Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhớ - Huỳnh Ngọc Chiến

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhớ - Huỳnh Ngọc Chiến


    Không hiểu sao tôi luôn nghĩ rằng người nào không có tuổi thơ gắn liền với một cánh đồng quê hay một con phố cũ đều phải chịu nhiều mất mát. Cái ý nghĩ chủ quan và kỳ cục đó không sao tôi bỏ được. Có lẽ vì tuổi thơ của tôi đã gắn liền với một con phố nhỏ hiền hòa của một thị trấn tỉnh lỵ bé nhỏ, bé nhỏ đến nỗi tôi ngỡ ta sẽ hoài công tìm nó trên mọi tấm bản đồ địa lý với bất kỳ một tỷ lệ nào.

    Tôi thường tự hỏi những người suốt đời sống trong những tòa cao ốc, suốt đời cứ giam mình trong những khối bê tông khổng lồ và sang trọng kia, họ sẽ tìm đâu được một phương trời ấm áp để quay về, dù chỉ trong trí tưởng, khi cuộc đời đã bắt đầu nhuốm bóng hoàng hôn? Con người đôi khi cảm thấy thấy lạc loài vì cứ bị cuộc đời và cứ để cuộc đời đẩy đi xa mãi. Từ thuở hoa niên, chúng ta đã đáp xuống thuyền để trôi theo cơn lũ của cuộc sống. Trôi đi. Trôi đi mãi. Như một tảng đá cứ lăn, lăn mãi và không có thời gian dừng lại để cho kỷ niệm kịp bám vào đó một đám rêu xanh.

    Nếu như ban ngày ta thấy các cánh chim có thể bay khắp các phương trời, nhưng khi bóng chiều buông xuống thì dường như tất cả chúng đều hối hả bay về một hướng, đó là đường bay về tổ ấm. Có phải chăng đó cũng là hình ảnh của con người sau những tháng năm trôi nỗi ngược xuôi? Không phải cứ phiêu bạc Bắc Nam mới là lênh đênh rong ruỗi, mà suốt đời sống yên một chỗ cũng vẫn là phiêu bạc ruỗi rong. Phiêu bạc trong tâm tưởng; phiêu bạc trong cảnh bể dâu, giữa lòng đời và lòng người; phiêu bạc trong tư tưởng; phiêu bạc trong đam mê hoài vọng. Và cuối cùng thì con người, vẫn như loài chim khi chiều xuống, thèm nhớ về một chốn bình yên. Với tôi, đó lại là những con phố cũ ngày thơ. Là con sông mùa cũ với những bóng sưa vàng. Là những hàng keo với tiếng ve râm ran mùa hạ. Nhớ lắm con phố cũ. Con phố không lề đường trở thành một bãi chiến trường mênh mông khi chiều xuống, trong trò chơi “bắn bành” của trẻ con. Một loạt súng miệng vang lên, thêm vài chú nhóc ngã xuống dưới mái hiên nhà, bởi những viên đạn tưởng tượng bay ra từ những ngón tay bé tý. Không chừng sau gốc cây gòn nơi góc phố lại có thêm mùi khói súng cũng nên!

    Henry Miller – một nhà văn Mỹ – cho rằng “mục đích của cuộc đời là để nhớ” (The purpose of life is to remember). Vâng, sống là để nhớ, là để đi tìm lại thời gian đã mất. Không, thời gian không hề mất đi. Nó chỉ nằm yên ẩn khuất trong tâm tưởng và luôn chờ một bước chân quay về, sau những tháng năm lang bạt kỳ hồ. Suốt một đời lao lướt vất vả với lợi danh, lênh đênh cùng cơm áo, vắt óc moi tim cùng từng trang giấy để phơi bày tâm tình ra với nhân gian, cuối cùng có lẽ con người cũng chỉ tìm thấy bình yên trong những hoài niệm ngọt ngào. Sống là để nhớ. Và nhớ về khung trời ngày cũ, nơi ta có cảm giác bình yên, nơi chỉ có tình thương yêu, sự hồn nhiên và nhịp võng đưa theo tiếng ru “à ơi” của mẹ trong thời thơ ấu. Chỉ có nơi đó, nụ cười mới thực sự là nụ cười và nước mắt mới thực sự là nước mắt. Bước vào khung trời đó, ta dễ dàng bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn vì cơm áo và bao phiền muộn giữa cõi nhân gian.

