Announcement

Collapse
No announcement yet.

ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140626

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140626

    ĐẤU LÁO LƯỢM LẶT

    Lời Mở Đầu: Nhà báo Đỗ Bình vì đi làm, nên báo đời bạn già lãnh chuyện lượm lặt tin tức linh tinh để đăng trên Forum...Suy nghĩ mải, vì tôi vốn liếng liếc xem hình ảnh nhiều hơn là đọc tin tức ...Nếu có tin nào không chính xác, thì cứ cho đây là "ĐẤU LÁo LƯỢM LẶT". Cũng mong các bạn có biết được gì xin cho biết nhé!

    Chớ Dại Mà Tin Lời Chúng Nó

    Một hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

    Cục Hải sự Trung Quốc thông báo qua Đài Hải sự, tỉnh Hải Nam cho biết, hai tàu Hải Dương 612 và 613 kéo giàn khoan Hải Dương 981 với tốc độ dịch chuyển 4 hải lý/giờ. Giàn khoan sẽ di chuyển về phía Đông Nam đảo Tri Tôn 25 hải lý. Theo kế hoạch, Hải Dương 981 dịch chuyển đến vị trí mới trước 10h30 ngày 27/5 và nó vẫn nằm sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Theo báo chí quốc tế, chi phí lắp đặt Hải Dương 981 lên tới một tỷ USD. Diện tích của nó bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn. Là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, nó có chiều dài 114 m, chiều rộng 90 m, chiều cao 137 m và khối lượng 31.000 tấn. Lượng thép để xây dựng nên giàn khoan gấp 4 lần số nguyên liệu dựng tháp Eiffel của Pháp. Nó có khả năng chống sóng cao 10 mét và sức gió 160 km/h.

    Đảng Cộng Sản hay là Tay Sai "Hán Ngụy"?

    Bài viết của GS Stephen B. Young (Global Executive Director of the Caux Round Table, is a lawyer and writer. He has served as Dean of the Hamline University School of Law and as an Assistant Dean at Harvard Law School) đặt vấn đề:

    Ai thống trị Việt Nam ngày nay - Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy? Theo Stephen B. Young là có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ. Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình... Cái tổ chức đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới. Và cả biển nữa! Tại sao? Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới?....Vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Chúng phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị.

    Hán Ngụy in thin thít, không chừng mang của chạy trốn khỏi nước trước...



  • #2
    ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140529

    Truy Nã 5 Gián Điệp Trung Quốc



    Hoa Kỳ mới gán tội 5 sĩ quan Trung Quốc quân sự với gián điệp trên công ty Mỹ kim loại, hạt nhân và năng lượng mặt trời điện. Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ những lời buộc tội. Những chi phí là bằng chứng về sự bất đồng cơ bản về những gì hai quốc gia xem xét lợi ích an ninh quốc gia của họ.

    Chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc điệp viên bí mật đang dùng máy tính tại công ty cổ phần thép Hoa Kỳ để tìm hiểu làm thế nào để giảm chi phí sản xuất thép. Quan chức nói thấp hơn giá nào lái xe xuống thế giới thép giá cả và các công ty lợi nhuận. US thép đã cắt giảm sản xuất và giảm kích thước của lực lượng lao động của nó. Tại Bắc Kinh, Trung Quốc bộ ngoại giao chính thức của Hồng Lei giận dữ bác bỏ những chi phí, và cho thấy những gì ông gọi là "Thái độ bạo lực và đạo đức giả" của Hoa Kỳ. Ông nói rằng Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ để sửa chữa sai lầm của mình và loại bỏ những chi phí như vậy.

    15 Sự Thật Thú Vị Về Đồng US Dollar

    1. Có 75.000 tỷ USD trên toàn thế giới. Nếu chia đều cho dân số, mỗi người sẽ có ít nhất 11.000 USD.

    2. 66% tiền mặt của Mỹ nằm ở nước ngoài.

    3. Khoản nợ của Mỹ gấp 10 lần tổng giá trị tiền đang lưu thông

    4. Nếu giảm 1 xu trên mỗi hóa đơn thanh toán bằng USD thì sau 30 năm nước Mỹ tiết kiệm được khoảng 4.4 tỷ USD.

    5. Số lượng tiền in cho trò chơi "cờ tỷ phú" cao hơn nhiều lần so với tiền thật.

    6. bạn có 10 USD trong ví và không có một khoản nợ nào thì bạn đang giàu hơn 25% người Mỹ.

    7. Chính phủ Mỹ phải chi 2.4 xu để chế tạo đồng 1 xu.

    8. Máu của nhiều người hiến tặng bị đem bán trên những kênh giao dịch mở và nó tạo nên ngành công nghiệp đáng giá 4.5 tỷ USD mỗi năm

    9. Thứ từng được chế tạo có giá trị đắt tiền nhất thế giới là trạm vũ trụ không gian quốc tế, với mức giá 150 tỷ USD.

    10. Những lời cuối cùng của huyền thoại R&R Bob Marley là "Tiền không mua được cuộc sống".

    11. Doanh thu của McDonald's khoảng 75 triệu USD mỗi ngày, trong khi Apple kiếm được 300.000 USD mỗi phút.

    12. 19 trong số 20 người phụ nữ giàu nhất thế giới thừa kế tiền từ chồng hoặc cha của họ.

    13. Năm 2005, số tiền mà người Mỹ tiêu tốn để mua đồ jeans là khoảng 15 tỷ USD và họ chi khoảng 61.4 tỷ USD cho vật nuôi vào năm 2011.

    14. 90% đồng USD có dấu vết của cocain.

    15. Trùm ma túy Columbia Pablo Escobar giàu đến nỗi mỗi năm bị chuột cắn tới 1 tỷ USD trong kho. Khi trốn chạy cuộc truy bắt của Chính phủ, ông trùm này từng đốt 1.6 triệu USD để sưởi ấm cho con gái và 2 triệu USD để nấu ăn.

    Trên 100,000 Chữ Ký Chống Hành Động Xâm Lăng Của China

    Tính đến 9h00 sáng 28.5.2014 theo giờ Việt Nam, bản kiến đề nghị chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút hơn 119 nghìn chữ ký, vượt mức 100.000 chữ ký bắt buộc theo quy định chỉ sau 2 tuần được đề xuất trên trang web của Tòa Bạch Ốc . Dư luận đang nóng lòng chờ đợi phản hồi của Tòa Bạch Ốc về bản kiến nghị này.


