Announcement

Collapse
No announcement yet.

VĂN CAO –TỪ “BUỒN TÀN THU” ĐẾN “MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN”

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • VĂN CAO –TỪ “BUỒN TÀN THU” ĐẾN “MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN”

    VĂN CAO –TỪ “BUỒN TÀN THU” ĐẾN “MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN”



    Tuan Ton

    “Mùa xuân đầu tiên “ và sự kiện 30 tháng tư năm 75:

    Cái ngày đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt nam mà nói như cố thủ tướng Võ văn Kiệt là “..Có một triệu người vui và một triệu người buồn”..., trong khi ở miền Bắc, nhà nhà rộ lên tiếng reo vui thì trong căn phòng nhỏ tại 51 phố Trần hưng Đạo ở Hà nội,nhạc sĩ Văn Cao ngồi lặng im và tư lự nhìn vạt nắng rớt bên hiên nhà với ánh mắt xa xăm và sâu thẳm....

    Ông im lặng nhưng đôi mắt sáng lấp lánh. Trong ông có một điều gì đó đang dần trào lên. Từ hôm đó, tâm trạng ông đã chuyển sang một trạng thái khác... Nhưng mãi cho tới một ngày giáp Tết năm 1976, hôm đó thời tiết đẹp, trời nắng nhẹ và hơi se lạnh. Bỗng tiếng đàn dương cầm vang lên. Một điệu valse hồ hởi, đằm thắm tràn ngập căn nhà. Giai điệu của bản nhạc mượt mà, dần hiện lên, lấp lánh như những hạt nắng xao động trên vòm cây bên nhà. Theo lời kể chuyện của nhạc sĩ Văn Thao về người cha tài hoa của mình (Văn Cao) trong một đêm vui ở đất Đà nẵng:

    ..”.Hôm đó, Văn Cao ngồi bên đàn. Đôi bàn tay khô gầy của ông đang lướt trên những phím đàn ố vàng, loang lổ. Tiếng đàn ấm áp, ngọt ngào, âm vang đầy ắp căn phòng. Tôi ngồi xuống ghế, lặng nhìn đôi vai gầy guộc của ông phủ xuống cây đàn. Mái tóc bạc dài xõa phất phơ theo tiếng dương cầm thánh thót. Những vệt ánh sáng hắt qua ô cửa óng vàng chuyển động trên đôi bàn tay. Tiếng nhạc nhẹ dần, chậm chậm tan vào không gian, mênh mang. Đôi bàn tay gầy khẽ dâng lên khỏi bàn phím và bất động trong không trung. Lát sau, ông lặng lẽ đứng dậy, nhẹ nhàng rời khỏi cây đàn. Khuôn mặt ông bất động. Hình như tâm hồn ông vẫn còn bồng bềnh trôi theo những thanh âm, giai điệu mượt mà của bản nhạc lẫn trong những ca từ ẩn ý..."




    Văn Cao đã sáng tác xong ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” vào đúng dịp tết Bính Thìn (1976) với ca từ mượt mà:



    “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

    Mùa bình thường mùa vui nay đã về

    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

    Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa

    Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn..”.

    Ca khúc sau đó được in trên Báo Sài Gòn giải phóng (Tin sáng cũ). Và, không hiểu bằng cách nào, cũng trong năm ấy, ca khúc được dịch lời và in ở đất nước Nga xa xôi. Người Nga trả nhuận bút 100 rúp (mua được hơn 20 cái bàn là của Nga lúc bấy giờ). Con gái ông đang học ở bên đó, gọi điện về thông báo như vậy. Ông bảo: “Bố ủy quyền để con lấy mà tiêu, cả đời bố đã bao giờ được lĩnh nhuận bút đâu!”

    Số phận long đong của ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”:

    Ngày nay” Mùa xuân đầu tiên” đã trở nên quen thuộc với người Việt yêu nhạc và rất có thể là một trong những bài hát hay nhất về mùa xuân. Nhưng tuyệt phẩm này cũng có số phận long đong như chính người tạo nên nó. Hơn hai mươi năm sau khi ra đời, nó mới được dàn dựng và công diễn, còn nhạc sỹ Văn Cao thì đã sang thế giới bên kia .

    Dù Mùa xuân đầu tiên được in công khai trên báo cả ở Việt Nam lẫn ở Nga ngay từ lúc nó được sáng tác, nhưng được hát lên, được phát trên sóng phát thanh thì còn cả một chặng đường dài.

