Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ký ức về trường mẹ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Ký ức về trường mẹ

    Bài này sẽ được viết làm nhiều kỳ, dài ngắn tùy theo quỹ thời gian, hay dở tùy theo cảm xúc và mức độ chính xác nhiều ít lại tùy theo trí nhớ. Mong được các bạn cùng tham gia viết loạt bài này với những ký ức của riêng mình vì với trường mẹ chắc chắn là ai trong chúng ta cũng có đầy ắp những khung trời kỷ niệm mang theo cho đến cuối cuộc đời. Sự đóng góp của các bạn sẽ làm cho quá khứ sống lại vô cùng phong phú vì mỗi người có thể có một cách nhìn rất khác đối với trường, lớp, thầy cô, bạn bè và tương lai của mình.

    Chọn một cái tên cho bài viết này quả thật là không đơn giản vì trường đã qua nhiều lần đổi tên kể từ khi được thành lập. Cuối cùng chọn là 'trường mẹ' như một cách tri ân các thầy cô đã góp phần đào tạo chúng tôi.

    Cơ sở đầu tiên của trường nằm trong khuôn viên của Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ với tên gọi chính thức là ban Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật năm1962. Sau khi di chuyển về Thủ Đức trường lại được đổi tên là Trung tâm Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ - Thủ Đức (Nguyen Truong To Collegiate Center for Technical Education of Thu Duc) năm 1972, Đại học Giáo dục Thủ Đức (Thu Duc University of Education) năm 1974 (thuộc viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức), rồi cuối cùng là trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức (Thu Duc University of Technical Education) năm 1976.



    Vào học năm thứ nhất (1972) ở cơ sở mới tinh của trường ở Thủ Đức với các xưởng thực tập còn trống trơn, rất ít thiết bị, chúng tôi chưa hề thấy trường mang bảng tên, có lẽ chỉ có trên giấy tờ, là Trung tâm Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ - Thủ Đức. Nghe đâu hồi đó trường được xây cất để dành làm cơ sở mới cho trường trung học kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ ở Sài Gòn, nhưng sau khi xây cất xong thấy khang trang, đẹp đẽ quá nên đã có những vận động ở cấp cao để chuyển nhượng cơ cở này cho ban Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật. Có lẽ vì vậy, về sau khá lâu mới thấy trường có một tấm bảng mang cái tên đã gây khá nhiều tranh cãi là Đại học Giáo dục - Thủ Đức. Tại sao không là Đại học Giáo dục kỹ thuật - Thủ Đức hay Đại học Sư phạm kỹ thuật - Thủ Đức? Chọn tên cho một trường đại học đào tạo ra các thầy cô giáo phục vụ ở các trường trung học kỹ thuật cho toàn miền Nam kể ra cũng lắm nhiêu khê ...

  • #2

    Hồi còn ở Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, ban Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật có chung cơ sở với trường Bách khoa Trung cấp ở phía cổng sau của trung tâm này trên đường Tô Hiến Thành. Đó là một dãy lầu ba tầng hình chữ T dùng làm các lớp học lý thuyết, xưởng của ban Nữ công Gia Chánh, các phòng vẽ kỹ thuật với hội trường lớn ở tầng dưới cùng và một CLB sinh viên; một dãy lầu riêng dùng làm thư viện và các văn phòng; các xưởng điện, điện tử, kỹ nghệ gỗ, kỹ nghệ sắt, máy dụng cụ, cơ khí ô tô & diesel và kỹ nghệ gốm (ceramic) cho sinh viên thực tập; một dãy nhà trệt có bốn phòng là chỗ ở của gia đình thầy Thạnh (hướng dẫn SV), ký túc xá (mini), kho chứa vật tư và chỗ ở của gia đình thầy Nhã (KNS); cuối cùng là một căn nhà gỗ màu trắng, nhỏ, đẹp kiểu Mỹ có tầng cấp, giếng nước có trục quay và sân cỏ, là chỗ ở của gia đình Hiệu trưởng BKTC, lúc đó (1969) là thầy ks Nguyễn Năng Cường.

