VỀ “NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI" CỦA CỐ NHẠC SĨ PHẠM THẾ MỸ.
Vào mùa này ở Đà nẵng trước năm 75,đại lộ Thống nhất được phủ vàng bởi những xác hoa nhỏ li ti rơi rụng ngập đường của hai hàng cây kiền kiền cao vút chụm đầu vào nhau để bóng cây che mát cả một đoạn đường dài .Gọi là đại lộ bởi đó là một trong những con đường lớn ở cái thành phố nhỏ bé hiền hòa này.
Ngày hai buổi,con đường nằm phơi mình đưa đón biết bao thế hệ học sinh của các trường lớn ở Đà nẵng đi về.Lứa tuổi thiếu niên thì có trường Nam tiểu học,Nữ tiểu học,lứa thanh niên thì có Phan chu Trinh,nữ trung học Hồng Đức...Hình ảnh khó quên nhất mà chắc các thế hệ trẻ đã từng sống ở Đà nẵng không thể quên được có lẽ là hình ảnh giờ tan trường với đồng phục quần xanh áo trắng của học sinh nam các cấp và tà áo dài duyên dáng của những nữ sinh trung học ,lũ lượt từng đoàn tụm năm tụm bảy huyên náo cả một đoạn đường và chắc con đường cũng đã “nghe chuyện tình thư sinh “ của tuổi học trò mà giờ đây có lẽ đã trở thành hoài niệm.
Con đường Thống nhất cũng còn là một chứng nhân lịch sử khi đã chứng kiến những ngày đình công, bãi thị,xuống đường của dân chúng Đà nẵng đổ xô từ sân vận đông Chi Lăng qua Quân trấn để đến Tòa thị chính ...,hoặc trong những ngày cuối tháng Ba năm Bảy lăm,hang đêm rầm rập từng đoàn thiết giáp “Thần phong” chạy dọc theo tuyến đường này tiến ra ngã ba Huế để kiểm soát an ninh và trên xe chất đầy lính thủy quân lục chiến nai nịt súng đạn với gương mặt đằng đằng sát khí,đó là hình ảnh bi hùng mà trong trí óc non nớt của tôi lúc bấy giờ còn in đậm nét .
Ngày trước, cũng trên con đường này,đoạn dưới dốc cầu vồng nằm gần cạnh hợp tác xã tiêu thụ (quân tiếp vụ) có một quán phở nhỏ tên là quán “3 thọ” với ông chủ là một người Mông cổ cao to vạm vỡ nói tiếng Việt lơ lớ.Cái quán xập xệ được dựng tạm bợ bằng những ống carton (vỏ bọc đạn cối súng canon) đã cho tôi sự ngạc nhiên lẫn với tò mò và sợ hãi vì tuy là quán bán phở nhưng bán cả đồ nhắm nên nhiều đêm trên những bàn nhậu và dưới nền nhà ngỗn ngang chai bia “33” hoặc lade “con cọp” vứt lăn lóc và những người lính với gương mặt non tơ,đỏ ké vì bia rượu,nói cười lãm nhãm hoặc trong cơn phấn khích qua men cay,họ hò hát rầm trời bất kể đến lối xóm chung quanh.
Trong số những bài hát họ thường “đồng ca” cùng với dàn” nhạc cụ” : muỗng ,đũa,li,chén...,Tôi vẫn còn nhớ những câu hát đã làm cho tâm hồn tôi lay động mãnh liệt dù chưa hiểu rõ hết ý nghĩa và xuất xứ của ca từ lẫn tác giả :
“Thời gian qua mau,tìm anh nơi đâu?tôi về qua xóm nhỏ ,con đò nay đã già.Nghe tin anh gục ngã.Dừng chân quán năm xưa.Uống nước dừa,hay nước mắt quê hương...”
