Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lá mùa Thu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lá mùa Thu




    Lá mùa thu vùng nhiệt đới mang một sắc thái riêng biệt khi đi vào văn thơ , vô tình đã trở thành một kỷ niệm khó quên mùa tựu trường thời Trung học .Hôm nay tôi mạo muội kể lại kỷ niệm đó để các bạn đọc cho vui . Tuy nhiên vì là chuyện thật nên tinh thần cởi mở và dễ dãi của bạn đọc là cần thiết .




    " Lá không vàng lá không rụng lá lại thêm xanh, ấy là mùa thu đã về, mùa thu mới về , yểu điệu thục nữ ..." Đó là đoạn mở đầu cho một bài văn dài hai ba trang giấy học trò mà năm 1969 một cô giáo trẻ của trường Nữ Trung học Đà nẵng qua dạy môn Việt văn cho hoc trò trường Kỹ Thuật ban chuyên nghiệp lớp đệ nhị niên .

    Chúng tôi được đào tạo trong 3 năm để trở thành những người thợ rành nghề , những người công nhân thứ thiệt . Năm 69 -70 ở miền Nam giai cấp này không ai cho lên làm lãnh đạo, cho nên môn Việt văn của chúng tôi không có chuyện Kiều , không có Nguyễn công Trứ, không có bà Huyện Thanh Quan, không có văn vần, văn xuôi, hay nghị luận như các lớp phổ thông . Thay vào đó chúng tôi học cách làm tờ trình ,báo cáo , đơn xin việc, đơn khiếu nại, viết sao cho ngắn gọn nhưng có trong lượng để được dễ dàng cứu xét ... đại khái như là kính thưa Ông gì gì đó, tôi ký tên dưới đây là Nguyễn văn X , hiên cư ngụ đâu đó tại đường Trần văn Y ...

    Có lẽ thấy ái ngại cho đám học sinh kỹ thuật chúng tôi với môn Việt văn kính thưa hết ông nầy tới bà nọ một cách không giống ai vì quá thực tế , khô khan và không có gì để dạy cho nên cô giáo trẻ đó đã đưa những đoạn văn của Xuân Diệu hoặc TTKH vào chương trình không ngoài mục đích tạo cho tâm hồn của lũ thợ trẻ một ít ướt át của văn chương, của mùa thu,của tình yêu quê hương ... Tôi còn nhớ ở khoảng giữa bài văn có đoạn "bỗng một hôm có những khẩu súng chĩa vào lòng đất mẹ ..." nói về sự tàn bạo của quân Pháp xâm lăng vào Vn ...

    Nếu mọi chuyện chỉ dừng ở đây thì không có gì đáng nhớ ngoại trừ cô giáo ấy đã đạt được ý muốn của mình , gần bốn chục năm sau hầu hết trong đầu của những vị cựu hskt đệ nhị niên này vẩn còn đậm chất thơ bài văn đó , đặc biệt là những độ thu về, lá không vàng lá không rụng ,lá lại thêm xanh ...

    Có lẽ ngoài cái dáng dịu dàng mảnh mai và dễ mến của phụ nữ VN , cô giáo còn quá trẻ ! lại đứng giữa cái đám hoc trò to con cao lớn , nghich ngợm , cho nên tạo sự oai nghiêm để dằng mặt mấy tên đệ nhị niên ban chuyên nghiệp này là cần thiết . Sau khi đọc chép hết bài, cô giáo lạnh lùng tuyên bố : các ... “anh” về hoc thuộc lòng ,tuần sau trả bài ,anh nào được gọi tên sẽ lên đứng trước lớp đọc to cho cả lớp nghe,đồng thời đưa vỡ cho tôi khám và cho điểm !

