Bài viết này của bạn N. T. Tứ (77KNN) đang định cư tại Úc, XD xin gửi lên diễn đàn để chia xẻ với gia đình SPKT.
***********
Trong những năm 1992 – 1994, tôi làm việc cho Granville Boys High School. Một trong những nhiệm vụ của tôi là giao tiếp và giúp đỡ cho học sinh và phụ huynh Việt Nam. Ở tuổi ấy, còn đứng trong sân trường hàng ngày, và còn được giao tiếp với người Việt để giúp họ một tay trong việc giáo dục con cái, lòng tôi thấy ấm lắm, chứ không có cảm giác lạnh lùng như khi đi làm trong một công sở toàn là người Úc.
Người Việt mình khi đó thấy thương lắm, đa phần là còn phải chật vật để ổn định cuộc sống trên xứ người. Nếu ở ngay trên đất nước Việt Nam thì dễ quá, trong trường hợp bình thường, cha mẹ lo đi làm kiếm tiền, còn con cái thì lo đi học, lâu lâu cha mẹ vào trường lấy học bạ cho con. Nếu kỹ hơn thì cha mẹ hoặc tự mình dạy kèm thêm cho con, hoặc cho con đi học thêm. Ðơn giản chỉ có vậy.
Nhưng ở Úc thì không được đơn giản như vậy. Nhà trường thường mời phụ huynh tới họp, để hỏi ý kiến về việc chọn môn học cho con, hỏi ý kiến việc phát triển trường ốc, về chương trình giảng dạy, v.v…Phụ huynh Việt Nam đa phần vào thời điểm đó không đủ Anh ngữ, không hiểu nhiều về trường và chương trình giảng dạy của trường, lại càng không hiểu việc chọn môn học cho con, nên đôi khi xảy ra chuyện cha mẹ chọn môn mà …mình thích học chứ không phải con mình thích.
Cho nên các bậc cha mẹ Việt Nam lo lắng nhiều lắm, muốn lo cho con được vẹn toàn, nhưng không biết cách lo. Bên cạnh đó cuộc sống trên xứ người xa lạ đầy rẫy những áp lực. Họ lại lo con cái hư hỏng, bỏ học, rơi vào xì ke ma túy. Nhìn họ, tôi thương cho những ai làm cha mẹ trên xứ người, họ đang chịu gánh nặng gấp đôi, gấp ba so với ở Việt Nam.
Trong những buổi họp, đôi khi chịu hết nổi, họ rỉ rả tâm sự với tôi về con cái. Bình thường, người Việt không thích những ai chỉ dẫn họ cách dạy con, nhưng có một lần trong một buổi họp tôi đã nói với họ:
- Chắc có lẽ đã đến lúc quý vị nên học lại cách làm cha mẹ ở Úc.
Giọng tôi nhẹ nhàng, nhưng nội dung thì …giống như trái bom nổ chậm. Tôi chờ đợi họ phản ứng, nhưng họ im lặng, một sự im lặng đồng ý pha lẫn sự chán nản của kẻ thua cuộc, dù lúc đó tôi độc thân và khá trẻ.
Cha mẹ nào lại không thương con ? cha mẹ Việt còn hy sinh cho con nhiều hơn nữa. Người ngoại quốc đã trố mắt khi nghe tôi giải thích là cha mẹ Việt thường lo cho con một cách chu toàn đến khi học xong đại học. Trong khi các người Úc và các sắc dân khác thường đồng ý cho con đi làm trong những dịp nghỉ hè ở tuổi 15, vì họ quan niệm con cái họ sẽ được học thêm những điều thực tế ngoài đời, thì có rất nhiều người Việt sợ con mệt, sợ con bị chia trí, họ chỉ muốn làm hết tất cả công việc nhà, và đóng tất cả các khoản tiền học phí để cho con chỉ làm một công việc duy nhất là tập trung học xong đại học.
Lo như thế, nhưng một ngày, họ khám phá ra con họ ngỗ nghịch, cãi lời, trốn học, bỏ nhà đi. Họ đau khổ nhưng không biết tại sao.
Ðể giải thích cho họ, tôi không thể nói đây là hiện tượng cultural conflict, cũng không thể nói bằng tiếng Việt đó là sự xung đột văn hóa. Bởi vì họ sẽ cự liền: cùng là người Việt chứ có phải là Úc - Việt đâu mà bảo là xung đột văn hóa ?
May sao, lúc ấy tôi nghĩ ra một hình ảnh để giải thích:
- Khi đứa con mình chừng 5, 7 tuổi nó dễ thương lắm, hay quấn quýt với mình. Mình nói gì thì nó nghe nấy. Trong trí óc non nớt của nó, nó chỉ biết cha mẹ là chỗ nó nương tựa đủ mọi mặt, khi không hiểu chuyện gì nó thường hay hỏi cha mẹ.