    Được học chung trường, chung xưởng và chung cả giáo sư, sinh viên BKTC cảm thấy rất hãnh diện và cũng rất gần gũi với các anh chị sinh viên của CĐSPKT. Phần lớn các anh chị cũng xuất thân từ BKTC và vì thế hình ảnh của các anh chị cũng là hình ảnh tương lai của chúng tôi nếu có thể vượt qua kỳ thi tuyển vào trường, thật là 'trông gần gang tấc nhưng xa ngàn trùng'. Trở thành sinh viên SPKT, các bộ quần áo xưởng là chemise, quần tây dài thường lấm lem dầu mỡ của chúng tôi sẽ được phủ lên một chiếc áo choàng dài màu blue nhạt với bảng tên được một giai nhân nào đó thêu giúp bằng chỉ màu, trông sẽ rất uy nghi mà lại không kém phần lãng mạn (các chị KTGĐ lúc đó hình như mặc áo xưởng màu trắng) !!!

    Comment


    • #3
      Cách đây ít tuần, T đi thăm cô Anh nhân dịp cô qua Houston ở chơi với gia đình người con trai. Cô Đặng Thị Anh là giáo sư khoa trưởng khoa KTGĐ trước 1975. Sau 1975, cô dạy lớp T môn Dinh Dưỡng. Hôm đó tụi T phỏng vấn cô quá trời về thời son trẻ cuả cô đã gắn bó với CĐBKPT - là tiền thân cuả ĐHSPKT-TĐ sau này.

      Hôm sau đó tình cờ đi lạc vào tiệm 'grocery' cuả anh NMH, nghe nói T vưà gặp cô Anh, anh Hùng kể lại chút chuyện về các cô giáo thời đó. Anh nói hồi xưa, cô Anh đẹp nhất trường, còn anh ngưỡng mộ cô Thi vì cô nói tiếng Anh như dzó (cô là người được cử đọc diễn văn vào ngày khánh thành trường vì hôm đó có các vị đại diện của các quốc gia đồng minh đến dự), toàn những nữ giáo sư trẻ đẹp và tài giỏi. Anh Hùng rảnh nhớ viết về ký ức ngôi trường xưa thêm nha, anh có trí nhớ về trường cũ bạn xưa tốt lắm đó.

      Thân mến,

      Trúc

      Comment


      • #4
        A, thì ra là vậy!

        Vậy là nhờ có em nữa, hihi! Cô em Trúc khéo ăn khéo nói thế nào để khiến sư huynh ta rung động, để sư huynh hồn xuôi về quá khứ mà viết cho những đoạn văn Bạn Cũ Trường Xưa vậy ta?!:thumbs:

        Bravo anh Hùng, mong đọc tiếp chuyện Ký Ức về Trường Mẹ nhé.

        :thank3:

        Comment


        • #5
          Năm 1972, sự hiện diện của ngôi trường khang trang ở một thị trấn vắng vẻ của một quận ngoại thành đã gây không ít xôn xao trong dư luận. Các quán cà phê, các tiệm ăn, những chỗ cung cấp dịch vụ như hớt tóc, sửa xe, … quanh đó như đang nhốn nháo mong đợi bùng phát nhờ các vị khách mới. Và biết đâu cũng có các cô hàng xinh xắn quanh đây đang ôm giấc mơ 'Phi cao đẳng bất thành phu phụ' và điều này đã ứng nghiệm với bạn Chế văn Hưng của chúng tôi.

          Riêng chúng tôi lại có cảm giác rất khác, lúc đầu là sự ngất ngây trong cái thế giới mới của ‘người lớn’, của tân sinh viên, nhưng sau đó lại là sự lạc lõng, trống trải vì trường lớn mà sinh viên lại quá ít, chỉ khoảng vài trăm người. Trường lúc đó chỉ có các chuyên môn như Khoa học áp dụng, Kỹ nghệ họa, Nữ công gia chánh, Điện tử, Điện kỹ nghệ, Cơ khí ô tô & diesel, Máy dụng cụ, Kỹ nghệ sắt và Kỹ nghệ gỗ. Mỗi ngành học lúc đó chỉ tuyển chọn khoảng 20 sinh viên, như vậy tổng số sinh viên của năm thứ nhất sẽ ở vào khoảng dưới 200 người và đây cũng là tập thể đông đảo nhất của trường. Các khóa đàn anh lúc đó rất thưa vắng, một số phải bỏ lớp vì những lý do như kinh tế, quân dịch, … có lớp chỉ còn lại có vài sinh viên. Nguồn thí sinh dự thi vào trường chủ yếu là học sinh tốt nghiệp ban Toán từ các trường trung học kỹ thuật, như bạn Vương khải Sáng từ kỹ thuật Nha Trang, và từ trường Bách Khoa Trung Cấp. Nghe đâu trong trường cũng có vài sinh viên ngành công nghệ đến từ các trường trung học phổ thông, nhưng trường hợp này rất hiếm vì đa số không thể cạnh tranh được với thí sinh kỹ thuật trong các môn thi Vẽ kỹ thuật và Kỹ thuật chuyên ngành là hai môn thi bắt buộc. Riêng ngành Khoa học áp dụng có số sinh viên gốc phổ thông khá đông vì các môn thi tuyển chủ yếu lại là Toán và Lý - Hóa.