    Mặc dầu có một chút bất mãn vì 2 năm nay chưa có thầy cô nào bắt chúng tôi phải hoc thuộc lòng một bài văn dài như vậy ,tuy nhiên vì sợ cô giáo kỷ luật mà ngay ngày hôm sau trong lớp những anh có trí nhớ kém đã lẩm bẩm ..lá không vàng ,lá không rụng ... ba hôm sau thì cả lớp đều như vậy . Phải nói rằng bài văn quá dài và khó nhớ . Chúng tôi cố gắng giúp nhau học bài , anh nào thuộc đoạn nào thì đọc lớn cho cả lớp nghe đoạn đó ... và cứ như vậy cho đến gần một tuần sau thì chữ “lá” trong bài văn tình cờ biến thành chữ “lông” và từ đó trăm hoa đua nở sửa chữ sửa lời . Ai sửa xong thì đọc to cho cả lớp cùng nghe , cũng từ đó bài văn trở thành vui hơn ,dể học, dể nhớ và dể học thuộc lòng mặc dầu nó đã thay đổi gần hết các mặt chữ như “lá” không dài, “lá” không rụng , “lá” lại thêm quăng ấy là mùa thu mới về ...

    Thế rồi chuyện gì tới cũng phải tới .Trong giờ chơi trước khi trả bài , anh NPĐ , dáng người to con, nhưng rất hiền và vui vẻ , có lẽ vì học hoài mà không nhớ được khúc sau ,tức quá đến đoạn giữa “bỗng một hôm có những khẩu súng chỉa vào lòng đất mẹ ” anh ta hứng khẩu thay luôn cái vần “ất” bằng vần “ít” trong từ “ đất mẹ ” . Dĩ nhiên cả lớp đều ôm bụng cười nghiêng ngả cho tài sửa chữ của anh ta . Thế nhưng cũng không ít bạn tỏ ra lo lắng cho cách học thuộc lòng đầy sáng tạo và nguy hiểm nầy .

    Giờ Việt văn bắt đầu bằng sự yên lặng và căng thẳng . Chuyện khó tin nhưng có thật, một lớp có gần 40 mạng ,trời xui đất khiến , sau khi điểm danh xong, cô giáo lại kêu đúng cái tên anh chàng NPĐ này làm người đầu tiên lên trả bài !

    Có lẽ không khó lắm để các bạn tưởng tượng ra cái không khí vừa nghiêm trang vừa khôi hài cho cả lớp lúc đó . Bạn bè nhìn anh ta không dám cười , anh ta quay mặt xuống lớp , phải khó khăn lắm mới bắt đầu đọc: lá ..lá .. lá không vàng.. thì cả lớp cúi mặt xuống bàn vừa nín cười vừa hồi hộp ,sợ anh ta đọc lộn , vì biết rất rõ đầu anh đang nhớ một chữ mà miệng phải đọc ra thành một chữ khác , ngược lại chúng tôi nghe một đàng nhưng bụng lại hiểu thành một nẻo .

    Đến cái đoạn tự chế của anh ta, anh ta ngập ngừng đọc đúng được một chữ “ bổng” rồi hình như không còn nín được nữa, anh ta cười . Bạn bè phía dưới cũng đang cố nín đến đỏ mặt tía tai đến lúc đó cũng không còn ai chịu đựng được nữa , thế là cả lớp ào lên cười đến chảy cả nước mắt .

    Các bạn thân mến , giả sử tôi hay các bạn là cô giáo trẻ năm ấy , gặp trường hợp cả lớp bổng dưng ào lên cười một cách mờ ám như vậy ,có lẽ cũng không biết phải phản ứng như thế nào để lấy lại tình thế . Lúc đó cả lớp chỉ kịp nghe cô giáo phán một một câu rất chân tình rồi bỏ lớp và từ nhiệm . Sau đó, mặc dầu lớp không bị kỷ luật nhưng cũng không có ai dạy môn văn trong một thời gian dài .

    Thân ái chúc các bạn và gia đình những ngày Tết nhất vui khỏe và năm mới vạn sự như ý

    NTT 74KCN



  • #2
    Cám ơn anh Toản đã cho một bữa cười no nê. Đúng là các anh HS Kỹ Thuật " Thầy chạy, cô ....cũng chạy luôn". Lần nào đọc những bài văn của anh Toản cũng có nét "tếu" trong đó, thật vui.