Rồi tôi lân la theo mấy anh thanh niên, tụ tập thuê một phòng nhỏ ở khu này để học thi tú tài.Các anh(Lễ,Nghĩa,Mẫn...) này thuộc dạng “ con ông cháu cha” cũng có chơi với anh trai của tôi nhưng cha tôi ngăn anh trai tôi giao du vì sợ bị sa ngã.Trong nhóm này,tôi còn nhớ có anh Trương xuân Mẫn ngày trước có tham gia phong trào du ca và hay mặc bộ đồ bà ba màu nâu hay ôm đàn đi theo thầy Trần đình Quân,thầy Tôn thất Lan,thầy Phạm thế Mỹ... lập nhóm đi hát nhạc du ca và nhạc phản chiến. Đem cái thắc mắc về bản nhạc này hỏi anh Mẫn thì được anh Mẫn cho biết cặn kẽ về bản nhạc dù sau đó cũng chỉ hiểu lờ mờ vì anh giảng giải bẳng những ngôn từ lạ hoắc với tôi.Mặc dù vậy,tôi vẫn để ý lắng nghe sự giải thích bằng sự mẫn cảm của tâm hồn và trái tim của một thiếu niên trong sáng và bằng sự tự hào ngây thơ, về Đà nẵng có một thầy giáo là nhạc sĩ tài hoa mà sau này tôi mới biết là mình đã “bắt quàng làm họ” vì thầy sống ở Đà nẵng nhưng quê gốc lại ở vùng Đập đá,Bình định..
Vào năm 73,anh tôi đem về mấy cuốn băng cối (băng AKAI) do ca sĩ Miên Đức Thắng hát nhạc phản chiến,nhạc du ca và nhạc của nhạc sĩ Phạm thế Mỹ.Khi được nghe xong mấy cuốn băng, tôi bị mê hoặc bởi giọng hát tuyệt vời của anh Miên đức Thắng và lén mở ra nghe đi nghe lại mãi mà không hề chán.Kết quả là tháng đó,vị thứ trung bình của tôi trong lớp tụt từ hạng thứ 5 xuống đến hạng thứ 32 kèm theo lời phê của giáo viên “Cần cố gắng!”.Đổi lại là tôi được biết và thưởng thức giọng ca của anh Thắng và những bản nhạc phản chiến bất hủ của nhạc sĩ (kiêm thầy giáo) Phạm thế Mỹ đã sáng tác.
Trong cuốn băng nhạc này có một bản nhạc mang tên “Lời nguyện pháp trường” cũng do thầy Mỹ phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của thi sĩ Luân Hoán ở Đà nẵng viết kể lại chuyện ông đã mục kích qua khe hỡ ở cánh cổng cửa sắt một vụ xử tử một “du kích” tại sân vận động Chi Lăng vào năm 1963 .Đây là nội dung bài thơ ngũ ngôn của thi sĩ Lưu Hoán:
Chắc trời còn xanh lắm /cho tôi quì xuống đây/ tiếng ru nào trót dậy/ chắc buồn mà không hay/ tôi tay đầy vòng buộc/ thân che lòng cát này/ quê hương sầu tôi đấy /mắt nào nhìn lại đây?/ hỡi người anh phía trước/ hỡi người bạn sau lưng/ hỡi từng viên đạn nhỏ/ cho tôi ly rượu mừng/ mùa xuân nào lại tới/ lời ca nào lại bay/ giấc mơ nào của mẹ/ tiếng lệ nào của em/ cho tôi xin mở mắt/ nhìn tay người đang run/ chiến công nào cao lớn/ hơn mạng người đau thương ?/ lạy trời tôi đừng biết/ tôi là người như anh/ lạy trời tôi đừng biết/ tôi chết vì tay anh.
(Lời Nguyện Pháp Trường – Lê Hân kẻ nhạc, chép lời, in như một phụ bản trong thi phẩm Chết Trong Lòng Người trang 31, 32. Lối in phụ bản bằng nhạc, có lẽ đây là lần đầu tiên của những sáng tác thơ văn đã in) .
Chính bản nhạc này cũng đã khép lại các hoạt động âm nhạc của thầy Mỹ sau năm 75 vì bị “xét lại” về “Lập trường” và “quan điểm” cho dầu trước năm 75 thầy Mỹ được dư luận xếp vào những nghệ sĩ du ca “thân cọng”.