    Comment


    • #3
      ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140602

      25 năm sự kiện Thiên An Môn

      Biến cố Thiên An Môn là cao điểm trong một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà lãnh đạo công nhân tại nhiều thành phố - Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí . Đây là vụ Thảm Sát tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, cuộc đàn áp đẫm máu bằng việc sử dụng Quân Đôi Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc có chiến xa hỗ trợ.

      Trao Đổi "Khủng Bố" Với Tù Binh Mỹ

      Năm khủng bố là tù nhân Guantanamo được sống nhởn nhơ ở Qatar, sau khi được phóng thích để đổi lấy binh sĩ Mỹ Bowe Bergdahl bị Taliban bắt. NBC News trích thuật nguồn tin ngoại giao ở vùng vịnh Persian Gulf loan báo hôm Thứ Ba. Nguồn tin nói rằng họ sẽ bị canh chừng trong kỳ hạn một năm cấm du hành, nhưng không bị hạn chế trong việc di chuyển ở khắp Qatar. Theo tổng thống Obama cho đó là hành động “linh thiêng” bắt buộc, không bỏ rơi người lính Mỹ nào, dù rằng chỉ huy cao cấp quân đội nói rằng trường hợp Bergdahl bị bắt cần phải xem xét kỹ lưỡng.

      Tablets & iPads

      Ở khắp nơi, một số trẻ em được có một điểm chung: đầu em đang phải đối mặt xuống, khi họ chơi game, text message, internet... trên điện thoại, tablets, hay iPads. Theo Trung tâm Kiểm Tra Bệnh Dịch và Phòng Ngừa (Centers for Disease Control and Prevention), riêng ở Mỹ có hơn sáu triệu trẻ em tuổi từ 4 đến 17 đã được chẩn đoán với chứng bệnh with Attention Deficit Hyperactivity Disorder. Nhưng các dữ liệu từ CDC thông kê rằng, con số nhiều hơn gấp đôi từ 5%(1990) lên đến 11% hiện nay, làm cho trẻ em bị rối loạn hành vi của thời thơ ấu. Hiện tượng đã trở thành một đại dịch.

      Comment


      • #4
        ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140612

        C Á I C H Ế T C Ủ A C H U D U

        Tony Nhân Nguyễn

        nguồn: http://www.ninhhoatoday.net

        Đọc Tam quốc diễn nghĩa, ai cũng biết nhà văn La Quán Trung đã cho nhân vật Chu Du ghen tỵ với tài năng của Khổng Minh mà hộc máu chết. Đó là cái chết vì đố kỵ, mang đậm màu sắc của văn hoá Trung Hoa. Các nước lân bang thì càng gần khoảng cách địa lý với Trung Quốc thì càng bị cái tính này nó lây lan, hẻm phải riêng Việt Nam mà bên Hàn, bên Nhật...cũng bị. Càng xa biên giới Việt Trung, càng thoát văn hoá Trung Hoa thì tính đố kỵ, ghen ghét người khác cũng bớt dần. Chẳng hạn như vùng Cà Mau, trong làng ai có gì vui như đỗ đạt, trúng số, trúng lúa, thăng chức, thành công....thì cả làng bưng đồ đến, đổ bánh xèo, uống gụ, chung vui mừng rỡ một cách thật lòng. Còn nếu ngoài miền trung miền bắc, thì đẹp giỏi giàu thì phải giấu nhẹm đi, mới mong được bình yên...

        Bên kia sông Cầu có người đỗ tiến sĩ, ngày vinh quy bái tổ, thay vì chèo thuyền qua sông chung vui, nhiều người xã Đoài bên này ngồi chửi đổng, điên tiết vì không biết vì sao nó giỏi thế. Rồi tự an ủi AQ, rằng nó may mắn chứ chả hay ho gì, chắc có ai đó nâng đỡ. Tóc xoã vai gầy, ăn không ngon, ngủ không yên, chỉ mong nó thất bại hay bị tai nạn bệnh tật ốm đau mà chết quách, để hả lòng hả dạ. Thôi thì cũng thông cảm, văn hoá tiểu nông ăn sâu quá rồi, con gà tức nhau tiếng gáy, và cũng, vì chút Chu Du còn sót lại, cả ngàn năm Bắc thuộc còn gì...

        Tony thích văn hoá miền Tây Nam Bộ, vì nó là vùng đất mới, chưa từng bị phong kiến Trung Hoa ra sức đồng hoá, nó gần với văn hoá Miên Thái, hào sảng và phóng khoáng, bao dung và thiệt tình. Đau thật với nỗi đau người khác, vui thật với niềm vui của bạn bè. Không giả lả giả tạo, ăn nói cho hay nhưng trong lòng nghĩ khác, chỉ muốn mình hơn, còn mong ai cũng te tua, nghèo khổ, dốt nát, xui xẻo, xấu xí...

        Tony có khá nhiều bạn hạc. Và họ từng là những người bạn thật tốt. Nhiều lúc thời sinh viên, Tony đói xanh mặt, qua ký túc xá hay nhà trọ của bạn mượn 10 ngàn đồng mua cơm, bạn có 20 ngàn, bạn chia cho một nửa. Rùi vui vẻ qua hết thời sinh viên chật vật khốn khó, với biết bao là tình. Ra trường, nhóm bạn bắt đầu chia rẽ, vì có ai đó khó chịu khi đứa khác tìm được việc làm ngon. Rùi rạn nứt khi bạn bè cùng nhà trọ ngày xưa mua nhà ở thành phố. Sự bực bội dâng đến đỉnh cao, mời đi tân gia là không đi, hay đi cũng qua nói vài câu xỉa xói móc méo cho nó xui xẻo chơi. Ngồi lầm bầm, kiểu mẹ tức muốn chết, mình vẫn còn nhà trọ mà nó đã chung cư cao cấp rùi. Rùi chấm dứt quan hệ, không rõ tại sao, chỉ thỉnh thoảng nghe qua bạn bè những câu đại loại như " giờ nó thành đạt quá rồi, đâu thèm nhìn mặt tao" nếu bạn bè hỏi lâu nay mày có gặp thằng A con B hem...