    Comment


    • #3
      :cuoilan::cuoilan: !

      Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba ... có bác Toản trong đám học trò, hihi!:blush:

      YT

      Comment


      • #4
        Các bạn mến

        Cô giáo nhỏ của aToản cũng can đảm được vài giờ đứng trước những học trò 'zai' tay này cầm búa, tay kia cầm kềm, nhìn quanh không ai cứu vớt . Lúc KD đi dạy học trong lớp có người già, người trẻ, cả nam lẫn nữ KD cũng run gần chết trong giờ đứng lớp, sau giờ đứng lớp còn run hơn vì bị trường cho cái tên cô gíao Mực Đỏ . Bữa nào KD kể chuyện thày gíao trẻ vô lớp 74KNC trả nợ chuyện LÁ MÙA THU của aToản nha.

        Thân ái

        KimDung

        Comment


        • #5
          Cám ơn anh Toản đã ghi lại chút kỷ niệm xưa, đọc bài 'Lá mùa Thu' thấy vui vui cuối năm và đầu năm chắc lại đọc thêm lần nưã cho cười luôn nguyên năm tới. Nhân anh Toản nhắc chuyện học trò quậy phá thầy cô làm T nhớ mấy năm Trung học cuả mình, không phải chỉ có nam sinh phá cô giáo như lớp anh Toản mà nữ sinh tụi T cũng quậy không kém và toàn phá các thầy mới ra trường và nhất là các sinh viên ĐHSP SG đến trường thực tập.

          Năm đệ Nhị, lớp T có thầy dạy AV còn trẻ lắm, chắc thầy mới ra trường, vì LVD là trường nữ trung học, toàn học trò con gái nên các thầy trẻ ngán đám học trò này lắm. Còn ĐHSPKT TĐ, lớp T học môn Điện gia dụng, thầy không có dáng ngầu mà lại bạch diện thư sinh, nói năng mềm mỏng, nên có hôm quây lên bảng ghi bài cho học trò, chừng xoây lại thì lon cơm không cánh mà bay. Vậy mà thầy đâu dám hỏi, chắc chỉ gặm một mối căm hờn mà thôi.

          Ông bà xưa có câu 'Quả báo nhãn tiền' nên khi tụi T đi thực tập thì cũng gặp những hôm ể mình. Cái vòng lẫn quẩn như thế, làm trò để phá thầy, rồi làm thầy để bị trò phá, nhưng có lẽ đó là những thử thách cho những ai đã chọn ngành sư phạm.

          Thân mến,

          Trúc

          Comment


          • #6
            Các bạn mến , mỗi khi P vào đọc lại chuyện này và đọc comment của các bạn , P lại mắc cười muốn té ghế vì nhớ tới nổi khổ hài hước của các anh khi bị bắt phải ... học thuộc lòng , nổi khổ này đâu chỉ riêng ai , tụi P học bên phổ thông cũng vậy , còn phải học thuộc lòng nhiều hơn mấy Anh nữa kia , cho nên chuyện chế chữ cho dễ thuộc bài là quái chiêu rất thông minh và tếu lâm của học trò thời đó , nhưng cũng cám ơn cô giáo việt văn mà bây giờ các Anh mới có kỷ niệm để chia sẻ với các bạn và P

            Câu chuyện trên cũng làm P nhớ tới thời học trung học của mình , tuy là con gái không nghịch công khai như mấy Anh nhưng lại hay nghịch âm thầm , nếu không nghịch thì đâu có được đứng thứ ba , sau nhất quỷ nhì ma , tới khi P ra trường đi dạy mới thông cảm hết cho các thầy cô giáo trẻ , đồng thời ngày xưa cũng có một số các cô cậu học trò dung nhan dễ nhìn ... thấy lớn hơn tuổi lắm ! , có lẽ do chiến tranh nên khai sanh hay bị làm trễ , cho nên nhiều thầy cô giáo mới ra trường tuổi sấp sỉ học trò , nhứt là học lớp 11 , 12 nên bị trêu ghẹo là ... chuyện bình thường ...

