Announcement

Collapse
No announcement yet.

(34)Thành phố Xì Trum(34) đẹp ngỡ ngàng giữa sa mạc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • (34)Thành phố Xì Trum(34) đẹp ngỡ ngàng giữa sa mạc

    "Thành phố Xì Trum" đẹp ngỡ ngàng giữa sa mạc"

    Cherry - Theo Màn Ảnh Sân Khấu

    Nằm giữa vùng sa mạc ở Ấn Độ, thành phố Jodhpur hiện lên "xanh lè" như... Xì Trum.

    Cùng ngắm nhìn phong cảnh yên bình, tĩnh tại, nơi thiên nhiên trở thành “mái nhà” bao bọc, che chở cho con người của Jodhpur.

    Thấp thoáng trong đó là sự khó khăn, vất vả của người dân địa phương nhưng vẫn chứa đựng chút lãng mạn và nên thơ.


    Nằm giữa vùng sa mạc Thar cằn cỗi, Jodhpur làm mát mắt mọi người nhờ màu xanh như... họ hàng nhà Xì Trum của nhiều tòa nhà nho nhỏ, ken kín nhau.


    Thành phố được bao quanh bởi một bức tường 10km, chứa một mê cung ngõ hẻm, thường chỉ đủ rộng cho một con bò vượt qua.


    Không có bất cứ phương tiện xe hơi, xe gắn máy nào lưu thông trong thành phố. Những người bán hàng rong chào và bán hàng khắp nơi bằng đôi chân của mình.


    Những thành lũy trong thành phố nhìn từ xa như các ô cờ kỳ dị. Đó chính là nơi ở và sinh sống của những thầy tu Bà la môn - đẳng cấp cao nhất của đạo Hindu.


    Có lẽ nhằm hạn chế ánh Mặt trời chói chang và cái nóng khủng khiếp từ sa mạc Thar, những ngôi nhà ở Jodhpur được xây dựng sát cạnh nhau, chỉ để lại nhiều lối đi nhỏ hun hút, râm mát.


    Đặc biệt hơn, tất cả những ngôi nhà này đều được quét vôi cùng một màu xanh da trời dịu mắt. Tuy nhiên, lý do vì sao những ngôi nhà ở Ấn Độ lại có màu xanh, không có tài liệu chứng thực nào ghi lại.


    Rất nhiều người tin rằng, màu sắc của các ngôi nhà xanh ban đầu được sử dụng để thể hiện các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ.


    Tương truyền, những người trí thức giàu có trong thành phố ban đầu sơn những ngôi nhà của họ màu xanh để thể hiện tầng lớp cao hơn và phân biệt với các hộ dân cư thứ cấp khác trong thành phố.

    Nhiều người khác lại cho rằng, sơn nhà màu xanh có thể hạ nhiệt và chống muỗi.


    Một lời giải thích khác cũng khá thuyết phục, đó là màu xanh tượng trưng cho nước. Giữa hoang mạc khô cằn, mơ ước của mọi người dân là một biển nước xanh mát mắt, thể hiện sức sống của cả thành phố giữa nơi sa mạc ảm đạm.


    Cho đến ngày nay, thành phố Jodhpur nổi tiếng với một màu xanh đặc trưng và biết đến cái tên lãng mạn: “Thành phố xanh”.

    Nó cũng còn có một tên khác đối lập “Thành phố Mặt trời” vì nơi đây, Mặt trời luôn nắng gắt, chiếu rọi xuống sa mạc mênh mông.


    Đây là một địa danh du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ được dựng vào năm 1158, chứa đựng bên trong nhiều lâu đài, lăng tẩm được chạm khắc tinh vi và một viện bảo tàng nhiều giá trị phong phú như pháo đài Mehrangarth, Khejalar, cung điện Umaid Bahwan…




    Ở Jodhpur, cuộc sống hiện đại song hành với cách sống giản dị xa xưa của người dân Ấn Độ. Thành phố thuộc bang Rajasthan đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nền tảng văn minh thung lũng Indus, một trong những nền văn minh lâu đời trên hành tinh.

  • #2
    :shocked2:Không hiểu cái kiểu quần của họ như thế nào mà cứ thấy nó như cuộn cuộn, quấn quấn lại với nhau?:blush:

    Comment


    • #3
      Originally posted by 'HongNhung'

      :shocked2:Không hiểu cái kiểu quần của họ như thế nào mà cứ thấy nó như cuộn cuộn, quấn quấn lại với nhau?:blush:
      Quấn quấn, cuộn cuộn vậy mà bảo đãm không bao giờ bị tuột!!!HN hỏi câu này làm Tr nhớ lại hồi đi Kampuchia...vào nhà người quen với các bạn VN...các chị, các cô cũng muốn xã giao với chủ nhà bèn ra chợ O-Xây tìm mua Xà Rông thật đẹp theo ý mình rồi về nhà học cách quấn....khổ nổi lúc học quấn thì mọi chuyện đều chắc ăn nhưng sau khi đi tắm ra...không hiểu các nàng quấn thế nào mà Xà Rông bị tuột khi bước ra chừng vài bước!!!! làm mọi người có 1 phen cười tức bụng......đúng là tổ trác!!!

      Comment

      Working...
      X