    Cánh bướm mùa hạ bay lao xao trên hoa cỏ dại ngoài đồng nội. Con sông trôi dài trong ánh nắng chiều hôm. Một con rắn nước uốn mình trên bờ cỏ ven ao. Chú bé chân đất chạy lon xon trên con đường đất nhỏ để đào tìm hang dế. Trên cái gò đất ven sông là một ngôi miếu nhỏ. Ngôi miếu đổ nát hoang tàn kia sao như chứa đầy huyền thoại. Tiếng bụi tre kẽo kẹt trong đêm nghe sao ma quái dị thường. Tiếng gà gáy sớm như làm tan động lớp sương mai. Rồi tiếng chim bồ câu gù gù trên mái ngói. Bầu trời xanh sao quá đỗi thanh bình.

    Ngoài đồng với những gốc rạ xám trơ phơi, khói chiều đã bắt đầu bay lên cao rồi đó. Khói đang làm cay mắt những ai muốn tìm về quê hương của những chú cá lia thia trên cánh đồng trong cơn nắng hạ?

    Mùa mưa năm nay dường như đến sớm. Tiếng mưa trên mái tôn nghe rất ồn ào, nhưng bạn làm sao quên được, khi được cuộn mình trong chăn đọc sách với một chén bắp rang? Ngoài trời mua cứ việc mưa, ta cứ việc lên thiên cung cùng Tôn Ngộ Không của Tây du ký, cứ việc xông xáo sa trường cùng Triệu Tử Long của Tam quốc chí. Chỉ năm ngày thôi là cơn lũ sẽ nhận chìm những đường phố của thị xã trong màu trắng đục của con nước từ nguồn cao đổ xuống. Để rồi cùng rủ nhau lội nước đến đầu cầu để xem những con cá ánh bạc nhảy lách tách trong những lưới vó được cất lên từ dòng nước lũ đục ngầu.

    A, quê hương ấu thơ của tôi vẫn còn nguyên vẹn đây mà. Đường về khung trời tuổi thơ đang mở rộng để chờ bước chân ai đó. Trong mùi rơm khô thoang thoảng phân bò đang cháy, bạn có nghe ra mùi hương dủ dẻ đó không? Này anh bạn hãy đi cho êm nhé, không khéo lại trượt chân ngã xuống, để rồi chết đuối trong những vũng chiêm bao!


  • #2
    Nghe cái tên quen quá, nhưng không hình dung ra được mặt người !

    Comment


    • #3
      Ừa , nhìn cái lạch quen lắm HN ơi. HN có NHỚ không? nhờ xuống nhà HN mà KD mới được đi xuống cái lạch này và KD NHỚ tên cái cây mọc trên lạch nó là cây dừa nước, KDcòn NHỚ lá của nó dùng để gói bánh tét đậu đỏ,và NHỚ Trái của nó dùng để ăn, lại NHỚ KD lần đầu tiên được ăn dừa nước là ở chỗ này.

      Người post chuyện ơi ơì, có NHỚ là anh đã tắm ở con lạch này chưa? KD thì NHỚ là HN với KD thì không tắm, nhưng bị té xuồng nên cũng được coi như là tắm lạch.

      KD NHỚ lạch này là lạch của ông Hùynh Ngọc Chiến Đấy, KD NHỚ đúng hay sai vậy anh Hùng?

      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #4
        NHỚ

        Dung muốn là vạt nắng say.

        Vạt nắng say rớt trên đồi dài.

        Dung muốn là vạt nắng bay.

        Vạt nắng phất phơ bay tìm nhà.

        Quê nhà đó hồn nhiên, cay đắng.

        Tim chắt chiu biết bao là nhớ.

        Ôi quê nhà nỗi nhớ khôn khuây.

        KimDung.

        Comment

        Working...
        X