        Khi facebook ra đời, âm thầm theo dõi ngày đêm. Thấy anh bạn post tấm hình nhà mới, 2 đêm mất ngủ, ra sân đá thúng đụng nia, quánh mèo quánh chó, khiến chó mèo tàn tật hết trơn. Thấy cô bạn post status đi Mỹ du lịch với chồng, nói cái con nhỏ này ăn trúng gì mà may mắn thế, liền mất ngủ 3 đêm, nhìn ông chồng nghèo của mình khinh khi ra mặt. Tất cả status đều không bấm like, chỉ đọc. Rồi một ngày anh bạn post status mất việc, thì lòng vui mừng khôn xiết, lấy bia ra uống, lần đầu tiên bấm like. Rồi thấy cô bạn post status ly hôn, ôi trong lòng vui sướng biết bao, cho chừa, cái tội hôm bữa khoe đi Mỹ với chồng nha mậy, nhảy vô comment, ghi đại loại như " sao vậy bạn ơi, có cần gì thì mình giúp" mà trong lòng thì ngược lại, hả hê, vui sướng, vừa tắm vừa hát vang. Đi nhậu lúc ngà ngà say, nghe bạn nói " tôi vái ông bà cho ông bầu A rớt máy bay chết cho rồi, nhìn ông ấy sở hữu chiếc máy bay riêng mà ngứa mắt. Còn ông tỷ phú B, ông đó mà phá sản, tôi mở tiệc ăn mừng". Phụ nữ thành đạt nào cũng bị gán câu " ôi cái con đó tài năng gì, nó cặp với ông này ông kia mới được như vậy". Lúc này, sự đố kỵ không còn bình thường nữa, nó đồng nghĩa với cái ác, cái vô lương và nếu bạn gặp những người như vậy,

        chính xác đó là thể loại rẻ tiền, không đáng giao du, kết bạn. Lúc đầu chơi với họ, Tony cũng khó chịu, mất hứng, nhưng sau này thì quen. Cái xứ mình nó thế, dù có hạc có hành, có chức vụ hay học vị học hàm, có tiền có bạc, có vợ đẹp con khôn, vẫn mang cái văn hoá Chu Du ấy trên người, tự mình làm khổ mình ghê gớm, nhiều người cũng nhận ra nhưng không dễ bỏ ngày một ngày hai.

        Tony có anh bạn, tên X. Rất thân vì lúc cơ hàn, cần gì cũng giúp. Nhưng tính ganh đua đố kỵ cũng lớn. Không phủ nhận tính ganh đua cũng có mặt tích cực, đó là việc giúp mình có động lực để không thua kém bạn bè. Việc thấy Tony nói 2 ngoại ngữ lưu loát khiến anh lao vào học như điên, 5h sáng đã ngồi dậy học từ mới, tối nào cũng đến 2 trung tâm để luyện, thậm chí mời cả giáo viên tiếng Hoa tới nhà để dạy, nên anh cũng nói được ngoại ngữ khá tốt. Hồi còn hạc chung với anh, có lần cô giáo yêu cầu đọc cuốn "Tư Duy Lại Tương Lai" và nộp bài cảm nghĩ, Tony lùng nhà sách mấy bữa hẻm có, mới qua nhà anh mượn đi photo. Anh trả lời, gì chứ sách tuyệt đối không cho mượn, sợ đọc thì hiểu biết hơn, khiến Tony không nộp được bài. Năm 2006, Tony mua ô tô, biết tính anh nên không dám nói, thế là 1 bữa anh chạy qua nhà, khoe với Tony là đã mua được chiếc Civic, có đi đâu không tôi đưa đi ngồi ô tô cho mát. Tony nói là tôi cũng mua rồi, cả mấy tháng rồi. Anh giận dữ quày quả đi về, nói thằng này cái gì cũng hơn mình, về nhà vô phòng, bật đèn, tóc xoã rũ rượi, không ăn không uống không nói không cười mấy hôm liền. Hôm tài xế mình bị ốm, mới gọi điện qua nói bạn ơi cho tôi mượn tài xế bạn 1 hôm nhé, có khách nước ngoài qua nhưng tôi không biết lái. Anh trả lời " thế thì đi taxi, tài xế của tôi hôm nay rảnh nhưng tôi không cho phép lái xe của người khác". Đấy, nếu không biết dừng lại, tính ganh đua sẽ trở thành tính đố kỵ, rất uổng phí một đời người, vì không làm được nghiệp lớn.

        Nên nếu có chơi phải sống với thể loại này, phải cẩn thận và giấu mọi thứ mình có như mèo giấu " hàng hoá Tony đang kinh doanh", vì để họ thấy họ sẽ tức tối rất tội nghiệp, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nặng thì hộc máu chết như Chu tiên sinh ấy chứ chẳng phải đùa. Bạn Nam nói, 2 vợ chồng nó nghe nói bạn X tới thăm là phát hoảng. Vì X tới, sẽ đảo mắt nhìn quanh, hỏi ron hỏi ren, nếu thấy nhà Nam có mua sắm cái gì mới, X về giận, phát bệnh. Nên nghe tin X đến chơi, vợ chồng nó lên kế hoạch dọn dẹp bắt mệt. Phải gửi xe hơi đi chỗ khác, giấu cái tivi xịn vào phòng, quần áo pyjama bóng loáng phải cất, phải lập tức mặc áo cụt quần què vào, gia nhân giúp việc tài xế...phải lập tức ra khỏi nhà đi lánh mặt, núp ngoài bờ rào biệt thự, khi nào X về mới được vô. Thằng Nam phải lập tức nhảy xuống lau nhà, con vợ phải ngồi nhặt rau, vú móm lòng thòng, tóc rối bù, vợ chồng giả bộ chì chiết nhau chuyện tiền bạc, con cái nó phải vọc đất vọc cát, mũi miệng phải lem nhem. Đang ăn tôm cua thì phải cất ngay, lôi rau muống nước mắm ra. Gương mặt phải teo tóp hốc hác, không được phúng phính trắng hồng, X nó không thích, nó giận.....