Cha mẹ lúc ấy ví như con gà, ấp ủ cho con. Lo cho nó ăn, chở đi học, chở đi chơi, đi shop không tiếc tiền mua sắm cho con. Trong trí của chúng ta, nó là con gà như mình và khi lớn lên cũng sẽ là con gà.
Nhưng họ đâu hiểu rằng bên dưới cái hơi ấm của sự ấp ủ này, đứa con của mình đang từ từ chuyển động và thay đổi. Từ con gà, theo thời gian nó từ từ biến đổi thành con vịt mà cha mẹ…không hề biết.
Cho đến một ngày, cha mẹ thì …chíp chíp, còn con thì…cạp cạp lại ! Con không còn nghe lời, bắt đầu biết lý luận đáp trả lại cha mẹ. Thế là cha mẹ nổi giận, dùng quyền uy để trấn áp nhằm gỡ gạc lại, nhưng càng gỡ gạc kiểu này thì càng …thua đậm.
Khi mâu thuẩn và hố ngăn cách ngày càng lớn thì có đứa bị cha mẹ nổi giận đuổi đi, có đứa tự động bỏ nhà đi. Ở Úc thì có chính phủ trợ cấp giáo dục, vài đứa tụ lại mướn một unit ở cũng được. Nếu không đi học thì xin trợ cấp xã hội cũng sống được qua ngày rồi đi tìm việc. Nếu lỡ vướng vào ma tuý thì mua bán ma túy kiếm sống.
Cãi lại cha mẹ là trường hợp nhẹ nhất, có trường hợp tới khi cha mẹ biết chuyện thì con mình có đứa đã bỏ học, có đứa đã vướng vào ma tuý, có đứa đã mang thai khi mới 14 tuổi.
NGUYÊN NHÂN TỪ ÐÂU ?
1/ Văn hóa – ngôn ngữ:
Trong văn hóa đã có ngôn ngữ. Nhưng tôi vẫn để yếu tố ngôn ngữ bên cạnh văn hóa để thấy vai trò nổi bật của nó trong việc biến đổi con gà con thành con vịt (lai) này.
Khi một đứa trẻ bắt đầu đến trường vào lúc 5-6 tuổi. Nó chưa nói trôi chảy được. Nhưng nó nghe, nó xem phim, xem các hình ảnh ở trường với các lời giải thích của thầy cô. Sự hiểu biết bắt đầu thành hình từ đó.
Thí dụ: Khi nó muốn đi từ A đến B mà các bạn nó đang đứng đầy lối đi, cô giáo nó dạy rằng: con phải nói Excuse me ! đợi bạn lách qua rồi mới đi.
Excuse me là lời xin phép lịch sự trong trường hợp này. Chứ không phải xô đẩy bạn mà đi. Nếu làm vậy, sẽ bị rầy.
Tại thời điểm này, đứa trẻ đã được học một điều rất Úc, khác với lúc em đi chợ với mẹ, bà kéo em chen lấn mà đi, đôi khi làm người khác suýt ngã mà cũng không nghe bà nói lời xin lỗi.
Ðứa trẻ trở nên phân vân trong trường hợp này. Vì nó đang tiếp nhận 2 cách dạy rất khác nhau (2 dòng văn hóa khác nhau).
Nhưng nó để đó trong đầu, vì nó còn quá nhỏ.
Với thời gian, đứa trẻ lớn lên, sự tích tụ những khác biệt giữa Việt và Úc càng nhiều, đứa trẻ bắt đầu biết phán đoán và chọn lựa cho mình một lối suy tư và hành động thích hợp. Sự chọn lựa này nhiều khi ngược lại với lối suy tư và hành xử của cha mẹ và nó ngầm đánh giá và bất mãn cha mẹ.
Bên cạnh đó, song song với những tích tụ kiến thức ở trường là sự phát triển ngôn ngữ và suy tư ở mức độ cao.
Hãy nhìn về một hình ảnh được lập đi lập lại từ lúc đứa trẻ khoảng 8 tuổi cho đến khi là một cậu học sinh lớp 11, 12. Mỗi buổi sáng trước khi đi học, mẹ thường hỏi và nhắc con:
- Con có mang đầy đủ thức ăn chưa ?
- Con có tiền để mua nước ở căn tin không ?
- Con có mang áo lạnh và vớ không ?
Ðứa trẻ, dĩ nhiên là trả lời theo những câu hỏi trên. (khoảng bao nhiêu từ vựng bằng tiếng Việt được sử dụng ?)
Chiều về, cha mẹ hỏi: hôm nay con học có vui không ? có gì lạ không ? . Ở tuổi tiểu học đứa trẻ sẽ hồn nhiên kể lại, không đủ ngôn ngữ thì nó sẽ múa may để diễn tả lại.
