Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những khúc mắc đằng sau các giải Nobel Văn học – Hoàng Thỵ Mai Thảo

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những khúc mắc đằng sau các giải Nobel Văn học – Hoàng Thỵ Mai Thảo


    Vào lúc mọi người chờ đợi nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami được đăng quang, tiếp tục con đường Ysunari Kawabata và Kenzaburo Oe đã khai mở, thì giải Nobel Văn học 2012 lại về tay cây bút Trung Quốc Mạc Ngôn. Đâu là những tính toán đằng sau các chọn lựa của Ủy ban Nobel Thụy Điển ?

    Nhân sự kiện lần đầu tiên một văn sĩ mang quốc tịch Trung Quốc được Ủy ban Nobel vinh danh, trả lời tuần báo Le Point, giáo sư François Comba, một chuyên gia về lịch sử văn học, giảng dậy tại Học viện Chính trị Paris, nêu lên nhiều điểm nổi bật qua các giải thưởng Nobel Văn học trong suốt thế kỷ XX.

    Theo ông, trong thời gian đầu, từ năm 1902 cho đến 1913, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã vinh danh những nhà cầm bút có tinh thần dân tộc chủ nghĩa rất cao. Trong chiều hướng đó, giải Nobel Văn học năm 1902 được trao tặng nhà sử học người Đức, Theodor Mommsen, một chuyên gia về lịch sử La Mã từ thời Cổ đại cho đến thế kỷ thứ XIX, hay là giải Nobel dành cho nhà ngôn ngữ người Pháp, Frédéric Mistral (1904).

    Trong Đại chiến thứ nhất (1914-1918) Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã cố gắng giữ thế trung lập, khi tuyên dương nhà văn Pháp Romain Rolland, tác giả một loạt bài viết phê bình cả hai phe tham chiến là Pháp và Đức. Vào thập niên 1930, các viện sĩ bắt đầu chú ý đến các nhà văn ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Năm 1930, Sinclair Lewis là tác giả người Mỹ đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel.

    Bước vào Thế chiến thứ hai (1939-1945), chính quyền Stockholm đã yêu cầu Viện Hàn Lâm ngưng trao giải từ năm 1940 đến 1943. Theo giáo sư Pháp, François Comba, thì đó là một sai lầm về mặt đạo đức. Hơn thế nữa, nhiều văn hào nổi tiếng như James Joyce (Ai Len), Virginia Woolf (Anh) đã qua đời trước khi tài năng của họ được công nhận.

    Đáng tiếc hơn cả là trường hợp của nhà văn, nhà thơ và cũng là nhà triết học người Pháp, Paul Valéry : Sau 10 lần được đề cử, năm 1945, Viện Hàn Lâm quyết định trao tặng ông giải thưởng cao quý này. Thế nhưng, Valéry đã từ trần 3 tháng trước khi kết quả được chính thức công bố. Đâu đó, một nhà văn có tài, còn phải có tuổi thọ cao thì may ra mới được quyền hy vọng đi vào lịch sử Nobel. Văn hào Pháp, André Gide, mãi đến năm 80 tuổi, mới được bước vào đại sảnh của Viện Hàn Lâm Stockholm.

    Trong thời gian từ năm 1955 đến đầu những thập niên 80, giải Nobel Văn học hướng tới những quốc gia chưa từng được vinh dự trông thấy nền văn học của họ được thế giới công nhận, như là trường hợp của các khôi nguyên người Island, Hy Lạp hay Guatemala.

    Marquez, cột mốc quan trọng

    Đối với lịch sử của Nobel Văn học, năm 1982 được coi là một cột mốc quan trọng, khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển tìm đến với nền văn học của các nước thuộc Thế giới thứ ba. Giải thưởng năm ấy về tay nhà văn người Colombia, Gabriel Garcia Marquez.

    Có một điều chắc chắn là sự chọn lựa của Ủy ban Nobel luôn kèm theo một ý nghĩa chính trị. Bản thân André Gide, khi được trao tặng giải thưởng cao quý này vào năm 1947, từng khẳng định, ông được giải nhờ tư tưởng bài chính sách thực dân nhiều hơn là nhờ tài năng viết lách của mình. Thế nhưng, dù muốn hay không, Nobel Văn học không thể được xem là một giải thưởng bổ sung cho Nobel Hòa bình. Bởi vì, người được vinh danh bắt buộc phải có một tầm vóc văn học nhất định. Đấy chính là lý do vì sao văn sĩ người Do Thái, mang quốc tịch Mỹ, sinh trưởng ở Rumani, Elie Wiesel, năm 1986, được trao tặng giải Nobel Hòa bình, chứ không lọt vào danh sách những người được đề cử nhận Nobel Văn học.