Một thời gian vào sống và làm việc ở Sài gòn,qua bác sĩ Hân (con thầy Quế,trước dạy trường nữ trung học Hồng Đức) tôi quen với anh Miên đức Thắng để rồi có nhiều buổi ghé nhà anh xem tranh và nghe nhạc,thơ của anh sáng tác.Giữa buổi tiệc ,trong cái cảm xúc nồng nàn của thơ,tranh,nhạc và rượu..., tôi có “hát mồi” bản nhạc “Lời nguyện pháp trường” và yêu cầu anh Thắng hát lại nhưng Anh đã “lãng tránh “ đề nghị cuả tôi rồi thay vào đó bằng một bài hát khác,một đoạn trong bản “Người về thành phố “ cũng của thầy Mỹ,bài hát này tôi có ghi và quay lại qua phone nhưng rất tiếc đã bỏ lại máy ở Đà nẵng trong một lần về thăm Mẹ.Tôi còn nhớ ánh mắt mỏi mệt và tia nhìn xa xăm của anh Thắng ,rồi với giọng nhẹ tênh,Anh nói : ” Chỉ là một thời thanh niên nông nỗi và ảo tưởng thôi mà Tuấn!”
Sau này khôn lớn và sau rất nhiều lần khi được nghe lại bản nhạc “Những ngày xưa thân ái” của thầy Mỹ,tôi vẫn thấy lẫn khuất sau những ca từ và những nốt nhạc luyến láy tài hoa,sự mềm mại và lưu luyến của giai điệu bài hát chất chứa một điều gì đó được chôn kín qua ca từ cũng như sự vấn vương trong “tâm tư gửi gắm” của nhạc sĩ .
Tôi đem thắc mắc này hỏi nhiềungười thuộc thế hệ đàn anh nhưng cũng chưa có sự giải thích nào làm cho tôi cảm thấy hợp lý và thỏa đáng.Những ngày rãnh rỗi đầu Xuân,tôi cố vào mạng ,tìm tòi lục lọi và sau đó vỡ lẽ được sự thật qua các thông tin tản mạn và sự chắp vá của rất nhiều bài viết cũng như những giai thoại quanh bản nhạc “Những ngày xưa thân ái” này.
Cố nhạc sĩ Phạm thế Mỹ sinh năm 1930, dân Quy nhơn,quê ở làng An Nhơn, Bình định,có anh trai là nhà thơ Phạm Hổ và em trai là nhà thơ Nguyễn văn Ký.Nhà thơ Phạm Hổ tập kết ra bắc và năm 48,ông đã viết bài thơ lấy tên là “ Những ngày xưa thân ái ”với nội dung kể chuyện về một người bạn chung của hai anh em ông trong những ngày còn chăn trâu,đá dế ở quê nhà.Bài thơ này không hẳn là hay nhưng cũng không gọi là dỡ nhưng khi đọc xong,cúng ta cảm thấy "rờn rợn" về cách nhìn và cách nghĩ của tác giả.Bài thơ có nội dung :
NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
Phạm Hổ
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Những ngày xưa thân ái
Chắc hắn quên rồi
Riêng tôi, tôi nhớ:
Đồng làng mênh mông biển lúa
Sương mai đáp trắng cỏ đường
Hai đứa tôi,
Sách vở cặp chung
Áo quần nhàu giấc ngủ
Song song bước nhỏ chân trần
Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
Nón rộng hỏng quai
Trong túi hộp diêm nhốt dế
Những ngày xưa êm đẹp thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
Tôi buồn tôi giận,
Đêm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Xác hắn nằm bờ ruộng
Không phải hắn thuở xưa
Tôi cúi nhìn mặt hắn
Tiếc hắn thời ấu thơ.
Và đây,nội dung bản nhạc “Những ngày xưa thân ái” mà cố nhạc sĩ Phạm thế Mỹ đã “chuyển” vào bản nhạc của ông có lẽ từ bài thơ của anh trai mình :
NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ ?