        Tony cũng bị không biết bao nhiêu bạn cũ từ mặt. Nói nó đi xe hơi 7 tỷ, nên tao đâu dám tới gần. Nhiều buổi cà phê với bạn, hẻm biết nói chuyện sao. Toàn những câu như nghe nói dạo này nghe nói mày giàu lắm phải không, mình mà ừ một cái, thì tức khắc quy vào tội chảnh choẹ, mà nói không thì sẽ kết luận là xạo mày, đừng có giấu. Có một nhóm ngồi nhậu với nhau, bàn về Tony, nói chắc ai đó cho nó tiền chứ sao tự nhiên giàu vậy, nghe nói nó có ba nuôi tỷ phú Hàn Quốc, chắc chắn là ông đó cho tiền nó. Cái gọi điện hỏi có đúng vậy hem Tony, mình đang mướt mồ hôi trong kho kiểm hàng, nghe hỏi sợ quá nói ừ ừ, bạn nói vậy hả, có còn ông nào giới thiệu tao, tao cũng muốn có ba nuôi. Tony bèn viết bài hướng dẫn bạn đi Dubai, hội chợ du thuyền mà tìm. Ba nuôi mẹ nuôi vì phải vào chốn giàu có mới tìm được. Nhiều người cứ nói người khác thì đang đố kỵ với mình, còn bản thân thì lại vô tư hẻm biết.

        Cũng mấy lần đi nhậu, bạn nhậu nói mày biết doanh nhân thành đạt ABC không, nó dở ẹt à, lúc hạc chung với tao, rớt lên trượt xuống, ngu lắm mày ạ. Chuyện quá khứ là quá khứ. Lúc nhỏ người ta có thể hạc kém, nhưng sau này, cả quá trình tự đào tạo của họ, mình đâu có biết. Để có được số tiền đó, người ta đã phải thức khuya dậy sớm thế nào, bạc tóc tính toán ra sao, chết bao nhiêu nơ ron thần kinh ...và sẵn sàng chịu n cái rủi ro. Để có được giải thưởng nào đó, người ta đã phải hy sinh những thú vui cá nhân, đã phải dùi mài kinh sử tập luyện quần quật thế nào, mình đâu có biết. Chỉ thấy thành quả và thay vì mình cũng cố gắng đạt được, lại sinh ra lòng ghen ghét, một cách rất Chu Du.

        Người mình cũng ít công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hoá cho họ khả năng đặc biệt, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Việt Nam ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, kiên quyết không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ, ráng moi móc chê bai nhau cho được, bới lông tìm vết, thay vì lĩnh hội cái ý nghĩa sâu xa bên trong, tìm cái đẹp của tác phẩm thì không, bắt lỗi chính tả rồi chê bai cho được. Vì không công nhận tài năng của nhau nên khi đồng nghiệp được quốc tế công nhận, họ gần như hoá điên. Phần lớn nhà văn Trung Quốc cho rằng Mạc Ngôn bỏ tiền ra mua giải Nobel, cô lập ông sau khi ông nhận giải. Mấy nhà văn lão thành Trung Quốc vội lên hạc viện ngôn ngữ Bắc Kinh nhờ dịch hết các tác phẩm của mình sang tiếng Anh, rùi đem qua nước ngoài chào hàng, nhưng tụi Tây vứt hết vào sọt rác vì đọc hẻm hiểu. Các nhà văn trẻ Trung Quốc còn thành lập hiệp hội anti- Mạc Ngôn, hoạt động ì xèo, thậm chí gửi đơn thưa kiện kêu rút lại giải Nobel của ông ấy. Giống ở nước ta cũng có vài cuốn sách best seller và lập tức xuất hiện 1 nhóm người anti, kiện tụng khí thế, rùi cũng ra sách nội dung tương tự để cạnh tranh. Trí tuệ thay vì đi làm cái gì đó hay ho cho đời, lại suốt ngày đả phá người khác, thiệt uổng. Ngày GS Ngô Bảo Châu nhận giải Field, thì cũng là ngày bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ Hà Nội nhận cả chục bệnh nhân vào khám, cũng toàn các bạn cũng từng đoạt giải quốc tế quốc gia, nhưng vì tức tối mà sinh ra tâm bệnh, ngồi bứt tóc móc mắt, xé quần xé áo...trong thật thảm thương.

        Hôm bữa họp lớp, có mặt anh bạn X. Anh lại xách mé, nghe nói Tony dạo này đi nước ngoài như đi chợ ấy nhỉ. Tony chỉnh ngay, riêng cái này là không đúng. Anh vui mừng lắm, nói thế không có tiền đi đâu à, làm ăn không được à, sắp phá sản rồi à, nói thật đi để bạn bè lo cho. Mọi người há hốc mồm nhìn. Tony mới từ từ giải thích. Năm vừa rồi, Tony đi nước ngoài 20 lần, trong khi đi chợ có 1 lần, so sánh vậy là khập khiễng. Cái anh hỏi, ủa vậy giờ phải nói sao, Tony nói là lần sau phải nói "dạo này Tony đi nước ngoài như đi siêu thị ấy nhỉ"...

        Vì Tony, cũng hay đi siêu thụy ...

        Comment


        • #5
          ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140615

          Sự Thu Hút Của Tiểu bang Texas

          Thanh Dũng

          Trong mấy năm qua 4 thành phố lớn của tiểu bang Texas, Austin, Dallas, Houston, San Antonio, đã được liệt kê vào danh sách 10 thành phố đầu tiên có nhiều cơ hội về nghề nghiệp sinh sống... Xin mời xem chút ít tin tức góp nhặt của một cá nhân nói về sự thu hút của tiểu bang TX.

          Quyết định của hãng Toyota dời Tổng hành dinh tại Bắc Mỹ từ thành phố Torrance (tiểu bang California) đến Plano (Texas) tung ra chừng hai tháng sau khi hãng Occidental Petroleum Corp. cũng loan báo sẽ bỏ Los Angeles cùng "Tiểu Bang Vàng"... để dọn nhà sang Houston của "Tiểu Bang Ngôi Sao Cô Đơn" (The Lone Star State -- chỉ Texas). Occidental Petroleum là hãng dầu hỏa lớn thứ tư tại Hoa Kỳ.

          Chọn lựa của Toyota có thể phản chiếu nhiều thực tế khác nhau. Trước hết, với kỹ nghệ xe hơi ngày càng phát đạt, Texas đang dần trở thành một trung tâm mới trong kỹ nghệ này. Nhiều năm trước, miền bắc Texas đã có cơ sở sản xuất xe GM tại Arlington với hằng ngàn nhân viên. Năm 2013, chính Toyota cũng đầu tư xây một cơ sở lắp ráp xe truck tại San Antonio tốn kém $2.2 tỉ, đem về cho thành phố tổng cộng 6,000 công ăn việc làm ổn định. Dọn nhà về Plano, Texas, cũng là một cách Toyota tái phối trí các hoạt động thương mại của mình. Ngoài những nhân viên kỳ cựu từ Tổng hành dinh Torrance, các nhóm kỹ sư lâu nay đặt tại Erlanger (tiểu bang Kentucky) và các toán chuyên viên tài chánh từ New York City cũng sẽ lần lượt dời về tiểu bang Texas.

