, hay được bắt gặp sánh vai dạo phố tình nhân, mở đầu cho trang thiên tình sử của người hùng và giai nhân. Người quân nhân ấy trở thành cha tôi sau này.
Ngày rước dâu của mẹ cũng giống như ngày cha và mẹ bắt đầu quen nhau, chẳng hiểu vì sao, lại cũng là rơi đúng vào một ngày mưa tầm tã không báo trước. Hàng xóm láng giềng xấu miệng khẽ rỉ tai bảo rằng đó là điềm không tốt, sau này sẽ có lắm trái ngang nước mắt. Mẹ tôi về làm dâu với cái tuổi đời còn rất trẻ dại, tất cả mở ra trước mắt với bao bỡ ngỡ mới mẻ, chẳng chút kinh nghiệm nào về tổ chức một gia đình riêng. Không biết lời dị đoan có ứng nghiệm trên người mẹ tôi không, nhưng quả thật cuộc đời làm dâu của mẹ cũng cay đắng trăm điều.
Các bà chị em dâu Bắc tính gia trưởng, vốn truyền thống tị hiềm, ma cũ bắt nạt ma mới, làm sao có thể tha cho mẹ tôi, cô dâu Nam kỳ xinh đẹp dễ làm xiêu lòng người, có thể dễ dàng nhập cuộc, san sẻ vào thế giới đại đồng gia đình Bắc kỳ kia chứ! Thôi thì kẻ lắm mồm, người săm soi, phê bình, chê trách nọ kia, toàn vạch ra những yếu điểm trong mỗi hành động còn lắm vụng về của mẹ tôi không hợp tí nào với cung cách, lề lối của gia đình gốc Bắc, một mặt khác các bà muốn tỏ ra mình có phong thái vượt trội, nên xứng đáng được hưỏng nhiều ưu ái hơn từ bà nội, vốn rất khắt khe phong kiến trong giáo huấn gia phong, lại thật kỷ luật thủ cựu trong từng lời ăn tiếng nói hành xử của các dâu con.
Mẹ tôi vừa mới qua cửa vu quy, chân ướt chân ráo về nhà chồng, không muốn sớm liên lụy gia đình bên ngoại với tiếng chì tiếng bấc, lại hiểu rõ thế nào là câu xuất giá tòng phu nên nhất tâm một mực yêu kính chồng, mong muốn sự hòa thuận, trong ấm ngoài êm, cố vui vẻ nhẫn nhịn, chịu đựng cúi đầu trước mọi dậy dỗ, khuyên bảo của người trên dưới, nhắm mắt cho qua những câu nghịch ý, ngầm hiểm, dèm pha của các bà dâu hợm hĩnh. Mẹ trải nghiệm dần thực tế, gắng theo đúng quy củ, giữ gìn phong cách lễ bộ, theo lối mà bà nội tôi muốn thành công câu “dạy dâu từ thuở bơ vơ mới về”. Mẹ thay các bà chị dâu cáng đáng mọi công việc nhà, mẹ làm tròn bổn phận cốt sao để cha tôi yên tâm xông pha nơi tiền tuyến, vui vẻ ở hậu phương nơi đại gia đình nội, với bao nhiêu anh, chị, em dâu rể con cháu cùng ra vào chung đụng.
Chị em chúng tôi lần lượt ra đời, kết quả những lần hương lửa mặn nồng của cha sau những ngày cha về phép thăm nhà.
Chúng tôi lớn lên ,căn nhà nội dẫu to bao nhiêu cũng chẳng thể đủ chỗ cho con cái của tất cả những anh chị em chồng. Các chị em dâu hùa phe xúi nhau lấy cớ chật chội, cần có chỗ cho đám trẻ con chơi, hầu mong dọn ra ngoài cho được tự do riêng, để mặc cho mình mẹ tôi ở lại làm dâu hầu hạ bà nội, bấy giờ, đang vào tuổi mỗi lúc một già. Nội thình lình đổ bệnh,nhìn cách trông nom, săn sóc người bệnh già với tính khí bất thưòng như mưa nắng mới thấy hết nỗi vất vả của mẹ tôi. Tội nghiệp mẹ, vừa tròn phận dâu con, vừa gánh nặng mưu sinh cuộc sống, kiêm cả chức trách thay cha nuôi nấng dậy dỗ chị em chúng tôi đang tuổi ăn học.