Ở lớp 11, 12, đứa trẻ không múa may, nhưng cũng không đủ ngôn ngữ Việt để diễn tả lại những cái hay, những nổi bất bình, những cái phân vân, hoài nghi về những điều mình học ở trường sáng nay. Diễn tả bằng tiếng Anh thì cha mẹ không hiểu, mất thời giờ và tạo sự rối trí thêm. Thôi im lặng quách cho rồi. Nó là đứa muốn kể lể cho cha mẹ biết mà còn không kể được, gặp đứa kín đáo thầm lặng hơn, không muốn chia xẻ chuyện gì với ai thì làm sao cạy miệng nó nói đây ? KHOẢNG CÁCH GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI VÌ VẬY NGÀY CÀNG TĂNG DẦN DO VẤN ÐỀ KHÁC NGÔN NGỮ. Ở đây chúng ta đừng nên chỉ thấy tội nghiệp cho cha mẹ , MÀ HÃY NÊN TỘI NGHIỆP CHO CẢ ÐỨA TRẺ. Nó là người ngoại quốc ngay trong gia đình. Cho nên cha mẹ đừng trách là sao đi học về là con mình đóng cửa phòng hoài, coi căn nhà như là cái khách sạn vậy.
Ở trường học bằng tiếng Anh, về nhà thì có truyền hình, phim ảnh, sách báo. Nếu ngôn ngữ có thể cân được thì quý vị đem thử lên bàn cân để thấy lượng tiếng Việt và lượng tiếng Anh mà đứa trẻ tiếp thu và sử dụng, cái nào nhiều hơn ?
Vì ngôn ngữ chuyên chở văn hóa, cho nên ngôn ngữ Anh càng nhiều thì văn hóa Úc trong đứa trẻ càng mạnh, càng lấn áp văn hóa Việt.
Ðây là một trong những lý do chính khiến gà con biến thành vịt (lai).
2/ Áp lực từ bạn bè
Bên cạnh đó sự quyến rũ của bạn bè mà đứa trẻ ở tuổi mới lớn nào cũng gặp phải. Chúng ta ai cũng từng trãi qua thời kỳ xem bạn bè quan trọng hơn cha mẹ, cho nên chỉ thích đi chơi, thích tụ họp bạn bè mỗi ngày, gặp phải bạn nên thì mình nên theo, gặp phải bạn hư thì mình cũng dễ hư theo. Bị bạn bè kích thích tính anh hùng rơm thì việc gì cũng dám làm. Ðó là đặc tính của tuổi trẻ.
3/ Sự khác biệt giữa hai thế hệ
Sự khác biệt trong suy tư giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái cũng là điều ảnh hưởng đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ vì mệt mỏi, vì già nua, vì lớn lên trong khung cảnh khác với con cái ngày nay, trong khi người trẻ thì ưa mạo hiểm, tìm tòi, năng động và lớn lên trong bối cảnh đa dạng của hôm nay. Những sự khác biệt này khiến cho những mâu thuẩn dễ phát sinh ra giữa cha mẹ và con cái.
4/ Ðặt kỳ vọng quá cao vào con
Cha mẹ nào cũng thương yêu con, lo lắng chu đáo và đặt hy vọng rất nhiều vào con cái sau này. Ðôi khi chúng ta quên rằng chúng ta có quyền hy vọng và chỉ dẫn phương hướng cho con, nhưng nếu hy vọng nó trở thành bác sĩ, luật sư trong khi khả năng và ý thích của nó lại không nằm ở lĩnh vực này thì vô tình gây nên một áp lực và sự bất mãn ngấm ngầm từ con cái.
Nếu nó nghe lời cha mẹ ? nó sẽ không vui trong khi học, nếu nó không nghe ? nó sẽ trở thành nạn nhân của sự quát tháo đôi khi còn bị đánh mắng. Khi áp lực ngày càng nhiều và bị đè nén quá mức, đứa trẻ sẽ vùng lên chống lại, và đôi khi dẫn đến hậu quả tồi tệ như con giết mẹ trong trường hợp của một gia đình người Việt ở Mỹ.
5/ Trở ngại trong việc học
Lý do học vấn cũng đóng vai trò quan trọng trong thái độ của đứa trẻ. Nếu học khá, đứa trẻ sẽ có khuynh hướng tự tin và nhiều bạn hơn. Nhưng nếu vì ham chơi, hoặc do không hiểu bài vỡ quá khó, nên khi bị sa sút một vài môn học, đứa trẻ dễ trở thành chán nản bỏ học. Từ bỏ học lang thang không dám về nhà đến việc tụ tập thành nhóm với những thành phần bất hảo, là một đoạn đường rất ngắn, đôi khi chỉ mất có vài ngày.