          Một trong những hấp lực chánh của Texas là nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Trong lúc nhiều nơi khắp Hoa Kỳ còn lao đao với nạn thất nghiệp cao, năm ngoái con số việc làm tại Texas lại gia tăng 2.7%. Trong khoảng một thập niên qua, từ năm 2002 đến 2011, dù dân số chỉ chiếm 8% toàn quốc, tiểu bang Texas lại kiến tạo gần 1/3 các công việc được trả lương cao nhất nước. Lợi thế khác: Texas là một trong bảy tiểu bang không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tính trung bình, mỗi cư dân Texas hằng năm trả $3,500 tiền thuế các loại, bao gồm thuế địa phương, tiểu bang, lẫn liên bang. Trong khi đó, California thu thuế của mỗi cư dân $4,900 / năm. Và cư dân New York phải nộp thuế đủ loại lên đến $7,400 mỗi người hằng năm.

          Không tiểu bang nào khác tại Hoa Kỳ thu hút cư dân mới nhiều như Texas. Kể từ 2000, số cư dân chọn về Texas sống nhiều hơn số bỏ đi đến 1 triệu người. Đơn cử năm 2012, theo thống kê của U.S. Census Bureau, tổng số người trên khắp nước di cư về Texas lên đến 106,000. Riêng tiểu bang California, trong 20 năm qua, đã mất trên 4 triệu người về tay Texas. Một nguồn thu hút nhân lực đáng kể khác của Texas là quân lực với nhiều căn cứ quân sự trọng yếu (đồn trú tại Texas có 61,000 binh sĩ Lục Quân; 7,000 Thuỷ Quân Lục Chiến; 41,000 Không Lực; binh sĩ hiện dịch 109,000 người; binh sĩ trừ bị và Vệ Binh Quốc Gia Texas chừng 85,000 người; tổng cộng tại Texas có 195,000 quân nhân). Nhiều quân nhân sau khi giải ngũ đã chọn ở lại với Tiểu Bang Ngôi Sao Cô Đơn. Texas cũng nổi tiếng là vùng đất giữ chân người bền chặt nhất, với trên 3/4 dân cư sanh trưởng tại Texas vẫn còn trụ tại chỗ.

          Hãng Occidental Petroleum bỏ Tổng hành dinh này tại Westwood, Los Angeles, để về Houston, Texas.

          Là tiểu bang được tiếng là... dễ sống, có 3 trong 5 thành phố phát triển thịnh đạt nhất Hoa Kỳ nằm ngay tại Texas: Austin, Dallas và Houston. Trong số 20 thành phố lớn nhất quốc gia, thì có đến 6 cũng thuộc Texas: Houston, Dallas, San Antonio, Austin, Fort Worth, và El Paso. Trên nhiều khảo sát uy tín quốc gia, Texas thường được xếp hạng cao về môi trường làm ăn thuận lợi. Đơn cử bảng xếp hạng công bố trên tạp chí “Best and Worst States for Business”, dựa trên thăm dò ý kiến của 500 vị Tổng giám đốc CEO trên toàn quốc, 10 năm qua Texas liên tục dẫn đầu, là nơi dễ phát đạt nhất cho các công ty, hãng xưởng, cơ sở thương mại. Trong khi đó, California, New York và Illinois vẫn đội sổ như những tiểu bang khó làm ăn phát triển và cạnh tranh hiệu quả.

          Ngoài không đánh thuế thu nhập cá nhân, nói chung các chánh sách thuế khóa của Texas nhẹ nhàng và ít luật lệ ràng buộc vào bậc nhất Hoa Kỳ. Tòa án Texas hiếm có các vụ kiện tụng kéo dài nhiều năm. Đây cũng là tiểu bang có nguồn nhân lực hữu hiệu, giàu sáng kiến, nổi tiếng có nhiều ý tưởng táo bạo, được huấn luyện từ các trường đại học Texas, cũng như từ các kỹ nghệ vốn là lợi thế của xứ cao bồi như dầu hỏa, không gian... Mức sống và nhất là giá nhà cửa tại Texas cũng rất phải chăng. Nếu một căn nhà tại Los Angeles trị giá trung bình $515,000 – thì tại Dallas, con số này thấp hơn phân nửa, chỉ $217,500 mỗi căn. Khi ra quyết định cập bến Texas, hẳn các nhà hoạch định chiến lược của Toyota đã cân nhắc những điều này. Khoản tài trợ hậu hĩnh $40 triệu từ quỹ Texas Enterprise Fund (TEF - với tôn chỉ thu hút các công ty dọn về Texas) cũng là một lời mời chào không kém phần hấp dẫn khác.

          Đến nay, TEF đã chi ra $558 triệu thu hút nhiều công ty hãng xưởng, tạo ra khoảng 75,000 việc làm mới, đem về các dự án phát triển với tổng giá trị đầu tư $24 tỉ. Trước Toyota, Texas đã đón trên 50 đại công ty, trong đó có hiệu súp Campbell lừng danh, và hằng trăm cơ sở thương mại cỡ vừa và nhỏ khác. Có thể kể hãng máy tính Apple lừng danh nhận tài trợ $8.6 triệu, về Austin thiết lập một cơ sở trên $300 triệu cùng 2,500 việc làm sơ khởi, trong vòng một thập niên sẽ đạt 3,600 việc làm, với mức lương trung bình $64,000 mỗi năm. Hãng điện tử Motorola & Flextronics về Fort Worth khai trương một cơ sở sản xuất với 2,500 việc làm. Hãng dầu hỏa Chevron Corp. nhận $12 triệu từ Texas Enterprise Fund, về Houston xây tổng hành dinh 1.7 triệu sq.-ft, ước lượng đón nhận gần 1,800 nhân viên, trong đó 800 dọn nhà về từ California. Công ty tài chánh Visa Inc. nhận gần $10 triệu tài trợ để về Austin xây một trung tâm toàn cầu, sẽ thuê 800 chuyên viên tài chánh với mức lương trung bình $113, 000 mỗi năm. Hãng eBay cũng sắp về Austin, mở rộng trung tâm điều hợp thương mại và phát triển nhu liệu máy tính, dự trù thuê mướn 300 chuyên viên.