    Bí mật được giữ kín 50 năm

    Như những giải Nobel khác, danh tính những nhân vật được đề cử nhận giải thưởng Văn học của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là một bí mật được giữ kín trong suốt 50 năm. Vì thế mà mãi sau này, mọi người mới được biết rằng, khi tác giả của « L’Etranger », « La Peste », Albert Camus, được vinh danh vào năm 1957 thì đối thủ nặng ký nhất của ông không phải là Jean Paul Sartre, mà lại chính là nhà văn André Malraux. Về phần Malraux, ông đã bị thua trong đường tơ kẽ tóc.

    Cũng mãi sau này, người ta mới biết được rằng, Paris không hề ủng hộ Camus trong cuộc chạy đua giành Nobel Văn học : Giữa thế kỷ XX, Paris kỳ vọng và hỗ trợ cho hai nhà văn là Jules Romains và Georges Duhamel. Riêng Stockholm lại đặt niềm tin vào Albert Camus. Hai viện sĩ Hàn Lâm Thụy Điển đã bảo vệ hồ sơ của Camus trong sáu lần liên tiếp, lần đầu tiên là vào năm 1949, khi đó Albert Camus mới chỉ vừa 35 tuổi.

    « L’Homme Révolté » (1951) của Camus bị đánh giá là « chưa đủ tầm cỡ » để cho phép tác giả đoạt bảng vàng. Phải đợi đến năm 1956, « La Chute » mới được coi là một « tuyệt tác ». Dù vậy, tác giả cũng đã phải kiên nhẫn thêm một năm, nữa giấc mơ Nobel mới trở thành hiện thực. Ngày 17/10/1957 Albert Camus đã qua mặt không chỉ Malraux mà cả những tên tuổi của văn đàn quốc tế như Pasternak, Saint-John Perse và Beckett để nhận 208 000 couronnes Thụy Điển.

    Lịch sử của giải Nobel Văn học cũng cho thấy là trong trường hợp các thành viên trong Hàn Lâm Viện không đồng thuận qua các cuộc biểu quyết, thì đôi khi hai ứng viên được nhiều phiếu ủng hộ nhất lại ra về tay không và người may mắn trúng giải chỉ là người về thứ ba.

    Thế rồi lại cũng có khi các thành viên ban giám khảo Nobel chợt nhận ra rằng họ sao nhãng với một thể loại văn học nào đó – như đối với thi ca chẳng hạn - và như để bắt lại nhịp cầu đã lỡ, Viện Hàn Lâm quyết định vinh danh một tên tuổi rất ít được biết đến một cách rộng rãi. Đó là trường hợp của nhà thơ người Thụy Điển, Tomas Transtromer : Năm 2011, ông được trao tặng giải Nobel để vinh danh 50 năm sự nghiệp sáng tác và cả một cuộc đời cống hiến cho nàng thơ. Dù rất nổi tiếng đối với các độc giả Thụy Điển và Bắc Âu, nhưng Transtromer cho đến mùa thu năm ngoái, vẫn là một ẩn số đối với đại đa số những người yêu thi ca. Tại Pháp chẳng hạn, tuyển tập thơ « Baltiques » của ông được xuất bản từ năm 2004, chỉ bán được khoảng từ 200 đến 300 ấn bản hàng năm. Nhờ giải Nobel Văn học, số cuốn «Baltiques» được bán ra năm 2011 nhảy vọt lên thành 15 000 ấn bản. Thế nhưng, rồi bước sang năm nay, thì lại rơi xuống còn vài trăm quyển mà thôi.


  • #2
    Mỗi lần đọc báo , nghe tin tức nói về các giải Nobel , lòng mình cũng nể các vị được giải lắm , các giải khoa học thì mình không hiểu đã đành vì ngoài tầm kiến thức của mình , còn giải văn chương thì cũng vậy . P tưởng tượng các vị giám khảo đọc các tác phẩm được đề cử chắc phải nghiền ngẩm từng chữ từng câu thì mới hiểu và chọn cho công bằng .

