Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cát dầu (oil sands)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cát dầu (oil sands)

    Cát dầu ở Alberta (Canada)



    Cát dầu (oil sands, tar sands hay bituminous sands) thường lẫn với nước và đất sét dưới dạng bùn dầu (tar), mỏ cát dầu được xem là một bể chứa dầu khô cạn tự nhiên sau nhiều thế kỷ.


    Click image for larger version  Name:	oil-sand.jpg Views:	0 Size:	46.1 KB ID:	24778
    Tar sands



    Khối lượng dầu thô có thể khai thác ra được từ các mỏ cát dầu được xem là có tiềm năng rất lớn để thay thế cho các mỏ dầu hiện có đang cạn dần. Theo cơ quan WEC (Wisconsin Energy Corporation), trên khắp thế giới có khoảng 598 mỏ cát dầu phân bố ở 23 quốc gia mà những nơi có trữ lượng lớn nhất là Canada (176.8 tỷ thùng), Kazakhstan (42.009 tỷ thùng) và Nga (28.38 tỷ thùng). Các mỏ cát dầu ở Hoa Kỳ thường tập trung ở tiểu bang Utah (32 tỷ thùng). Một thùng dầu (oil barrel) có dung tích khoảng 42 gallons.





    Tùy theo vị trí tự nhiên của mỏ cát dầu, người ta có thể khai thác trên bề mặt hay khoan sâu xuống lòng đất.

    • Kỹ thuật khai thác bề mặt (surface mining): Khi mỏ cát dầu có độ sâu nhỏ hơn 250 ft.







    - Máy xẻng (mining shovel) xúc cát dầu lên những xe tải lớn. Những xe này đưa quặng cát thô đến những máy nghiền (crusher) để đập vỡ những tảng lớn và loại bỏ đá cứng.

    - Hơi nước nóng sau đó được dùng để chuyển quặng đến nhà máy. Trong khi di chuyển, dầu nặng (bitumen) được tách rời khỏi cát và đất sét.

    - Sau khi được đưa đến bồn lắng (separation vessel), dầu nặng có dạng bọt (froth) nổi lên phía trên sẽ được bơm đi nơi khác và những tạp chất (tailings) khác nặng hơn lắng đọng ở bên dưới sẽ được để cho ngưng tụ một thời gian rồi thải ra ngoài.


    Dầu nặng rất đặc, sẽ qua 4 giai đoạn chế biến để có được dạng dầu thô thông thường:

    - Phân đoạn bằng nhiệt độ (coking): Phương pháp này dùng hơi nóng để bẻ gãy bớt các mối nối carbon của các phân tử để có được hợp chất hydrocarbon đơn giản hơn.

    - Chưng cất (distillation): Tách rời hợp chất hydrocarbon thành những nhóm có tính chất riêng biệt.

    - Phân đoạn bằng hóa chất (catalytic conversion): Chọn những nhóm hydrocarbon đặc trưng để tạo thành những kết nối của dầu thô thông dụng.

    - Phân đoạn bằng hydrogen (hydrotreating): Sử dụng hydrogen để tách rời những độc chất như lưu huỳnh (sulfure) và nitro (nitrogen) ra khỏi dầu thô.


    • Kỹ thuật khoan sâu (drilling): Khi mỏ cát dầu nằm sâu hơn 250 feet tính từ mặt đất.


    Bơm dầu (pumpjack, nodding donkey hay horsehead pump)



    Click image for larger version  Name:	extracting-tar-sands.jpg Views:	0 Size:	172.7 KB ID:	24779

    Với các mỏ dầu thông thường, người ta khoan những giếng dầu (oil well) thông với các bể chứa sâu dưới mặt đất (petroleum reservoir), từ đó dầu thô tràn lên phía trên dưới áp suất tự nhiên. Sau một thời gian, áp suất tự nhiên giảm dần nên người ta phải dùng bơm (pumpjack) để hút dầu, bơm nước (water flooding) hay hơi nén áp suất cao (gas injection) xuống bể chứa để lấy dầu lên.