          Để thay thế tổng hành dinh cũ, Toyota vừa chọn khu đất Legacy West rộng 240 mẫu ngay góc giao lộ Dallas North Tollway và State Highway 121 ở vùng bắc Texas. Gần đó cũng có tổng hành dinh tương lai của FedEx. Và cách không xa là khu đất JCPenney đã mua năm 1987 trước khi dọn tổng hành dinh từ New York City về bắc Texas cho đến ngày nay. Với Toyota Bắc Mỹ, đây là thay đổi nội bộ lớn nhất của trong nửa thế kỷ qua. Về phần tiểu bang Texas, đây có thể là vụ dời nhà cơ sở thương mại lớn nhất kể từ công ty “Electronic Data Systems” ra mắt tiểu bang đầu thập niên 1980. Theo chân Toyota, có chừng 50 công ty lớn khác đang trong các bước hoạch định khác nhau để dọn tới hoặc mở rộng hoạt động tại Texas.

          Trong số các thương mại gốc California có thể sắp... dời nhà sang Texas có một tên tuổi rất quen thuộc với người Việt: hiệu tương ớt Huy Fong "Sriracha Hot Sauce". Cơ sở sản xuất của hãng Huy Fong hiện đặt tại Irwindale, cách Los Angeles khoảng 1 giờ lái xe về hướng đông. Trước nhiều rắc rối pháp lý với thẩm quyền và dân chúng địa phương, Huy Fong đang cân nhắc quyết định đi hay ở. Ban giám đốc thậm chí đã thăm dò nhân viên xem ai sẵn lòng dọn nhà khỏi California nếu công ty chọn giải pháp rũ áo ra đi. Vụ này đang thu hút chú ý công luận cả nước. Các chánh khách ngoài tiểu bang từ Alabama, Louisiana, Kansas, Ohio, Georgia, Iowa, Arizona, New Mexico, West Virginia, Washington... đã liên lạc với công ty này. Riêng tiểu bang Texas đã gởi cả phái đoàn hùng hậu sang mời gọi Huy Fong về với Texas. Trong phái đoàn có những xếp to như Dân Biểu Tiểu Bang Jason Villalba (hạt Dallas County) hay người đứng đầu ngành nông nghiệp Texas ông Todd Staples.

          Trong không khí cạnh tranh thương mại hiện tại, nếu Huy Fong Foods cuối cùng quyết định đưa 70 nhân viên toàn thời gian, 200 nhân viên thời vụ, và công việc sản xuất mỗi năm 20 triệu bình tương ớt trứ danh "Sriracha Hot Sauce" về Texas thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Càng nhiều công ty hãng xưởng chọn làm ăn tại Texas, càng thêm nhiều công ăn việc làm, thêm thu nhập cho các gia đình, thêm thuế cho các địa phương và cả tiểu bang. Thị trường địa ốc cũng nhộn nhịp hơn vì có thêm người săn lùng mua nhà... Với các chánh sách hữu hiệu, Texas ngày càng phát triển mạnh, khiến không ít dư luận gọi là vùng đất "tương lai của Hoa Kỳ".

          Tiểu bang California đặt tên đường “Ca nhạc sĩ Việt Dzũng”

          Nhưng không chỉ giới hạn trong cộng đồng người Việt mà ngay cả chính giới Hoa Kỳ Việt Dzũng cũng được nhắc nhở đến một cách rất trang trọng qua những họat động đầy nhân bản và ý nghĩa của anh, mà điển hình nhất là đạo luật SCR 85 đã được tòan thể Thượng Viện Tiểu Bang California đồng thuận vào ngày 1 tháng 5, 2014 vừa qua, để đặt tên cho Highway 39 thuộc Orange County là Việt Dzũng Human Right Memorial Highway để tưởng nhớ và vinh danh cho những họat động bảo vệ nhân quyền của một người nhạc sĩ tỵ nạn mang tên Việt Dzũng.

          Hiện nay Bộ Giao Thông cùng Nha Lộ Vận Tiểu Bang California đang hòan tất những thủ tục hành chánh cuối cùng để chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành bảng tên đường mang tên Việt Dzũng vào một ngày gần đây.

          Comment


          • #6
            ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140617

            Mỹ Gay Cấn 2-1 với Ghana

            Mỹ đứng trong bảng nhóm G có tên là "Nhóm Tử Thần". Dân chúng Mỹ hoang mang chờ đợi trận đáu gay cấn với Ghana diễn ra lúc 5:00PM ngày thứ Hai 16 tháng 6, 2014. Đây cũng là World Cup đầu tiên mà tại một số thành phố lớn của Mỹ như Chicago, New York rất đông khán giả đứng đầy cả khu vực công viên để theo dõi trận cầu mong đợi này.

            Trong các phân tích tình hình hai đội trước trận đấu hầu hết giới truyền thông báo chí đều cho rằng nếu may mắn lắm Mỹ có được một điểm trước Ghana mà thôi. Phần lớn cho rằng Ghana sẽ thắng. Trong khi đó Ghana cũng rất khát khao có được 3 điểm ở trận đầu tiên gặp Mỹ hầu có thể vượt qua vòng bảng hai kỳ World Cup liên tiếp.

            Huấn luyện viên Klinsman đưa ra đội hình 4-3-3 với thủ môn Tim Howard trấn giữ khung thành trong khi hàng phòng ngự vẫn là Beasley, Cameroon, Besler, Johnson. Còn hàng tiền vệ và tiền đạo đều trông cậy vào Beckerman, Jamaine Jones, Bradley, Clint Dempsey, Bedoya và Jozy Altidore.

            Khi trái bóng lăn chưa đầy 30 giây, Mỹ có bàn thắng đầu tiên khi tổ chức đợt tấn công từ cánh trái do Dempsey. Sau đó Ghana đã chứng tỏ bản lĩnh của mình khi liên tiếp mở các cuộc tấn công gây sức ép nguy hiểm lên hàng phòng vệ Hoa Kỳ. Thủ môn Tim Howard và đội banh Mỹ phòng phủ khá chặt chẽ, mặc dầu tiền đạo Altidore bị chấn thuơng phải đưa ra sân. Kết quả ở phút 82, khi tiền đạo số 10 Ayew có banh trong vùng cấm địa Mỹ, quân bình tỷ số 1-1. Nhưng bất ngờ phút 86 khi Mỹ được hưởng quả đá phạt góc và hậu vệ John Brooks vào thay thế người đánh đầu đưa banh vào lưới đưa Hoa Kỳ dẫn lại 2-1.