6/ Bản sắc văn hóa
Ở trường, đứa trẻ không bao giờ được các bạn công nhận là người Úc chính cống, có khi còn bị chọc quê: Ê, cái thằng fish sauce (nước mắm), ê thằng chệt v.v… Vừa về đến nhà thì nghe mẹ nói: dạo này con thành người Úc mất rồi, tối ngày cứ đòi ăn Mc Donald, không chịu ăn cơm, còn mở miệng ta thì…toàn là tiếng Anh. Chán quá !
Các bậc cha mẹ quên rằng con mình ở đây được học nhiều lắm, cho nên lối suy tư không còn trẻ con, cộng với sự nhạy cảm và hay tủi thân của người trẻ nên nó không dễ dàng bỏ qua cảnh nó gặp sáng nay ở trường và chiều nay ở nhà. Em sẽ đánh dấu hỏi: Mình là ai ? là Việt hay Úc khi không bên nào chấp nhận mình hết. Nó bắt đầu tự tìm cho ra bản sắc thực sự của chính mình, một sự kiện không dễ dàng chút nào.
Nếu cha mẹ hiểu biết thì sẽ giúp cho con mình tự hào hơn là băn khoăn và buồn tủi.
Bằng cách nói với nó rằng: những người như con giàu có hơn các bạn ở chỗ: con biết hai ngôn ngữ, con ăn được nhiều loại thức ăn Úc - Việt, con hiểu được hai nền văn hóa khác nhau, như vậy kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn của con lớn hơn nhiều so với các bạn. Ðây không phải là sự phủ dụ, đây là một điều đã được các trường Ðại học công nhận.
Như vậy đứa trẻ sẽ cảm thấy vui mừng, tự hào nhiều hơn là mặc cảm, băn khoăn.
7/ Yếu tố tài chánh và tình trạng gia đình
Nếu đứa trẻ sống trong một môi trường mà cha mẹ đều có công ăn việc làm, có tình trạng tài chánh đầy đủ, cha mẹ hoà thuận, thương yêu nhau, có thời giờ quan tâm đến con cái và có sự hiểu biết để nâng đỡ con đúng lúc thì đứa trẻ sẽ bớt chênh vênh hơn khi đứng giữa hai dòng văn hóa và tỷ lệ của việc con cái bỏ nhà ra đi, bỏ học, cãi lại cha mẹ hoặc vướng vào vòng ma tuý sẽ giảm thiểu được nhiều lắm.
Kết Luận
Trên đây là những nguyên nhân thường gặp gây nên những xung đột gãy đỗ trong gia đình người Việt tại hải ngoại. Ðể giải quyết ? tôi nghĩ cha mẹ VN đừng nên bỏ cuộc. Giữa cha mẹ và con cái có thể thiếu ngôn ngữ để giải thích và cảm thông, nhưng đứa trẻ vẫn và sẽ hiểu được body language (cử chỉ). Một câu nói đơn giản mang sự chăm sóc của cha mẹ, một cánh tay ôm chầm lấy con bộc lộ sự thương yêu đôi khi còn nặng hơn ngàn lời nói. Tuổi trẻ vốn dễ thấy mình cô đơn, nó đi tìm bạn trai hay bạn gái là để lấp đi nổi cô đơn đó. Cha mẹ thỉnh thoảng nên ôm con bộc lộ sự thương yêu để con mình không đi tìm tình thương từ bên ngoài khi còn quá trẻ. Nó sẽ cảm thấy an tâm hơn, chứ không phải lo lắng, mặc cảm nghĩ rằng mình là phần tử xâú xa trong gia đình, đáng bị la mắng, ruồng bỏ. Nên tìm những điểm tốt của con mình để khen tặng và nên nói chuyện thường trực để tìm hiểu và giúp chúng vượt qua những khó khăn mà chúng đang có. Quan hệ trong gia đình luôn luôn nằm trên căn bản của đối thoại, tôn trọng, cảm thông và thương yêu.
Và quan trọng hơn hết là hãy cư xử với nó như những young man, young woman, nghĩa là hãy đối xử với nó như là những người trưởng thành. Cách này là cách mình dạy con mình ngày càng trưởng thành hơn.
Không có sự bắt đầu nào là muộn màng và mạng sống trong thế giới ngày nay đôi khi mong manh lắm. Buổi sáng đứa trẻ đi học, nhưng có thể là trong ngày đó nó vĩnh viễn không về nhà và nằm xuống trong một cơn bắn giết điên khùng nào đó hoặc là nạn nhân của trái bom nổ chậm nào đó.
Tôi viết bài này bằng sự thông cảm sâu xa với nổi khổ của nhiều bậc cha mẹ với ước mong họ sẽ vượt qua được những thử thách này trong cuộc sống.