Chiến sự gia tăng dồn dập. Nghe đài phát thanh loan tin nhanh những trận đánh ác liệt, đồng nghĩa với số người thưong vong tử trận càng cao. Mỗi khi nghe những địa danh thất thủ, chúng tôi lại thấy mẹ lo sợ cho cha đến không ngủ được, cứ nhạt nhoà nưóc mắt, cuốn đi cả niềm hy vọng cuối cùng của nền hòa bình đất nước, một giấc mơ ảo tưởng mong manh, rất xa vời thực tế!
Ngày Quốc hận 30 tháng 4, cha tôi như bao chiến binh gẫy súng khác, nghe lời đường mật ngon ngọt đi học tâp vài ngày, để rồi sa vào trại cải tạo khổ sai trá hình vào một ngày mưa phùn kín nẻo chân mây không biết ngày về. Các bác cô chú của chúng tôi, trong lúc thời thế rối ren cũng tìm đường lánh nạn, ra đi vội vã bằng nhiều phương tiện, để lại nội với gia đình mẹ con tôi. Nội, phần thương nhớ các con người nơi phương xa, người khổ ải trong lao tù lâu ngày, trong một cơn lên máu đột ngột, chết uất ức chẳng nhìn được mặt ai.
Mẹ tôi một thân cô yếu gồng gánh gia đình con thơ. Mẹ buôn chợ trời , mẹ bán thuốc tây lậu, mẹ chạy mối áo quần vải vóc từ những bạn hàng chợ trên xóm dưới. Thượng vàng hạ cám, mẹ chạy vạy đủ kiểu trong xã hội xô bồ tạp lục tranh tối tranh sáng, miễn có tiền để nuôi con, thăm chồng với tương lai đen tối, hố sâu cạm bẫy của cuộc đời. Như bao người thiếu phụ Việt Nam khác giữa buổi giao thời, mẹ với sắc đẹp mặn mà của tuổi chưa đến 30, cũng là miếng mồi ngon trước bầy quỷ dữ lượn lờ. Mẹ tránh né những lời đưa đẩy, chối từ những dụ dỗ ngon ngọt, khẳng khái với dọa dẫm, mọi cách ráng ẩn mình tránh đôi mắt cú vọ của những tên hám sắc, mê hương. Chúng tôi di chuyển hết chổ này chỗ nọ, hộ khẩu không nhất định, việc học của chúng tôi cứ bị gián đoạn, đành phải thôi học nửa chừng. Chúng tôi sống vất vưởng như thế một thời gian dài như thế kỷ để chờ cha tôi thả về!
Mười năm đau thương mỏi mòn. Mười năm đủ dài để vạch lên những tàn tạ của thời gian trên môi mắt của mẹ, lấy hết cả nét đương xuân yêu kiều một thời !
Một ngày trời mưa, cha được về. Niềm vui đoàn tụ chưa thỏa, mẹ tôi một mặt lo cho cha sức khoẻ ổn định , rồi lại bươn bả ngược xuôi tìm kiếm tầu bè, điều nghiên bến bãi để giúp cha vượt biên trót lọt an toàn hầu mong tưong lai cứu cả gia đình thoát bể trầm luân. Tôi không tin vào câu nói “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, vì tôi chỉ thấy mẹ tôi toàn găp hết khó khăn này đến trắc trở khác trong cái số phận hẩm hiu vất vả. Hình như cuộc đời mẹ tôi lúc nào cũng đầy những chia ly tan tác, nếu không sao cứ hứng toàn những trận mưa đời gian khổ khôn nguôi!!!
Cha tôi đi một thời gian. Lúc đầu thơ đi tin lại dồn dập, chúng tôi, đàn con nít ngây thơ hớn hở với những món đồ gởi về, có thể bán thành tiền như một sinh kế, trang trải cho mẹ con chúng tôi bớt những cơn túng quẫn trong khi chờ đợi hoàn tất thủ tục hồ sơ bảo lãnh, lời hứa hẹn tha thiết của cha tôi khi ông có công ăn việc làm vững vàng. Nụ cười chưa kịp nở trên môi khô héo của mẹ qua những tháng nhớ, năm mong, thấp thỏm chờ đợi hy vọng từng phút giây ngày đoàn tụ, thì một nỗi đau xé lòng khác ùa chập đến đau đớn tuởng như chết lịm cả hồn ..không biềt vì lý do gì cha tôi tự dưng cắt đứt hẳn mọi thư từ liên lạc,chẳng có lời giải thích !!!