            P còn nhớ năm đầu tiên đi dạy , ngày tới trường ra mắt P có hai chuyện vui , chuyện thứ nhất khi gặp thày hiệu trưởng , P rất ngạc nhiên vì không ngờ thày hiệu trưởng là ... thày Nhân dạy lý ! trước khi tụi P ra trường thì nghe nói thày đổi về Saigon , nhưng không biết thày về đâu , sau khi thăm hỏi một chút , thày giới thiệu với P một anh thầy khác , anh đó cũng học trường mình mà bây giờ P quên tên rồi , xin lỗi nha , lúc gặp nhau P phải nín cười . không chờ P hỏi anh ta nói liền '' anh để râu cho ... oai chứ học trò ở đây nhiều người ... lớn lắm nhen ! '' hichic , mình vừa mới ra trường mà nghe anh ta dặn dò như zậy làm P cũng muốn bắt nổi da gà luôn

            Học trò thích trêu ghẹo thầy cô giáo trẻ , chứ đâu biết thầy cô giáo trẻ cũng có nhiều nổi lo khi đứng trước mặt ... học trò , nhưng chỉ năm đầu thôi , năm sau kinh nghiệm đầy mình rồi cô giáo không còn sợ học trò nữa hihi

            PL


            Comment


            • #7
              :thank3: Bác Toản đã châm ngòi cho đề tài BUỒN VUI ĐỜI GIÁO:coffee:

              Comment


              • #8
                Xin cám ơn đời cho những nụ cười rất vui của các bạn ! đây chính là chủ đích cũng là phần thưởng khích lệ cho người viết bài, đặc biệt cho những bài thuộc loại khó viết , như trường hợp của anh NPĐ : chỉ cần thay một nguyên âm thì ý nghĩa của nguyên một bài văn đã bị chuyển qua một hướng khác .

                Vì là kỷ niệm khó quên nên mổi lần nhớ lại là mổi lần đem ra phân tích, hy vọng sẽ tìm ra ai là người "đáng trách ". Cho nên , rất vui nếu được các bạn giúp để tìm ra đúng thủ phạm !

                Đối với học trò : trước hết tôi xin đơn cử một câu chuyện như sau : Ở NSW ( Sydney) thời gian trước đây khi chưa có máy lựa thơ , nhân viên bưu điện quốc gia 'Australian Post' gốc Việt đông hơn hẳn các sắc dân khác . Lý do là người "gốc nầy" qua được kỳ thi tuyển về khả năng nhớ được nhiều tên vùng và post code hơn hẳn các "gốc" khác . Bí quyết có lẽ thuộc về sự thông minh của dân tộc . Chổ nào khó nhớ đều được đặt thành vè thành thơ để học thuộc lòng . Những vè , những thơ nầy đôi khi rất "mặn " (tục) nhưng đều có mục đích duy nhất : giúp phe ta kiếm được một việc làm ổn định cho cả đời .

                Quây sang lớp của chúng tôi hành động sửa chữ sửa lời của hs cũng không ngoài mục đích đáp ứng yêu cầu học thuộc lòng của cô giáo . Quyết chí theo đúng lời dặn của cô giáo thì không thể nào gọi là đáng trách được . Hơn nữa giả sử chúng tôi không đứng hạng thứ ba sau quỷ và ma , trong trường hợp này, cố gắng nín cười lâu hơn một tí nữa thì chắc cả lớp sẽ đứt mạch máu mà chết mất .

                Đối với cô giáo trẻ ,có lẽ mới ra trường ĐHSP 22-23 tuổi thì đây là một trong những tình huống sẽ gặp lúc đi daỵ . 'Chẩu vi' có phải là thượng sách không thì có lẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố . Được sự chia sẻ kinh nghiệm và phản ứng của các vị từ ĐHSP-KT chắc chắn sẽ là niềm vui hấp dẩn của bạn đọc . Nếu chẳng may tôi là cô giáo đó, có lẽ cũng sẽ cười theo với các em học trò, mặc dầu thắc mắc " tại sao các em cười ? "sẽ không có em nào dám giải đáp . Tôi sẽ cho "em" NPĐ 5/10 điểm vì đã thuộc được nửa bài , sau đó không dại gì kêu em thứ hai lên trả bài nữa . Kinh nghiệm đứng lớp của tôi chỉ có khoảng 1 năm dạy nghề cho anh em TNXP trong một Cty ở Saigon . Thầy trò chỉ khác nhau trong lảnh vực chuyên môn mà thôi .