N. T. Tứ
***********
TUỔI TRẺ GIỮA HAI DÒNG VĂN HÓA
N. T. Tứ (77KNN)
Trong những năm 1992 – 1994, tôi làm việc cho Granville Boys High School. Một trong những nhiệm vụ của tôi là giao tiếp và giúp đỡ cho học sinh và phụ huynh Việt Nam. Ở tuổi ấy, còn đứng trong sân trường hàng ngày, và còn được giao tiếp với người Việt để giúp họ một tay trong việc giáo dục con cái, lòng tôi thấy ấm lắm, chứ không có cảm giác lạnh lùng như khi đi làm trong một công sở toàn là người Úc.
Người Việt mình khi đó thấy thương lắm, đa phần là còn phải chật vật để ổn định cuộc sống trên xứ người. Nếu ở ngay trên đất nước Việt Nam thì dễ quá, trong trường hợp bình thường, cha mẹ lo đi làm kiếm tiền, còn con cái thì lo đi học, lâu lâu cha mẹ vào trường lấy học bạ cho con. Nếu kỹ hơn thì cha mẹ hoặc tự mình dạy kèm thêm cho con, hoặc cho con đi học thêm. Ðơn giản chỉ có vậy.
Nhưng ở Úc thì không được đơn giản như vậy. Nhà trường thường mời phụ huynh tới họp, để hỏi ý kiến về việc chọn môn học cho con, hỏi ý kiến việc phát triển trường ốc, về chương trình giảng dạy, v.v…Phụ huynh Việt Nam đa phần vào thời điểm đó không đủ Anh ngữ, không hiểu nhiều về trường và chương trình giảng dạy của trường, lại càng không hiểu việc chọn môn học cho con, nên đôi khi xảy ra chuyện cha mẹ chọn môn mà …mình thích học chứ không phải con mình thích.
Cho nên các bậc cha mẹ Việt Nam lo lắng nhiều lắm, muốn lo cho con được vẹn toàn, nhưng không biết cách lo. Bên cạnh đó cuộc sống trên xứ người xa lạ đầy rẫy những áp lực. Họ lại lo con cái hư hỏng, bỏ học, rơi vào xì ke ma túy. Nhìn họ, tôi thương cho những ai làm cha mẹ trên xứ người, họ đang chịu gánh nặng gấp đôi, gấp ba so với ở Việt Nam.
Trong những buổi họp, đôi khi chịu hết nổi, họ rỉ rả tâm sự với tôi về con cái. Bình thường, người Việt không thích những ai chỉ dẫn họ cách dạy con, nhưng có một lần trong một buổi họp tôi đã nói với họ:
- Chắc có lẽ đã đến lúc quý vị nên học lại cách làm cha mẹ ở Úc.
Giọng tôi nhẹ nhàng, nhưng nội dung thì …giống như trái bom nổ chậm. Tôi chờ đợi họ phản ứng, nhưng họ im lặng, một sự im lặng đồng ý pha lẫn sự chán nản của kẻ thua cuộc, dù lúc đó tôi độc thân và khá trẻ.
Cha mẹ nào lại không thương con ? cha mẹ Việt còn hy sinh cho con nhiều hơn nữa. Người ngoại quốc đã trố mắt khi nghe tôi giải thích là cha mẹ Việt thường lo cho con một cách chu toàn đến khi học xong đại học. Trong khi các người Úc và các sắc dân khác thường đồng ý cho con đi làm trong những dịp nghỉ hè ở tuổi 15, vì họ quan niệm con cái họ sẽ được học thêm những điều thực tế ngoài đời, thì có rất nhiều người Việt sợ con mệt, sợ con bị chia trí, họ chỉ muốn làm hết tất cả công việc nhà, và đóng tất cả các khoản tiền học phí để cho con chỉ làm một công việc duy nhất là tập trung học xong đại học.
Lo như thế, nhưng một ngày, họ khám phá ra con họ ngỗ nghịch, cãi lời, trốn học, bỏ nhà đi. Họ đau khổ nhưng không biết tại sao.
Ðể giải thích cho họ, tôi không thể nói đây là hiện tượng cultural conflict, cũng không thể nói bằng tiếng Việt đó là sự xung đột văn hóa. Bởi vì họ sẽ cự liền: cùng là người Việt chứ có phải là Úc - Việt đâu mà bảo là xung đột văn hóa ?
May sao, lúc ấy tôi nghĩ ra một hình ảnh để giải thích:
- Khi đứa con mình chừng 5, 7 tuổi nó dễ thương lắm, hay quấn quýt với mình. Mình nói gì thì nó nghe nấy. Trong trí óc non nớt của nó, nó chỉ biết cha mẹ là chỗ nó nương tựa đủ mọi mặt, khi không hiểu chuyện gì nó thường hay hỏi cha mẹ.