Không kể xiết cơn đau thể xác lẫn tinh thần của mẹ tôi lúc bấy giờ, tất cả như ụp xuống, mẹ chìm trong nỗi trầm uất với thương đau, chơi vơi giữa đảo điên của thế thái nhân tình. Hẳn là vì nưóc mắt sợ hãi, ngác ngơ trông chờ chỉ còn có mẹ thôi của chúng tôi, những đứa con vô tội, đã lấy lại sức sống tiềm tàng còn sót lại, khơi ngọn lửa yêu thương, thắp sáng niềm tin, rồi tấm lòng hy sinh vô bờ bến của mẹ lại triền miên như biển rộng sông dài. Mẹ quên nỗi đau riêng, đứng dậy gầy dựng lại từ những mất mát, thất bại, đau khổ ,u mê…Mẹ mãi là đầu tầu giang tay che chở, ấp ủ đám gà con khỏi những tấn công bất trắc cuộc đời.
Ngày chúng tôi ra đi vượt biển Trời lấm tấm mưa, nhưng chính cơn mưa nhẹ dai dẳng này, giúp chúng tôi trụ được khỏi cơn khát của những ngày lênh đênh trên biển vì thiếu nước, thiếu ăn. Có lẽ trời thương mẹ con chúng tôi đã trải qua bao thăng trầm, nên chúng tôi được tầu vớt vào đảo. Sau một thời gian ngắn, may mắn được bảo lãnh bởi những nhà hảo tâm trong hội nhà thờ. Chúng tôi cuối cùng định cư ở một nước thứ ba, nơi có những người xa lạ mà có trái tim vô cùng vĩ đại ăm ắp tình người, rộng vòng tay bao la cưu mang.
Xứ người, mẹ tôi bắt đầu từ đôi bàn tay trắng. Vất vả nào mà bà không từng trải qua. Mẹ tôi lao vào mọi công việc chẳng từ nan. Bà làm hai việc mỗi ngày, sáng đầu tắt mặt tối chạy bàn nhà hàng, chiều vào hãng may bán thời gian với việc cắt chỉ. Ở xưởng may, bà kiên nhẫn bỏ thời gian riêng cố thực tập rành rẽ mọi thao tác thật chính xác trên chiếc máy may công nghiệp. Với tính khéo léo, chịu khó, nét tinh xảo rõ dần trên đưòng kim mũi chỉ, chủ hãng vui lòng tận tình giúp đỡ, mẹ tôi bỏ hẳn việc cắt chỉ, thay vào đó là nhận tại nhà đồ may gia công cấp cao, với tiền công rất khá. Thu nhập gia đình của chúng tôi từ đó được cải thiện dần lên.Chúng tôi ngoài việc đi học, chẳng vất vả động tay chân, mẹ muốn các con của mẹ chỉ một mục đích chuyên tâm vào việc học, với tâm niệm để một mai ra trường tương lai rực rỡ tươi sáng hơn vạn lần. Số trời như còn trêu người bắt mẹ tôi chịu đựng những thử thách.
Câu chuyện có lẽ là bắt đầu từ một ngươì đàn bà mà chúng tôi gọi là cô Hạnh. Có một ngày tôi đi học về thì gặp cô Hạnh, người khách lạ, mà mẹ nói cho qua chuyện rằng quen biết được ở shop may, đang to nhỏ gì đó với mẹ. Lần đầu tiên ở bên này, tôi lại thấy mắt mẹ đỏ hoe sau khi tiễn chân cô Hạnh về. Ngày qua ngày, tôi thấy mẹ nhận đồ may nhiều hơn lên, may miệt mài kéo dài đến tận hai, ba giờ sáng là lẽ thường. Mỗi khi chúng tôi can ngăn mẹ đừng quá ỷ lại sức lực thì mẹ lại mỉm cười dịu dàng như trấn an chúng tôi về sức khoẻ mà bà có thể chịu được.
Cô Hạnh đến nhà tôi thường hơn, mẹ tôi lại lén lau nước mắt ngắn dài, khiến cho tôi bao bất an, thắc mắc và tôi quyết thầm lặng tìm ra nguyên nhân… Bí mật của tấn bi kịch mới đã hé lộ thật phũ phàng! Giống như một phim truyện diễn ra trong cuộc đời thường. Không biết có phải vì vận nước tang thưong nổi trôi đã sinh ra lắm cảnh đời ngang trái éo le, hay lòng người mau thay đổi, không chịu đựng nổi gian khó mà bỏ cuộc nửa chừng để tạo ra những tình huống dở khóc dở cười.
Bạn ơi! Xót xa chưa? Cha tôi là một trong những người thiếu kiên tâm đó, một phút yếu lòng, quay lưng phản bội vợ con.
Chữ duyên nợ chưa hết, quả đất cũng thật tròn, chạy trời cũng không khỏi nắng, để cho tôi ngỡ ngàng khám phá cha tôi chẳng ở đâu xa, ông định cư ngay tỉnh nhỏ mà chúng tôi cư ngụ và cách chỗ chúng tôi không xa!