          [img]http://daihocsuphamkythuat-thuduc.org/dd2012/dhspkt-td.com/NMH-%20hang%20dau-1-phai.jpg

          [/img]

          Kỹ thuật Đà Nẵng

          Các trường trung học kỹ thuật ở miền Nam, kể cả một số tỉnh miền Trung, gồm 2 ban là Toán và Chuyên nghiệp, tuyển chọn thí sinh đã hoàn tất lớp đệ Lục phổ thông. Ban Toán được chia làm hai hệ là ‘đệ nhất cấp’ gồm các lớp đệ Ngũ và đệ Tứ và ‘đệ nhị cấp’ gồm các lớp đệ Tam, đệ Nhị và Đệ Nhất. Học sinh từ đệ nhất cấp muốn lên đệ nhị cấp phải đậu kỳ thi Trung học. Học sinh đệ nhị cấp muốn tốt nghiệp phải đậu kỳ thi Tú Tài một (Tú Tài bán) vào cuối lớp đệ Nhị và đậu kỳ thi Tú Tài hai (Tú Tài toàn) vào cuối lớp đệ Nhất. Trong khi đó, ban Chuyên nghiệp chỉ có đệ nhất cấp lại gồm các lớp đệ Ngũ, đệ Tứ và đệ Tam. Sau khi thi đậu Trung học Chuyên nghiệp ở các trường của mình, học sinh Chuyên nghiệp của tất cả các trường kỹ thuật phải dự kỳ thi tuyển rất gay go để vào trường BKTC Phú Thọ hoc tiếp đệ nhị cấp. Thật đáng lo cho các bạn đã không vượt qua được kỳ thi tuyển vào BKTC, cuộc đời họ sẽ ra sao với mảnh bằng nhỏ xíu và những kiến thức kỹ thuật còn non nớt. Lúc đó có chuyển sang học tiếp tục ở phổ thông cũng không xong vì trong 3 năm ở Kỹ Thuật chương trình học đã rất khác.

          [img]http://daihocsuphamkythuat-thuduc.org/dd2012/dhspkt-td.com/nguyenmanhhung-hang%20dau-2.jpg

          [/img]

          Bách Khoa Trung Cấp

          Học sinh BKTC, cũng được gọi là ‘sinh viên’, sau 3 năm đèn sách sẽ được cấp bằng ‘Cán Sự’. Văn bằng này rất có giá trị khi đi làm việc hoặc có thể dùng để dự thi vào SPKT, tuy nhiên nếu xin học ở các đại học khác sẽ không được chấp nhận, lý do cũng là sự khác biệt trong chương trình đào tạo. Chính vì lý do này một số học sinh BKTC đã phải cố gắng học thêm các lớp đêm ở bên ngoài nhằm lấy cho được bằng Tú Tài hai để rộng đường bay nhảy sau này. Các bạn tôi không vào được SPKT, một số ít ra ngoài làm việc còn đa số vào quân đội để trở thành những sĩ quan chuyên ngành. Nói tóm lại, con đường đã vạch sẵn cho học sinh kỹ thuật chuyên nghiệp là thợ hoặc thầy, con đường độc đạo và rất hẹp, mà trước khi ghi tên dự thi vào trường trung học kỹ thuật không mấy người hiểu rõ điều này !!!