            Thắng được Ghana, Hoa Kỳ thêm hy vọng vượt qua vòng bảng tử thần G lần này.

            Cả Trăm Loại Lệ Phí

            Nói ra chắc chắn những người Việt đang sống ở nước ngoài phải giật nảy mình bởi ngoài các loại thuế ra còn tới 357 khoản phí và 75 khoản lệ phí mà dân Việt Nam đang oằn lưng gánh chịu. Chỉ có dân nghèo càng nghèo thêm

            Kể hết các khoản thì nó dài dòng quá, xin chỉ đưa một số phí và lệ phí gồm có: Thuỷ lợi phí; phí kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật; phí xây dựng; phí đo đạc, lập bản đồ địa chính; phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất; phí kiểm dịch động vật, thực vật; phí kiểm nghiệm chất lượng động vật, thực vật; phí kiểm tra vệ sinh thú y; phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, v.v…Các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã còn bày ra lắm trò thu phí và lệ phí như: đơn cử phí đăng ký khai sinh; phí bản sao giấy khai sinh; phí đăng ký kết hôn; phí đăng ký khai tử; phí chứng thực hồ sơ đi học; phí chứng thực hồ sơ đi làm; phí đăng ký hộ khẩu thường trú; phí xác nhận hộ khẩu; phí cắt chuyển khẩu; phí cấp đổi sổ hộ khẩu vì thay đổi địa giới hành chính; phí xác nhận hộ tịch; phí cấp giấy chứng minh nhân dân; phí đăng ký tạm trú, tạm vắng… Rồi các loại phí ở các lĩnh vực khác như: Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng bốn loại; phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư tám loại; phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải 13 loại; phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc bốn loại; phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội bốn loại; phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo hai loại; phí thuộc lĩnh vực y tế tám loại; đau hơn cả là phí đường bộ”, mỗi xe điện, xe gắn máy, xe du lịch, xe khách, xe tải, v.v…

            Mỗi các khoản phí này phí thấp nhất cũng 10.000 đồng, cao nhất lên đến vài ba trăm ngàn, có khi đến cả triệu đồng như phí xây dựng, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất…Có một điều là tất cả những người đóng các phí này đều không nhận được biên lai, có chăng nữa thì là cái hóa đơn thu tiền có đóng dấu treo (đóng ở góc trái) của ủy ban xã hoặc ủy ban huyện mà thôi. Pháp lệnh phí và lệ phí có quy định là: Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu phí, lệ phí nhưng lại được phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân cùng cấp xem xét số tiền thu “theo tình hình thực tế của địa phương” rồi trình lên. Như vậy, tùy theo nhận định của từng cấp đơn vị hành chính mà mỗi nơi sẽ quy định các loại phí theo các cách khác nhau khiến cho việc quyết định loại phí; mức phí; cách thức tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng không đồng bộ, chồng chéo lên nhau.


            Comment


            • #7
              Mỹ thắng Ghana 2-1 ,Mỹ hay lắm rồi đó,tại vì Ghana đá hay,người Ghana bự con,đen to cao ,chạy lẹ đá hay và mạnh.

              . Đón coi 26 tháng 6 lúc 6 giờ (Đức ) , USA đá với Đức ,ai thắng nhe ?:cuoilan:

              Comment


              • #8
                ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140619

                Tây Ban Nha loại khỏi World Cup

                Trước khi đội tuyển Tây Ban Nha lên đường tới Brazil dự World Cup 2014, Tây Ban Nha (RFEF) tuyên bố trao mức thưởng khủng lên tới 30 triệu euro cho đội nhà nếu bảo vệ thành công chức vô địch. Nếu chia bình quân đầu người, mỗi cá nhân sẽ nhận không dưới 720.000 euro. Trước đây, mỗi tuyển thủ Tây Ban Nha chỉ được thưởng 540.000 euro ở World Cup 2006 và 600.000 euro ở World Cup 2010. Họ cứ ngỡ mức thưởng cao sẽ giúp các tuyển thủ thi đấu thêm quyết tâm. Nhưng không, thay vào đó nó lại vô tình trở thành áp lực, lần lượt gục ngã trước đội tuyển Hà Lan (1-5) và đội tuyển Chile (0-2), đồng thời chính thức bị loại khỏi giải World Cup, và số tiền thưởng 30 triệu euro tan biến theo mây khói.

                Những Câu Hỏi Tại Sao?

                Từ tháng đầu tháng Năm, ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam cho đến nay, có mấy hiện tượng đáng chú ý trong phản ứng của nhà lãnh đạo Việt Nam:

                1. Tất cả những lời phát biểu quan trọng nhất mà giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố đều ở ngoài Việt Nam: (1) ở Philippines và (2) ở Singapore. Ở trong nước, với chính người Việt Nam, tất cả nhà lãnh đạo đều im lặng. Tại sao?

                2. Nhà lãnh đạo Việt Nam đề cao người Việt ở hải ngoại xuống đường biểu tình phản đối hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc; nhưng ở trong nước họ lại cấm. Tại sao?

                3. Từ Thủ tướng xuống Bộ trưởng, Tổng bí thư cho đến Đại tướng, v.v.. có vai trò lãnh đạo cao nhất thì lại hoàn toàn lánh mặt. Tại sao?

                4. Chính quyền Việt Nam rất bối rối trong việc đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc. Sự im lặng bất thường, bất lực như trói chân trói cẳng, hoặc phát ngôn mâu thuẫn trong giới lãnh đạo cao cấp nhất. Tại sao?

                5. Sự phân hoá giữa hai nhóm khác nhau: một nhóm muốn ngả về Tây phương, một nhóm muốn tiếp tục thoả hiệp với Trung Quốc. Những kẻ ấy là ai? Tại sao?

                Bất cứ câu hỏi hay đặc điểm nào ở trên cũng đều là những điều đáng tiếc.

                Đáng Tiếc Iraq Rối Loạn

                Trong 6 năm lãnh đạo, Obama nhất quyết giữ lời hứa với dân chúng Mỹ là rút quân Mỹ ra khỏi Trung Đông. Nhưng chẳng bao lâu, nhất trong vài tháng nay, ông phải đối đầu về việc phân chia lực lượng quân đội đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, hợp lực với NATO đề phòng Chiến Tranh Lạnh với Liên Sô, Iran ngang tàng dưa lưng Liên Sô và Trung Cộng, họ mạnh mẽ yểm trợ các nhóm khủng bố ở Trung Đông...Đây là dịp các nhóm khủng bố trở lại hòanh hành rối loạn ở Iraq. Chính phủ Iraq đã xin chính phủ Mỹ giúp họ, Obama có thể quyết định thả bom hay cho những lực lượng đặc biệt trở lại để giúp việc an ninh Iraq.