Cha tôi, ngày trước, xứ lạ, biệt quê, xa gia đình quá lâu, trở ngại việc làm do ngôn ngữ bất đồng, không như ý, rồi bị thất nghiệp dài hạn.. đã không chịu đựng sức ép. Trong cảnh chán nản, tột cùng cô đơn, yếu đuối lý trí đã sẩy chân, chấp nhận cho một phụ nữ khác vào đời chia vui sẻ buồn, mặc kệ hẳn mẹ con chúng tôi giữa nhiễu nhương cuộc sống bên kia bờ đại dương.
Hành động tắc tránh của cha đã bị quả báo nhãn tiền. Sau khi xây dựng với người đàn bà khác không lâu, hạnh phúc ngắn ngủi vội chắp cánh do cha sức khoẻ hao mòn, bệnh đổ liên miên, kết quả của những tháng ngày học tập khổ cực, người đàn bà sống chung bỏ đi biệt dạng. Cha tôi thất vọng buồn chán, sau lần nhậu nhẹt với bạn bè, lái xe trong một đêm của một ngày mưa trơn ướt, đã lạc tay lái đâm vào chiếc rào cản bê tông ngăn đôi của hai lằn đường trên xa lộ. Kết quả là ông bị chấn thương cột sống, nằm chữa trị một thời gian và rồi ra khỏi nhà thương với chiếc xe lăn. Hết tình, nghèo tiền, thân thể tàn tật, ông sống bằng tiền trợ cấp ,share phòng trong một căn hộ nhỏ, nhưng ông còn may mắn, an ủi là gặp đưọc cô Hạnh, người đồng hương xa lạ, nhưng là thiện nguyện viên tích cực trong công tác xã hội, cũng là bạn hàng xóm tốt bụng giúp đỡ nhiệt tình để ông có thể gắng gượng tạm vuợt qua khỏi những đổ vỡ đắng cay về tinh thần lẫn thể xác trong đau thương của cuộc đời.
Cô Hạnh biết mẹ tôi qua tấm hình gia đình mà cha tôi để trong ví tình cờ đánh rơi khi làm giấy tờ. Gặng hỏi, lần mò, cố theo dõi ông dấu tích về tin tức gia đình, cô Hạnh biết được ông vì xấu hổ với hành động nhẫn tâm, lỗi lầm của mình trong quá khứ với vợ con, nên dầu biết mẹ con tôi định cư ở đây qua thông tin bạn bè, ông cũng không dám truy tìm để hạnh ngộ, chịu sự trừng phạt của số phận, hẩm hiu sống nốt quãng đời còn lại trong bệnh trầm cảm mê tỉnh mà không mong gì được tha thứ.
Nước chảy cũng về nguồn, lá rụng về cội, thôi thì bỏ qua tất cả ,mẹ tôi hiền lành tâm niệm như thế. Sự thật đã giải thích vì sao những giọt nưóc mắt vắn dài, những lần thức đêm may vá là mục đích phụ giúp cha tôi thêm chi phí sinh hoạt, thuốc men. Trái tim bồ tát của mẹ vẫn chảy miết ngọn suối cam lồ hóa giải rửa sạch tội lỗi của người trần gian, vì mẹ lại quên mối hận tình xưa để giang tay đón cha về ở hẳn với gia đình. Chúng tôi có giận hờn hở môi phản đối, mẹ tôi cũng đều muôn lần như một không chấp nhất, nhỏ nhẹ một lời tha thứ. Mẹ cúi đầu lặng lẽ tiếp tục nhọc nhằn như một kiếp tằm nhả tơ. Mẹ tần tảo nhiều giờ hơn cho hai công việc để đủ sinh phí cần thiết cho gia đình thêm một người bệnh tật.
Tôi, chị lớn trong gia đình, chẳng chịu nổi cảnh tượng này, tôi van nài mẹ cho phép tôi đi làm ngoài giờ để phụ, mẹ lại rơm rớm nước mắt, giận tôi sao chẳng biết vâng lời mẹ, uổng công hy sinh bao năm của mẹ, mỗi lần như thế, tôi chỉ biết cắn răng khóc, nước mắt mẹ con chúng tôi hoà vào nhau, tôi chẳng phân biệt được ranh giới của cơn mưa trong lòng hay cơn mưa ngoài trời của số phận hà khắc mà mẹ lãnh quả từ kiếp nào!