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịệu hiền
Đêm đêm nằm nghe súng nổ
Giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi ?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ
Bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui ?
Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương
Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em.
Phạm thế Mỹ
Bài “Những Ngày Xưa Thân Ái” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một nhạc phẩm hay. Thời đất nước bị chia đôi, dù là đang lúc có chiến tranh nó vẫn được phổ biến rộng rãi và được nhiều thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam yêu thích. Nó là một trong những nhạc phẩm tình cảm viết về lính có giá trị như những nhạc phẩm cùng thời lúc bấy giờ như: Chiều Mưa Biên Giới, Quán Nửa Khuya, Tàu Đêm Năm Cũ, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, v.v.. bằng nhạc điệu và lời ca nó đã diển đạt được những nỗi niềm thầm kín của người trai thời loạn. Nó chẳng những đáp ứng được nhu cầu tâm lý của đại đa số người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường mà còn có khả năng diễn đạt cái tình cảm thiêng liêng của những người có chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ quê hương.
Nghe những nhạc phẩm này, ta phải cám ơn và trân quý những nhạc sĩ tài hoa đã dâng cho đời những cung bậc rung cảm;tuy sáng tác trong thời kỳ khói lửa chiến chinh nhưng vẫn lãng đãng chất lãng mạn và đầy tính nhân bản. Riêng ở miền Bắc, bản nhạc này của nhạc sĩ Phạm thế Mỹ đã bị ghép vào loại nhạc với cái tên “quỷ ma” gì đó như bao thân phận của những nhạc phẩm trữ tình thời tiền chiến và lẽ đương nhiên là bị cấm lưu hành.
Trong mỗi chúng ta,chắc hẳn ai cũng từng có một thời mộng mơ để rồi một ngày nào đó sẽ có lúc ngồi hoài niệm và thả hồn về “Những ngày xưa thân ái”...
Tuan Ton
Ps:Ca sĩ Thanh Lan sẽ đưa chúng ta trở về lại "Những ngày xưa thân ái" của ngày xưa hoa mộng
Vào mùa này ở Đà nẵng trước năm 75,đại lộ Thống nhất được phủ vàng bởi những xác hoa nhỏ li ti rơi rụng ngập đường của hai hàng cây kiền kiền cao vút chụm đầu vào nhau để bóng cây che mát cả một đoạn đường dài .Gọi là đại lộ bởi đó là một trong những con đường lớn ở cái thành phố nhỏ bé hiền hòa này.
Ngày hai buổi,con đường nằm phơi mình đưa đón biết bao thế hệ học sinh của các trường lớn ở Đà nẵng đi về.Lứa tuổi thiếu niên thì có trường Nam tiểu học,Nữ tiểu học,lứa thanh niên thì có Phan chu Trinh,nữ trung học Hồng Đức...Hình ảnh khó quên nhất mà chắc các thế hệ trẻ đã từng sống ở Đà nẵng không thể quên được có lẽ là hình ảnh giờ tan trường với đồng phục quần xanh áo trắng của học sinh nam các cấp và tà áo dài duyên dáng của những nữ sinh trung học ,lũ lượt từng đoàn tụm năm tụm bảy huyên náo cả một đoạn đường và chắc con đường cũng đã “nghe chuyện tình thư sinh “ của tuổi học trò mà giờ đây có lẽ đã trở thành hoài niệm.
Con đường Thống nhất cũng còn là một chứng nhân lịch sử khi đã chứng kiến những ngày đình công, bãi thị,xuống đường của dân chúng Đà nẵng đổ xô từ sân vận đông Chi Lăng qua Quân trấn để đến Tòa thị chính ...,hoặc trong những ngày cuối tháng Ba năm Bảy lăm,hang đêm rầm rập từng đoàn thiết giáp “Thần phong” chạy dọc theo tuyến đường này tiến ra ngã ba Huế để kiểm soát an ninh và trên xe chất đầy lính thủy quân lục chiến nai nịt súng đạn với gương mặt đằng đằng sát khí,đó là hình ảnh bi hùng mà trong trí óc non nớt của tôi lúc bấy giờ còn in đậm nét .
