Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hòa Phạm và những câu chuyện về người Châu Á ở Úc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hòa Phạm và những câu chuyện về người Châu Á ở Úc

    Hòa Phạm là một nhà văn Úc gốc Việt vừa có tác phẩm đoạt giải Viva La Novella năm nay. Cô cũng là một trong những người sáng lập ra tạp chí trực tuyến Peril tập trung vào những vấn đề của người Châu Á tại Úc.


    Hòa Phạm và cố vấn Maria Tumarkin trong buổi giới thiệu quyển sách 'The Other Shore'

    Hòa sinh ra trong một gia đình trí thức người Việt sống tại Úc. Ba má cô sang Úc học tập theo chương trình Colombo từ đầu thập niên 70.

    Ngay từ nhỏ Hòa đã mê viết. Cô nhớ rằng năm 15 tuổi khi xem phỏng vấn của nhà văn Mỹ gốc Hoa Maxine Hong Kingston, Hòa biết rằng mình muốn theo đuổi nghiệp viết lách như bà ấy.

    Những tác phẩm đầu tiên ’49 hồn ma’ và ‘Không ai giống tôi’, Hòa viết cho những bạn nhỏ lớn lên từ những gia đình không nói tiếng Anh như mình vì cô muốn, họ có thể cảm nhận được phần nào cuộc sống của những đứa trẻ như mình ở Úc qua những câu truyện ấy.

    ‘Tôi không giống ai’ viết về Hương một cô bé từ gia đình di dân, luôn có cảm giác không có ai trong trường giống như mình. Đó cũng là tâm trạng mà Hòa từng cảm thấy khi còn nhỏ.

    “Những năm tiểu học, chỉ có ba người Châu Á trong trường của tôi, em trai tôi và tôi là hai trong số đó và vì thế tôi không thích cảm giác mình là người Việt hay tự hào về điều đó chỉ đến khi đã trưởng thành,” Hòa nói.

    Cô cũng viết hai tiểu thuyết dành cho lứa tuổi thiếu niên và ‘Vixen’ đã đem về cho Hòa giải thưởng Cây bút trẻ của Sydney Morning Herald trao tặng năm 2001.

    “Tự do và sức mạnh của trí tưởng tượng là điều tuyệt vời nhất,” Hoa nói về nghề viết của mình.

    Vở kịch ‘Silence’ (Câm lặng) của Hòa cũng được chọn vào danh sách những tác phẩm văn học cho học sinh trung học ở bang Victoria chọn đọc năm 2010.

    Hòa tin rằng ma có thật và tâm linh là một trong những chủ đề phổ biến trong tác phẩm của cô. Và điều này đến từ một trải nghiệm có thật.

    “Tình cờ, bà của diễn viên chính của tôi khi đó qua đời và dù rất buồn nhưng vì chúng tôi đã diễn tập và lên lịch trình diễn từ rất lâu trước đó nên cô ấy vẫn quyết định lên sân khấu hôm ấy… Đến đoạn hồn ma của người bà trong câu truyện trở về thăm cô cháu, tôi cũng thấy một bóng trắng mờ xuất hiện trên sân khấu, và tôi tin rằng đó chính là hồn ma của người bà của diễn viên vừa mới mất…” Hòa kể.

    Với Hòa Phạm thì việc sinh trưởng trong gia đình, văn hóa Việt Nam, hiện là một thế mạnh trong nghiệp viết của cô. Tuy nhiên đôi khi cô cũng gặp những tình huống không được thoải mái lắm khi có những nhà xuất bản yêu cầu cô phải đổi một số chi tiết trong truyện của mình để họ chấp nhận in chúng.

    “Tôi đã gặp một số nhà xuất bản không thoải mái lắm với những vấn đề tâm linh trong truyện của tôi hay một số khác không có sự nhạy cảm về văn hóa nhưng những trường hợp đó khá hiếm.”

    Trong tác phẩm mới nhất của Hòa, ‘The other shore’ (Bến bờ bên kia) mỗi trang sách đều thấm đẫm hơi thở cuộc sống, văn hóa và tâm linh của người Việt. Hòa đã rất tài tình trong việc lột tả tâm trạng phức tạp của nhân vật bằng chính những câu chữ đơn giản, không hoa mỹ nhưng rất giàu tính Thiền.