Rồi một ngày tôi đang học ở trường, người ta gọi phone đến báo cho tôi biết mẹ tôi bị té khi đang làm ở nhà hàng do trơn trợt. Nhưng nguyên nhân chính mà người bạn đồng nghiệp kể lại, mẹ tôi, có lẽ do mệt mỏi quá sức sau bao tháng năm lao tâm lao lực, khi ôm chồng bát đĩa từ bàn khách vào, xây xẩm mặt mày bổ nhào xuống đất. Chồng bát đĩa vỡ tan tành, mảnh lớn của cái tô đâm trúng vào động mạch chủ ở cổ nên mẹ tôi bất tỉnh hôn mê sâu vì máu ra nhiều quá chẳng cầm lại được. Mẹ tôi ra đi ngay hôm ấy, chẳng kịp trăn trối được gì. Trời hôm ấy tháng tư, mưa xuân đáng lẽ phải là cơn mưa nhẹ dịu dàng đẹp đẽ, mưa tưới mầm non, mưa làm nẩy chồi, tăng sức sống trên vạn vật thiên nhiên sau cơn miên đông lạnh lẽo của tháng dài lạnh giá, nhưng ngược lại nó là cơn bão cuồng nộ bất chợt ập xuống như một ngày biển động của năm xưa như lúc bằn bặt tin cha tôi nơi phương trời xứ lạ, là cơn giông mù mịt khói sương như trong những ngày mẹ tôi bơ vơ giữa cảnh lạ nước lạ cái của ngày đầu đi làm trên chuyến xe đời nhọc nhằn không người quan tâm, chia sớt. Có lẽ nỗi mưa đồng cảnh, mưa thương xót, mưa nhỏ lệ để đưa tiễn đi hẳn một linh hồn trầm luân một đời, rời xa cho nhanh chốn tục lụy dương gian.
Phút giây bấm nút để đưa quan tài đựng xác mẹ thân yêu hoà tan trong biển lửa tan tác, chị em tôi cứ ngỡ thịt da mình cũng cháy bỏng đến tận tâm can, để nghe run rẩy nức nở theo ngọn lửa cháy thân ngùn ngụt bay theo khói mây, tan vào hư vô, trở về cát bụi! Có phải cái chết của mẹ mới làm hồi tâm một con người. Cha tôi bỗng dường tỉnh hẳn cơn mê. Ông sững sờ, ngơ ngác, nước mắt thì ráo hoảnh, nỗi đau chỉ còn ghìm vào tim , lắng vào hồn, nhập vào xác mẹ, để dẫy dụa níu kéo hồn người mỗi lúc xa rời cõi tạm!
Đều đặn mổi tuần, nơi rải tro, người ta luôn để ý thấy người đàn ông mặc áo đen, di chuyển trên chiếc xe lăn, tay ôm bó hoa vàng anh, đặt dưới gốc thông già như nhắn gửi đến người khuất bóng một lời tạ tội, một sự hối tiếc …muộn màng. Người đàn ông, trầm tư thật lâu, trăn trở khúc phim dĩ vãng, có tiếng thở dài bồi hồi, nức nở từ gió, xúc động từ mây, trầm hương quanh quất đâu đây, thoang thoảng có mùi thơm áo lụa, áo xưa trên phố nào một thuở…ngày qua… thật xa!!!
Tối lắm, khi đèn đường lấp loáng, mới nghe thấy tiếng bánh xe lăn về mang theo trong tim vụn vỡ mảnh tro tàn bếp lạnh.
Trời đã tháng bảy đâu mà đã mưa nhiều thế! cơn mưa lạ lùng, rả rích ướt át suốt thời gian thất tuần. Mưa khóc cho ai mà chập chùng não nùng! Mẹ tôi ở nơi nào đó, có mỉm cười chứng kiến gia đình còn lại của chúng tôi đang xích gần lại với nhau không. Hỡi ôi! mẹ đem mạng sống mình để đổi lấy kết cục đoàn viên cho người thân thương ở lại.
Mẹ ơi! cả đời mẹ là những cơn mưa. Những cơn mưa mở đầu hạnh phúc bất ngờ, rồi mưa ly tan. Nơi đây, con nhìn cơn mưa qua bao thăng trầm vất vả đời mẹ. Bây giờ cha tỉnh hẳn rồi, cơn mưa lại đến chỉ đem cho chúng con toàn nỗi rưng rức, tủi buồn của chiếc bánh hạnh phúc hiện tại méo mó chẳng hề trọn vẹn….
Cơn mưa bong bóng dễ tan dễ vỡ ..như cuộc đời vô thường, ngắn ngủi của mẹ…đau đớn làm sao!!!!
Hồng Thúy
Comment