Cha mẹ lúc ấy ví như con gà, ấp ủ cho con. Lo cho nó ăn, chở đi học, chở đi chơi, đi shop không tiếc tiền mua sắm cho con. Trong trí của chúng ta, nó là con gà như mình và khi lớn lên cũng sẽ là con gà.
Nhưng họ đâu hiểu rằng bên dưới cái hơi ấm của sự ấp ủ này, đứa con của mình đang từ từ chuyển động và thay đổi. Từ con gà, theo thời gian nó từ từ biến đổi thành con vịt mà cha mẹ…không hề biết.
Cho đến một ngày, cha mẹ thì …chíp chíp, còn con thì…cạp cạp lại ! Con không còn nghe lời, bắt đầu biết lý luận đáp trả lại cha mẹ. Thế là cha mẹ nổi giận, dùng quyền uy để trấn áp nhằm gỡ gạc lại, nhưng càng gỡ gạc kiểu này thì càng …thua đậm.
Khi mâu thuẩn và hố ngăn cách ngày càng lớn thì có đứa bị cha mẹ nổi giận đuổi đi, có đứa tự động bỏ nhà đi. Ở Úc thì có chính phủ trợ cấp giáo dục, vài đứa tụ lại mướn một unit ở cũng được. Nếu không đi học thì xin trợ cấp xã hội cũng sống được qua ngày rồi đi tìm việc. Nếu lỡ vướng vào ma tuý thì mua bán ma túy kiếm sống.
Cãi lại cha mẹ là trường hợp nhẹ nhất, có trường hợp tới khi cha mẹ biết chuyện thì con mình có đứa đã bỏ học, có đứa đã vướng vào ma tuý, có đứa đã mang thai khi mới 14 tuổi.
NGUYÊN NHÂN TỪ ÐÂU ?
1/ Văn hóa – ngôn ngữ:
Trong văn hóa đã có ngôn ngữ. Nhưng tôi vẫn để yếu tố ngôn ngữ bên cạnh văn hóa để thấy vai trò nổi bật của nó trong việc biến đổi con gà con thành con vịt (lai) này.
Khi một đứa trẻ bắt đầu đến trường vào lúc 5-6 tuổi. Nó chưa nói trôi chảy được. Nhưng nó nghe, nó xem phim, xem các hình ảnh ở trường với các lời giải thích của thầy cô. Sự hiểu biết bắt đầu thành hình từ đó.
Thí dụ: Khi nó muốn đi từ A đến B mà các bạn nó đang đứng đầy lối đi, cô giáo nó dạy rằng: con phải nói Excuse me ! đợi bạn lách qua rồi mới đi.
Excuse me là lời xin phép lịch sự trong trường hợp này. Chứ không phải xô đẩy bạn mà đi. Nếu làm vậy, sẽ bị rầy.
Tại thời điểm này, đứa trẻ đã được học một điều rất Úc, khác với lúc em đi chợ với mẹ, bà kéo em chen lấn mà đi, đôi khi làm người khác suýt ngã mà cũng không nghe bà nói lời xin lỗi.
Ðứa trẻ trở nên phân vân trong trường hợp này. Vì nó đang tiếp nhận 2 cách dạy rất khác nhau (2 dòng văn hóa khác nhau).
Nhưng nó để đó trong đầu, vì nó còn quá nhỏ.
Với thời gian, đứa trẻ lớn lên, sự tích tụ những khác biệt giữa Việt và Úc càng nhiều, đứa trẻ bắt đầu biết phán đoán và chọn lựa cho mình một lối suy tư và hành động thích hợp. Sự chọn lựa này nhiều khi ngược lại với lối suy tư và hành xử của cha mẹ và nó ngầm đánh giá và bất mãn cha mẹ.
Bên cạnh đó, song song với những tích tụ kiến thức ở trường là sự phát triển ngôn ngữ và suy tư ở mức độ cao.
Hãy nhìn về một hình ảnh được lập đi lập lại từ lúc đứa trẻ khoảng 8 tuổi cho đến khi là một cậu học sinh lớp 11, 12. Mỗi buổi sáng trước khi đi học, mẹ thường hỏi và nhắc con:
- Con có mang đầy đủ thức ăn chưa ?
- Con có tiền để mua nước ở căn tin không ?
- Con có mang áo lạnh và vớ không ?
Ðứa trẻ, dĩ nhiên là trả lời theo những câu hỏi trên. (khoảng bao nhiêu từ vựng bằng tiếng Việt được sử dụng ?)
Chiều về, cha mẹ hỏi: hôm nay con học có vui không ? có gì lạ không ? . Ở tuổi tiểu học đứa trẻ sẽ hồn nhiên kể lại, không đủ ngôn ngữ thì nó sẽ múa may để diễn tả lại.