Ngày trước, cũng trên con đường này,đoạn dưới dốc cầu vồng nằm gần cạnh hợp tác xã tiêu thụ (quân tiếp vụ) có một quán phở nhỏ tên là quán “3 thọ” với ông chủ là một người Mông cổ cao to vạm vỡ nói tiếng Việt lơ lớ.Cái quán xập xệ được dựng tạm bợ bằng những ống carton (vỏ bọc đạn cối súng canon) đã cho tôi sự ngạc nhiên lẫn với tò mò và sợ hãi vì tuy là quán bán phở nhưng bán cả đồ nhắm nên nhiều đêm trên những bàn nhậu và dưới nền nhà ngỗn ngang chai bia “33” hoặc lade “con cọp” vứt lăn lóc và những người lính với gương mặt non tơ,đỏ ké vì bia rượu,nói cười lãm nhãm hoặc trong cơn phấn khích qua men cay,họ hò hát rầm trời bất kể đến lối xóm chung quanh.
Trong số những bài hát họ thường “đồng ca” cùng với dàn” nhạc cụ” : muỗng ,đũa,li,chén...,Tôi vẫn còn nhớ những câu hát đã làm cho tâm hồn tôi lay động mãnh liệt dù chưa hiểu rõ hết ý nghĩa và xuất xứ của ca từ lẫn tác giả :
“Thời gian qua mau,tìm anh nơi đâu?tôi về qua xóm nhỏ ,con đò nay đã già.Nghe tin anh gục ngã.Dừng chân quán năm xưa.Uống nước dừa,hay nước mắt quê hương...”
Rồi tôi lân la theo mấy anh thanh niên, tụ tập thuê một phòng nhỏ ở khu này để học thi tú tài.Các anh(Lễ,Nghĩa,Mẫn...) này thuộc dạng “ con ông cháu cha” cũng có chơi với anh trai của tôi nhưng cha tôi ngăn anh trai tôi giao du vì sợ bị sa ngã.Trong nhóm này,tôi còn nhớ có anh Trương xuân Mẫn ngày trước có tham gia phong trào du ca và hay mặc bộ đồ bà ba màu nâu hay ôm đàn đi theo thầy Trần đình Quân,thầy Tôn thất Lan,thầy Phạm thế Mỹ... lập nhóm đi hát nhạc du ca và nhạc phản chiến. Đem cái thắc mắc về bản nhạc này hỏi anh Mẫn thì được anh Mẫn cho biết cặn kẽ về bản nhạc dù sau đó cũng chỉ hiểu lờ mờ vì anh giảng giải bẳng những ngôn từ lạ hoắc với tôi.Mặc dù vậy,tôi vẫn để ý lắng nghe sự giải thích bằng sự mẫn cảm của tâm hồn và trái tim của một thiếu niên trong sáng và bằng sự tự hào ngây thơ, về Đà nẵng có một thầy giáo là nhạc sĩ tài hoa mà sau này tôi mới biết là mình đã “bắt quàng làm họ” vì thầy sống ở Đà nẵng nhưng quê gốc lại ở vùng Đập đá,Bình định..
Vào năm 73,anh tôi đem về mấy cuốn băng cối (băng AKAI) do ca sĩ Miên Đức Thắng hát nhạc phản chiến,nhạc du ca và nhạc của nhạc sĩ Phạm thế Mỹ.Khi được nghe xong mấy cuốn băng, tôi bị mê hoặc bởi giọng hát tuyệt vời của anh Miên đức Thắng và lén mở ra nghe đi nghe lại mãi mà không hề chán.Kết quả là tháng đó,vị thứ trung bình của tôi trong lớp tụt từ hạng thứ 5 xuống đến hạng thứ 32 kèm theo lời phê của giáo viên “Cần cố gắng!”.Đổi lại là tôi được biết và thưởng thức giọng ca của anh Thắng và những bản nhạc phản chiến bất hủ của nhạc sĩ (kiêm thầy giáo) Phạm thế Mỹ đã sáng tác.
