Announcement

Collapse
No announcement yet.

KÝ ỨC DU LỊCH ÚC

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Dear các anh chị & các bạn,

    Phóng sự bằng hình cho khu mỏ vàng chỉ mới nói về bảo tàng có lẽ tạo nhiều ấm ức cho người xem, nhưng vì nhiều lý do, đến hôm nay phần tiếp theo mới ra lò được. Có còn hơn không, mời các anh chị & các bạn nhấm nháp tiếp phần đi một vòng trong khu khai thác vàng ở thị trấn Ballarat.

    Cũng như mọi khi, nếu phóng sự cỏn thiếu sót, hoặc các bạn có hình ảnh tượng tự, xin tiếp tay bổ sung cho thêm phần hấp dẫn, câu view, câu like được kết quả tốt đẹp.

    Cám ơn mọi người, chúc các bạn mơ thấy có thật nhiều vàng mà không phải bỏ tiền mua.:shocked2:

    KHAI

    2. Thị trấn Ballarat


    H13: Suốt thời gian buổi chiều, cả đoàn loay hoay trong chổ này: đồi SOVEREIGN, nơi có thị trấn vàng Ballarat. Nơi đây có rất nhiều đoàn tham quan vì là một thắng cảnh nổi tiếng và khá đặc biệt, đồng thời còn hấp dẫn hơn ở chổ nếu tìm được vàng thì được sở hữu luôn không phải nộp lại. Bởi thế nên dù tiền vé có cao thì cũng ráng chi ra để đổi lấy sự may mắn (híc).


    H14: Qua được cửa soát vé, ở đầu thị trấn là một con dốc nhỏ, mọi người được phát cho một bản đồ khu vực, hướng dẩn định vị vị trí để có đi lạc còn biết đường về. (cái vụ này hơi bị quê, vì thị trấn nhỏ híu, ai đi lạc chỉ cần la lớn thì nghe hết)




    H15-16: Ngay đầu xóm nhỏ, có một lò rèn, anh thợ rèn ăn mặc y chang ngày xưa, cũng nỗi lửa, cũng rèn dụng cụ, nhưng hình như hút thuốc nhiều hơn làm việc. Nhìn kỷ cái lò, có thể thấy sự khác biệt với các lò rèn vùng quê VN. Lò ở đây xây cao, người thợ làm việc trong tư thế đứng, quạt lò cũng khác, có cần kéo để anh thợ tự thổi gió vào lò. Lò rèn VN xây bằng đất, thấp hơn, người thợ rèn làm việc ở tư thế ngồi xỗm, và cần có người phụ việc (thường là một em bé) để kéo ống bể (quat gió) thổi gió cấp oxy cho lửa trong lò.


    H17: Khung cảnh y như trong …phim, một con đường độc đạo chạy dọc suốt thị trấn, hai bên là các hàng quán bán buôn đủ loại, lác đác đâu đó có vài nhân vật trong y phục thời …đào vàng, lửng thững đi dạo với chiếc dù trên đầu, váy đầm xòe như các quý bà trong phim cao bồi bắn súng cưỡi ngựa…Nhìn quanh quất mà không thấy Sheriff ở đâu, chắc đang ngủ trong trụ sở police. Thế mới thấy nghề làm diển viên dễ quá, chỉ cần đi loanh quanh đến chiều là có tiền xài, sướng thật.




    H18: Hotel cũng có trong khu vực thị trấn này, có điều không được vào bên trong nên không biết trang bị ra sao. Chỉ một loại cửa hàng không thấy hiện diện: Công ty mai táng. Chắc dân ở đây nhờ lao động tốt nên sống dai, hoặc bị chôn mất xác khi hầm sụp, nên ông nhà đòn bị ế phải dẹp tiệm.




    H19-20: Xa xa là hình ảnh của tháp khoan, từ tháp này người thợ mỏ sẽ được đưa xuống hầm vàng bằng thang nâng như đã thấy trong bảo tàng. Bên cạnh đó là một nhà máy có lò hơi và động cơ chạy bằng hơi nước để vận hành thang nâng và các thiết bị khác. Phía trước giếng khoan là cột cờ, cái đám lùm xùm ở đấy là khách tham quan đang tập trung tại sân để xem chuẫn bị chào cờ. Hay một điều là không có người giới thiệu, nhưng khách tham quan vẫn biết các hoạt động sẽ xãy ra trong khu thị trấn này. Có lẽ đó là công của các vị HDV của các đoàn du lịch, còn khách đi lẽ thì chắc chỉ đoán mò.