    Mùa thu 1983, sinh nhật 60 tuổi của Văn Cao được tổ chức tại căn gác nhà 51 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Lần đầu tiên sau nhiều năm, những tác phẩm Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi... mới được hát trở lại. Năm đó,Văn Cao được bầu lại là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ VN. Sự kiện quan trọng này đã hồi sinh một Văn Cao với những nhạc phẩm tiền chiến, mượt mà, sang trọng, đầy chất thơ, cuốn hút và lay động con tim của nhiều thế hệ trẻ Việt nam qua nhiều thời đai ở trong Nam lẫn ngoài Bắc

    Tiếc rằng lúc đó người ta lại chỉ quan tâm tới những tác phẩm tiền chiến của Văn Cao – những ca khúc đượm vẻ đẹp lãng mạn, mà chưa mấy để ý đến sáng tác mới này mang đầy tính tự sự và thong điệp mà Văn Cao nhắn gửi.

    Kể từ năm 1988, những “Đêm nhạc Văn Cao” được tổ chức trang trọng ở nhiều nơi, công chúng được thưởng thức nhiều tác phẩm thuộc loại đỉnh cao trong dòng nhạc tiền chiến của Việt Nam nhưng “Mùa xuân đầu tiên” vẫn chưa được hát.

    Mãi tới mùa thu 1993, trong đêm nhạc “Văn Cao – một đồng hành tuổi trẻ”, nhân kỷ niệm Văn Cao 70 tuổi, Mùa xuân đầu tiên mới được nữ ca sĩ Minh Hoa thể hiện. Rồi trong video ca nhạc “Văn Cao – Giấc mơ một đời người”, “Mùa xuân đầu tiên” cũng được vang lên qua trình diễn của ca sĩ Thanh Thúy và dẫu sao đây cũng chỉ mới là những nỗ lực của một vài ca sĩ chưa có tiếng vang vào lúc bấy giờ. Do vậy Mùa xuân đầu tiên vẫn chưa được người yêu nhạc biết đến một cách rộng rãi.

    Như là một định mệnh, mãi cho đến khi Văn Cao tạ thế (10/7/1995), “Mùa xuân đầu tiên” của ông mới được dàn dựng công phu, được trình diễn ở những sân khấu hoành tráng, được đưa lên sóng phát thanh, truyền hình. Đến lúc này “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao mới thực sự trình làng với công chúng yêu nhạc khắp nơi trên thế giới,ca từ sâu lắng của bản nhạc như sự gửi gắm một thông điệp mà tác giả đã viết bằng chính sự thật của cuộc đời mình.

    “Mùa xuân đầu tiên”,sự ám ảnh của một đời người:

    Hãy nghe nhà thơ Thanh Thảo viết trong “Đi trong mùa xuân của Văn Cao”:

    “Cả một dòng sông vui, nhưng không trào cuộn ồn ào, mà như lắng lại, nghe kỹ thấy những lượn sóng đang run run, những lượn sóng như nhắn nhủ cái gì, báo trước điều gì. Chợt sáng, chợt nhòe, ấn tượng ấy chập chờn trong tôi, ám vào tôi day dứt. Cuộc đời này rồi sẽ ra sao, chúng ta rồi sẽ đi về đâu. Liệu cái thời khắc trẻ thơ kỳ diệu ấy có đủ sức nâng đỡ ta trong những ngày nặng nề của cuộc đời”.

    Đặc biệt, ca từ của bài hát này có ý nghĩa rất sâu sắc: “Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên/Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm...”/ “Từ đây người biết quê người/Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người...”

    Hai chữ “Từ đây” được lặp lại nhiều lần nói lên mơ ước, khát vọng, niềm tin và cũng là lời nhắn nhủ của Văn Cao minh chứng cho thân phận và cuộc đời dích thực của mình

    Tử “Buồn tàn thu” đến “Mùa xuân đầu tiên” cuộc hành trình vô vọng của một tài năng đơn độc:

    Cuối những năm 30 của thế kỷ XX tân nhạc Việt Nam đã ra đời, cùng với các nhạc sĩ như Lê Thương, Tô Vũ, Canh Thân, Hoàng Quý… Văn Cao tham gia vào nhóm “Đồng Vọng” của Hoàng Quý. Bài hát đầu tiên là Buồn tàn thu (1939), lúc đó Văn Cao mới 16 tuổi,trong gian phòng chứa chiếc nồi hơi ăm khói của nhà máy phát điện Hải phòng và trong những phut giải lao hiếm muộn trong công việc phụ đót lò cho Cha,”Buồn tàn thu” đã được ra đời và trong những ngày lang thang ,phiêu bạt giang hồ ở Hải phòng,chính Phạm Duy đã tập những ca khúc này và rủ rê Văn cao lên Hà nội tham gia âm nhạc để cho làng nhạc Việt có thêm một tài năng âm nhjac với những tác phẩm lấp lánh kiêu sa. Điều đặc biệt là tuy học nhạc phương Tây, nhưng Văn Cao ít chịu ảnh hưởng của âm nhạc lãng mạn Pháp, mà hướng giai điệu các bài hát của mình gần với âm nhạc dân tộc, màu sắc ngũ cung (khác với bảy âm trưởng – thứ (major – minor) của phương Tây), lấy chất liệu từ Chèo, Quan họ, Xẩm, Ca trù… để sáng tác những ca khúc đầu đời như: Thu cô liêu, Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai (1941)...