Trong cuốn băng nhạc này có một bản nhạc mang tên “Lời nguyện pháp trường” cũng do thầy Mỹ phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của thi sĩ Luân Hoán ở Đà nẵng viết kể lại chuyện ông đã mục kích qua khe hỡ ở cánh cổng cửa sắt một vụ xử tử một “du kích” tại sân vận động Chi Lăng vào năm 1963 .Đây là nội dung bài thơ ngũ ngôn của thi sĩ Lưu Hoán:
Chắc trời còn xanh lắm /cho tôi quì xuống đây/ tiếng ru nào trót dậy/ chắc buồn mà không hay/ tôi tay đầy vòng buộc/ thân che lòng cát này/ quê hương sầu tôi đấy /mắt nào nhìn lại đây?/ hỡi người anh phía trước/ hỡi người bạn sau lưng/ hỡi từng viên đạn nhỏ/ cho tôi ly rượu mừng/ mùa xuân nào lại tới/ lời ca nào lại bay/ giấc mơ nào của mẹ/ tiếng lệ nào của em/ cho tôi xin mở mắt/ nhìn tay người đang run/ chiến công nào cao lớn/ hơn mạng người đau thương ?/ lạy trời tôi đừng biết/ tôi là người như anh/ lạy trời tôi đừng biết/ tôi chết vì tay anh.
(Lời Nguyện Pháp Trường – Lê Hân kẻ nhạc, chép lời, in như một phụ bản trong thi phẩm Chết Trong Lòng Người trang 31, 32. Lối in phụ bản bằng nhạc, có lẽ đây là lần đầu tiên của những sáng tác thơ văn đã in) .
Chính bản nhạc này cũng đã khép lại các hoạt động âm nhạc của thầy Mỹ sau năm 75 vì bị “xét lại” về “Lập trường” và “quan điểm” cho dầu trước năm 75 thầy Mỹ được dư luận xếp vào những nghệ sĩ du ca “thân cọng”.
Một thời gian vào sống và làm việc ở Sài gòn,qua bác sĩ Hân (con thầy Quế,trước dạy trường nữ trung học Hồng Đức) tôi quen với anh Miên đức Thắng để rồi có nhiều buổi ghé nhà anh xem tranh và nghe nhạc,thơ của anh sáng tác.Giữa buổi tiệc ,trong cái cảm xúc nồng nàn của thơ,tranh,nhạc và rượu..., tôi có “hát mồi” bản nhạc “Lời nguyện pháp trường” và yêu cầu anh Thắng hát lại nhưng Anh đã “lãng tránh “ đề nghị cuả tôi rồi thay vào đó bằng một bài hát khác,một đoạn trong bản “Người về thành phố “ cũng của thầy Mỹ,bài hát này tôi có ghi và quay lại qua phone nhưng rất tiếc đã bỏ lại máy ở Đà nẵng trong một lần về thăm Mẹ.Tôi còn nhớ ánh mắt mỏi mệt và tia nhìn xa xăm của anh Thắng ,rồi với giọng nhẹ tênh,Anh nói : ” Chỉ là một thời thanh niên nông nỗi và ảo tưởng thôi mà Tuấn!”
Sau này khôn lớn và sau rất nhiều lần khi được nghe lại bản nhạc “Những ngày xưa thân ái” của thầy Mỹ,tôi vẫn thấy lẫn khuất sau những ca từ và những nốt nhạc luyến láy tài hoa,sự mềm mại và lưu luyến của giai điệu bài hát chất chứa một điều gì đó được chôn kín qua ca từ cũng như sự vấn vương trong “tâm tư gửi gắm” của nhạc sĩ .
Tôi đem thắc mắc này hỏi nhiềungười thuộc thế hệ đàn anh nhưng cũng chưa có sự giải thích nào làm cho tôi cảm thấy hợp lý và thỏa đáng.Những ngày rãnh rỗi đầu Xuân,tôi cố vào mạng ,tìm tòi lục lọi và sau đó vỡ lẽ được sự thật qua các thông tin tản mạn và sự chắp vá của rất nhiều bài viết cũng như những giai thoại quanh bản nhạc “Những ngày xưa thân ái” này.