                Ngoài ra chúng ta cũng có thể đổ lổi cho ngôn ngữ VN, trong đó có rất nhiều chữ đi chung với nhau thành một đôi như "giàu sang" , "nghèo khổ" , "màu mè " ... cho nên mới có vụ từ "lá" nó chuyển qua thành "lông" hồi nào không hay !

                Sau khi post bài , tôi cũng nhận được thư của bạn đọc muốn biết về hướng tiến thân của các hskt ban chuyên nghiệp hồi đó . Đây là một câu hỏi rất hay , giúp cho tôi có cơ hội giới thiệu với các bạn những gì đã đi vào quá khứ quên lãng .



                (hình photocopy 1973 sưu tầm từ bạn hữu )


                Đầu thập niên 1960 ở miền Nam xuất hiện khoảng 28 trường Kỹ thuật, hệ thống này trực thuộc Nha Kỹ thuật và Chuyên nghiệp học vụ chứ không phải bộ Văn hóa Giáo dục như các trường TH khác . Các học sinh trúng tuyển vào ban chuyên nghiệp , được đào tạo bài bản sau 3 năm trở thành những người thợ rành nghề . Tuy nhiên về hướng tiến thì rất eo hẹp vì cuối khóa chỉ có một kỳ thi chủ yếu là tay nghề ( 20 chổ cho mổi ban trong 28 trường KT ) để may ra được đào tạo thêm 3 năm nữa tại trường Bach Khoa Trung Cấp ra thành cán sự . "May ra", vì số lượng máy móc không đổi nên các kỳ thi đều được tính theo chổ . Đây là lý do nhiều hskt ban chuyên nghiệp muốn rộng đường tiến thân, sau khi đi học về dù mệt hết sức cũng phải ráng đi học thêm các lớp ban đêm của bộ VHGD để cuối cùng ... may ra lấy được tú tài 1, tú tài 2.

                Thân ái chúc các bạn vui .

                NTT


                Comment


                • #9
                  Sau khi tốt nghiệp BKTC và trở thành Cán Sự, dù là bất cứ ngành nào cũng đều có thể dễ dàng tìm được một việc làm tốt với mức lương khá cao ở các công ty tư nhân. Nếu làm việc cho chính phủ, có thể được đảm nhận chức vụ phó ty sau một thời gian ngắn , trưởng ty thường là kỹ sư. Tuy nhiên sinh ra trong thời chiến nên không có nhiều bạn được hường thái bình, những người vào lính được thụ huấn tại trường sĩ quan Thủ Đức và sau khi mãn khóa thường được đưa đến các đơn vị chuyên môn như Quân Cụ, Công Binh, Truyền Tin, ... Những người may mắn nhất theo độc đạo vượt qua kỳ thi tuyển tại ĐHSPKT-TĐ sẽ trở thành giáo sư đệ nhất cấp (học 2 năm) hoặc đệ nhị cấp (học 4 năm) và được bổ nhiệm tại các trường kỹ thuật toàn quốc sau khi tốt nghiệp. Người chịu trách nhiệm thiết kế chương trình đào tạo Cán Sự từ bậc trung học kỹ thuật, đã không dự trù 'lối thoát hiểm' cho những ai không được vào học tại ĐHSPKT-TĐ, trừ khi họ biết tự tạo thêm phương tiện bằng cách học thêm lớp tối để lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (Tú Tài phần hai). Sau một thời gian giảng dạy, một số giáo sư đệ nhị cấp xuất sắc sẽ được đảm nhận chức vụ hiệu phó, hiệu trưởng hoặc được gởi đi tu nghiệp ở ngoại quốc, thường là Hoa Kỳ. Trong số này có thầy Mã Tường An, hiện đang cư trú tại Austin, Texas.

