Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đôi điều về Rắn - Hùng Nguyễn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đôi điều về Rắn - Hùng Nguyễn

    Đôi điều về Rắn




    Hóa thạch cổ nhất được tìm thấy giống như của loài rắn và thắn lằn (lizard) có tuổi khoảng 130 triệu năm, trong thời kỳ Cretaceous. Do xương của loài này dễ bị phân hủy theo thời gian nên lịch sử tiến hóa (evolution) của chúng cho đến nay vẫn chỉ là một phỏng đoán.

    - Rắn là loại động vật bò sát, máu lạnh (poikilothermic) hay có thân nhiệt không tự điều chỉnh được mà chỉ thuần túy dựa vào nhiệt độ của môi trường.

    - Tùy theo loại, rắn có thể dài từ 10 cm đến 9 m.

    - Rắn ăn thịt (carnivorous) các động vật nhỏ, sâu bọ hay các con rắn khác.

    - Rắn đẻ trứng và trứng rắn có thể được ấp bên trong thân của rắn mẹ hay bên ngoài.

    - Rắn hầu như có thể hiện diện ở khắp mọi nơi và tùy theo loài, đời sống của rắn có thể kéo dài đến 10 hay 20 năm.


    Rắn được chia ra làm nhiều loại khác nhau, trong đó gồm cả một số loài trăn (boa) và rắn biển (sea snake) rất độc. Tuy nhiên về mặt độc chất, có thể chia rắn làm hai loại: có độc (venomous) và không độc (non-venomous).


    * Rắn có độc:

    - Đầu có hình tam giác.

    - Tròng đen của mắt có hình bầu dục.

    - Có lỗ (pit) để dò bức xạ nhiệt của con mồi ở giữa mắt và mũi.

    - Lớp vảy phía dưới đuôi chỉ có một hàng dọc theo chiều dài của thân.

    - Thường vẫy đuôi để tạo thành tiếng động khi bị kích thích.

    * Rắn không độc:

    - Đầu có dạng thon (oval), hơi nhọn.

    - Tròng đen của mắt có hình tròn.

    - Không có lỗ (pit) để dò bức xạ nhiệt (thermal radiation) của con mồi ở giữa mắt và mũi.

    - Lớp vảy phía dưới đuôi được chia làm 2 hàng dọc theo chiều dài của thân.

    - Không vẫy đuôi để tạo thành tiếng động khi bị kích thích.


    Nọc độc của rắn được chứa trong những tuyến (venom gland) ở hai bên đầu, phía dưới và đàng sau mắt. Hai răng nanh (fang) rỗng ở hàm trên nối với tuyến chứa nọc của rắn thường được gấp vào phía trong miệng như một loại dao xếp và chỉ duỗi ra khi tấn công, nhờ đó những răng nanh này không gây cản trở cho những sinh hoạt bình thường. Khi các răng nanh đã cắm sâu, bắp thịt quanh tuyến nọc sẽ co thắt lại để đẩy chất độc vào cơ thể đối phương.

    Rắn độc gồm nhiều loại khác nhau nhưng chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng số rắn trên địa cầu. Vì thế khả năng bị rắn độc cắn không cao và cũng dễ nhận biết qua vết răng để lại. Mỗi loại rắn có chứa một loại nọc độc riêng biệt gồm khoảng 20 hợp chất khác nhau, chủ yếu là protein, polypeptide và những độc tố có khả năng làm tê liệt con mồi trước khi ăn thịt. Nói chung nọc rắn gồm 3 loại sau:

    * Neurotoxins: Tác động vào thần kinh hệ (nervous system) gây ngạt thở.

    * Cardiotoxins: Hủy hoại cơ tim (muscles of the heart) gây cho tim ngừng đập.

    * Hemotoxins: Hủy hoại mạch máu gây xuất huyết nội (internal

    Một số nọc rắn có chứa chất ‘agglutinins’ làm cho máu đóng cục (blood clot) hay chất ‘anticoagulants’ làm loãng máu với mục đích là để sớm kết thúc mạng sống của con mồi.


    Nạn nhân bị rắn cắn thường có cảm giác hoảng sợ (panic), tim đập mạnh (racing heart) và buồn nôn (nausea), cần thực hiện các biện pháp sau:

    - Ghi nhớ hình dáng của rắn để có thể mô tả cho nhân viên y tế.