Cố nhạc sĩ Phạm thế Mỹ sinh năm 1930, dân Quy nhơn,quê ở làng An Nhơn, Bình định,có anh trai là nhà thơ Phạm Hổ và em trai là nhà thơ Nguyễn văn Ký.Nhà thơ Phạm Hổ tập kết ra bắc và năm 48,ông đã viết bài thơ lấy tên là “ Những ngày xưa thân ái ”với nội dung kể chuyện về một người bạn chung của hai anh em ông trong những ngày còn chăn trâu,đá dế ở quê nhà.Bài thơ này không hẳn là hay nhưng cũng không gọi là dỡ nhưng khi đọc xong,cúng ta cảm thấy "rờn rợn" về cách nhìn và cách nghĩ của tác giả.Bài thơ có nội dung :
NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
Phạm Hổ
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Những ngày xưa thân ái
Chắc hắn quên rồi
Riêng tôi, tôi nhớ:
Đồng làng mênh mông biển lúa
Sương mai đáp trắng cỏ đường
Hai đứa tôi,
Sách vở cặp chung
Áo quần nhàu giấc ngủ
Song song bước nhỏ chân trần
Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
Nón rộng hỏng quai
Trong túi hộp diêm nhốt dế
Những ngày xưa êm đẹp thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
Tôi buồn tôi giận,
Đêm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Xác hắn nằm bờ ruộng
Không phải hắn thuở xưa
Tôi cúi nhìn mặt hắn
Tiếc hắn thời ấu thơ.
Và đây,nội dung bản nhạc “Những ngày xưa thân ái” mà cố nhạc sĩ Phạm thế Mỹ đã “chuyển” vào bản nhạc của ông có lẽ từ bài thơ của anh trai mình :
NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ ?
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịệu hiền
Đêm đêm nằm nghe súng nổ
Giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi ?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ
Bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui ?
Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương
Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em.
Phạm thế Mỹ
Bài “Những Ngày Xưa Thân Ái” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một nhạc phẩm hay. Thời đất nước bị chia đôi, dù là đang lúc có chiến tranh nó vẫn được phổ biến rộng rãi và được nhiều thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam yêu thích. Nó là một trong những nhạc phẩm tình cảm viết về lính có giá trị như những nhạc phẩm cùng thời lúc bấy giờ như: Chiều Mưa Biên Giới, Quán Nửa Khuya, Tàu Đêm Năm Cũ, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, v.v.. bằng nhạc điệu và lời ca nó đã diển đạt được những nỗi niềm thầm kín của người trai thời loạn. Nó chẳng những đáp ứng được nhu cầu tâm lý của đại đa số người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường mà còn có khả năng diễn đạt cái tình cảm thiêng liêng của những người có chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ quê hương.
Nghe những nhạc phẩm này, ta phải cám ơn và trân quý những nhạc sĩ tài hoa đã dâng cho đời những cung bậc rung cảm;tuy sáng tác trong thời kỳ khói lửa chiến chinh nhưng vẫn lãng đãng chất lãng mạn và đầy tính nhân bản. Riêng ở miền Bắc, bản nhạc này của nhạc sĩ Phạm thế Mỹ đã bị ghép vào loại nhạc với cái tên “quỷ ma” gì đó như bao thân phận của những nhạc phẩm trữ tình thời tiền chiến và lẽ đương nhiên là bị cấm lưu hành.
Trong mỗi chúng ta,chắc hẳn ai cũng từng có một thời mộng mơ để rồi một ngày nào đó sẽ có lúc ngồi hoài niệm và thả hồn về “Những ngày xưa thân ái”...
Tuan Ton
Ps:Ca sĩ Thanh Lan sẽ đưa chúng ta trở về lại "Những ngày xưa thân ái" của ngày xưa hoa mộng
Comment