    H21: Đến hẹn lại lên, hàng ngày cứ đúng 2PM thì mọi người sẽ nghe thấy tiếng trống theo nhịp quân hành gõ tung..tung…, một bán tiểu đội bộ binh y phục chĩnh tề, đi duyệt vòng khắp thị trấn trước khi quay về vị trí chào cờ. Anh chỉ huy cao nhồng nhưng không có râu, ngược lại với các anh lính râu ria xồm xoàm. Có vẽ cả tiểu đội đều mệt mõi vì cái nắng, nhưng không hiểu vì sao lại chọn giờ trưa để chào cờ?


    H22: Lễ chào cờ đang kết thúc, bán tiểu đội nổ súng chỉ thiên rầm trời, anh thì bắn nhanh, anh bắn chậm, anh thì loay hoay kéo cơ bẫm, anh chỉ huy thì trốn trong hiên nhà bịt lổ tay (Đố các bạn tìm thấy anh ta), có lẽ cũng là một trò diễn hài cho mọi người cảm thấy hưng phấn hơn, khán giả có vẽ thích thú đua nhau chụp ảnh chung với từng người trong bán tiểu đội. Tôi cũng được anh Đội trưởng cho đứng chụp ké, nhìn lại thì thấy chiều cao 1.75m của mình không có ký lô nào so với anh ta.

    Sao khi chứng kiến lễ chào cờ trưa, cả đoàn bắt đầu hành trình đi tìm hiểu về hoạt động khai thác vàng. Mọi người được đưa vào một hầm mỏ sâu dưới đất vài chục mét, thông qua một toa tàu trượt trên đường ray và cáp kéo. Hơi bị run khi tàu khởi hành, chui vào đường hầm sâu và dốc khá đứng, không một tia sáng, cảm giác như đang đi vào âm phủ, trời ạ…Có lẽ đi dưới hầm có nhiều rủi ro nguy hiểm, nên mỗi chuyến tàu có bố trí một nhân viên vừa giám sát bước đi của du khách, đồng thời giới thiệu cho du khách biết từng nơi nghỉ chân, từng địa điểm đào được vàng của hầm mỏ, và kết thúc bằng một buổi chiếu phim ngắn nói về hoạt cảnh đào vàng. Rất tiếc ở dưới hầm mỏ hầu hết không được phép chụp ảnh, duy nhất chỉ có bằng chứng về sự hiện diện của vàng trên tường hầm mới được ghi lại. Mặc dù hầm mõ đã được gia cố rất vững chắc, nhưng sự hồi hộp vẫn đeo đuổi suốt hành trình.Cho đến khi toa tàu trượt đã dừng lại trên mặt đất, trái tim của tôi vẫn còn nhảy điệu lambada, miệng vẫn còn lập bà lập bập, lúc đó có ai hỏi tên chắc cũng quên luôn.


    H23: Dấu vết của vàng còn lẫn trong đất đá chưa được khai thác, phải nhìn kỹ mới thấy căn cứ vào khác biệt màu sắc của đá & vàng.

    Như để lấy laị tinh thần cho đoàn, HDV dẫn mọi người vào trong một căn nhà xưởng, ở đây có thể dễ dàng nhận thấy hoạt động của một máy liên hợp đập & sàng đá, vận hành bằng một động cơ hơi nước có anh thợ đời xưa đi đi lại lại, tay cầm bình dầu nhớt có cái vòi dài như sẳn sàng châm vào bất cứ nơi nào. Mọi thứ sạch sẽ và hoạt động hoàn hảo, thể hiện việc bảo dưỡng thiết bị rất tốt, không thể tin được nếu không thấy tận mắt. Bộ phận nghiền đá của máy hoạt động như một dạng búa hơi, cả dàn 6 cái đầu búa to tướng thay phiên nhau đập xuống những viên đá tảng trong hộc chứa, theo kiểu giả gạọ bằng chày ở Sóc Bombo, chỉ thiếu tiếng Cắc cụp cum…. Rất ấn tượng khi hình dung lại trong hoàn cảnh của thời kỳ đó mà người ta đã chế tạo được những cổ máy linh hoạt, có khả năng làm việc với tải trọng lớn, trong khi cho đến bây giờ nền công nghiệp VN vẫn còn bị quý ngài đâu tư nước ngoài mĩa mai là không làm được cái bu lông, ốc vít đủ chất lượng để cung cấp cho sản phẩm của những công ty nước ngoài có hoạt động ở bản địa. Việc hạn chế tầm nhìn quá rỏ ràng khi có người đính chính là “VN đã làm được đinh vít” mà không nghĩ được sự châm biếm trong lời phê bình kia. Còn tệ hại hơn khi có anh tham mưu dùng lý sự cùn để bao biện cho sự thiếu sót của mình, dùi cho lãnh đạo phát biểu với tính cách chê bai rằng thì là "đầu tư sản xuất xe hơi tại VN của các công ty quốc tế còn ít quá, chưa đủ số lượng để VN xây dựng các cơ sở công nghiệp phụ trợ (sản xuất phụ tùng ăn theo xe hơi)". Cái rủi ro là sự dốt nát của anh tham mưu không bị phát hiện, nên bây giờ cả thế giới đều biết chuyện này. Ôi, tầm nhìn chưa qua khỏi lũy tre làng, chỉ thấy trước mắt mà không nghĩ đến việc đây là dòn bẫy để phát triển ngành kỹ nghệ, vươn đến tiềm năng xuất khẫu, nâng cao năng lực của mình với đối tác ở nước ngoài v.v...Tâm lý chờ sung rụng làm cho mọi thứ đều trì trệ, chẵng biết được tương lai vài chục năm sau. Vận nước còn đen quá nhĩ.

