Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nguyệt thực ‘mặt trăng máu’ đêm 14 tháng Tư

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyệt thực ‘mặt trăng máu’ đêm 14 tháng Tư

    Nguyệt thực ‘mặt trăng máu’ đêm 14 tháng Tư



    WESTMINSTER - Trong mấy ngày qua nhiều người đã chờ dịp được xem một hiện tượng thiên nhiên mà báo chí cũng như các khoa học gia gọi là “mặt trăng máu” (blood moon) vì màu đỏ kỳ bí của mặt trăng.

    Các nhà thiên văn cho biết đêm thứ Hai hôm nay, hiện tượng nguyệt thực, tức là mặt trăng bị che lấp bởi bóng tối của Trái Đất, sẽ bắt đầu lúc 10 giờ 58 phút theo giờ California. Mặt trăng sẽ hoàn toàn bị che lấp trong hơn một tiếng đồng hồ, từ 12 giờ 07 phút sáng thứ Ba cho đến 1 giờ 25 phút.

    Hiện tượng này sẽ được nhìn thấy trên toàn Châu Mỹ, từ Canada, Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ đến vài quốc gia ở Nam Mỹ. Người dân ở Úc và miền tây Phi Châu cũng có thể chứng kiến “mặt trăng máu.”

    Các khoa học gia nói rằng mặt trăng sẽ mang màu đỏ đậm như máu vì bị che bởi bóng đen của Trái Đất, và hiện tượng này là chuyện bình thường, rất tự nhiên.



    Hiện tượng “mặt trăng máu” được chụp hình theo từng giai đoạn vào một đêm trong tháng Hai, 2008 ở Sofia, Âu Châu trong hình trên, và trong cùng đêm, một phụ nữ đang xem nguyệt thực ở Panama City, Trung Mỹ trong hình dưới. Nếu thời tiết cho phép, hàng triệu người ở Mỹ sẽ được xem hiện tượng này vào nửa đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba. (Hình: Boryana Katsarova và Elmer Martinez/Getty Images)

    Thế nhưng tại sao khi có nguyệt thực toàn phần thì tại sao mặt trăng không trở thành màu đen mà lại mang màu đỏ của máu, có khi giống màu đồng kim loại, cũng có khi đỏ nâu như màu máu khô?

    Trái Đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời, nên hiện tượng này xảy ra. Các khoa học gia giải thích rằng bóng tối của Địa Cầu không hoàn toàn phủ kín mặt trăng. Những ánh sáng hoàng hôn cũng như bình minh ở bên rìa quả Địa Cầu vẫn có thể phản chiếu vào mặt trăng, nên mặt trăng không bị tối hoàn toàn mà lại mang màu đỏ huyết dụ.

    Đồng thời, bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối. Ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó, Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.

    Mặt trăng sẽ thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng có thể cả màu hổ phách. Tuy nhiên, độ rực rỡ của màu đỏ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mật độ bụi, hơi nước tồn tại trong bầu khí quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra nguyệt thực.

    Trong điều kiện thuận lợi, trời trong không có mây, không mưa, toàn nước Mỹ sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng độc đáo này. Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần kiếng bảo vệ mắt. Tuy nhiên quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn.

    Theo một thông báo của NASA, hiện tượng “mặt trăng máu” sẽ diễn ra hai lần trong năm 2014. Lần sắp tới sẽ là ngày 8 tháng 10. Trong năm 2015 cũng sẽ có hai lần nguyệt thực.

    (Theo Viendongonline)



  • #2
    Hom do em co coi, rat la dep, troi van sang nhu thuong. duoc dip thuong thuc nguyet thuc vi khong phai quyet thuc de coi nhung ma nho con meo cua em bo nha di them lan nua, lan nay la toi loi cua Phong di lam quen khong dong cua nen no ra duoc, the la bao hai em phai cho cua 8 dem no moi ve nen em duoc dip thuong thuc duoc Nguyet thuc.

    Comment


    • #3
      Yến Thu ơi, ĐH cũng nghe mấy bạn trong sở nói và đêm đó cũng cố thức để xem cho biết với bạn hữu , vậy mà buồn cười quá , khi muốn thức thì lại ngủ , và khi muốn ngủ thì , mắt lại không chịu nhắm…kết quả thế nào YT biết rồi …hihihihi

      Vì vậy dh rất vui khi đọc bài này của YT, Eater vui nha YT và Bob, dh
      Đình Hương

      Comment


      • #4
        Hôm đó ở Ottawa mưa te tua nhưng mình cũng ráng nhướng con mắt ngó ra cửa sổ để tìm nó, nhưng chẳng thấy gì hết!

        Comment

        Working...
        X