Ở lớp 11, 12, đứa trẻ không múa may, nhưng cũng không đủ ngôn ngữ Việt để diễn tả lại những cái hay, những nổi bất bình, những cái phân vân, hoài nghi về những điều mình học ở trường sáng nay. Diễn tả bằng tiếng Anh thì cha mẹ không hiểu, mất thời giờ và tạo sự rối trí thêm. Thôi im lặng quách cho rồi. Nó là đứa muốn kể lể cho cha mẹ biết mà còn không kể được, gặp đứa kín đáo thầm lặng hơn, không muốn chia xẻ chuyện gì với ai thì làm sao cạy miệng nó nói đây ? KHOẢNG CÁCH GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI VÌ VẬY NGÀY CÀNG TĂNG DẦN DO VẤN ÐỀ KHÁC NGÔN NGỮ. Ở đây chúng ta đừng nên chỉ thấy tội nghiệp cho cha mẹ , MÀ HÃY NÊN TỘI NGHIỆP CHO CẢ ÐỨA TRẺ. Nó là người ngoại quốc ngay trong gia đình. Cho nên cha mẹ đừng trách là sao đi học về là con mình đóng cửa phòng hoài, coi căn nhà như là cái khách sạn vậy.
Ở trường học bằng tiếng Anh, về nhà thì có truyền hình, phim ảnh, sách báo. Nếu ngôn ngữ có thể cân được thì quý vị đem thử lên bàn cân để thấy lượng tiếng Việt và lượng tiếng Anh mà đứa trẻ tiếp thu và sử dụng, cái nào nhiều hơn ?
Vì ngôn ngữ chuyên chở văn hóa, cho nên ngôn ngữ Anh càng nhiều thì văn hóa Úc trong đứa trẻ càng mạnh, càng lấn áp văn hóa Việt.
Ðây là một trong những lý do chính khiến gà con biến thành vịt (lai).
2/ Áp lực từ bạn bè
Bên cạnh đó sự quyến rũ của bạn bè mà đứa trẻ ở tuổi mới lớn nào cũng gặp phải. Chúng ta ai cũng từng trãi qua thời kỳ xem bạn bè quan trọng hơn cha mẹ, cho nên chỉ thích đi chơi, thích tụ họp bạn bè mỗi ngày, gặp phải bạn nên thì mình nên theo, gặp phải bạn hư thì mình cũng dễ hư theo. Bị bạn bè kích thích tính anh hùng rơm thì việc gì cũng dám làm. Ðó là đặc tính của tuổi trẻ.
3/ Sự khác biệt giữa hai thế hệ
Sự khác biệt trong suy tư giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái cũng là điều ảnh hưởng đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ vì mệt mỏi, vì già nua, vì lớn lên trong khung cảnh khác với con cái ngày nay, trong khi người trẻ thì ưa mạo hiểm, tìm tòi, năng động và lớn lên trong bối cảnh đa dạng của hôm nay. Những sự khác biệt này khiến cho những mâu thuẩn dễ phát sinh ra giữa cha mẹ và con cái.
4/ Ðặt kỳ vọng quá cao vào con
Cha mẹ nào cũng thương yêu con, lo lắng chu đáo và đặt hy vọng rất nhiều vào con cái sau này. Ðôi khi chúng ta quên rằng chúng ta có quyền hy vọng và chỉ dẫn phương hướng cho con, nhưng nếu hy vọng nó trở thành bác sĩ, luật sư trong khi khả năng và ý thích của nó lại không nằm ở lĩnh vực này thì vô tình gây nên một áp lực và sự bất mãn ngấm ngầm từ con cái.
Nếu nó nghe lời cha mẹ ? nó sẽ không vui trong khi học, nếu nó không nghe ? nó sẽ trở thành nạn nhân của sự quát tháo đôi khi còn bị đánh mắng. Khi áp lực ngày càng nhiều và bị đè nén quá mức, đứa trẻ sẽ vùng lên chống lại, và đôi khi dẫn đến hậu quả tồi tệ như con giết mẹ trong trường hợp của một gia đình người Việt ở Mỹ.
5/ Trở ngại trong việc học
Lý do học vấn cũng đóng vai trò quan trọng trong thái độ của đứa trẻ. Nếu học khá, đứa trẻ sẽ có khuynh hướng tự tin và nhiều bạn hơn. Nhưng nếu vì ham chơi, hoặc do không hiểu bài vỡ quá khó, nên khi bị sa sút một vài môn học, đứa trẻ dễ trở thành chán nản bỏ học. Từ bỏ học lang thang không dám về nhà đến việc tụ tập thành nhóm với những thành phần bất hảo, là một đoạn đường rất ngắn, đôi khi chỉ mất có vài ngày.