    Với các mỏ dầu cát, do bùn dầu có độ nhờn cao nên lưu chuyển rất chậm vì vậy để gia tăng tốc độ khai thác người ta phải dùng kỹ thuật ‘in-situ’ là bơm hơi nước (steam), chất hòa tan (solvent) và hơi nóng (hot air) để làm lỏng bùn dầu. Số lượng nước và năng lượng sử dụng trong trường hợp này cao hơn nhiều khi so sánh với việc khai thác dầu thô ở dạng lỏng.

    Lượng dầu thô sản xuất hàng năm của Hoa Kỳ đang tăng rất nhanh do:

    - Số lượng giếng dầu đang được khai thác đang tăng dần.

    - Sản lượng dầu từ các mỏ dầu trong đá xốp (oil shale) cũng tăng do Hoa Kỳ phát triển được kỹ thuật khai thác (hydraulic fracturing hay fracking), dùng nước áp lực cao để đẩy dầu ra khỏi đá xốp có hiệu quả hơn so với nhiều quốc gia khác cũng có những mỏ đá này.



    Đá xốp chứa dầu (oil shale)


    - Hợp tác với Canada để lọc dầu lấy từ cát qua đường ống dẫn từ Alberta đến Texas.


    Đường ống dẫn dầu nặng Keystone dài 2700 Km nối liền mỏ dầu Alberta và nhà máy lọc Houston


    Vì thế việc phụ thuộc vào các nguồn dầu từ các nước Ả Rập ngày càng giảm nhẹ. Điều này giúp cho Hoa Kỳ không cần phải quan tâm nhiều đến việc bảo vệ các giếng dầu và các tuyến đường biển vận chuyển dầu thô ở vùng này. Tránh được việc liên can đến những cuộc chiến tranh không cần thiết giúp Hoa Kỳ có thêm điều kiện để phát triển kinh tế trong những tháng ngày sắp tới.

    Tuy nhiên, muốn sản xuất được một thùng dầu thô (barrel) cần có 2 tấn cát dầu và rất nhiều nước. Sau khi rút hết dầu ( khoảng 75 %), cát được trả về mỏ để lấp đầy những khoảng trống. Lượng nước đã dùng, khối khói bụi khổng lồ và mùi hôi phát ra từ các nhà máy lọc sẽ tạo nên một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Đây cũng là cái giá phải trả cho những quốc gia phụ thuộc nặng nề vào việc xuất cảng dầu để sống còn.



    Hùng Nguyễn tổng hợp


    References:



    http://www.ems.psu.edu/~pisupati/ACS...Oil_Sands.html



    http://ngm.nationalgeographic.com/20...ds/kunzig-text
    Last edited by Hung Nguyen; 06-27-2021, 01:46 PM.

  • #2
    Anh Hùng và các bạn thân mến

    Cám ơn anh Hùng đã bỏ công tổng hợp để có một bài hay gởi đến bạn đọc .

    "... sản xuất được một thùng dầu thô (barrel) cần có 2 tấn cát dầu " : 2 tấn cát dầu "ép" ra được 1 barrel = 158 lít dầu thô . 158 lít dầu thô "ép" ra được khoảng 19 lít xăng . Xăng có tỉ trọng 0.8 cho nên 19 lit xăng nặng khoảng 15 kg .

    Kết luân : tốn 2,000kg nguyên liệu để có 15 kg sản phẩm thì có lẽ các tài xế không nên hy vọng xăng sẽ rẻ hơn cho dù sản xuất bằng cách nào đi nữa . Xăng lên giá sẽ kéo theo mọi thứ lên theo và tài xế xe đạp cũng không thoát khỏi vòng ảnh hưởng này!

    Chúc anh Hùng và các bạn vui .

    NTT

    Comment


    • #3
      Cám ơn Toản, người có lối viết sâu sắc nhưng không kém phần duyên dáng, người luôn có những đóng góp và support cho những bài viết của mình. :P

      Comment


      • #4
        Các bạn thân mến

        Cuộc sống đôi khi có những điều bất ngờ , giá xăng mấy tháng nay càng ngày càng giảm một cách ngoạn mục ! Một trong những nguyên nhân làm giảm giá là kỹ thuật khai thác dầu từ lớp đá phiến ở Mỹ , mời các bạn xem qua đoạn Youtube giải thích thêm về kỹ thuật này .