    Trở lại với quy trình khai thác vàng có khi còn thoải mái hơn: Đá sau khi nghiền & sàng xong sẽ rơi vào máng nước và được dẫn ra ngoài theo dòng chảy. Đương nhiên bên ngoài đã có các vị khách quý sẵn sàng chờ đón để sàng sãy kiếm chút vàng gở lại tiền vé.


    H24: Trong nhà máy nghiền sàng, vị trí quan sát không tốt nên không ghi được cảnh búa hơi đập đá, chỉ thấy được phần sàng. Ở bìa xa của nhà xưởng là chiếc động cơ hơi nước cổ lỗ sĩ dùng để vận chuyễn máy nghiền. Quang cảnh từa tựa như trong một phân xưởng của nhà máyxay lúa thời Tây ở VN với các dây đai kéo chằng chịt..



    H25-26: Xuôi dòng chảy ra ngoài, dọc theo con suối nhỏ tạo nên bởi dòng nước vàng, một quang cảnh nhộn nhịp và náo nhiệt, hầu hết khách tham quan đều tham gia vào đãi vàng bằng những trang bị, dụng cụ có sẵn tại chổ. Hì hà hì hục, từ bé đến lớn, bất kễ gái trai, đều chăm chú và nhiệt tình săn sóc mẽ …đá, những mong tìm thấy chút vụn vàng, dù là chỉ để giải trí nhưng cũng khá khôi hài…

    Mất thời gian khá lâu nhưng không nghe thấy tiếng kêu "Eureka", HDV uể oãi kêu gọi mọi người giải tán trong niềm thất vọng, đâu rồi những mơ ước nhỏ nhoi, chỉ còn lại những khuôn mặt mệt mõi lủi thũi ra đi trong chán chường, chân bước thấp bước cao. Đêm hôm đó chắc có nhiều người nằm mộng thấy sống trong nhung lụa nhờ vàng Ballarat, chẵng biết là vui cùng hồ điệp hay chỉ như giấc mộng kê vàng….

    Phải chi tìm được ít vàng trong chuyến đi này, chắc tôi đã mời hết dân SPKT ở Úc ăn nhậu phủ phê, tiếc thay, tiếc thay...

    Comment


    • #17
      Khai và bạn đọc thân mến

      Cảm ơn tác giả bài Ký Ức Du Lịch đã đem không khí sôi nổi tìm vàng đến với diễn đàn SPKTTĐ . NTT chỉ có một tấm hình để chia sẻ như sau :




      Trong hình chính là chổ đãi vàng của bạn Khai đang kể ở Ballarat, được chụp cách đây khá lâu. Phía bên phải là hình ảnh bạn Tuấn Tôn, môt thành viên của diễn đàn chúng ta, thay vì hăm hở cầm xẻng cầm thau, anh ta lại đứng thọc tay vô túi quần để suy nghĩ.

      Nhìn hình tôi đoán, có lẽ anh ta đang mất niềm tin ở con suối nhỏ có đông người ra sức đãi vàng mổi ngày. Tuy nhiên, phỏng đoán nầy chưa chắc đã trúng nên nhờ các bạn có kinh nghiệm "tìm vàng" hay "nhìn mặt gởi vàng" đoán thêm cho vui.