    Hiểu về chính mình

    Nhưng thật bất ngờ khi nghe Hòa thú nhận rằng cô từng một thời rất trăn trở về dấu gạch ngang trong căn tính Úc-Việt của mình.

    Năm 1997, Hòa lần đầu đến Việt Nam. Một chuyến đi đem lại cho cô nhiều điều bất ngờ.

    “Tôi cảm thấy cực kỳ lạc lõng vì nhận ra rằng mình giống người Úc hơn người Việt,” cô nói.

    Trong chuyến đi đó, Hòa đã có cơ hội gặp mặt và đi cùng thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã giúp cô cảm thấy mặc dù cô không thể nói tiếng Việt nhưng bằng cách này hay cách khác tâm linh của cô thuộc về mảnh đất này.

    Việc gặp những nghệ sĩ người Úc gốc Việt sống ở Melbourne như Chi Vũ, Dominic Golding cũng giúp Hòa thật sự hiểu và quý trọng nguồn gốc của mình hơn.

    Năm 2007, với một nhóm nghệ sĩ giống như mình, Hòa sáng lập ra ‘Peril’, một tạp chí trực tuyến về nghệ thuật và văn hóa dành giới thiệu các tác phẩm và tư tưởng của một bộ phận nghệ sĩ Úc gốc Á Đông.

    “Tôi đã tham khảo tạp chí Rice Paper của Canada cùng Hyphen của Mỹ và cảm thấy rằng chúng ta nên làm gì đó như những tạp chí của những người di dân gốc Á như vậy tại Úc,” cô nói.

    Tạp chí ‘Peril’ mời các nghệ sĩ tham gia viết theo chủ đề khác nhau bao gồm các bài luận về chính trị, văn hóa cũng như thơ và truyện.

    “Đôi khi tôi thắc mắc rằng chúng ta có cần Peril không khi đã có thành công của các nhà văn như Alice Pung, Tom Cho hay Nam Lê,” cô nói.

    “Nhưng những gì đang xảy ra, ví dụ như việc đề nghị sửa lại điều 18C trong Luật Phân biệt Chủng tộc của Úc cho thấy chúng tôi cần những tranh luận về chủng tộc một cách nghiêm túc tại Úc.”

    “Mọi người nói với tôi rằng đó là tạp chí mà những người Châu Á cảm thấy viết về họ và cho họ. Chúng tôi nhận được ngân sách của Ủy Ban Australia 6 năm liên tiếp và điều đó nói lên tất cả.”

    Và đó cũng là đam mê và mục đích sáng tác của Hòa Phạm.

    “Tôi nghĩ rằng càng nhiều các câu chuyện viết về Châu Á càng tuyệt vời hơn.”

    Lili Tu (Radio Australia)


  • #2
    Các bạn mến

    KD thấy những người trẻ tỵ nạn gốc Việt thuộc thế hệ con cháu mình lớn lên và thành đạt trong bất cứ lãnh vực nào, khi được báo chí phỏng vấn thì chúng cũng muốn xưng mình là người gốc Việt,trái tim vẫn cònhướng về quê hương.

    Ngoài những người anh Hùng giới thiêu KD còn biết danh hài Đỗ Anh và người em là đạo diễn Đỗ Quân trong vở kịch" Cá lớn Cá bé "cũng được nhiều người Úc bản xứ Yêu thích.

    Còn ở Mỹ ngay tại tiểu bang anh Hùng đang ở có tướng Lương Xuân Việt, và có cả hoa hậu nữa ,Dung nhớ có đúng không anh Hùng?,bữa nào anh kể Dung nghe về cô hoa hậu Mỹ gốc Việt nha?

    Mỗi lần nghe giới trẻ hãnh diện là người VN thì KD mừng lắm Cầu mong cho con cháu mình maĩ maĩ giữ được gương của Công Chúa Ngọc Vạn.

    KimDung

    Comment

    Working...
    X