    Còn đọc giả muốn hiểu một tác phẩm sao được giải cũng phải giữ tâm cho an , đọc tới đọc lui đọc xuôi đọc ngược nhiều lần mới có thể hiểu tại sao tác phẩm này được giải thưởng , cho dù giải thưởng nào cũng vậy

    Còn P muốn chia sẽ với các bạn một chút kinh nghiệm vui vui đó là khi đọc mấy tác phẩm được giải , tâm trạng mình trở về tuổi 18 lúc đó học môn Triết , Thày giảng tới đâu trò bí tới đó , mang tiếng học Triết suốt năm zậy chứ mà chỉ nhớ ... Tam đoạn luân ! Bây giờ đọc các tác phẩm được giải mình cũng thấy khó hiểu vì sao tác phẩm đó win , khác với những tác phẩm gọi là best seller đọc tới đâu mê tới đó

    Văn chương được giải thì khó hiểu , không như âm nhạc , bản nhạc nào mà được giải rồi thì nghe là thích ngay dù chưa hiểu lời , đúng là âm nhạc không biên giới các bạn nhỉ ?

    PL

    Comment


    • #3
      Nghệ thuật là thế đấy các bạn ! KD cũng chẳng biết họ chọn ở điểm nào, mơ hồ quá, đây là 1 kỷ niệm nhỏ trong đời kD. Có lần KD chế ra 1 kiểu áo khi mặc vào Man-ne-quin (model of Tai-lo's Dummy), nhỏ em KD nó bảo sao giống " cái đầu để trên cái đĩa" xấu qúa , vậy mà hãng NICOLA-FINNETTI lại chọn kiểu đó . Ai biết được !

      Theo KD thì ngoài nghệ thuật diễn đạt, đại ý cần phải phù hợp với xu hướng của thời đại . Ex: Thế giới đang lo lắng về trái đất bị hâm nóng , thì chắc thi sĩ ,văn sĩ ,nghệ sĩ nào nói về RÁC sẽ được nhiều người thích thú . "HAY không bằng MAY",các bạn nghĩ sao?

      Gỉai NOBEL thì KD không dám bàn

      Lê Phương nhắc tới gìờ triết học , sao nó buồn ngủ qúa . Hồi học ở Bảo-Lộc thầy Tiêu Giao Bảo Cự và thầy Mộng Minh dạy KD không hiểu gì hết, đến khi về trường Regina Pacis học chung với Lê Phương thì cũng vậy luôn, chỉ lo học thuộc lòng để đi thi tú tài KD chỉ nhớ:

      -Lý luận toán học :1+1=2

      -Song luận học :2 điều xấu ta chọn điều nào đỡ xấu hơn.

      -Tam đọan luận: Con người là 1 động vật biết suy nghĩ , nếu động vật nào biết phân biệt phải trái đó là người.

      môn này chán qúa KD không nhớ hết tên thầy , chỉ nhớ một nửa Thầy Vĩnh..., chắc chắn không phải là Vĩnh biệt, vì KD chỉ vĩnh biệt môn triết thôi , LP có nhớ tên thầy ?

      Giờ Tâm lý của thầy Tâm thì khác hẳn KD nhớ hôm học về đề tài Trí thông minh, thầy nói con người có 2 phần : - thông minh trí tụê và thông minh tình cảm . Đám trên dưới 20 cô học trò lắm ý kiến qúa, cô nào cũng thích mình thông minh tình cảm ,làm thầy đỏ mặt , ngậm miệng , mủm mỉm cười trừ, giờ tâm lý, đạo đức vui thật, quên cả giờ ra chơi lẫn giờ tan học . Nhớ hoài phải không LP?

      Khi lên đại học KD cũng gặp lại thầy Tâm, KD không nhớ thầy dạy mình môn gì trên đại học . Đinh Hương và Kim Thủy còn nhớ không vậy? nhắc tuồng nha.

      Thân aí

      KimDung

      Comment


      • #4
        Bạn ta!

        Giờ Triết là cái giờ tớ thích nhất, nhưng chỉ thích nghe chứ không thích làm bài! Hình như Tam đoạn luận là cái mà ai cũng phải nhớ. Đây là cái ví dụ của tớ mà cô giáo bắt mỗi h/s phải cho.

        - Tất cả nhà sư đều không có tóc.

        - Anh A không có tóc,

        - Vậy, anh A là nhà sư.

        Còn đây là 1 ví dụ nữa!

        Con chó và con người cả hai đều nhìn thấy ấm nước đang sôi trên bếp. Con người biết đi đến tắt bếp, còn con chó thì không.

        Đố các bạn đây là định nghĩa của cái gì trong môn Triết?!


        :coffee:

        Comment


        • #5
          T nghĩ Tam Đoạn Luận theo thí dụ cuả chị HN luận như vầy vững hơn:

          - Tất cả các nhà sư đều không có tóc.

          - Anh A là nhà sư.

          - Anh A không có tóc.

          Comment

          Working...
          X