    Sau 1954, những tác phẩm âm nhạc của Văn Cao dần bị “quên lãng” ở miền Bắc ngoại trừ nhạc phẩm “Tiếng quân ca” được lấy làm quốc ca cho miền Bắc,,, nhạc sĩ cũng không sáng tác thêm. “Mùa xuân đầu tiên” của ông là một nhạc phẩm hiếm hoi duy nhất được Văn Cao sáng tác trở lại sau hơn hai mươi năm “bẻ bút” .Với nhịp điệu 3/4 (gần như valse), nhịp nhàng, thánh thót như sau mọi thăng trầm, biến cố của cuộc đời, âm nhạc đã về tới đích của chính mình. Đó là tình yêu thương con người: “Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người… Giờ dặt dìu mùa xuân chim én về…”. Ta nghe trong giai điệu phảng phất Buồn tàn thu, Suối mơ, Làng tôi, Ngày mùa..., như còn đọng lại ngân nga trong từng nốt nhạc mà ông đã chắt chiu, chưng cất, hiến dâng cho đời.Và bây giờ xin nhường lại cho ngôn từ và âm thanh trong trẻo,sâu lắng và bừng sáng của “Mùa xuân đầu tiên” gợi nhớ đến giai điệu bất hủ của nhà soạn nhạc trứ danh người Nga Ivanovic : “Les flots du Danube

    Sydney, những ngày cuối năm Quý Tị

    Tôn Thất Tuấn

    Phần lời bài hát:



    MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN

    Văn Cao

    Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

    Mùa bình thường mùa vui nay đã về

    mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

    một trưa nắng cho bao tâm hồn.

    Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

    Người mẹ nhìn đàn con nay đã về

    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

    Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh

    Niềm vui phút giây như đang long lanh.

    ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.

    ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.

    Từ đây người biết quê người

    Từ đây người biết thương người

    Từ đây người biết yêu người .

    Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về

    Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.

    Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu

    với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

    một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.

  • #2
    Tuấn Tôn,

    Cảm ơn rất nhiều về bản nhạc Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn cao một bản nhạc như cuối đời của ông,với nhịp điệu 3/4 khoan thai,sang cả những tiếng hát không chuyện cho hết cái tuyệt vời của tháng âm,phải chi Tuấn cho nghe Bich Vân trong Asia hát mới thấy cái hay của nó trên từng dẩu nhạc, mong lắm thay những cảm hóa âm nhạc như thế này!!!

    Nha Vương

    Comment


    • #3
      Cám ơn anh NhaVuong về comment thật dễ thương.Tuấn vừa nấu bánh tét vừa viết bài nên quá cập rập. Thực lòng Tuấn chọn Thanh Thúy vì muốn gửi thêm những hình ảnh quê hương trong clip minh họa này để làm ắm lòng anh chị ở xa quê hương trong những ngày tết nguyên đán sắp đến.

      Thân chúc Anh có thêm nhiều niềm vui.Nếu có thời gian ,Tuấn sẽ cố gắng viết thêm để gửi bài vở đóng góp và chia sẽ với anh chị trên diễn đàn.

      Tuan Ton

      Youtube. Tiếng hát ca sĩ Bích Vân trong Asia

      Comment


      • #4
        Tuấn Tôn,

        Được nghe Bích Vân hát bài Mùa xuân đầu tiên Tuấn cho cảm tưởng luôn đi chớ,với mình thì giọng hát này toàn mỹ nhất,mình có những may mắn gặp được những nhân nghệ sĩ miền Bắc sau biến cố,chỉ có Văn Cao và Quang Dũng là chiếm được niềm cảm phục của mình vì tư cách Xuất chúng của họ,tính nghệ sĩ cao độ không một e sợ nào,mình vào vùng Kinh tế mới Hà Nội khu Tùng Nghĩa gần Đà Lạt để được tiếp xúc cùng nhà thơ Quang Dũng,gặp rồi mình mới biết vì sao ông ấy đạt được niềm cảm phục của quần chúng,vì trong kháng chiến mùa thu ông ấy là thần tượng của những con người lý tưởng,sau đó mình không hiểu vì sao ông ấy lại tạ thế o quê hương cũ,nay hồi nhớ lại như một tưởng niệm!

        Comment

        Working...
        X