    - Buộc nhẹ ở phía trên và dưới vết thương nhằm hạn chế sự lưu thông của nọc độc.

    - Đặt bệnh nhân nằm yên, vết thương che kín và được xoay đến vị trí thấp hơn vị trí của trái tim trong khi chờ đợi bác sĩ hay chờ để được chở đến bệnh viện.

    - Có thể dùng dụng cụ đặc biệt (suction cup) để hút bớt máu độc ra khỏi vết thương nhưng không nên trực tiếp dùng miệng.

    - Có thể rửa sơ qua vết thương bằng nước lạnh và xà phòng.

    - Không đắp nước đá hay nước nóng lên phía trên vết thương để làm giảm đau.


    Nọc rắn cũng đang được tiếp tục nghiên cứu để dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Chất ‘mambalgin’ trong nọc rắn đã được các nhà khoa học Pháp chiết xuất để làm thuốc giảm đau có hiệu quả tương đương với ‘morphin’ nhưng không gây nghiện và ít gây ra tác dụng phụ. Trong khi đó các nhà khoa học Brazil đã chiết xuất được chất ALT-C có công dụng phục hồi các mô bị tổn thương của tim và ngăn chận việc cơ thể tự động tạo ra một số mạch máu dùng nuôi các bướu mới phát sinh. Họ hy vọng một ngày nào đó sẽ có thể ứng dụng cơ chế này để tiêu diệt một cách toàn diện mạch máu của các khối ung thư ác tính mà phương pháp giải phẫu vẫn thường để sót lại những di căn có hại về sau.

    'Rắn già rắn lột', tiến trình rắn lột da (shedding) thường bắt đầu khi cơ thể phát triển khá lớn so với kích thước có sẵn. Trong lúc này màu da của rắn sẽ không còn sáng bóng như bình thường và mắt rắn đổi sang màu xanh nhạt hay trắng đục. Rắn cũng sẽ nhịn ăn trong nhiều ngày cho đến khi có được một bộ da mới hoàn chỉnh bên dưới lớp da cũ. Khi đó rắn sẽ cọ phần mũi vào những vật thể xù sì, rắn chắc như khối đá, gốc cây để xé rách lớp da cũ ở vị trí này. Khi lớp da cũ tuột ra khỏi phần đầu, rắn sẽ dễ dàng thoát ra ngoài để lại bộ áo cũ lộn trái như chiếc vớ vừa được cởi ra khỏi chân. Chu kỳ lột da của rắn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phát triển của cơ thể. Rắn mới nở có thể lột da sau mỗi hai tuần lễ, sau đó chu kỳ này trở nên chậm dần cho đến mỗi hai hay bốn tháng khi cơ thể rắn đã phát triển đến một kích thước ổn định.


    Chuột phá lúa và rắn lại ăn chuột, tạo thế cân bằng sinh thái (ecological balance) vì thế sự xuất hiện của ngày càng nhiều các món rắn trên bàn 'nhậu' là điều mà các nhà bảo vệ môi trường cần phải quan tâm can thiệp.


    Tuy thân mang đầy chất độc và hình dáng trông rất đáng sợ nhưng bản tính của loài rắn vốn hiền lành và nhút nhát. Rắn thường bỏ chạy khi bị động và không chủ động tấn công trừ những lúc săn mồi. Rắn chỉ cắn người khi bị đạp phải vì bị lầm tưởng là một nhánh cây khô, vì thế chuyện rắn hóa thành Thị Lộ để báo thù vẫn chỉ là một truyền thuyết đáng ngờ. Nhưng nếu không có truyền thuyết đó, làm sao để giải thích việc một đại công thần như Nguyễn Trãi lại bị triều đình 'tru di tam tộc' vì công án Lệ Chi Viên.

    Những người mang tuổi Tỵ chia sẻ những đặc điểm của loài rắn, đa số có bản tính khôn ngoan, kín đáo, tế nhị và mềm mỏng vì thế rất khó cho đối phương tìm thấy bất kỳ một yếu điểm nào để có thể tấn công họ.

    Hùng Nguyễn (Tổng hợp)

    References:






    Provides basic accounts of the evolution, classification, and biology of snakes in general.











Working...
X