          Do nhu cầu giáo sư ở các trường Trung học Kỹ thuật và các Trung tâm Huấn nghệ rất cao và đa dạng nên trường Sư phạm Kỹ thuật lúc đó vẫn phải duy trì cách đào tạo theo hai hệ khác nhau là đệ nhất và đệ nhị cấp. Sinh viên đệ nhất cấp học 2 năm để trở thành ‘giáo sư đệ nhất cấp’ và sinh viên đệ nhị cấp lại phải học 4 năm để trở thành ‘giáo sư đệ nhị cấp’. Sau khi hoàn tất năm thứ nhất, dựa trên kết quả học tập, mỗi lớp sẽ được ngắt làm đôi, một nửa ra trường sớm và nửa kia sẽ ra trường trễ hơn. Dường như bắt đầu từ khóa 74, tất cả sinh viên đều được theo học chương trình 4 năm.

          Comment


          • #6
            Anh Hùng có tài kể chuyện lắm, mà dường như chuyện gì anh cũng nhớ. Hôm gặp anh ở tiệm, vưà nói tới tên cô Anh là ảnh kể một thôi, mà anh có vẻ rành rọt lắm, hỏi T về cô Vân (dạy môn đan móc), nói về cô Anh...về một số thầy cô mà T chưa nghe tên bao giờ. Dường như kỷ niệm vể quãng đời học sinh cuả anh nó đã in sâu trong trí nhớ chỉ cần có ai nhắc đến chút xiú là anh kể như người ta kể chuyện KD vậy. Cám ơn anh đã bỏ thời gian ghi lại cho lớp hậu sinh chút hiểu biết về ngôi trường rất mới mẻ thưở xưa.

            Thân mến,

            Trúc

            Comment


            • #7
              Thân chào anh Nguyễn mạnh Hùng và các bạn ,

              Có lẽ vì "ra cùng lò" nên loạt bài "Ký Ức Trường Mẹ " của anh Hùng khóa CKO1972 rất ư là hấp dẫn và lý thú. Những hình ảnh, chi tiết trong bài đối với các bạn khóa 1974 đều là những kỷ niệm thuộc dạng "đương thời" nhưng ít người biết !

              Trước đây trên Webnhà cũ cũng có loạt bài " SPKT trường kỳ " trong đó có bài Đại hoc Giáo dục , Những ngày hạnh phúc của anh Nguyễn anh Tuấn khóa KNH 1971 cũng thuộc dạng này ( hấp dẫn nhưng ít người biết ) .

              Vì ít người biết cho nên việc tìm hiểu các chi tiết cội nguồn đã thay đổi liên tục trong quá trình phát triển của các trường kỹ thuật tại miền Nam sẽ rất khó và hiếm . Tỉ dụ ngôi trường nổi tiếng cung cấp giàn cán sự có kiến thức và tay nghề giỏi hơn thợ chuyên môn cho các ngành công nghiệp trong nhiều năm tại Miền Nam là Trường Bách Khoa Trung Cấp Phú Thọ . Thế nhưng có lẽ trường này đã chìm vào quên lãng mà chẳng lưu lại một dấu vết nào trên internet Wikimedia .

              Tóm lại chúng ta có thể thấy 2 điều :

              1. Những bài viết thuộc dạng này của những cựu SV thuộc các khóa đầu đều rất hiếm và quý mặc dầu ai cũng kêu gọi bổ túc thêm để tránh yếu tố chủ quan của tác giả .

              2. Những ai thích tìm hiểu có lẽ phải "tổng hợp chi tiết " trên nhiều bài đăng khắp nơi mới có được cái nhìn đầy đủ và rộng hơn !

              Trên tinh thần nầy tôi thân ái cổ động để anh Hùng, anh Tuấn , các bạn viết thêm về đề tài nầy . Trong lúc chờ đợi , mời các bạn thưởng thức bài

              1. Nhớ về trường xưa

              2. Tôi theo học Ban Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật

              Tình cờ tìm được trên internet , Tác giả Huỳnh Ái Tông , một trong vài người thuộc SPKT khóa 1964,1965.

              Thân ái

              NTT

              Ps : Những chữ màu xanh đậm là shortcut của đường link tới bài đọc (dùng Google Chrome sẽ không bị trở ngại) .