      Thân ái,

      NTT

      Comment


      • #18
        Đây là phỏng đoán đầu tiên của một bạn đọc (guest) gởi về góp vui. Bạn ấy đoán anh Tuấn Tôn đang suy nghĩ như sau:

        "Trời đất ! Vàng ở đâu ra mà nhiều quá xá! mới đó ta đã lượm và nắm chắc được 2 cục to tổ bố trong túi quần rồi bây giờ lại thấy thêm một cục giống vậy nữa ... thiệt tình cũng đang lưỡng lự vì không biết nó là vàng thiệt hay vàng gì ! "

        .

        Comment


        • #19
          Trong nhà ai cũng có "cục vàng" to tổ bố, không biết già trẻ bé lớn bu nhau tìm kiếm thêm chi nữa ha?

          Comment


          • #20
            Các bạn mến , trước khi Anh Khai tạm chia tay với Mel để sang tiểu bang khác , P cám ơn Anh Khai rất nhiều về thiện cảm Anh dành cho Mel , mặc dù Anh mới ở chỉ có ba ngày , mà ngày đầu tiên vừa mới đạp đất Mel , Anh được thưởng thức ngay món phở ... không như ý , cũng may là nước Mel ... hiền nên Anh và các bạn vẫn tiếp tục lên đường uống ... nước mía siêu sạch !

            Yến Thu cũng là vị khách quý của Mel , các bạn tuy ghé Mel chỉ trong một thời gian ngắn và các bạn đi hai tour khác nhau nhưng sự chia sẽ của các bạn ai xem cũng thấy thú vị với những nơi các bạn đã đi qua :thank3:

            P hy vọng với hành trình tiếp theo của Anh Khai sẽ hấp dẫn và thú vị hơn ở Mel vì Anh đã hơi quen với không khí lạnh ở Úc châu , và nhứt là được gặp ... người xưa thân ái :cuoilan:

            Và cuối cùng cho P đoán ý nghĩ Anh Tôn một chút nha '' Tưởng suối sâu anh nối sợi dây dài , ai dè suối cạn anh ... tiếc hoài sợi dây ? Có lẽ hôm Anh Tôn thăm Ballarat , Mel hạn hán , nên suối ...cạn chăng ? '' hichic

            PL


            Comment


            • #21
              Anh Toản, chị Phương Lê và các anh chị thân mến.

              Tuấn rất bất ngờ khi nhận được tấm ảnh của anh Toản post lên diễn đàn. Nếu ống kính "chộp" được profile của Tuấn lúc đó sẽ hiểu được cảm xúc lẫn lộn trong Tuấn ... Thực sự nhìn hình ảnh này đầu óc bị quay cuồng vì ký ức chợt ùa về ngập tràn hình ảnh những ngày hè đổ lửa của những năm 85 ở miền Trung.




              Thời đó, học xong xin được "một chân" nhà nước rất khó mà vào được "biên chế" nhà nước thì lương cũng chẳng đủ để tiêu vặt nên vừa khi có mấy thanh niên hàng xóm đi đào đãi vàng ở miền núi Phước sơn về lại thành phố. Trong một đêm chén chú chén anh được nghe đủ chuyện kì bí và hoang đường quanh chuyện đi tìm vàng, Tuấn đã đánh liều đi theo mấy ông này một phen cho biết, vừa là thử thời vận, vừa thỏa mãn tính hiếu kỳ và tò mò của tuổi thanh niên.

              Sau gần một tháng nằm gai nếm mật để thử thời vận, Tuấn trở về nhà xơ xác, dơ dáy, sút hơn 4 ký lô và may mà chưa mắc phải bệnh sốt rét mà gần như dân đào vàng nào cũng đã "hưởng" qua.

              " Giang hồ ta kiếp giang hồ vặt,

              nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà ..."

              Ngẫm lại ông nào viết câu này thiệt là quá hay.

              Trong khuôn khổ của một comment, không thể "Mượn hoa cúng Phật " được, xin hẹn lại các anh chị một hôm khác có thời gian thư thã để viết rõ hơn về chuyện dân đãi vàng, hầu thăm các anh chị.

              Tuan Ton

              Comment


              • #22
                Chào PL và các bạn,

                Đã cố gắng hết sức già, nộp được 3 bài luận rồi mà vẫn còn bị yêu cầu làm thêm, cô giáo này khó tánh quá. Hây a, đời học sinh sao mà khổ quá dzậy!!