                Dù gì xảy ra ở Iraq trong những ngày sắp tới, có thể xảy ra những quốc gia khác như Pakistan, Afghanistan, Syria, v.v… Việc rút quân ra khỏi Trung Đông cua3 Obama có điên rồ hay không, khi Mỹ đã tốn hàng tỷ đô đổ vào bảo vệ tư do dân chủ ờ Trung Đông.


                Comment


                • #9
                  ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140621

                  "Đi đi, đừng về!"


                  Đỗ Thanh Lam

                  "...Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: "Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!".Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?"...'

                  Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

                  Góc nhìn Việt Nam: "Đi Mỹ được rồi, về làm gì?"

                  "Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: "Đi đi, đừng về!"

                  Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc "đừng về Việt Nam" bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:

                  "Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với "quyền lực mềm" của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có "quyền lực mềm" giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?".

                  Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: "Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!" Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

                  Lăng kính Mỹ: "Lý do nào để quay về quê hương?" - Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: "Sẽ về!"

                  Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: "Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!"

                  Một người bạn khác chia sẻ: "Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được".

                  Một chị theo học kinh tế thì bảo: "Đơn giản chị không muốn!" Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.

                  Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: "Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể".

                  Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: "Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?"

                  Giữa dòng ý kiến "Đi đi, đừng về!" dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: "Nước ta rừng vàng biển bạc".

                  Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về "trách nhiệm công dân". Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.

                  Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: "Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!"

                  Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?"

                  Comment


                  • #10
                    ĐẤU LÁO ĐIỂM BÁO LƯỢM LẶT - 140626

                    Bắc Hàn Dọa 'Trả Thù' Mỹ Vì Phim Hài “The Interview”


                    Bắc Hàn nói sẽ trả đũa “không nhân nhượng” nếu bộ phim của Hollywood mới sản xuất về việc giết ông Kim Jong-un được phát hành, theo truyền thông nước này. Phát ngôn viên Ngoại giao của Bắc Hàn nói trên truyền thông Bắc Hàn rằng việc phát hành phim sẽ bị coi là “hành động chiến tranh”. Ông ta không nhắc tới tên phim, nhưng một bộ phim của Hollywood với tựa đề “The Interview” với cốt truyện tương tự dự tính được phát hành vào tháng 10/2014.

                    Các diễn viên nổi tiếng như James Franco và Seth Rogen đóng vai chính trong bộ phim hài hành động. Cả hai đóng vai người dẫn chương trình trong một talk show – do cơ quan tình báo Mỹ CIA tuyển nhằm ám sát lãnh đạo Kim Jong-un, khách mời của chương trình.

                    Đoạn quảng cáo phim được đưa lên YouTube, cho thấy một diễn viên trông gần giống đóng vai ông Kim Jong-un, và cảnh giao tranh có xe tăng, trực thăng có vẻ giống của Bắc Hàn, và cả nơi phóng hỏa tiễn.

                    Phát ngôn viên của Bắc Hàn được hãng tin nhà nước KCNA dẫn lời: “Sản xuất và cho phát hành một bộ phim dựa theo cốt truyện làm tổn thương lãnh đạo tối cao của chúng tôi là hành động khủng bố và gây chiến trắng trợn và chắc chắn sẽ không thể được khoan dung.” Ông nói rằng “sự điên rồ liều lĩnh và đầy khiêu khích của Hoa Kỳ” trong việc huy động một “nhà làm phim gangster” để thách thức lãnh đạo Bắc Hàn làm dấy lên “cơn thù hận và giận dữ” trong người dân và quân nhân Bắc Hàn. “Nếu chính phủ Hoa Kỳ cho phép và bảo hộ việc chiếu phim, biện pháp phản công không khoan nhượng sẽ được áp dụng,” người phát ngôn được dẫn lời.

                    Mỹ Giải Iraq Cùng Iran

                    Trong làn sóng khủng hoảng Iraq, người ta càng nhận ra tính đúng đắn của triết lý "kẻ thù của kẻ thù là bạn". Khi cùng phải đối phó với kẻ thù chung là những kẻ thuộc lực lượng nổi dậy Hồi giáo Sunni tại Iraq, Mỹ và Iran đang xích lại gần nhau. Thậm chí, họ lúc này được coi như đồng minh. Washington và Tehran đã tìm đến nhau một cách thận trọng. Nhưng đó là những tín hiệu rất tốt lành sau 30 năm đầy rẫy nghi ngờ lẫn nhau, thậm chí có người vì von hai nước có sự thù địch không dễ dàng vượt qua.

                    Trong bối cảnh các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran tiếp tục giậm chân tại chỗ; việc quan hệ giữa Mỹ và Iran khởi sắc trở lại vì tình thế bắt buộc sẽ là tín hiệu đầu tiên giúp họ hiểu nhau hơn. Quyền lợi của Mỹ tại Iraq rất lớn nên khi chính quyền Baghdah yêu cầu Washington can thiệp, thậm chí ném bom lên đầu lực lượng nổi dậy thì Mỹ không thể làm ngơ. Tuy nhiên, nếu Mỹ đơn phương hành động việc này thì rất khó khăn. Người Mỹ không muốn tham chiến tiếp tại cuộc chiến vùng vịnh lần thứ 3 sau khi vết sẹo từ những cuộc chiến khác từ Trung Đông chưa lành. Việc huy động một lượng lớn khí tài quân sự và binh sĩ tới vùng Vịnh vào lúc này là bất khả thi với ngân sách quốc phòng của Mỹ, do nó phải lo cho quá nhiều chỗ. Việc kêu gọi NATO vào cùng cũng khó khả thi, vì các nước NATO cảm thấy họ quá mệt mỏi khi cáng đáng sứ mệnh tại Lybia. Iran cũng lo ngại trước lực lượng phiến quân của Iraq, không muốn lửa cháy ngay cạnh nhà láng giềng và tệ hơn, kẻ đốt lửa là những người Hồi giáo dòng Sunni vốn thù địch với cộng đồng Hồi giáo Shiite.

                    Comment

                    Working...
                    X