              Comment


              • #8
                Đáng lẽ ra nhà trường nên hoãn lại ngày khánh thành cho đến ít nhất là thêm một năm nữa. Năm thứ nhất (1972) chúng tôi ít được học vì thiếu giáo sư và vì trường vẫn còn ở vào giai đoạn hoàn chỉnh, nhiều lần vào lớp ngồi chờ giáo sư rồi cuối cùng lại phải đi về. Trong sân trường, thỉnh thoảng vẫn còn thấy các người thợ Đại Hàn đến làm việc như lắp ráp các máy nước lạnh, gắn bóng đèn và … xịt mối. Trong khi đó các sân cỏ cũng đang được trồng thêm cây cối để đem lại bóng mát cho trường. Nhiều lần chúng tôi được ngắm nghía và nghe những giai thoại về cây ‘Săn máu’ nhưng cá nhân tôi không cảm thấy hào hứng lắm với những ‘huyền thoại’ này. Mỗi khi không có lớp, phải đón xe để về lại Sài Gòn lại là một điều khá vất vả, lúc đó Ký túc xá chưa có người ở và Thư viện lại chưa có nhân viên điều hành và ... sách. Chúng tôi thường ‘giết thời gian’ ở các quán cà phê quanh đó hay cùng nhau dạo khắp các con đường trong khu ‘làng đại học’, thăm ‘chùa một cột’ hay lang thang theo các lối mòn phủ đầy bóng tre ở phía sau trường, nơi có một nhà hàng Pháp nhỏ mang tên ‘Con nai vàng ngơ ngác’.


                Người Mỹ dường như đang chạy đua với thời gian trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Rất nhiều chuyên viên, trí thức Việt Nam được đưa sang Mỹ huấn luyện, rất nhiều cơ sở to lớn được vội vã bàn giao cho phía Việt Nam. Một số các thầy cô của chúng tôi có lẽ cũng đang cố gắng hoàn tất những bài thi cuối cùng trong những trường đại học ở cách xa Việt Nam đến nửa vòng trái đất để kịp về nước, trong số này có các thầy Phan văn Đáo (MS) và Mã tường An (MS). Lúc này có một học bổng dành cho giáo sư ngành Kỹ nghệ gỗ tu nghiệp Hoa Kỳ nhưng lại không có giáo sư nào của ngành này nhận vì những lý do riêng. Cuối cùng thầy Mã tường An ngành Ô tô lại quyết định nhận học bổng này rồi trở thành trưởng xưởng Kỹ nghệ gỗ vài năm sau đó. Truyện chưởng của Kim Dung có đề cập đến một chiêu thức nổi tiếng là 'Song thủ hổ bác' của lão ngoan đồng Châu bá Thông, một tay vẽ hình tròn, tay kia vẽ hình vuông. Thầy An đúng là người đã tinh thông tuyệt chiêu này. Nhớ lại những ngày tháng đầu tiên được biết thầy An tại Kỹ thuật Đà Nẵng vào cuối thập niên 60, lúc đó thầy chuyên trách môn Kỹ thuật xưởng về Ô tô cho các lớp Kỹ thuật Toán, bây giờ thấy thầy vẫn trẻ, vui vẻ, mạnh khỏe và nhanh nhẹn y như ngày xưa.

                Năm thứ nhất các xưởng thực tập trống trơn nhưng kho tiếp liệu của trường lại chất đầy những thùng thiết bị, đồ nghề mới tinh chưa được bóc tem. Sau nhiều lần không có lớp, thầy Lê đình Viện đã giới thiệu một thầy mới cho chúng tôi. Thầy Yến là một chuyên viên cơ khí của hãng thầu Mỹ RMK, mới khoảng ngoài 40, thái độ mềm mỏng, ăn nói nhẹ nhàng, nhưng chúng tôi dường như không thỏa mãn với một ‘giáo sư đại học’ có kích thước khiêm tốn như thế. Thầy Yến đem ở đâu về một hộp số tay (standard transmission) rồi cùng chúng tôi thảo luận về cách thức tháo ráp, sửa chữa và bảo trì trong lớp học. Những lúc khác chúng tôi phụ trách thêm việc trang bị cho xưởng của chính mình như thực hiện các bảng gắn đồ nghề, các bàn thợ (workbench) và lắp đặt các thiết bị trợ huấn. Những công việc đơn giản và nhàm chán này cứ kéo dài mãi như thế cho đến khi thầy Đáo về nước vào khoảng năm 1973. Các lớp học văn hóa cũng gặp tình trạng thiếu giáo sư vì trường phải mượn tạm thầy từ các đại học khác. Trong lúc đó các ngành học ít phụ thuộc vào thiết bị, máy móc như KHAD, KNH và NC lại có những sinh hoạt học thuật đều đặn hơn so với các lớp ngành công nghiệp.