6/ Bản sắc văn hóa
Ở trường, đứa trẻ không bao giờ được các bạn công nhận là người Úc chính cống, có khi còn bị chọc quê: Ê, cái thằng fish sauce (nước mắm), ê thằng chệt v.v… Vừa về đến nhà thì nghe mẹ nói: dạo này con thành người Úc mất rồi, tối ngày cứ đòi ăn Mc Donald, không chịu ăn cơm, còn mở miệng ta thì…toàn là tiếng Anh. Chán quá !
Các bậc cha mẹ quên rằng con mình ở đây được học nhiều lắm, cho nên lối suy tư không còn trẻ con, cộng với sự nhạy cảm và hay tủi thân của người trẻ nên nó không dễ dàng bỏ qua cảnh nó gặp sáng nay ở trường và chiều nay ở nhà. Em sẽ đánh dấu hỏi: Mình là ai ? là Việt hay Úc khi không bên nào chấp nhận mình hết. Nó bắt đầu tự tìm cho ra bản sắc thực sự của chính mình, một sự kiện không dễ dàng chút nào.
Nếu cha mẹ hiểu biết thì sẽ giúp cho con mình tự hào hơn là băn khoăn và buồn tủi.
Bằng cách nói với nó rằng: những người như con giàu có hơn các bạn ở chỗ: con biết hai ngôn ngữ, con ăn được nhiều loại thức ăn Úc - Việt, con hiểu được hai nền văn hóa khác nhau, như vậy kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn của con lớn hơn nhiều so với các bạn. Ðây không phải là sự phủ dụ, đây là một điều đã được các trường Ðại học công nhận.
Như vậy đứa trẻ sẽ cảm thấy vui mừng, tự hào nhiều hơn là mặc cảm, băn khoăn.
7/ Yếu tố tài chánh và tình trạng gia đình
Nếu đứa trẻ sống trong một môi trường mà cha mẹ đều có công ăn việc làm, có tình trạng tài chánh đầy đủ, cha mẹ hoà thuận, thương yêu nhau, có thời giờ quan tâm đến con cái và có sự hiểu biết để nâng đỡ con đúng lúc thì đứa trẻ sẽ bớt chênh vênh hơn khi đứng giữa hai dòng văn hóa và tỷ lệ của việc con cái bỏ nhà ra đi, bỏ học, cãi lại cha mẹ hoặc vướng vào vòng ma tuý sẽ giảm thiểu được nhiều lắm.
Kết Luận
Trên đây là những nguyên nhân thường gặp gây nên những xung đột gãy đỗ trong gia đình người Việt tại hải ngoại. Ðể giải quyết ? tôi nghĩ cha mẹ VN đừng nên bỏ cuộc. Giữa cha mẹ và con cái có thể thiếu ngôn ngữ để giải thích và cảm thông, nhưng đứa trẻ vẫn và sẽ hiểu được body language (cử chỉ). Một câu nói đơn giản mang sự chăm sóc của cha mẹ, một cánh tay ôm chầm lấy con bộc lộ sự thương yêu đôi khi còn nặng hơn ngàn lời nói. Tuổi trẻ vốn dễ thấy mình cô đơn, nó đi tìm bạn trai hay bạn gái là để lấp đi nổi cô đơn đó. Cha mẹ thỉnh thoảng nên ôm con bộc lộ sự thương yêu để con mình không đi tìm tình thương từ bên ngoài khi còn quá trẻ. Nó sẽ cảm thấy an tâm hơn, chứ không phải lo lắng, mặc cảm nghĩ rằng mình là phần tử xâú xa trong gia đình, đáng bị la mắng, ruồng bỏ. Nên tìm những điểm tốt của con mình để khen tặng và nên nói chuyện thường trực để tìm hiểu và giúp chúng vượt qua những khó khăn mà chúng đang có. Quan hệ trong gia đình luôn luôn nằm trên căn bản của đối thoại, tôn trọng, cảm thông và thương yêu.
Và quan trọng hơn hết là hãy cư xử với nó như những young man, young woman, nghĩa là hãy đối xử với nó như là những người trưởng thành. Cách này là cách mình dạy con mình ngày càng trưởng thành hơn.
Không có sự bắt đầu nào là muộn màng và mạng sống trong thế giới ngày nay đôi khi mong manh lắm. Buổi sáng đứa trẻ đi học, nhưng có thể là trong ngày đó nó vĩnh viễn không về nhà và nằm xuống trong một cơn bắn giết điên khùng nào đó hoặc là nạn nhân của trái bom nổ chậm nào đó.
Tôi viết bài này bằng sự thông cảm sâu xa với nổi khổ của nhiều bậc cha mẹ với ước mong họ sẽ vượt qua được những thử thách này trong cuộc sống.
N. T. Tứ
Comment