                Không phải nói dóc, lần đầu du lịch Úc mà còn nhớ được bi nhiêu đó là cũng hay lắm nhe, không tin thì để thêm vài tháng, chắc bài viết ngắn ngủn vì không có nhiều chi tiết như bây giờ.

                Thật ra, theo cảm giác của tôi, Melbourne có phần cổ kính hơn Sydney & Canberra, và cái nét cổ kính đó giúp cho du khách trân trọng hơn những gì đã thấy, thích thú hơn và cảm thấy tour du lịch có giá trị hơn. Mặc khác, tô phở ở Mel giá rẻ hơn Can & Syd, cũng bù lại nổi buồn hương vị. Bởi thế, nếu muốn ăn sang thì ở Syd, hưởng thú điền viên thì về Can, còn có hoài cổ thì chắc là đến Mel cho nó chắc ăn.

                Chỉ tiếc tiền ít nên đi không được nhiều, còn nhiều nơi thú vị ở Mel chưa được đến, chắc phải thêm vài chuyến du lịch bụi mới thấy hết sự tình.

                Không biết tiền hưu có còn đủ cho mơ ước này ko, thôi thì cứ mơ trước vậy!!:thumbs:

                Comment


                • #23
                  Chào bạn KhaiLao,

                  :shocked2: Bạn có tấm hình nào chụp nguyên cái rổ đang có vàng lấn trong cát không? Chúng tôi muốn hình dung xem mặt mũi origin của nó như thế nào để nếu rủi sau này, mình có gặp được nó mà còn biết để nhận dạng (vì những hình bạn gửi là nó đã được biến chế rồi!)

                  Các bạn khác có đồng ý không? (Nhất là Trúc - Hoàng hay đi du lịch!)

                  Hồi năm lớp đệ lục, HN đã từng lượm được 1 cục đá to bằng nắm tay trẻ con trong sân trường vì thấy nó có cái gì sáng sáng, lấp lánh lẫn lộn trong đó. Khi lấy tay cào vào chỗ lấp lánh thì nó rớt ra từng mảnh như bột. Thế là HN bèn đem hỏi thầy dạy môn Hóa. Thầy giữ cục đá và vài ngày sau được thầy trả lời đó là chất mê ca (cái miếng mỏng nằm trong bàn ủi ngày xưa của mình, không biết các bạn còn nhớ không?)

                  Comment


                  • #24
                    Chào H. Nhung và các bạn,

                    Mới đọc câu hỏi của HNhung, giật thót mình như kẻ gian bị "quả tó" (bắt gặp tại trận), vì chỉ khi nào đãi đươc vàng thì mới có tấm ảnh như H Nhung yêu cầu, tưởng rằng HNhung phát hiện mình có được vàng nhưng giấu không khai, hehehe ... May quá, chỉ là giấc kê vàng, đãi tới đãi lui chỉ toàn là rổ ... đá xanh, bởi thế không có được tấm ảnh nào như mong muốn của H Nhung, xin tạ lỗi vậy (Nếu có thì cả Melbourne chắc biết hết rồi ...) hú hồn.

                    Dù sao đi nữa, trong những tấm ảnh đã up lên trong bài, cũng có thể nhận dạng được vàng ... trong đá, nhưng có thể chất lượng ảnh hơi bị kém do đã resized để dể upload và thiếu phần ghi chú theo ảnh.

                    Để các bạn & HNhung hình dung rõ hơn, cũng với 2 tấm ảnh lần trước, tôi sẽ bổ sung ghi chú ngay trên ảnh, mời các bạn xem lại nhé (Còn nếu chưa rõ nữa thì nhờ Phương Lê làm 1 chuyến đến Ballarat chôm ít cục về xem chơi, ý hay đấy phải không?)




                    Theo ảnh, thì có thể hình dung vàng cũng có cấu tạo theo mạch dĩa nằm xen lẫn giữa các tầng đá giống như cấu tạo Mica diệp thạch mà HNhung đã lượm được năm xưa, nhưng dĩa vàng nhỏ thôi.

                    HNhung và các bạn cố gắng hình dung nhé, vì vàng là kim loại quý, hồi xưa ông bà có câu: Thà cho vàng còn hơn dẫn đàng đi buôn. Vì thế, có biết cũng chỉ nói sơ sơ, nếu rõ quá sợ các bạn tìm được nhiều vàng, lấy gì còn phần của tôi?.:cuoilan:

                    KHAI

                    Comment

                    Working...
                    X