        Giá dầu đang trở về lại giá trị thật của nó hay chỉ là những thủ thuật chính trị ngắn hạn giữa các nước bán dầu trên thế giới ? Dầu sao đi nữa giá xăng giảm cũng mang lại nhiều niềm vui cho giới tiêu thụ . Hình như cây kim xăng trong xe có vẻ như lâu xuống hơn so với mấy tháng trước .

        Thân ái

        NTT

        Comment


        • #5
          Thời gian gần đây, Mỹ khai thác dầu hoả bằng fracking như trong video cuả anh NTT post nên mối lo khủng hoảng về dầu hoả giảm nhiều. Nhưng vài chục năm nưã, mối lo ngại thiếu nhiên liệu sẽ không còn là hàng đầu vì chừng đó, con người không giết nhau vì dầu hoả mà sẽ đánh nhau vì 'nước' (fresh water).

          Comment


          • #6
            Trúc ơi, tới giờ phút đó là mình đâu còn nữa, lo chi cho mệt!

            Comment


            • #7
              Các bạn mến , khoảng vài tháng gần đây mỗi khi đi đổ xăng , P thấy giá nới hẳn , lúc đầu nghĩ là xăng cũng như vàng , lên lên xuống xuống theo thị trường chứng khoán , nhưng bây giờ P mới biết xăng rẻ nhờ nước Mỹ thành công trong việc khai thác dầu từ đá phiến.

              Khi xem xong video trên P thấy phương pháp khai thác này cũng phức tạp , tốn công nhiều hơn phương pháp khai thác dầu từ các túi dầu như ở Trung Đông , vậy mà không hiểu sao giá thành lại rẻ như vậy , mong sao được càng lâu càng tốt , nhưng phải công nhận nước Mỹ tốt ở chỗ sản xuất được dầu mà không bán mắc như người ta.

              Tuy vậy trong cái lợi cũng có cái hại như thiếu nước sạch để xài , vì nước dùng để khai thác dầu nhiều quá , P xem báo thấy các nhà khoa học cũng đang lo về vấn đề này , người ta đang tìm cách recycle lại nước thải này nhưng chưa thành công. Bây giờ chưa được nhưng hy vọng tương lai có thể , cũng như kỹ thuật khai thác dầu từ đá phiến , người ta đã nghĩ tới từ lâu mà bây giờ mới thành . Ah mà biết đâu trong tương lai người ta có thể dùng nước biển để khai thác dầu , nước sạch sẽ không còn là nỗi lo xảy ra uýnh nhau như Trúc tiên đoán nữa hén. Mà cũng kỳ , nước Úc tuy không sản xuất dầu từ đá mà sao nước mỗi năm mỗi ... lên giá ? :shocked2:

              Thế giới đang thay đổi vì vậy những gì chưa phổ biến trong hôm nay có thể sẽ phổ biến trong ngày mai đó , phải không các bạn.

              PL

              Comment


              • #8
                Nhân đọc comment cuả chị Phương về việc reclycle water, T nhớ cách đây không lâu T xem chương trình '60 Minutes' nói về 'recycling waste water'. Tại quận Cam - Cali nơi có nhiều đồng hương SPKT cư ngụ đã có nhà máy làm sạch nước thải và chuyển thành nước dùng (toilet to tap) từ mấy năm nay, giá thành rẻ hơn so với nước bơm từ lòng đất (aqua underground). TV chiếu cô Lesley Stahl được nhân viên nhà máy lọc nước đưa cho ly nước trong khe mới vưà lọc được từ cái bồn nước dơ ồm và cô uống tỉnh bơ. Mời bạn click vào link dưới đây để xem vấn nạn về nước đã và đang xảy ra tại nhiều nơi

                Lọc Nước Phế Thải - CT 60 Minutes - 20 phút đầu cuả CT

                Kỳ HM sắp tới, các anh chị nào đi tour NASA, nhớ ghé qua chổ trưng bày nhà vệ sinh trong phi thuyền. Những người làm việc trong không gian phải học cách 'pipi, caca'. Bạn có biết nước tiểu cuả họ đi đâu không? Nước tiểu được lọc lại để làm nước uống đó.

                Thân mến,

                Trúc

                Comment

                Working...
                X