                Năm thứ nhất và một phần của năm thứ hai được học Anh văn với thầy Lê đình Viện (MS), sách học là cuốn Mastering American English; Tâm lý Giáo dục với thầy Hoàng mạnh Hùng, tác giả cuốn 'Thập nhị chương kinh' về máy lạnh (MS); Phương pháp Giảng dạy với thầy Ngô đình Duyên (MA), rất siêng in bài phát cho sinh viên; Tổ chức Học đường với thầy Vũ hữu Nho (Cử nhân Luật); Hóa học với thầy Nguyễn văn Tân (MS); Toán với thầy Trần văn Thông (Cử nhân Toán); Điện Ô tô với thầy Nguyễn xuân Khai (MS) và lý thuyết về Ô tô với thầy Tôn thất Tiêu (MS). Thầy Tiêu rất đẹp trai và thường mặc quần áo rất 'à la mode' không kém gì thầy Hoa. Các thầy ngày xưa đi dạy rất lạ, ít có thầy soạn bài sẵn, thường chỉ cầm theo vài cuốn sách chuyên môn viết bằng Anh hay Pháp ngữ và giở ra xem chỗ này, chỗ kia, mỗi nơi một ít trong lúc giảng bài, vậy thôi. Các thầy cũng khi ít khi kiểm tra bài tại lớp (quiz), cho bài tập lớn (project) hay cho bài làm về nhà làm (homework).

                Trước đây khá lâu được bạn ĐQKhanh (72 CKO) cho biết thầy Đỗ Thành Long bi cancer và thầy Duyên bị đau mắt nặng, có gởi về biếu mỗi thầy một ít tiền để mua thuốc, sau đó nghe nói thầy Long qua đời và thầy Duyên thì sang cư trú tại tiểu bang California. Và cách nay khoảng 2 năm, được anh Tùng, chủ nhân tiệm phở Thái Bình Dương cũng là học trò của thầy Nho tại Houston Community College (HCC) cho biết tin thầy qua đời. Đi viếng thầy vào ngày cuối cùng nên rất vắng người, đứng nhìn thầy rất lâu và hồi tưởng lại những tháng ngày còn theo học với thầy tại SPKT, thấy nghẹn ngào. Lúc về nhìn vào sổ tang thấy có tên của một số cựu sinh viên và nhân viên của trường, thấy an ủi được phần nào.
                Last edited by Hung Nguyen; 04-22-2021, 07:06 AM.

                Comment


                • #9
                  WOW, ai mà đẹp chai quá vậy. Đây là lần đầu tiên em mới thấy hình ngày xưa của người nổi tiếng đó.


                  Comment


                  • #10


                    Cảm ơn anh Hùng đã viết loạt bài "Ký ức về trường Mẹ " về trường SPKT TĐ từ thuở phôi thai cho các bạn khóa sau cũng như sinh viên nhập cư đến sau có được khái niệm về trường xưa.

                    Thật ra mình cũng có cái duyên biết đến trường SPKT TĐ khi trường đang hoàn tất hình thành vào những năm 1971, 1972 cho các khóa học đầu tiên. Nhiều dịp từ Saigon đến nhà người thân gần ngã tư Thủ Đức, nhìn thấy ngôi trường xây cất khang trang rộng rãi xinh đẹp, mọi người đều tấm tắc khen, thì được biết đó là ngôi trường đang hoàn chỉnh để trở thành nơi đào tạo những giáo sư kỹ thuật cho các trường trung học kỹ thuật như Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ, … Lúc đó, từ bên ngoài nhìn vào, trường mới xây cất xong, rất là đẹp, hoành tráng. Tuy nhiên, vào những năm 71, 72 , trường rất ư là vắng vẻ, không có nhiều hình bóng các giáo sư, sinh viên trong khuôn viên trường như những trường đại học khác, nên nhìn có vẻ như là một cô gái có nét đẹp … hơi buồn.

                    Có lẽ những suy nghĩ đơn giản của tuổi thanh niên mới lớn không bằng cái duyên số mạng. Sau ngày lịch sử 1975, các sinh viên Sư phạm kỹ thuật các ngành khác từ Saigon được chuyển lên và sát nhập vào trường, trong đó có: Đại học Regina Pacis – Kinh tế gia đình, Đại học Nông Nghiệp - Sư Phạm kỹ thuật Nông Nghiệp khóa 1. Và cũng từ đó mà một số sinh viên nhập cư đã có được vinh dự xuất thân từ ngôi trường thân yêu thuở xưa - ĐHSPKT TĐ.

