Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thủ Đức Một Thời Khó Quên

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thủ Đức Một Thời Khó Quên

    Thủ Đức Một Thời Khó Quên



    Trước năm 1975, diện tích quận Thủ Đức khoảng 200 km² với những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, những khu vườn cây ăn trái xum xuê, vườn cao su xanh ngắt và những nhà máy kỹ nghệ lớn nhất thời VNCH như: nhà máy Xi Măng Hà Tiên, nhà máy dệt VIMYTEX, nhà máy làm sửa hộp Foremost, nhà máy nước Đồng Nai, nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nhà máy kim khi VIKIMCO, nhà máy sản xuấttôle VINATON vv...ngoài ra có suối Xuân Trường, những khu nghỉ mát, hồ bơi lớn theo tiêu chuẩn quốc tế... Đầu thập niên 70 Thủ Đức lại có thêm một trung tâm giải trí lớn nữa là khu Đường Sơn Quán bên xa lộ Đại Hàn với sân trượt (patin) nổi tiếng và thu hút rất đông giới trẻ Sài Gòn vào mổi cuối tuần.

    Thủ Đức vùng đất Văn Hóa gần Thủ đô Sài Gòn, dưới thời VNCH về phương diện giáo dục là đơn vị hành chánh cấp quận duy nhất có đầy đủ các trường từ cấp tiểu học lên đến đại học. Đại Học Khoa Học (Ban Vật Lý Địa Cầu) và Đại Học Kỹ Thuật Bách Khoa. Nếu không có biến cố 30.04.1975, trường Đại Học Kỹ Thuật Bách Khoa là đại học hiện đại có diện tích lớn nhất tại Miền Nam. Những trường trung học công lập: Thủ Đức, Hoàng Đạo, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, còn có thêm trường trung học Kiểu Mẫu là trường dạy theo chương trình tổng hợp đầu tiên tại miền Nam với cơ sở đồ sộ và khang trang nhất. Ngoài ra còn có trường trung học Kỹ Thuật Việt Đức ờ Ngả tư Xa lộ. Giáo Hội Công Giáo cũng có một số trường trung học như trường Lasan Mossard, trường Thánh Phanxicô, và thêm một trường nội trú dành cho nữ sinh.

    Chợ Thủ Đức theo lịch sử có từ hành trình xuôi về phương Nam của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thế kỷ XVII. Người lập ra chợ là một thương gia người Hoa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, bỏ nước ra đi sau khi phong trào "phản Thanh phục Minh" bị thất bại. Nhân vật lịch sử đã góp phần khai khẩn, lập ấp vùng Linh Chiểu xưa và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức.

    Thủ Đức là một vùng nữa chợ nữa quê hấp dẫn đối với người dân Sài Gòn, có những chỗ vui chơi giải trí thơ mộng, không ồn ào náo nhiệt. Cuối tuần nếu dân Sài Gòn không đi tắm biển Vũng Tàu thường đến Thủ Đức tắm hồ, tắm suối, ăn nem nướng gói lá vông là một đặc sản nổi tiếng qua nhiều thập niên. Dọc các quán ăn, cửa hiệu ven đường, những chùm nem xanh tròn đầy treo lủng lẳng trông thật hấp dẫn, qua ca dao. "tay cầm bầu rượu nắm nem, mải vui quên hết lời em dặn dò". Tản Đà thích thú khi đến ăn nem và tắm suối Xuân Trường làm thơ hồi tưởng:

    Thủ Đức- Xuân Trường khách vắng đông

    Ngồi nhớ người xa thêm nhớ cảnh

    Xa xôi ai có nhớ nhau cùng...


    Thủ Đức còn có các quân trường nổi tiếng như: trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (SQTBTĐ), Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG)...Từ ngả tư xa lộ, đi về hướng chợ Nhỏ là làng Phong Phú sau năm 1940 đổi thành Tăng Nhơn Phú. Trường SQTB Thủ Đức (Trường Bộ Binh) nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú cách thủ đô Sàigòn 18 cây số về hướng Đông Bắc. Trường SQTB Thủ Đức có những dãy nhà mái ngói đỏ san sát dưới những hàng cây um tùm xanh mát. Đi trên xa lộ Biên Hòa nhìn về hướng đồi Tăng Nhơn Phú thấy một phần của trường và Học Viện CSQG có đại giảng đường với huy hiệu Cảnh Sát lớn ở mặt tiền, cổng và sân cờ có nhiều cây tùng xanh, cột cờ cao với cờ vàng tung bay trong gió lộng.

    Theo tài liệu của Bộ Quân Sử "các diễn tiến trong việc thành lập Quân Đội Quốc Gia VN„ trường Sĩ Quan Thủ Đức là một trong hai trường đào tạo sĩ quan trừ bị do chính quyền Quốc Gia Việt Nam thành lập vào tháng 10 năm 1951 mang tên École d’Officiers de Réserve để đào tạo cấp chỉ huy người Việt cho Quân Đội Quốc Gia VN trong Liên Hiệp Pháp. Trường được xây trên đồi Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Đức. Năm 1952 Trường sáp nhập với trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định được chuyển từ Bắc vào. Trường Nam Định đào tạo chỉ một khóa sau đó giải tán. Năm 1955 khi QLVNCH thành hình thì Trường Sĩ Quan Thủ Đức lập ra năm ngành (trường) chuyên môn: Thiết giáp, Pháo binh, Công binh, Truyền tin, Quân cụ, Thông vận binh (Quân xa sau này) và Quân chánh. Năm 1961 khi chiến tranh VN ngày càng lan rộng, các trường chuyên môn càng phát triển và trường SQ Thủ Đức với nhiệm vụ đào tạo chung nên trường đổi tên là Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức cho đến nền Đệ Nhất Cộng Hòa thì chấm dứt...

    Nguyễn Quí Đại (trích)

    Thanks Thầy Tuấn's email



  • #2
    Gần Thủ Đức, hướng Tam Hà còn có trường trung học nội trú cuả dòng Đồng Công nưã đó. 'My house' hồi đó xuất thân từ trường này.

    T.

    Comment

    Working...
    X