                  Trong khi đó nếu tính theo học trình của các trường trung học kỹ thuật, các bạn theo học ban Toán sẽ có được bằng Tú Tài phần hai kỹ thuật Toán sớm hơn một năm trước khi các bạn cùng thời theo học chuyên nghiệp có bằng Cán Sự tại BKTC. Các bạn này 'mạnh' hơn nếu tiếp tục học lên cao vì bằng cấp được tất cả đại học công nhận, nhưng lại 'yếu' hơn nếu phải đi làm ngay vì lý do tay nghề. Họ thường dự thi vào Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ để trở thành kỹ sư hay vào ĐHSPKT-TĐ để trở thành giảng viên. Cho dù phần nào có ưu thế hơn các học sinh ban B (Toán) ở các trường phổ thông, vì được học Toán nhiều hơn và thường xuyên được tiếp cận với máy móc, tuy nhiên đường vào các trường kỹ sư hay ĐHSPKT-TĐ không bằng phẳng chút nào. Đa số các bạn không đạt được mục đích này sẽ trở thành sinh viên các trường đại học Khoa học, Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa, ... và thậm chí cũng có người trở thành bác sĩ y khoa. Bạn Chế Quang Tri tuy trước đây tốt nghiệp kỹ thật Toán tại trường kỹ thuật Đà Nẵng lại cố học thêm về Sinh Vật để có thể thi đậu và tốt nghiệp trường đại học Y khoa Sài Gòn, hiện nay anh đang hành nghề Bác Sĩ tại thành phố Montreal, Canada.
                  :P

                  Comment


                  • #10
                    "...Nếu chẳng may tôi là cô giáo đó..."

                    HN cũng đồng ý với bác Toản ở phần này. Mình cũng phải 'hùa' theo chúng để giởn và phải giởn hơn tụi nó, bày những trò quậy hơn thế nữa thì tụi nó mới ngán! Một khi chúng đã nễ mình rồi thì mình nói gì chúng cũng nghe. HN nghĩ chắc cô giáo này hồi còn đi học chắc được lãnh phần thưởng Học Sinh Ngoan!
                    :coffee:

                    Comment


                    • #11
                      Hổng được đâu Hồng Nhung ơi . Ngày đó đi day sợ nhất là học trò nam của những lớp chưa phải đi thi (lớp 10 hay lớp 11). Còn ở trung cấp thì không sợ những người lớn hơn mình mà sợ những cậu nhỏ hơn mình 1 hay 2 tuổi. Dễ thì bị chúng lờn, khó thì bị chúng phá, nếu gặp trò nghịch như trò Ké của KD thì quá may mắn, còn gặp những học trò con ông cháu cha phá rất hỗn khổ lắm. KD thuở đó cứ cố làm mặt lạnh như tiền, xong tiết học là chuồn ngay.

                      Moị người đang ôn lại qúa khứ, nền giáo dục thời VNCH đâu có thua gì ở mấy nước phương tây, có lẽ chỉ thua phần thí nghiệm. KD còn được nghe hoàng thân Thái Lan học chung môn chính trị với mấy anh cùng quê KD, hoàng tử Campuchia cũng du học ở Đà Lạt. Thời đó cứ thi đậu vào đại học là được học không phải đóng một đồng xu nào hết. Nhất là thời đệ nhất Cộng Hoà, nền giáo dục được đặt lên hàng đầu, ai có sức học cứ học lên, phát triển đủ mọi ngành nghề. Ở Bảo Lộc có trường chuyên nghiệp Nông Lâm Súc, có vườn ương cây thực nghiệm, nhận học trò toàn quốc về học. Họ được ưu đãi đủ thứ, có cả khu nhà nội trú, học trò ăn ở học không mất tiền mà còn phá phách đốt cả khu vực này, về sau trường phải bỏ khu nội trú. Khi ra trường KD thấy ai cũng có việc làm tốt.

                      Thân ái

                      KimDung

                      Comment

                      Working...
                      X