                    Một dân nhập cư 72KNN,

                    Tình thân,

                    4


                    Best wishes,

                    Comment


                    • #11
                      Phần lớn các giáo sư của SPKT được đào tạo tại Hoa Kỳ nên các thầy không gặp trở ngại gì khi giao tiếp với khách ngoại quốc đến thăm trường. Các chuyên ngành kỹ thuật của trường cũng cần sử dụng sách giáo khoa viết bằng ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh, phần lớn số sách này do các thầy đem từ ngoại quốc về sau khi tốt nghiệp vì trong nước rất hiếm. Nghe nói có nhiều thầy cô đã sử dụng gần hết số tiền dành dụm được trong khi du học để mua sách đem về, trong khi đó nhiều công chức của các ngành khác lại đem hàng hóa cao cấp về để kiếm lời vì được miễn thuế. Phải ghi nhận công lớn của các thầy là đã cố tìm những thuật ngữ kỹ thuật mới bằng Việt ngữ để sinh viên dễ tiếp thu trong khi học và sử dụng sau này khi đi dạy. Dĩ nhiên là chúng ta không có thuật ngữ tương đương, kho tàng ngôn ngữ Việt tuy rất phong phú về văn chương và thi ca nhưng rất tiếc lại khá nghèo nàn về các chủ đề khoa học. Đây là một việc làm không dễ dàng vì thế đôi khi trong tài liệu phát cho sinh viên các thầy phải sử dụng cả 3 ngôn ngữ khác nhau là Việt, Anh và Pháp ngữ (đã được Việt hóa). Đây cũng chính là lý do trường phải mở thêm chuyên ngành Sinh Ngữ kỹ thuật vào năm 1974 với hai ngoại ngữ thịnh hành lúc đó là Anh và Pháp ngữ. Các sinh viên SNKT ngoài những giờ học trên lớp còn được lần lượt đưa qua các xưởng để được đào tạo về các thuật ngữ chuyên ngành, đây là điểm khác biệt chính yếu giữa 2 ban ngoại ngữ SPKT và Đại học Sư phạm Sài Gòn. Rất tiếc chương trình đào tạo thí điểm đầy tham vọng này đã bị hủy bỏ sau năm 1975 và ban SNKT đã được sáp nhập với ban ngoại ngữ của ĐHSP. Nguồn thí sinh chính của ban SNKT là các học sinh tốt nghiệp ban C (văn chương & ngoại ngữ) tại các trường trung học phổ thông và các học sinh tốt nghiệp chương trình Pháp ở như các trường Tabert và Marie Curie. Các sinh viên SNKT, nhất là các nữ sinh viên, có phong cách giao tiếp rất 'Tây', rất lãng mạn, mới mẻ và tươi mát cũng đã khiến cho sân trường SPKT 'nổi sóng'. Một số nam sinh viên chuyên ngành kỹ thuật đã bị sóng cuốn trôi đi, trong đó có bạn Lê tiến Hùng (71 CKO), trưởng nam của thầy Lê đình Viện.


                      Trước đó, ngoài một số rất ít các nữ giáo sư duyên dáng của trường mà nổi bật nhất là cô Đặng thị Anh, ngoài vài bóng hồng hiếm hoi của lớp 72 KHAD như Lệ Mai và Bạch Ngọc, thì các sinh viên Nữ Công là những bông hoa duy nhất rực nở trên vùng đất kỹ thuật 'khô cằn sỏi đá', trong đó chị Bích Du (72 KTGD) là một trong những người được xem là đẹp nhất trường. Nghe nói sau này chị lập gia đình với một cán bộ của quận Thủ Đức. Năm 74 không khí trong trường tươi mát hơn hẳn với sỉ số nữ sinh viên tăng nhanh từ các ngành Nông Nghiệp và Sinh Ngữ. Trong kỳ thi tuyển năm đó, nhiều sinh viên các khóa trước được mời làm giám thị cùng với các giáo sư nên về sau đã phát sinh nhiều mối lương duyên giữa các ‘thầy’ giám thị và các ‘em’ sinh viên mới nhập môn của trường, trong đó có bạn Phan thanh Xuân Huy (72 CKO).

                      Comment

                      Working...
                      X